Trong nền văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi nhiều tác gia nổi tiếng thế giới. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là hết sức cần thiết để hiểu thêm về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó. Cho đến ngày nay, những thành tựu mà văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá trị to lớn đóng góp vào nền văn học thế giới. Tìm hiểu về văn học Trung Quốc là tìm hiểu về một thế giới nghệ thuật ngôn từ phong phú và sâu sắc.
Nước ta trải qua một nghìn năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, lại ở vị trí tiếp giáp Trung Quốc nên văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, từ xưa đến nay, chưa có một dân tộc nào“có thể tự hào rằng nền văn học nước mình không hề vay mượn và tiếp thu một ít vốn liếng của văn học nước khác” và “nền văn học thành văn của ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hán học. Điều đó là lẽ tất nhiên vì giai cấp phong kiến Việt Nam sau khi giành được chính quyền, xây dựng một quốc gia độc lập vẫn coi điển chương của nhà nước phong kiến Trung Quốc như là khuôn vàng, thước ngọc cho mọi hành vi của mình” . Như thế, vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam cũng như việc tìm hiểu văn học Trung Quốc qua đó tìm hiểu văn học Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại) là tất yếu.
Bộ môn văn học phương đông trực thuộc khoa văn học đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu có giá trị. Từ 1966 đến trước năm 2000, những đề tài khóa luận do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của thế hệ những giảng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình như GS Lê Huy Tiêu, GS Lê Đức Niệm Việc nhìn lại khóa luận - công trình làm bằng công sức của thế hệ thày trò lớp trước sẽ giúp sinh viên thế hệ sau tiếp tục phát huy truyền thống nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả và sáng tạo thêm những khóa luận mới.
Thông qua việc tìm hiểu những công trình làm bằng mồ hôi và nhiệt huyết của thế hệ thày và trò lớp trước, báo cáo này hi vọng sẽ giúp những sinh viên yêu thích bộ môn văn học Trung Quốc sẽ tìm ra được nhiều đề tài và phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả, phù hợp để làm nên công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc nói riêng và nghiên cứu văn học của khoa nói chung. Hơn nữa, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu hàng đầu cả nước. Vì thế, những công trình nghiên cứu của khoa không chỉ có ý nghĩa cho trường mà còn góp phần vào việc nghiên cứu khoa học văn học của cả nước.
31 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3561 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận nghiên cứu văn học Trung Quốc của Sinh viên Khoa Ngữ văn, ĐHTH Hà Nội (1966-2000) - Nhìn từ góc độ tiếp nhận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi nhiều tác gia nổi tiếng thế giới. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là hết sức cần thiết để hiểu thêm về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó. Cho đến ngày nay, những thành tựu mà văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá trị to lớn đóng góp vào nền văn học thế giới. Tìm hiểu về văn học Trung Quốc là tìm hiểu về một thế giới nghệ thuật ngôn từ phong phú và sâu sắc.
Nước ta trải qua một nghìn năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, lại ở vị trí tiếp giáp Trung Quốc nên văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, từ xưa đến nay, chưa có một dân tộc nào“có thể tự hào rằng nền văn học nước mình không hề vay mượn và tiếp thu một ít vốn liếng của văn học nước khác” Đặng Thai Mai: Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 2, trang 157, NXB Văn Học, 1959.
và “nền văn học thành văn của ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hán học. Điều đó là lẽ tất nhiên vì giai cấp phong kiến Việt Nam sau khi giành được chính quyền, xây dựng một quốc gia độc lập vẫn coi điển chương của nhà nước phong kiến Trung Quốc như là khuôn vàng, thước ngọc cho mọi hành vi của mình” Đinh Gia Khánh: Văn học cổ Việt Nam tập 1, trang 15, NXBGD, 1966
. Như thế, vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam cũng như việc tìm hiểu văn học Trung Quốc qua đó tìm hiểu văn học Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại) là tất yếu.
Bộ môn văn học phương đông trực thuộc khoa văn học đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu có giá trị. Từ 1966 đến trước năm 2000, những đề tài khóa luận do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của thế hệ những giảng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình như GS Lê Huy Tiêu, GS Lê Đức Niệm… Việc nhìn lại khóa luận - công trình làm bằng công sức của thế hệ thày trò lớp trước sẽ giúp sinh viên thế hệ sau tiếp tục phát huy truyền thống nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả và sáng tạo thêm những khóa luận mới.
