Khoảng 10 năm trước, hình thức sơ khai của e-Learning bắt đầu xuất hiện. Từ đó đến nay, e-Learning đã phát triển nhanh chóng và trở thành một xu thế của thời đại. Ở Việt Nam, tuy rằng e-Learning không còn quá mới mẻ, nhưng so với thế giới, e-Learning Việt Nam đứng tụt hậu phía sau. Các chuyên gia dự đoán rằng, e-Learning Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ phát triển rất mạnh mẽ.
Để bắt kịp với xu hướng chung ấy, bài khóa luận này tập trung vào một vấn đề rất “nổi” trong e-Learning, đó là vấn đề “học thích nghi” hay “học theo nhu cầu”. Tức là người học được học những gì họ muốn học, học những gì phù hợp với trình độ của họ. Khóa luận đưa ra phương pháp luận xây dựng khóa học thích nghi và xây dựng một khóa học C++ để thử nghiệm.
Khóa học đưa ra làm thử nghiệm mới chỉ xây dựng ở mức đơn giản nhất, từ các tiêu chí đánh giá các đối tượng học đến các thuộc tính nhu cầu của học viên nhằm đơn giản cho cài đặt, quản lý và lọc cơ sở dữ liệu. Những tiêu chí đánh giá và các thuộc tính ấy hoàn toàn có thể mở rộng để làm mịn hơn hệ thống.
56 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu và ứng dụng học thích nghi trong đào tạo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Kiều Thị Kim Oanh
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG HỌC THÍCH NGHI TRONG ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
HÀ NỘI – 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Kiều Thị Kim Oanh
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG HỌC THÍCH NGHI TRONG ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
Cán bộ hướng dẫn : ThS.Nguyễn Việt Anh
HÀ NỘI – 2006
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại khoa Công nghệ Thông tin, trường ĐH Công Nghệ, Đại Học Quốc gia Hà Nội, đến nay em đã hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp.
Em xin được gửi những lời cảm ơn trân trọng nhất đến:
Ban giám hiệu Trường đã tạo điều kiện thuận lợi để em học tập và rèn luyện tốt.
Các thầy cô của trường Công Nghệ đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, ngành khoa học - công nghệ - kỹ thuật mũi nhọn hiện nay.
Thầy Nguyễn Việt Anh đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, cho em những lời khuyên xác đáng và bổ ích, giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Các anh chị khóa trước và bạn bè đã nhiệt thành giúp đỡ trong quá trình học tập đặc biệt là các bạn trong nhóm nghiên cứu khoa học.
Con xin ghi tạc công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.
Với những kiến thức đã học ở trường, em mong muốn đóng góp một phần công sức của mình để xây dựng xã hội, xứng đáng với công ơn nuôi dưỡng dạy dỗ của thầy cô và cha mẹ.
Hà Nội, tháng 5 năm 2006
Sinh viên
Kiều Thị Kim Oanh
Tóm tắt
Khoảng 10 năm trước, hình thức sơ khai của e-Learning bắt đầu xuất hiện. Từ đó đến nay, e-Learning đã phát triển nhanh chóng và trở thành một xu thế của thời đại. Ở Việt Nam, tuy rằng e-Learning không còn quá mới mẻ, nhưng so với thế giới, e-Learning Việt Nam đứng tụt hậu phía sau. Các chuyên gia dự đoán rằng, e-Learning Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ phát triển rất mạnh mẽ.
Để bắt kịp với xu hướng chung ấy, bài khóa luận này tập trung vào một vấn đề rất “nổi” trong e-Learning, đó là vấn đề “học thích nghi” hay “học theo nhu cầu”. Tức là người học được học những gì họ muốn học, học những gì phù hợp với trình độ của họ. Khóa luận đưa ra phương pháp luận xây dựng khóa học thích nghi và xây dựng một khóa học C++ để thử nghiệm.
Khóa học đưa ra làm thử nghiệm mới chỉ xây dựng ở mức đơn giản nhất, từ các tiêu chí đánh giá các đối tượng học đến các thuộc tính nhu cầu của học viên nhằm đơn giản cho cài đặt, quản lý và lọc cơ sở dữ liệu. Những tiêu chí đánh giá và các thuộc tính ấy hoàn toàn có thể mở rộng để làm mịn hơn hệ thống.
Mục lục
Danh sách các hình
Hình 1 : Một mô hình của hệ thống e-Learning tổng quát 1
Hình 2 : Minh họa cho chuẩn 13
Hình 3: Cấu trúc một gói nội dung theo chuẩn SCORM 17
Hình 4 : Ví dụ về Asset 17
Hình 5 : Mô hình người học 20
Hình 6 : Cấu trúc hệ thống các bài test đánh giá học viên 20
Hình 7 : Một ví dụ phương pháp luận xây dựng khóa học thích nghi 22
Hình 8: Khung làm việc khái quát của kỹ thuật sắp xếp khóa học thích nghi 24
Hình 9: Cấu trúc tổng quan của khóa học thích nghi 25
Hình 10 : Mô hình người học 26
Hình 11: Mô hình khoảng điểm 29
Hình 12: Cấu trúc môn học C++ đầy đủ 33
Hình 13: Sơ đồ quá trình khóa học C++ 34
Hình 14: Quy trình xây dựng khóa học C++ 35
Hình 15: Hình ảnh về các LO 36
Hình 16: Một đoạn trong file Course.php 37
Hình 17: Một đoạn trong file sv***.xml 38
Hình 18: Cấu trúc các file, thư mục của hệ quản trị nội dung 39
Hình 19: Trang chủ của Website 43
Hình 20: Đăng ký thành viên 43
Hình 21: Giao diện đăng nhập 44
Hình 22: Giao diện test nhu cầu 44
Hình 23: Giao diện test trình độ 45
Hình 24: Khóa học theo nhu cầu đưa ra 45
Danh sách các bảng
Bảng 1: Sự khác biệt giữa chuẩn và đặc tả 16
Bảng 2: Cấu trúc bảng LOs 40
Bảng 3: Cấu trúc bảng questions 40
Bảng 4: Cấu trúc bảng user 41
Bảng thuật ngữ Anh – Việt
Cụm viết tắt
Diễn giải
CBT
Computer Based Training
E-Learning
Electronic Learning
LCMS
Learning Content Management System
LMS
Learning Management System
LO
Learning Object
SCORM
Sharable Content Object Reference Model
WBT
Web Based Training
Chương 1
Tổng quan e-Learning
Khái niệm và lợi ích của e-Learning
1.1.1 Khái niệm
E-learning (viết tắt của electronic Learnning) là hình thức giáo dục và đào tạo dựa trên sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ. Đây là khái niệm được giới chuyên môn đồng tình hơn cả.
Có thể coi tiền thân của e-Learning là các hình thức đào tạo mà học viên không phải đến lớp, đào tạo từ xa, qua sóng radio, .. e-Learning tạo ra môi trường giảng dạy ảo nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho việc dạy và học.
Theo quan điểm hiện đại, e-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…
Hình 1 : Một mô hình của hệ thống e-Learning tổng quát
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến e-Learning
Có một số khái niệm gần với khái niệm e-Learning như online learning, web-based training, computer-based training, synchronous learning, asynchronous learning... Chúng ta cần biết được sự khác biệt của chúng so với e-Learning để tránh nhầm lẫn.
Online Learning - Học tập trực tuyến
Chỉ là một phần của elearning, mô tả việc học tập qua Internet/ Intranet/ LAN/ WAN, loại trừ việc sử dụng CD-ROM
Computer-based training (CBT) - Đào tạo dựa trên máy tính
Mô tả việc học tập mà các bài học được phân phối đến tay học viên thông qua CD-ROM.
