Mục đích: Xác định liều lượng phân hữu cơ AHN-HUMIX phù hợp cho cây lúa
trên vùng đất phèn ở xã Tân Lập - huyện Tân Thạnh – tỉnh Long An, nhằm tăng
năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
40 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những ảnh hưởng của các liều lượng phân bón hữu cơ AHN-HUMIX đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề Tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN
BÓN HỮU CƠ AHN-HUMIX ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN LÚA
GVHD: Th.s Lê Văn Dũ
SVTH: Lê Văn Tại
*
NỘI DUNG BÁO CÁO
Phần 1: GIỚI THIỆU
Phần 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Phần 3: KẾT QUẢ
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
*
PHẦN 1
GIỚI THIỆU
*
ĐẶT VẤN ĐỀ
➢Tầm quan trọng của cây lúa
➢ Vai trò của phân bón
➢ Ảnh hưởng của phân bón
➢ Tác dụng của phân hữu cơ
*
Xuất phát từ thực tế trên đề tài: “Ảnh hưởng
của các liều lượng phân bón hữu cơ AHN-
HUMIX đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và sâu bệnh hại trên lúa” đã được thực
hiện.
*
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
➢Thời gian nghiên cứu
- Từ 8/03/2011 đến 12/06/2011
➢ Địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí trên khu đất ở Xã Tân
Lập - Huyện Tân Thạnh - Tỉnh Long An.
*
Mục đích và yêu cầu
➢Mục đích: Xác định liều lượng phân hữu
cơ AHN-HUMIX phù hợp cho cây lúa
trên vùng đất phèn ở xã Tân Lập - huyện
Tân Thạnh – tỉnh Long An, nhằm tăng
năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
*
➢Yêu cầu:Theo dõi ảnh hưởng của một số
liều lượng phân bón hữu cơ AHN-
HUMIX đến các chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên
lúa để làm cơ sở cho việc lựa chọn liều
lượng thích hợp để đạt năng suất và hiệu
quả kinh tế cao.
*
PHẦN 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
*
Vật liệu nghiên cứu
➢ Giống OM6976
➢ Thuốc bảo vệ thực vật
➢ Phân hóa học ( Urê, DAP, KALI)
➢ Phân hữu cơ AHN-HUMIX
*
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bố trí thí nghiệm
- Số nghiệm thức: 5
- Số lần lặp lại: 3
- Tổng số ô thí nghiệm: 15 ô
- Diện tích ô thí nghiệm: 25 m2 (5m x 5m).
- Tổng diện tích khảo nghiệm: 500 m2
*
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
*
Toàn cảnh khu thí nghiệm
*
Các chỉ tiêu nông học
Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều
cao: điều tra 4 điểm trên ô cố định, mỗi
điểm theo dõi 3 bụi trên diện tích khung
0,2 m2 (40 cm x 50 cm). Cách 10 ngày
ghi nhận 1 lần đến khi lúa trổ (thời kỳ
trước trổ đo từ mặt đất đến chóp lá cao
nhất của cây, thời kỳ sau trổ đo từ mặt đất
đến chóp bông cao nhất của cây).
*
Động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ
nhánh: đếm số nhánh kể cả thân chính
khi đo chiều cao. Mỗi ô thí nghiệm điều
tra 4 điểm cố định, mỗi điểm theo dõi 3
bụi trên diện tích khung 0,2 m2.
*
Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu: mỗi ô thí nghiệm
theo dõi 4 điểm cố định, mỗi điểm theo dõi
trên diện tích khung 0,2 m2 (40 cm x 50 cm)
đếm toàn bộ số nhánh trong khung, quy đổi
ra nhánh/m2.
*
Chỉ số diện tích lá (LAI)
LAI = số m2 lá/ m2 đất
S = LTB x RTB x k x Ʃ số lá (m
2 lá)
k = 0,75 trong các giai đoạn, riêng giai
đoạn chín k = 0,65
Thời gian theo dõi tương ứng với các giai
đoạn bắt đầu đẻ nhánh, đẻ nhánh tối đa,
làm đòng và trổ, chín sáp.