Thông qua việc tìm hiểu những công trình làm bằng mồ hôi và nhiệt huyết của thế hệ thày và trò lớp trước, báo cáo này hi vọng sẽ giúp những sinh viên yêu thích bộ môn văn học Trung Quốc sẽ tìm ra được nhiều đề tài và phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả, phù hợp để làm nên công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc nói riêng và nghiên cứu văn học của khoa nói chung. Hơn nữa, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu hàng đầu cả nước. Vì thế, những công trình nghiên cứu của khoa không chỉ có ý nghĩa cho trường mà còn góp phần vào việc nghiên cứu khoa học văn học của cả nước.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng trực tiếp, cụ thể của đề tài là những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa ngữ văn, trường Đại học tổng hợp lưu trữ tại thư viện khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Phạm vi nghiên cứu là những đề tài nằm trong khoảng thời gian từ 1966 đến năm 2000. Đây là những đề tài do thế hệ những giảng viên thuộc thế hệ trước hướng dẫn. Việc tìm hiểu những đề tài này mang tính chất bước đầu với mục đích chủ yếu là tổng kết, thống kê khái lược.
3. Phương pháp nghiên cứu
Ở báo cáo này mang tính chất khảo sát hệ thống đề tài khóa luận nên chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh. Ở đây, người viết coi hệ thống là một đối tượng cụ thể, và một đối tượng khoa học cho phép vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận. Việc kết hợp đúng đắn nhiều phương pháp sẽ đem đến kết quả “các phương pháp khác nhau bổ sung cho nhau chứ không độc lập lẫn nhau” Laurent Versini. Về vấn đề phương pháp trong văn hoc
4. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính có kết cấu gồm ba chương.
Chương một là Khóa luận tốt nghiệp như là một đối tượng nghiên cứu. Ở chương này, ngoài việc giới thiệu cách hiểu và phân biệt những khái niệm liên quan như khóa luận, luận văn, là những mô tả về hình thức khóa luận. Tiếp theo là đề cập đến một số vấn đề cơ sở của lý thuyết tiếp nhận và tiếp nhận văn học trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp.
Chương hai là các chủ đề nghiên cứu chính của các khóa luận. Đề tài phân loại hệ thống khóa luận trên cơ sở những đề tài được nghiên cứu chủ yếu theo tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc và phân loại thành hai nhóm tác giả, tác phẩm; lý luận, dịch thuật
Chương ba là các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng khi làm khóa luận. Khi xác định những cở sở lý thuyết làm nền tảng cho khóa luận, chúng tôi bước đầu nhận xét về phương pháp tiếp cận và thực hiện đề tài ở các khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHƯ LÀ
MỘT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận là công trình nghiên cứu của sinh viên sau một khóa học Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, 2000, tr 504.
. Luận văn là (1) Bài nghiên cứu, bàn luận về một vấn đề. Luận văn chính trị. (2) Như khóa luận. Luận văn tốt nghiệp đại học Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr 590.
.
Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học tổng hợp từ 1966 đến năm 2000 có hai cách gọi. Từ 1966 đến 1997 những công trình của sinh viên tốt nghiệp ra trường gọi là luận văn tốt nghiệp và các báo cáo của sinh viên sau khi kết thúc năm học (thường là năm thứ ba) gọi là khóa luận. Từ 1997 đến nay thì những công trình kết thúc ra trường của sinh viên được gọi là khóa luận tốt nghiệp còn những báo cáo của sinh viên năm thứ ba gọi là niên luận. Khi tìm hiểu lại các đề tài cần có sự hiểu và phân biệt những khái niệm trên để tránh nhầm lẫn.
Các khóa luận tốt nghiệp (chúng tôi gọi theo cách dùng ngày nay) từ 1966 - 1991 thể hiện rõ sự thay đổi về mặt hình thức trình bày khóa luận. Hiện tại, thư viện văn phòng khoa không lưu trữ được đầy đủ các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nên chúng tôi không có điều kiện để khảo sát được tất cả. Tuy nhiên điều đó nhưng không ảnh hưởng gì đến nhận xét chung về mặt hình thức trình bày vì nó cùng thực hiện trong một thời kỳ.