Web-based training (WBT) - Đào tạo dựa trên web
Việc học tập được tiến hành dựa trên môi trường web.
Cả 2 hình thức CBT và WBT đều là các tiền thân của e-Learning. Chúng chưa phải là e-Learning hoàn chỉnh theo đúng nghĩa.
e-Training
Mô tả việc đào tạo thông qua e-Learning
Synchronous Learning - Học đồng bộ
Mô tả việc học tập online, thời gian thực trong đó mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.
Ví dụ như:
Video/audio conferencing
Chat room
Nghe đài phát sóng trực tiếp
Xem tivi phát sóng trực tiếp
Asynchronous Learning - Học không đồng bộ
Là cách học trong đó không cần đảm bảo tính thời gian thực, không hỗ trợ trao đổi trực tiếp với nhau.
Ví dụ như:
Các cua tự học qua Internet
Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu cua học trước khi cua học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia cua học.
Formal Learning - Học tập chính thống
Đa số thời gian học tập tuân theo một chương trình học được xác định trước. Mô hình đào tạo có giáo viên hướng dẫn là dựa trên học tập chính thống.
Informal Learning - Học tập không chính thống
Việc học tập không dựa theo một chương trình được xác định trước. Một ví dụ là việc trao đổi thông tin giữa các học viên khi cùng làm chung một vấn đề. Một ví dụ khác là khi học viên được giao một nhiệm vụ thực hiện một mình. Khi đó, anh ta có thể tìm kiếm, thu thập các tài nguyên trên mạng hoạc anh ta cũng có thể hỏi trực tiếp chuyên gia.
1.1.1.2 Các đặc điểm chung của e-Learning
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng nói chung e-Learning có những đặc điểm sau :
Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.
1.1.2 Lợi ích của e-Learning
Giảm chi phí
E-Learning thường là một giải pháp tiết kiệm trong chi phí đào tạo, ví dụ: chi phí cho việc thuê các phòng học so với chi phí đào tạo trực tuyến. Mặc dù chi phí để phát triển nó thì đắt, nhưng thực hiện đào tạo thì lại rẻ, đặc biệt là với số lượng lớn người tham gia khoá đào tạo, thì chi phí sẽ giảm xuống nhiều
Tiết kiệm thời gian từ 25-50% hoặc nhiều hơn
Kiến thức thu được tương đương hoặc tốt hơn so với học thông thường
Nhưng quan trọng hơn, e-Learning có thể mang đến một số lợi ích về tài chính cho các tổ chức trong các việc như:
Tăng cường thu hút nhân lực - nhiều người cho biết việc thiếu đào tạo và đầu tư vào họ là nguyên nhân cho việc ra đi của họ- tỉ lệ thay đổi nhân sự trong công nghiệp là khoảng 1-3% và vì thế sẽ làm doanh thu cũng giảm theo.
Đáp ứng các nhu cầu của khách hàng - đôi khi lên đến 10-15%
Nâng cao năng suất - do việc tăng trình độ nghề nghiệp cho công nhân đã dẫn đến việc giảm các lỗi không đáng có
Chính vì những lợi ích trên mà e-Learning ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến các doanh nghiệp quy mô lớn và trong giáo dục đại học.
1.1.3 Tại sao phải e-Learning ?
“Information techonology will bring mass customization to learning too....Workers will be able to keep up to date on techniques in their field. People anywhere will be able to take the best courses taught by the greatest teachers.” .
Tạm dịch là “ Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kĩ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất dạy bởi các giáo viên giỏi nhất”. Nếu công nghệ thông tin đạt tới đỉnh điểm của nó thì thật là tuyệt vời. Ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể tham gia các cua học bên Mĩ với thầy giáo giỏi nhất.
