Khóa luận Nghiên cứu xác định hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh, thành phố để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia

Trong Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Thủ tướng chính phủ đã giao trách nhiệm cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh/huyện/xã. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh bao gồm: 1) Những chỉ tiêu thống kê trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có phân tổ theo tỉnh/thành phố; 2) Những chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý hoặc nhu cầu thông tin đặc thù của địa phương. Đầu vào của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia không phải bao gồm tất cả những nội dung trên do Cục Thống kê báo cáo Tổng cục Thống kê mà chỉ báo cáo những chỉ tiêu mà Tổng cục Thống kê cần thu thập ở cấp tỉnh qua kênh ngành dọc. Như vậy, yêu cầu pháp lý đòi hỏi phải có sự nghiên cứu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Nghiên cứu xác định hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh, thành phố để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
404 ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.2.8-CS06 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA 2. Cấp đề tài : Cơ sở 3. Thời gian nghiên cứu : 2006 4. Đơn vị chủ trì : Vụ phƣơng pháp chế độ 5. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 6. Chủ nhiệm đề tài : CN. Đào Ngọc Lâm 7. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: PGS. TS. Tăng Văn Khiên CN. Đào Thị Kim Dung CN. Vũ Thị Mai 8. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,0 / Xếp loại: Khá 405 PHẦN I SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP BÁCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia là việc làm rất cần thiết và có tính cấp bách. Sự cần thiết và tính cấp bách của việc nghiên cứu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia xuất phát từ 3 điểm chủ yếu sau đây. 1. Xuất phát từ yêu cầu pháp lý Trong Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Thủ tƣớng chính phủ đã giao trách nhiệm cho Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh/huyện/xã. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh bao gồm: 1) Những chỉ tiêu thống kê trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có phân tổ theo tỉnh/thành phố; 2) Những chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý hoặc nhu cầu thông tin đặc thù của địa phƣơng. Đầu vào của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia không phải bao gồm tất cả những nội dung trên do Cục Thống kê báo cáo Tổng cục Thống kê mà chỉ báo cáo những chỉ tiêu mà Tổng cục Thống kê cần thu thập ở cấp tỉnh qua kênh ngành dọc. Nhƣ vậy, yêu cầu pháp lý đòi hỏi phải có sự nghiên cứu xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh để tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia. 2. Xuất phát từ vị trí, vai trò của hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh a) Thông tin thống kê thu thập từ cấp tỉnh (ngành dọc) là một trong hai kênh thông tin quan trọng để tính các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Việc tính toán thông tin theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Tổng cục Thống kê phải tiến hành thu thập, tổng hợp theo hai kênh với hƣớng phân công nhƣ sau: - Kênh thông tin từ ngành dọc, bao gồm chủ yếu những thông tin từ khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hộ gia đình. 406 - Kênh thông tin từ Bộ, ngành, bao gồm những thông tin đƣợc tổng hợp từ hồ sơ hành chính, từ báo cáo hành chính. b) Việc thu thập tổng hợp thông tin thống kê từ cấp tỉnh đòi hỏi tính chuyên nghiệp thống kê cao hơn. Đã gọi là hồ sơ hành chính, báo cáo hành chính thì thông tin từ kênh này gần nhƣ là một tất yếu, một sự tận dụng cái đã có sẵn phần lớn thu thập và tổng hợp từ dƣới lên, thông qua việc quản lý hành chính; tính thống kê mà đặc trƣng chủ yếu là số lớn, là mẫu ít đƣợc áp dụng. Trái lại, thông tin từ sản xuất kinh doanh, từ hộ gia đình thì phần lớn đƣợc áp dụng bằng hình thức điều tra mẫu là chủ yếu, báo cáo định kỳ chủ yếu áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đã nói đến điều tra, đặc biệt là điều tra mẫu là nói đến phƣơng án điều tra, với các nội dung khác hẳn với việc thu thập, tổng hợp từ báo cáo, nhất là từ báo cáo hành chính. Trong đó có những nội dung đòi hỏi trình độ nghiệp vụ thống kê cao hơn, có tính chuyên nghiệp hơn, nhƣ: - Xác định phạm vi điều tra; - Xác định các đơn vị điều tra, đối tƣợng điều tra; - Xây dựng dàn chọn mẫu để điều tra; - Phƣơng pháp chọn đơn vị mẫu; - Phƣơng pháp điều tra; - Tính toán suy rộng kết quả điều tra. c) Thông tin đƣợc thu thập từ kênh ngành dọc khối lƣợng nhiều hơn thu thập từ hồ sơ hành chính thuộc nhiều Bộ ngành quản lý nhà nƣớc. 3. Xuất phát từ thực trạng của hệ thống thông tin thống kê thu thập từ cấp tỉnh Việc thu thập hệ thống thông tin thống kê từ cấp tỉnh, hiện nay có những kết quả ƣu điểm và hạn chế, bất cập. a) Những kết quả, ƣu điểm chủ yếu - Thứ nhất, đây là nguồn thông tin thống kê chủ yếu để tính toán thông tin thống kê quốc gia. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đƣợc thu thập, tổng hợp từ ngành dọc, từ cấp tỉnh, huyện, xã, từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chuyên ngành. Cục Thống kê tỉnh trở thành đầu mối thu thập hầu hết các thông tin từ các doanh nghiệp, các sở ngành, các hộ gia đình và tổng hợp báo cáo 407 Tổng cục Thống kê; chỉ còn một số loại thông tin nếu không thu thập, tổng hợp đựơc từ Cục Thống kê (nhƣ thông tin từ các ngành quản lý ngành dọc chẳng hạn), hoặc những thông tin nếu thu thập, tổng hợp từ Cục Thống kê sẽ không chính xác (nhƣ thông tin về lĩnh vực xuất, nhật khẩu, thông tin về khách quốc tế đến Việt Nam... nếu tổng hợp từ Cục Thống kê sẽ dễ trùng lắp). - Thứ hai, do là một đầu mối, nên Cục Thống kê các tỉnh, thành phố có điều kiện thu thập, tổng hợp thông tin tƣơng đối toàn diện để phục vụ địa phƣơng và báo cáo cho Tổng cục Thống kê. Cũng nhờ vậy mà thông tin do Cục Thống kê tổng hợp báo cáo có điều kiện tập trung và trở thành nguồn thông tin thống kê tổng hợp duy nhất để báo cáo cấp Uỷ, chính quyền và cung cấp cho các ngành, các cấp ở địa phƣơng, nâng cao vị trí, vai trò của hệ thống thống kê ngành dọc. b) Những hạn chế, bất cập Việc thu thập, tổng hợp thông tin thống kê từ Cục Thống kê, từ ngành dọc hiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. - Thứ nhất, có sự trùng, chéo thông tin giữa hai kênh ngành dọc và kênh Bộ, ngành, nhất là những thông tin đƣợc tổng hợp từ hồ sơ hành chính. Những thông tin sau đây đã đựơc thu thập, tổng hợp từ cả hai kênh ngành dọc và kênh Bộ ngành (cụ thể trong báo cáo tổng hợp). - Thứ hai, gánh nặng thông tin cho hệ thống thống kê tập trung dồn cho ngành dọc, trong khi không tập trung đƣợc các thông tin tổng hợp từ hồ sơ và báo cáo hành chính của các Bộ, ngành. Tình hình này dẫn đến hai hậu quả: Một, gánh nặng dồn vào hệ thống tổ chức thống kê tập trung, làm cho hệ thống thống kê tập trung không có điều kiện tập trung vào các thông tin thuộc chức năng