Khóa luận từ 1966 - 1988 được viết bằng tay, đóng chỉ và trình bày một cách tự do, không theo quy cách chung. Nhìn chung giấy đã ố vàng, không nhìn rõ chữ, bìa rách. Mặc dù là khóa luận tốt nghiệp nhưng không phân chia thành từng chương, phần cụ thể, bố cục và kết cấu không rõ ràng gây khó khăn trong việc tiếp cận (biểu hiện cụ thể nhất là không có mục lục). Khóa luận còn mắc nhiều lỗi chính tả: “ting thần”, “khắc fục”, “Trung quốc”. Các khóa luận này được trình bày không có sự thống nhất chung, là sản phẩm của thời đại mà nước ta còn trong giai đoạn chiến tranh, cơ sở vật chất còn yếu kém nên những vấn đề về cách thức trình bày một khóa luận chưa được chú trọng. Và vì là bản viết tay nên giảng viên chữa lỗi trực tiếp trên công trình. Những lỗi sai về cách dùng từ, chính tả, đặt câu được chữa tỉ mỉ, cụ thể.
Từ 1988, khóa luận tốt nghiệp đã chuyển từ viết tay sang đánh máy. Lúc này, cách trình bày đã ổn định và đầy đủ các phần. Tuy nhiên, vì thời gian làm khóa luận đã lâu và công nghệ còn lạc hậu nên chữ in đã mờ, nhòe, khó đọc. Hơn nữa, màu mực rồi chữ viết không thống nhất. Những khóa luận từ 1997 đã bắt đầu có sự thay đổi. Khóa luận đánh máy, đóng bìa cứng, chữ in rõ ràng và bố cục từng phần cụ thể.
Nhìn lại quá trình về hình thức trình bày khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ta nhận thấy được tình hình, nghiên cứu cũng như mức độ về cách thức làm một khóa luận chưa được thống nhất. Việc mô tả khóa luận này có ý nghĩa trong việc tìm hiểu đánh giá sự phát triển của công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lý thuyết tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học là một phạm trù của nguyên lý tổng quát trong lý luận văn học. Đây là một trong ba quá trình là đối tượng của xã hội học văn học (bao gồm quá trình sản xuất, sáng tạo văn học; quá trình phân phối và truyền bá văn học; quá trình tiêu thụ và tiếp nhận văn học). Bàn về lý luận tiếp nhận văn học là một quá trình đòi hỏi sự tìm hiểu công phu bởi có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề này.
Tiếp nhận văn học thực chất là xác định vai trò tích cực, chủ động của chủ thể tiếp nhận (người đọc) trong quá trình tiếp xúc với văn bản văn học. Nếu coi người đọc là người đồng sáng tạo với độc giả (sáng tạo hiểu theo nghĩa là phát hiện, tìm tòi, lý giải tư tưởng, giá trị chứ không phải là sáng tạo nên một văn bản mới) thì tiếp nhận văn học có thể coi là một hoạt động sáng tạo. Theo chúng tôi, vấn đề quan trọng hơn cả là sáng tạo đó trên cơ cở nào, nói cách khác tiếp nhận văn học trên những nguyên lý nào? Việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận này của các khóa luận tốt nghiệp sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở chương hai và ba.
Lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học luôn luôn có sự chuyển hóa qua các thời kỳ. Theo tư duy lý luận văn học tiền hiện đại, chỉ nhấn mạnh mối quan hệ nhân - quả, đề cao yếu tố môi trường, tác giả, coi việc nghiên cứu tác phẩm văn học đồng nhất với việc nghiên cứu lịch sử tâm lý xã hội, chủ yếu là phân tích tiểu sử tác giả, coi tác phẩm là sự minh họa cho tư tưởng, tầm vóc của nhà văn mà thôi. Đến lý luận văn học hiện đại, đã nhận ra vai trò quan trọng của văn bản văn học như là trung tâm tạo nghĩa Cần phân biệt rõ văn bản văn học và tác phẩm văn học. Văn bản văn học là sản phẩm cuối cùng của sự sáng tạo nghệ thuật nhưng mới chỉ là bước đầu tiên quan trọng để nó trở thành tác phẩm văn học.
.