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình, và cá nhân. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
Hơn nữa với sự phát triển của khoa học tâm sinh lý khi nghiên cứu về bộ não con người sẽ tìm ra được chính xác ưu điểm và nhược điểm của từng người. Từ đó, với sự hỗ trợ của các phần mềm thông minh, có tính tương tác cao sẽ đưa ra cách giảng dạy phù hợp với từng người. Đây là cơ hội tuyệt vời để người bị coi là “cá biệt” theo cách đào tạo truyền thống bắt kịp với các người bình thường khác.
Đối với các công ty, sự đào tạo nhân viên các kĩ năng mới sẽ quyết định chất lượng sản phẩm và các dịch vụ mà họ cung cấp. Những công ty có doanh thu tăng đều đồng nghĩa với việc tăng đầu tư vào việc đào tạo. Họ cũng cần sự trợ giúp của e-Learning.
Một ý kiến khác của John T.Chambers – chủ tịch của CISCO :
"e-Learning trên mạng Internet sẽ trở nên rất phổ biến. Nó chuẩn bị làm lu mờ email".
Quá trình hình thành và phát triển e-Learning
Cùng với thời gian, nhờ sự đóng góp tích cực của cộng đồng những người quan tâm và yêu thích, e-Learning đã phát triển từng bước qua các giai đoạn sau:
1.2.1 CBT (Computer Based Training):
Đây là hình thức đào tạo dựa trên máy tính. Học viên chỉ cần mua phần mềm đào tạo và có thể tự học bất cứ thời gian và địa điểm nào phù hợp với nhu cầu của họ. Khi tham gia vào hình thức đào tạo này, học viên phải phát huy tính độc lập, khả năng tự học ở mức tối đa. Học viên cũng không có bạn bè để trao đổi và giáo viên để hỏi thêm. Đây là phương pháp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao đối với những môn học cần hiệu ứng của công nghệ thông tin như tiếng anh, tin học. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc với màn hình máy tính trong một thời gian dài sẽ gây ra cảm giác buồn tẻ, chán nản cho học viên. Không có thầy giáo, lớp học, bạn học đồng nghĩa với việc không có tranh đua, mất đi một động lực để học viên học tập hết mình. Những yếu tố này làm giảm đáng kể hiệu quả và chất lượng đào tạo.
1.2.2. WBT (Web based Training):
Đây là hình thức đào tạo dựa trên công nghệ web. WBT đã hội tụ những thế mạnh của đào tạo truyền thống và CBT cũng như khắc phục những điểm yếu trong cả hai phương thức này. Sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet đã tạo ra một viễn cảnh mới cho công nghệ e-Learning. Trên thế giới đã có nhiều tổ chức triển khai các lớp học trực tuyến. Trong đó, học viên được tham gia vào một môi trường ảo, mô phỏng đầy đủ tính chất của một lớp học truyền thống (có thầy giáo, bạn học, bảng đen, phấn trắng, các cuộc thảo luận,…) mà vẫn tận dụng được những thế mạnh của e-Learning. Chỉ cần một máy tính nối mạng Internet, học viên có thể tham gia lớp học vào bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ nơi đâu. Những khó khăn mà một số học viên thường gặp khi tham gia đào tạo truyền thống như phân biệt đối xử, phân biệt màu da không còn tồn tại trong e-Learning. Những nhược điểm của CBT như buồn tẻ hay nhàm chán cũng được khắc phục với các lớp học ảo của WBT. Với rất nhiều lợi thế, WBT đang hỗ trợ và dần chiếm lĩnh vị trí của đào tạo truyền thống, đẩy mạnh quá trình phát triển e-Learning về bề rộng.