nhiệm vụ của mình mà không có Bộ, ngành nào có thể thay thế đƣợc. Đi kèm theo gánh nặng thông tin là gánh nặng biên chế, gánh nặng kinh phí... Hai, không tận dụng đƣợc các thông tin tổng hợp từ hồ sơ và báo cáo hành chính của các Bộ, ngành vô hình dung đã giảm nhẹ vai trò của hệ thống thống kê Bộ, ngành cả về tổ chức, bộ máy, cả về chức năng nhiệm vụ, cả về sự đa dạng phong phú của hệ thông thông tin thống kê. - Thứ ba, do tập trung chủ yếu vào việc thu thập thông tin từ hệ thống tổ chức thống kê ngành dọc, trong khi nguồn số liệu để báo cáo từ hồ sơ hành chính, Cục Thống kê tỉnh, thành phố, phòng thống kê huyện, quận, thị xã, 408 thành phố trực thuộc tỉnh lại nằm ở các Sở ban ngành, ở các phòng ban chuyên môn thuộc ngành lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý. Một số Cục Thống kê đã phải thốt lên:” Tổng cục Thống kê đã biến Cục Thống kê thành ngƣời đi xin số liệu của các Sở, ngành” - Thứ tư, Cục Thống kê phải thu thập, tổng hợp thông tin thống kê theo địa bàn lãnh thổ, tức là phải thu thập, tổng hợp thông tin thống kê không chỉ của những đơn vị do địa phƣơng quản lý, còn phải thu thập, tổng hợp thông tin thống kê của những đơn vị do trung ƣơng quản lý. Điều đó giải thích tại sao, nếu tính giá thực tế, Cục Thống kê tổng hợp vẫn còn thiếu theo số thực tế phát sinh trên địa bàn. PHẦN II CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THU THẬP TỪ CẤP TỈNH 1) Căn cứ để xác định những chỉ tiêu cần thu thập từ cấp tỉnh Mục tiêu của đề tài là xác định những chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh để tính chỉ tiêu thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Điều đó có nghĩa là phải xác định đƣợc những chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải thu thập từ cấp tỉnh. Để thực hiện công việc này, cần lấy hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia làm chuẩn, rồi dùng những phƣơng pháp loại trừ những chỉ tiêu thống kê cần thu thập từ kênh Bộ, ngành và những chỉ tiêu thống kê do cấp tỉnh thu thập. Cụ thể cách làm nhƣ sau: a) Căn cứ và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để xác định những chỉ tiêu thu thập từ kênh Bộ, ngành. Đó là cơ sở cho việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành áp dụng đối với các Bộ, ngành rất có ý nghĩa đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh. Bởi vì Bộ, ngành sẽ ban hành chế độ báo cáo áp dụng đối với Sở ngành và các phòng ban chuyên môn đồng gửi cho các Cục Thống kê cấp tỉnh và phòng thống kê cấp huyện để phục vụ địa phƣơng. Cục Thống kê không phải tổng hợp những chỉ tiêu này để báo cáo Tổng cục Thống kê, nhằm khắc phục những nhƣợc điểm trùng lắp nhƣ hiện nay và bảo đảm nguyên tắc tránh trùng lắp theo quy định của Tổng cục Thống kê; Tổng cục Thống kê vẫn có số liệu thu thập qua báo cáo của các Bộ, ngành, vừa tận dụng đƣợc thông tin tổng hợp từ hồ sơ và báo cáo hành chính, vừa tăng cƣờng đƣợc công tác thống kê các Bộ, ngành. 409 b) Căn cứ và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để xác định những chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê thu thập tổng hợp. Trong các chỉ tiêu mà Thủ tuớng đã phân công cho Tổng cục Thống kê, không phải các chỉ tiêu nào cũng giao cho Tổng cục Thống kê cũng đều phải yêu cầu các địa phƣơng báo cáo. Bởi vì; - Có một số chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính toán từ các chỉ tiêu tổng hợp của cả nƣớc, nhƣ các chỉ tiêu: 0308- Năng suất lao động xã hội do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ GDP và lao động của cả nƣớc. 0411- Năng lực sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu do Tổng cục Thống kê trực tiếp tổng hợp từ các Bộ, ngành. 