Văn bản văn học là trung tâm của quá trình văn học gồm ba yếu tố tác giả (nhà văn), tác phẩm (văn bản) và người tiếp nhận (người đọc). Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Nền tảng cuối cùng để một văn bản văn học trở thành một tác phẩm văn học là sự thỏa thuận trên cơ sở liên kết có được giữa tác giả và độc giả. Mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm có phạm vi hiện thực thông qua ấn tượng của người nghệ sĩ, giữa tác phẩm và người tiếp nhận lại xác định ý nghĩa tác phẩm thông qua toàn bộ hiện thực xã hội của người tiếp nhận. Như thế, tiếp nhận văn học không chỉ là một hoạt động sáng tạo mà nó còn thúc đẩy ảnh hưởng văn học làm cho tác phẩm văn học luôn là một cấu trúc mở, không ổn định thậm chí còn lớn lên và ngày càng phong phú hơn trong tiến trình lịch sử văn học. Có thể nói, tác phẩm văn học sẽ làm nên đời sống lịch sử cho tác phẩm văn học. Từ đây, khái niệm lịch sử văn học sẽ mở rộng. Nó không đơn thuần là lịch sử ra đời của tác phẩm hay là tiểu sử tác giả mà lịch sử văn học là lịch sử của các tác phẩm và người tiếp nhận trong những bước chuyển của lịch sử. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin vào sự khám phá ngày một sinh động, mới mẻ hơn từ người tiếp nhận góp phần hoàn thiện hơn giá trị của tác phẩm văn học. Quan điểm của tường giải học cho rằng sự tiếp nhận có nghĩa là quá trình thỏa thuận giữa văn bản và sự sáng tạo bản sắc riêng của người đọc. Tính chất khép kýn của văn bản nghệ thuật trong mỹ học trước đây được thay thế bằng tính chất mở và dấu ấn cá nhân. Và cá nhân ở đây không ai khác chính là độc giả - người “sống, đi tìm gặp nhà văn, tích cực tham dự vào sáng tác” (quan điểm của các nhà lãng mạn trường phái Jena) [7, 92]
Mỹ học tiếp nhận là một trường phái lý luận văn học xuất hiện tại Đức vào khoảng những năm 20 - 40 của thế kỉ XX, “đòi hỏi cách tân đối tượng và phương pháp văn học sử và nghiên cứu văn học, chống lại việc thuần túy xem tác phẩm văn học là đối tượng nghiên cứu, mà phải mở rộng phạm vi nghiên cứu sang lĩnh vực tiếp nhận, khám phá mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa sáng tác và tiếp nhận, nhà văn và người đọc, khảo sát điều kiện, phương thức, quá trình và kết quả của hoạt động tiếp nhận đối với văn học và nhấn mạnh vai trò năng động của tiếp nhận văn học trong đời sống và lịch sử văn học”[1; 194 -195]. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận tức là sự cảm nhận tác phẩm văn học bởi độc giả hoặc thính giả. Để đánh giá một tác phẩm mỹ học tiếp nhận không dùng các tiêu chuẩn của văn học và phê bình văn học mà là “thực tiễn xã hội, hiệu quả xã hội của nghệ thuật theo mức độ biểu lộ của nó trong phản xạ của độc giả” [7, 92]. Với mục đích như thế, mỹ học tiếp nhận chắc chắn sẽ thay thế mỹ học sáng tạo trên con đường nghiên cứu khoa học văn học.
Tiếp nhận văn học được xây dựng trên tính lịch sử của hai yếu tố là tình thế tiếp nhận và chất lượng tiếp nhận thể hiện trong sự đọc hiện tại. Giữa hai giới hạn này có thể tìm ra một quá trình lịch sử tác động nhờ hoạt động thẩm mỹ của sự tiếp nhận.
Lý luận văn học hậu hiện đại cho rằng “nghĩa của văn bản văn học không phải là đối tượng ổn định mà nó mang tính quan hệ, được tạo nên do một quá trình” [2; 108]. Hans George Gadamer đã vận dụng lý thuyết trò chơi cho rằng nghĩa của tác phẩm văn học là sự đối thoại giữa văn bản và người tiếp nhận. Khái niệm “nghĩa đang thiết lập” được xây dựng để đối diện với “nghĩa đang tồn tại” của chủ nghĩa hiện đại. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Hiểu như thế, nghĩa của tác phẩm văn học sẽ in đậm dấu ấn nhận thức trong sự vận động về mặt thời gian và là kết quả quá trình cắt nghĩa của tự thân người đọc. “Liên văn bản” (intertextuality) là khái niệm công cụ cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại coi tác phẩm văn học cũng như chủ thể sử dụng nó tồn tại trong những mối liên hệ của mạng lưới văn bản, vì thế thế giới ý nghĩa văn học luôn mở.