1.2.3. Chuẩn hóa e-Learning:
Kĩ thuật WBT phát triển tạo đà đưa e-Learning vào hệ thống giảng dạy của các trường đại học, các tổ chức, đơn vị trên thế giới. Rất nhiều LMS (Learning Management System – hệ quản trị học tập), LCMS (Learning Management System – hệ quản trị nội dung) đã ra đời với những kho nội dung riêng biệt. Lúc này, một số tổ chức muốn sử dụng lại nội dung của tổ chức khác trên chính LMS của mình. Tuy nhiên, với những LMS có cấu trúc khác nhau thì điều này là không thể. Do đó, vấn đề tạo ra các bài giảng theo một quy tắc chung có khả năng tương thích với các LMS, LCMS hỗ trợ quy tắc đó được quan tâm và triển khai. Một số chuẩn nội dung đã được đưa ra và được sử dụng phổ biến trên thế giới như: IMS (Instructional Management Systems), AICC (Aviation Industry CBT Committee) và đặc biệt là chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model). Trong đó, SCORM là chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất do ADL (Advance Distributed Learning) đã kết hợp các đặc tả của các chuẩn phổ biến trên thế giới để đưa ra đặc tả của SCORM. Việc xây dựng nội dung theo chuẩn cũng rất quan trọng để tạo ra một trung tâm cung cấp nội dung học chung trên thế giới.
1.2.4. Sắp xếp và điều hướng e-Learning:
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đòi hỏi của người học với e-Learning tăng lên, các hệ thống e-Learning thì linh động và hiệu quả hơn. Ý tưởng xây dựng các khóa học động trên công nghệ e-Learning đã trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển của e-Learning thế kỉ 21. Khóa học động là các khóa học mà nội dung học luôn được cập nhật trong quá trình đào tạo và được định hướng theo yêu cầu, trình độ của người học. Ý tưởng này đã được hiện thực hóa ở một số tổ chức, nhưng chưa đồng bộ và chưa thực sự hiệu quả. Các chuẩn nội dung cũng được cập nhật liên tục để phù hợp với yêu cầu mới. Với chuẩn SCORM 2004, ADL đã đưa ra các giải pháp có tính hệ thống và khả năng thực thi cao. Tuy nhiên, hiện nay chuẩn SCORM cũng như hầu hết các chuẩn khác đang trong quá trình cập nhật, nâng cấp và nghiên cứu để phù hợp những yêu cầu luôn biến đổi của kĩ thuật e-Learning. Mỗi phiên bản sau của chuẩn lại không tương thích với phiên bản trước. Do tính bất ổn định đó, việc áp dụng các chuẩn vào điều hướng và sắp xếp cho mỗi hệ thống cần có quá trình tìm hiểu, phân tích sâu sắc về đòi hỏi thực tế của hệ thống e-Learning với những đặc tính của mỗi chuẩn để đưa ra quyết định thích hợp.
Phát triển e-Learning là phương thức nâng cao chất lượng của giáo dục đào tạo rất hiệu quả. Ngoài ra, e-Learning còn là giải pháp kinh tế cho giáo dục và đào tạo tương lai. Nó làm giảm đáng kể các loại chi phí liên quan đến quá trình đào tạo như chi phí đi lại, tài liệu, chi phí sinh hoạt,.. tiết kiệm thời gian và kích thích sự hứng thú của học viên.
Xu thế e-Learning trên thế giới
E-Learning được tập trung phát triển ở hai khía cạnh: phát triển nội dung (Learning Content Management System – Hệ quản trị nội dung học tập) và phát triển về hệ thống (Learning Management System – Hệ quản trị học tập). Điều đó khiến cho e-Learning đi theo 3 xu hướng:
Xây dựng khóa học điện tử hoàn chỉnh: Phát triển về mặt hệ thống, xây dựng LMS để phát triển mô hình WBT toàn diện, từ đó tạo ra các khóa học trực tuyến hoàn chỉnh, độc lập. Để tăng thêm hiệu quả cho những LMS này, nội dung các bài giảng phải dễ hiểu, dễ truyền đạt, sử dụng đa phương tiện để tăng chất lượng đào tạo.