*
Chỉ tiêu sâu bệnh hại
Sâu bệnh hại được đánh giá ngoài đồng
trong từng ô thí nghiệm và có sự can
thiệp kịp thời của các biện pháp bảo vệ
thực vật đối với từng loại sâu bệnh xuất
hiện.
*
Sâu cuốn lá
Phương pháp theo dõi: mỗi ô điều tra 4 điểm,
mỗi điểm theo dõi trên diện tích khung 0,2 m2
(40 cm x 50 cm) đếm toàn bộ số lá và số lá bị
hại trong khung.
Tỷ lệ lá bị hại( %) = ( số lá bị hại/ tổng số lá điều tra)* 100
*
Rầy nâu
Phương pháp theo dõi: mỗi ô điều tra 5
điểm, mỗi điểm là một khung có kích
thước (20cm x 20cm). Đếm số rầy nâu có
trong khung. Từ đó qui ra mật độ rầy nâu
(con/m2 ).
- Mật độ 750 – 1500 con/m2 nhiễm nhẹ
- Mật độ > 1500 - 3000 con/m2 nhiễm trung
bình
- Mật độ >3000 con/m2 nhiễm nặng *
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất lúa
- Số bông/m2
- Hạt chắc/bông
- Tỷ lệ hạt lép = [số hạt lép /(số hạt chắc + số
hạt lép)] x 100
- Trọng lượng 1000 hạt (g)
- NSLT(tấn/ha)=[số bông/m2 x hạt chắc/bông
x P1000 hạt]/100*1000
- NSTT: thu hoạch toàn bộ ô thí nghiệm
*
Hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí
- Hiệu quả một đồng vốn = Lợi nhuận /
Tổng chi phí
*
Phần 3
KẾT QUẢ
*
Bảng 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao (cm)
*
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày)
*
Bảng 3.3: Động thái đẻ nhánh (nhánh/m2 )
*
Bảng 3.4: Tốc độ đẻ nhánh (nhánh/m2/ngày)
*
Bảng 5: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất)
*
Bảng 3.6: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất
*
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 6976
qua các nghiệm thức
*
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
*
➢ KẾT LUẬN
- Các chỉ tiêu theo dõi về tăng trưởng
chiều cao, khả năng đẻ nhánh, chỉ số diện
tích lá của các nghiệm thức bón kết hợp
phân hữu cơ và vô cơ đều thấp hơn so với
nghiệm thức đối chứng, nhưng số hạt
chắc/bông nhiều và tỷ lệ hạt lép thấp hơn
so với nghiệm thức đối chứng.
*
- Về năng suất, hầu hết các nghiệm thức
thí nghiệm đều cho năng suất thấp hơn
nghiệm thức đối chứng. Trong đó,
nghiệm thức bón 1/2 lượng phân vô cơ
kết hợp 200kg phân hữu cơ AHN –
HUMIX cho năng suất bằng với nghiệm
thức đối chứng 5,48 tấn/ha.
*
- Về hiệu quả kinh tế cho thấy các nghiệm
thức đều cho lợi nhuận cao, trong đó NT5
(1/2 phân nền + 200 kg phân hữu cơ) mang
lại lợi nhuận cao nhất (22.899.200
đồng/ha) và NT3 (1/2 phân nền + 100 kg
phân hữu cơ) cho lợi nhuận thấp nhất
(19.164.200 đồng/ha).
*
➢ ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của
phân AHN-HUMIX đối với các giống lúa
khác nhau tại địa phương, ở các mùa vụ
khác nhau, ở các mức phân cao hơn nhằm
đưa ra kết luận chính xác hơn về hiệu quả
của phân đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của các giống lúa.
*
- Tạm thời có thể khuyến cáo nông dân
sử dụng phân hữu cơ AHN-HUMIX (200
kg) kết hợp với 1/2 phân vô cơ vì chúng
tôi nhận thấy ở mức liều lượng này khi
bón cho lúa mang lại năng suất cũng như
hiệu quả kinh tế cao.
*
*
*
*
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY
CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM
THEO DÕI !!!
*