Roman Ingarden (Ba Lan) là một người vận dụng triệt để và hiệu quả nhất với công trình “Tác phẩm văn học” (1931) cho rằng văn bản văn học như là sản phẩm sơ lược, giống như một bộ xương. Và thông qua sự cụ thể hóa (đọc) thì tác phẩm được bồi đắp, bộ xương được bồi đắp thêm da thịt. Như thế, tính chất của sự cụ thể hóa này phụ thuộc vào người đọc và tác phẩm văn học hiện ra với đúng diện mạo của nó nếu văn bản văn học gặp được sự cụ thể hóa lý tưởng. Thực chất, sự cụ thể hóa lý tưởng khó có thể thực hiện được. Nó chỉ diễn ra khi người đọc hội tụ đủ ở một trình độ văn hóa, học vấn và năng lực nghệ thuật cao. Điều này không có tính chất phổ biến, chỉ xuất hiện như là những hiện tượng văn học.
Theo chúng tôi, về khía cạnh này, hiện tượng học đã đồng nhất việc sáng tạo và lý giải tác phẩm. Như thế, nó đã làm mất tính tư tưởng của tác phẩm văn học khi mà “Trong những tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu tượng được thể hiện một cách giáo điều, mà nó là linh hồn của chúng, nó chan hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê” (Bêlinxki) và “tư tưởng là linh hồn tác của tác phẩm văn học” (Kôrôlencô). Tác phẩm văn học là công cụ để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Người đọc khi tiếp cận tác phẩm văn học không phải là bổ sung thêm chi tiết, hình ảnh (da thịt) cho “bộ xương” đó. Hơn nữa, người đọc cũng không có quyền đó. Quá trình giao tiếp với tác phẩm văn học hay sự tiếp nhận của người đọc là “quá trình chiếm lĩnh thẩm mỹ” [2;42]về tác phẩm văn học (trong người đọc hình thành nghĩa tổng thể của tác phẩm văn học) thông qua các bước đánh giá, giải thích và mô tả.
Việc nghiên cứu tiếp nhận “tác phẩm văn học như là quá trình” [2], Trần Đăng Dung cho rằng cần tiếp cận vấn đề tác phẩm theo cả hai hướng bao gồm quá trình từ sự sáng tạo ra văn bản văn học đến sự tiếp nhận nó như là quá trình thông báo ký hiệu ngôn ngữ (quá trình từ phía người sáng tác, thế giới hiện thực của người sáng tác); quá trình tiếp nhận như là quá trình ấn tượng hay tác động của văn bản văn học đối với người đọc (quá trình từ phía người đọc, thế giới hiện thực từ người đọc). Việc áp dụng lý thuyết này sẽ nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện, coi tác phẩm văn học là “một quá trình tạo nghĩa mang tính chất quan hệ với văn bản đọc” [2; 46].
1.2.2. Tiếp nhận văn học dưới góc độ khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp là công trình của sinh viên tốt nghiệp ra trường. Sau bốn năm tích lũy kiến thức tại trường đại học, sinh viên đã có đủ những kiến thức lý luận văn học cơ sở và kiến thức chuyên ngành để thực hiện khóa luận. Vì thế, khóa luận tốt nghiệp là công trình thể hiện sự tiếp nhận giữa tác phẩm với người đọc ở một chất lượng cao. Đây không phải là người đọc đơn thuần mà là đọc tác phẩm văn chương ở cấp độ thứ ba Đọc tác phẩm văn học như một hành động văn chương có ba cấp độ tiếp cân. Thứ nhất là cách cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung trực tiếp. Thứ hai là cách cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thứ ba là cách cảm nhận được trình bày ở trên.