0502- Vốn đầu tƣ thực hiện so với tổng sản phẩm trong nƣớc do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ vốn đầu tƣ thực hiện và GDP của cả nƣớc. 0503- Hệ số sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu vốn đầu tƣ, GDP theo giá thực tế, giá so sánh, tốc độ tăng GDP. 0603- Cơ cấu Tổng sản phẩm trong nƣớc (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính toán trên cơ sở GDP theo giá thực tế của toàn bộ nền kinh tế và của từng nhóm ngành (nông, lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ), của từng ngành cấp I... ở tầm cả nƣớc. 0604- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính trên cơ sở GDP của cả nƣớc tính theo giá so sánh. 0605- Tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời (tính bằng VNĐ theo giá thực tế, tính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái và sức muƣa tƣơng đƣơng) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính cho cả nƣớc. 0606- Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu của cả nƣớc. 0607- Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tổ tổng hợp vào tốc độ tăng trƣởng chung do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu của cả nƣớc. 0608- Tính tích luỹ tài sản gộp (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nƣớc. 0609- Tích luỹ tài sản thuần (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nƣớc. 410 0610- Tiêu dùng cuối cùng của nhà nƣớc (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nƣớc. 0611- Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân (giá thực tế, giá so sánh) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nƣớc. 0612- Tổng thu nhập quốc gia (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nƣớc. 0613- Thu nhập quốc gia khả dụng (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ các chỉ tiêu chung của cả nƣớc. 0614- Tiết kiệm so với tổng sản phẩm trong nƣớc (giá thực tế) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ tiết kiệm và GDP cuả cả nƣớc. 0702- Thu ngân sách nhà nƣớc so với tổng sản phẩm trong nƣớc do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ thu ngân sách nhà nứơc và GDP theo giá thực tế cuả cả nƣớc. 0705- Bội chi ngân sách nhà nứơc so với tổng sản phẩm trong nƣớc do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ mức bội chi ngân sách nhà nƣớc và GDP tính theo giá thực tế của cả nƣớc. 0814 - Thu phí bảo hiểm do Tổng cục Thống kê thu thập trực tiếp từ Bộ Tài chính (hoặc Tổng công ty bảo hiểm), sau đó phân bổ các chỉ tiêu cho các địa phƣơng; nếu có phân cho các địa phƣơng cũng không phải báo cáo cho Tổng cục Thống kê 0815- Chi bồi thƣờng bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm, giống nhƣ 0814. 1006 - Nguồn năng lƣợng và tiêu dùng năng lƣợng so Tổng cục Thống kê cân đối trên phạm vi cả nƣớc; nếu có thu thập tổng hợp ở địa phƣơng thì chủ yếu lấy lƣợng tiêu dùng. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê lấy số liệu ở Tổng công ty điện lực Việt Nam và một số nguồn khác thuận lợi hơn là yêu cầu cấp tỉnh báo cáo. 1205 - Xuất, nhập khẩu với các châu lục, khối nƣớc, nƣớc vùng/vùng lãnh thổ do Tổng cục Thống kê trực tiếp thu thập, tổng hợp số liệu từ Bộ Tài chính (Tổng cục Hải Quan) không yêu cầu các Cục Thống kê tỉnh báo cáo. 1206 - Xuất siêu/nhập siêu hàng hoá do Tổng cục Thống kê trực tiếp thu thập, tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan, không yêu cầu các Cục Thống kê tỉnh báo cáo. 1207 - Giá trị xuất khẩu dịch vụ 411 1208 - Giá trị nhập khẩu dịch vụ 1209 - Xuất siêu/nhập siêu dịch vụ. 3 chỉ tiêu này Tổng cục Thống kê trực tiếp thu thập tổng hợp từ các Bộ ngành (Ngân hàng nhà nƣớc và các bộ ngành có quản lý dịch vụ). 