Xây dựng khóa học theo chuẩn: Phát triển về mặt nội dung, nâng cấp các chuẩn nội dung, hướng tới một chuẩn phù hợp với yêu cầu chung của e-Learning thế giới và mang đầy đủ các đặc tính thỏa mãn yêu cầu của thời đại đặt ra cho e-Learning. Đó là khả năng sử dụng lại, tính tương thích, tính khả chuyển, tính thích nghi,… Một chuẩn nội dung mang lại đầy đủ các hiệu quả đó sẽ là động lực phát triển e-Learning theo bề rộng bằng cách phân phối nội dung học trên toàn thế giới qua mạng Internet. Đây cũng là tiền đề để tạo ra trung tâm phân phối tri thức chung cho tất cả LMS, LCMS. Đến lúc đó, chi phí con người phải trả cho giáo dục và đào tạo sẽ giảm tối đa mà chất lượng, hiệu quả lại tăng rõ rệt.
Xây dựng khóa học theo nhu cầu người học: Phát triển về nội dung, cộng đồng e-Learning thế giới đang xây dựng một mô hình chuẩn để sắp xếp và điều hướng nội dung học hiệu quả, tạo khóa học động phù hợp với đặc trưng của từng học viên. Trong quá trình phát triển các chuẩn nội dung, các tổ chức cũng đã đề xuất ra mô hình điều hướng và sắp xếp. Trong tương lai, khi các chuẩn nội dung phát triển đến giai đoạn ổn định và thích nghi, mô hình sắp xếp và điều hướng nội dung sẽ được chuẩn hóa và và tích hợp vào chuẩn nội dung. Hiện nay, chuẩn SCORM cũng đang chỉnh sửa và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu này, nhưng khả năng điều hướng trong SCORM vẫn chưa linh hoạt và chưa thực sự hiệu quả.
Một trong những xu hướng mới đang thu hút sự chú ý của số lượng lớn các chuyên gia là e-Learning – xây dựng khóa học theo nhu cầu người học. Xu hướng này gắn liền với sự thay đổi về chính bản chất của người dùng Internet. Đôi khi họ được gọi là “thế hệ số” hay “thế hệ n-gen”. Và thế hệ người dùng mới này tiếp cận cách làm việc, học tập và giải trí theo những cách thức mới.
Họ nhanh chóng thu nhận thông tin, cả dưới dạng hình ảnh cũng như text, từ rất nhiều nguồn khác nhau. Họ xử lý chúng với một tốc độ “chớp giật” và trông chờ phản hồi lập tức. Họ thích được truy xuất tùy ý theo yêu cầu tới các tài nguyên đa phương tiện, luôn muốn được giao tiếp ngay với bạn bè của mình, tự tạo hoặc tải về các tài liệu đa phương tiện...
Trong học tập, xu hướng này được thể hiện rõ ràng khi chúng được gọi là các thiết kế “hướng tới học viên” hay “tập trung vào sinh viên”. Điều này không chỉ là tập trung vào nhiều loại phong cách học tập khác nhau hay cho phép học viên có thể thay đổi kích thước font chữ hay màu nền, mà là chính học viên có thể quản lý được quá trình học tập của mình.
Học tập không chỉ được thể hiện ở khía cạnh khả năng tự chủ lớn hơn của học viên mà còn ở sự lưu tâm nhiều hơn đến các hoạt động học tập tích cực, với việc tạo lập, liên lạc và giao tiếp đang đóng vai trò chính yếu, và còn ở trong sự thay đổi trong vai trò của giáo viên, mà thực tế, thậm chí là sự giảm đi nhanh chóng các khác biệt giữa giáo viên và học viên.
Hiện nay, e-Learning đã kết hợp với World Wide Web thành một thể thống nhất và sự thay đổi của nó đã đạt đến một mức độ để hình thành nên một tên gọi: e-Learning 2.0.
Ứng dụng e-Learning tại Việt Nam
Từ năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về e-Learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu e-Learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KieuthiKimOanh_K47CC_CNPM.doc
- KieuthiKimOanh_K47CC_CNPM.pdf