- chú ý cả đến nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm, thấy được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó, cảm nhận được cái hấp dẫn, sinh động của đời sống dược tái hiện, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của nghệ thuật qua đó không chỉ thấy ý nghĩa xã hội sâu sắc của tác phẩm mà còn nhận thấy ý nghĩa nhân sinh từ đó tác động đến tư tưởng bản thân góp phần vào quá trình cải biến tư tưởng xã hội.
Khi thực hiện đề tài khóa luận, mỗi sinh viên tiếp cận với tư cách là nhà nghiên cứu văn học đích thực. Nó khác hoàn toàn với việc phê bình văn học. Việc phê bình văn học mang tính chất thời sự, gắn với những cảm nghĩ chủ quan cá nhân với nhiệm vụ chủ yếu là định hướng thẩm mỹ cho độc giả. Trong khi đó, nhà nghiên cứu lại là người tạo ra sản phẩm mang tính khoa học, cần thời gian tìm tòi, thấu hiểu và nhận thức lâu dài, người viết có quyền viết theo ý kiến chủ quan mà có thể không cần phụ thuộc hay bị chi phối bởi bất cứ sự ảnh hưởng nào (Tất nhiên, việc lựa chọn những quan điểm, trường phái cho nhà nghiên cứu một cách đúng đắn sẽ giúp con đường khoa học của họ nhanh hơn, chuẩn xác hơn và được xã hội ghi nhận xứng đáng).
Nếu như cho rằng nhà phê bình là người làm nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi: Tác phẩm là gì? Nó như thế nào? thì nhà nghiên cứu lại là người lý giải tác phẩm trên mọi khía cạnh, nói cách khác họ trả lời cho câu hỏi: Điều gì làm nên tác phẩm? Phương thức và khả năng tồn tại của nó ra sao? Đây là một gánh nặng khoa học đòi hỏi trình độ cao và sự nỗ lực rất lớn của nhà nghiên cứu, “đưa các nhà nghiên cứu từ sự tiếp nhận nghệ thuật như một hiện tượng độc lập, tự thân, đến vấn đề sự hiểu nó và đọc nó” [7, 93]
Ở trên, chúng tôi đã trình bày về vai trò quan trọng của quá trình tiếp nhận văn học trong đời sống tác phẩm. Tuy nhiên, để cụ thể hóa khía cạnh này, chúng tôi thiết nghĩ cần làm rõ hơn về chủ thể tiếp nhận. Theo quan niệm của Jauss quá trình lý giải tác phẩm không phải là gắn với sự tùy tiện của người lý giải mà là gắn với những khả năng khách quan của độc giả, được quy định bởi kinh nghiệm thẩm mỹ, 10 Đây là những khái niệm của mỹ học tiếp nhận.
và tầm chờ đợi
của anh ta (phân biệt với tầm chờ đợi được mã hóa trong tác phẩm).
Sự cụ thể hóa văn bản hiểu khái quát nhất là sự đọc nó. Sự cụ thể hóa của người nghiên cứu là một trong bốn kiểu trong quá trình cụ thể hóa theo cách phân loại của Ingarden Ingarden cho rằng có 4 kiểu cụ thể hóa:
Từ chỗ đứng người tiêu dùng hồn nhiên
Từ lập trường thẩm mỹ chuyên biệt
Từ lập trường của những quyền lợi chính trị và tôn giáo nhất định với mục tiêu cổ động
Từ lập trường nghiên cứu khoa học
Trong đó kiểu thứ hai được ông cho là quan trọng nhất.
. Nhưng không phải bất cứ sự cụ thể hóa nào là của quan điểm cá nhân cũng là đối tượng của nghiên cứu văn học. Phải có một tầm tri thức nhất định, một vốn sống phong phú, khả năng phát hiện tinh tế ở người nghiên cứu thì mới đưa lại “sự gặp gỡ của cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định”[7,117].
Trở lại vấn đề khóa luận tốt nghiệp của sinh viên - một dạng của tiếp nhận văn học ở mức độ cao: nghiên cứu văn học. Thông qua khóa luận, sinh viên thể hiện sự cụ thể hóa văn bản văn học trên cơ sở lý luận văn học. Đây chính là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên có đóng góp cụ thể về lý luận và thực tiễn.
CHƯƠNG HAI
CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN
2.1. Phân loại khóa luận
Chúng tôi khảo sát hệ thống đề tài gồm 102 khóa luận, tuy số lượng nhiều như thế nhưng nhìn chung các đề tài