1304- 1305 Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ do do Tổng cục Thống kê trực tiếp số liệu của Tổng cục Hải Quan không yêu cầu các Cục Thống kê tính. 1604- Số thuê bao điện thoại bình quân 100 dân do Tổng cục Thống kê tính từ số thuê bao và dân số bình quân. 1807- Tỷ lệ đi học phổ thông do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính trên cơ sở số học sinh phổ thông và số dân số trong độ tuổi đi học tƣơng ứng 1903- Số thầy thuốc, số bác sĩ bình quân 10.000 dân do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính từ số thầy thuốc, số bác sỹ do Bộ Y tế cung cấp và số dân số ngành Thống kê nắm. 2101- Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) do Tổng cục Thống kê trực tiếp tính trên phạm vi cả nƣớc dựa vào chỉ số thành phần là GDP bình quân đầu ngƣời, chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục. Số chỉ tiêu còn lại trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công cho Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm chính thu thập, tổng hợp từ tỉnh. Tuy nhiên trong những chỉ tiêu này, cũng còn một số chỉ tiêu đƣợc thu thập bằng các cuộc điều tra trực tiếp do Tổng cục Thống kê tiến hành theo phƣơng án điều tra thống nhất từ trên xuống dƣới, phƣơng án xử lý tập trung cả nƣớc hay theo vùng, khi xử lý tổng hợp thông tin Tổng cục Thống kê sẽ chia số liệu theo tỉnh, thành phố chẳng hạn: 2010 - Dân số Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra mẫu dân số hàng năm rồi tính suy rộng cho tỉnh, không yêu cầu tỉnh báo cáo; chỉ khi nào giữa Cục Thống kê và Tổng cục Thống kê có sự sai lệch mới yêu cầu báo cáo và trả lời. - Các chỉ tiêu về Dân số khác (0203,0204,0205,0206,0207,0208) cũng tƣơng tự. 2. Nguyên tắc xây dựng Việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh để tính chỉ tiêu thống kê quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu và nguyên tắc sau đây: 412 a) Đáp ứng yêu cầu thông tin (nhƣ trình bầy ở trên) b) Bảo đảm tính khả thi, tức là có thể tính đƣợc hoặc muốn tính đƣợc thì phải có những điều kiện nhất định chẳng hạn: 0201- Dân số Tổng điều tra 10 năm 1 lần. Nhƣng hàng năm phải có số liệu này, nên phải điều tra mẫu. Nếu chỉ phân tổ theo giới tính và thành thị nông thôn thì có thể thực hiện đƣợc; nhƣng nếu phân tổ theo đơn vị hành chính (huyện/quận/thị xã/thành phố) thì có 2 vấn đề dặt ra: + Hoặc là phải mở rộng qui mô điều tra chọn mẫu để suy rộng đến cấp huyện chứ không thể chỉ có suy rộng đến cấp tỉnh nhƣ hiện nay; nếu vậy kinh phí rất lớn, ngành Thống kê không thể bảo đảm đƣợc. + Hoặc là phải sử dụng số liệu do ngành Dân số - Gia đình và Trẻ em báo cáo từ thôn, xã lên, nếu sử dụng số liệu này sẽ rất khó chính xác và thƣờng có chênh lệch lớn khi tính cho cấp tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc. Chúng tôi xin đề nghị đề xuất cách tính nhƣ sau: Sử dụng kết quả điều tra chọn mẫu suy rộng đến cấp tỉnh của ngành Thống kê nhƣ hiện nay. So sánh số liệu cộng từ huyện lên tỉnh của ngành Dân số - Gia đình và Trẻ em với số liệu điều tra mẫu ở cấp tỉnh của ngành Thống kê, sau đó dùng hệ số đó nhân với số liệu từng huyện của ngành Dân số - Gia đình và Trẻ em để điều chính. 0501- Vốn đầu tƣ thực hiện. Đối với vốn ngân sách nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý, vốn của các doanh nghiệp, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, của hộ cá thể hiện đã có nguồn thu thập; nguồn vốn ngân sách do Trung ƣơng quản lý đầu tƣ trên địa bàn thu thập có khó khăn hơn, nhƣng có thể lấy từ kho bạc nhà nƣớc tỉnh; còn nguồn của hộ gia đình thì có thể cài đặt vào điều tra mức sống hộ gia đình 2 năm một lần. Muốn có số liệu hàng năm thì phải dựa vào kết quả điều tra hộ gia đình năm trƣớc để ƣớc tính, hoặc Tổng cục cấp kinh phí để điều tra. 1004- Số lƣợng nhà ở và tổng diện tích mặt sàn xây dựng nhà ở mới đã hoàn thành. Tổng cục phải cho điều tra mới thu thập đƣợc số liệu này. 1401- Số lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam. 1404- Số lƣợng, năng lực và công suất sử dụng cơ sở lƣu trú. Tổng cục phải cho điều tra mới thu thập đƣợc. 1606- Số máy vi tính đang sử dụng. Các đối tƣợng khác thì có thể cài đặt đựơc nhƣng đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thì chƣa có nguồn lấy. 413 1803- Tỷ lệ đị học phổ thông (phân tổ chính là chung/đúng tuổi, cấp học, giới tính) gặp khó khăn do mẫu số không thể cung cấp đƣợc hàng năm. 1913 - Số ngƣời tàn tật có hai vấn đề: một là phải điều tra, hai là để ngành Thống kê điều tra hay ngành Lao động - Thƣơng bình và Xã hội điều tra. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin cấp tỉnh để tính chỉ tiêu thống kê quốc gia là việc làm rất cần thiết và có tính cấp bách. Ngoài ý nghĩa hệ thống thông tin này là cơ sở đầu vào quan trọng để tính chí tiêu thống kê quốc gia theo quyết định của Thủ tƣớng chính phủ, việc nghiên cứu xác định hệ thống thông tin cấp tỉnh còn có ý nghĩa nhiều mặt. Một mặt, hệ thống chỉ tiêu này cùng với các thông tin do các Sở, ngành cung cấp (theo chế độ báo cáo tổng hợp của các Bộ, ngành quy định cho các Sở, ngành khi báo cáo cho Bộ, ngành thì đồng thời báo cáo gửi cho Cục Thống kê) hình thành Bộ chỉ tiêu thống kê tƣơng đối hoàn chỉnh của cấp tỉnh, phục vụ việc điều hành chỉ đạo của cấp Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các nhu cầu thông tin thống kê của các đối tƣợng khác nhau đối với các tỉnh/thành phố trong điều kiện cơ chế và phân cấp quản lý cuả Việt Nam. Mặt khác, hệ thống thông tin này còn là cơ sở cho việc sửa đổi chế độ báo cáo thống kê hiện hành đối với cấp tỉnh hiện vừa thiếu vừa thừa, vừa nặng nề, trùng chéo và vừa khó có tính khả thi. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh còn bảo đảm tính thống nhất một nguyên tắc quan trọng của hoạt động thống kê theo quy định của Luật Thống kê, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho Cục Thống kê trong việc báo cáo Tổng cục Thống kê, có điều kiện tập trung vào việc thành lập, tổng hợp tính toán và báo cáo những chỉ tiêu quan trọng nhất, phù hợp với chức năng chủ yếu của ngành Thống kê, theo mô hình tập trung kết hợp với phân tán. Kiến nghị 1) Kết quả cuả đề tài này là cơ sở để Tổng cục Thống kê: - Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ trong Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. 414 - Ban hành chế độ báo cáo thống kê và quyết định điều tra thống kê đối với cấp tỉnh về những chỉ tiêu thống kê đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phân công chịu trách nhiệm chính thu thập, tổng hợp trong quy định trên. Chế độ báo cáo và điều tra thống kê đối với cấp tỉnh cần lấy đây làm căn cứ để tránh sự trùng lắp gây nặng nề cho Cục Thống kê tỉnh/thành phố và để bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu thống kê quốc gia đƣợc phân công. 2) Để có thể th
Luận văn liên quan