Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu của phần lớn người dân đang sống và làm việc tại Việt Nam, loại xe tải nhẹ cũng ngày càng phát triển nhanh.
Lốp xe là một trong những ngành hàng kinh doanh hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Thị trường vỏ lốp xe Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh gay gắt hơn bởi sự tham gia của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. YOKOHAMA là một trong những tên tuổi lớn trong ngành hàng sản xuất lốp xe hiện nay tại Việt Nam. Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, công ty YOKOHAMA đã từng bước tạo nên uy tín và niềm tin ở người tiêu dùng. Song để giữ vững và khẳng định hơn nữa vị trí của mình trên thị trường, đòi hỏi YOKOHAMA phải có các chiến lược phát triển phù hợp.
Năm 2008, cả thế giới bàng hoàng trước cuộc đại suy thoái, mà Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng không nhỏ. Trước sóng gió thị trường, công ty YOKOHAMA đã đứng vững và tiếp tục phát triển không ngừng. Vì thế việc xem xét những nhân tố nào đã tác động đến doanh thu của công ty YOKOHAMA, và những hoạt động Marketing nhằm nâng cao vị trí thương hiệu Lốp YOKOHAMA trong lòng người tiêu dung là rất cần thiết và quan trọng.
94 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty lốp yokohama Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU TẠI CÔNG TY LỐP YOKOHAMA VIỆT NAM
CHÂU QUỐC HỒNG ÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU TẠI CÔNG TY LỐP YOKOHAMA VIỆT NAM” do Châu Quốc Hồng Ân, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TRẦN HOÀI NAM
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm 2009
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gửi tới ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất. Cám ơn ba mẹ đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có ngày hôm nay.
Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Trần Hoài Nam, đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Đốc, Ban Lãnh Đạo và toàn thể các cô, chú, anh chị ở các phòng ban của công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin dành đến các bạn tôi_tập thể sinh viên lớp Kinh Tế 31 là những người đã cùng tôi sát cánh chen vai qua hơn bốn năm học đại học và cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !!!.
TP.HCM, ngày 10/06/2009
CHÂU QUỐC HỒNG ÂN
NỘI DUNG TÓM TẮT
CHÂU QUỐC HỒNG ÂN. Tháng 7 năm 2009. “Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam”.
CHAU QUOC HONG AN. July 2009. “Analysis of elements affecting revenue at YOKOHAMA TYRE VIET NAM COMPANY”
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta trong đó có ngành săm lốp nói chung và công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam nói riêng. Khóa luận tập trung phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty lốp YOKOHAMA. Đồng thời định vị thương hiệu lốp xe YOKOHAMA từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ. Đề tài này không những giúp cho YOKOHAMA thấy được tổng quát về tác động của các nhân tố đến doanh thu, mà còn góp phần giúp YOKOHAMA trong việc đưa ra quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh và quảng bá thương hiệu của mình trong thời gian tới.
Do những hạn chế khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn đề tài chưa được hoàn thiện. Rất mong thầy cô, Qúy công ty, và các bạn đọc góp ý để tôi học hỏi và khắc phục những thiếu sót trong khóa luận này.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT Đơn vị tính
TP Thành Phố
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐN Đồng Nai
TN Tây Nguyên
P Phường
Q1 Quận 1
LN Lợi nhuận
DT Doanh thu
CP Chi phí
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Cty Công Ty
CASU Công ty công nghiệp cao su miền Nam CASUMINA
YTVC YOKOHAMA TYRE VIETNAM COMPANY
IRC Công ty TNHH cao su INOUE Việt Nam
DRC Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
SRC Công ty cổ phần cao cu Sao vàng
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng3.1. Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan 19
Bảng 4.1. Những thuận lợi và khó khăn của ngành săm lốp hiện nay 24
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định 25
Bảng 4.3. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 25
Bảng 4.4. Tình hình thu nhập và lợi nhuận năm 2007- 2008 27
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2005-2008 29
Bảng 4.6. Sản lượng bình quân của công ty CASUMINA 31
Bảng 4.7. Sản lượng bình quân của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng 32
Bảng 4.8. Tổng hợp hoạt động Marketing-Mix của các đối thủ cạnh tranh 38
Bàng 4.9. Bảng giá các mặt hàng chủ lực của công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam 41
Bảng 4.10. Các mức chiết khấu 49
Bảng 4.11. Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Tuyến Tính 58
Bảng 4.12. Các yếu tố của ma trận SPACE 60
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 4
Hình 2.2. Năng lực sản xuất của Yokohama Việt Nam 7
Hình 3.1. Ma trận SPACE 20
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sản lượng bán lốp xe máy và xe tải nhẹ năm 2008 24
Hình 4.3. Biểu đồ thề hiện biến động doanh thu và lợi nhuận qua các năm 26
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ gia tăng lạm phát, GDP và xe máy qua các năm 29
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện chênh lệch giá giữa các công ty sản xuất lốp xe máy 35
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện chênh lệch giá giữa các công ty sản xuất lốp xe tải nhẹ. 36
Hình 4.8. Sơ đồ nguyên liệu cho quá trình sản xuất lốp xe tải nhẹ 39
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện tác động của giá đến doanh thu 42
Hình 4.10. Tình hình cung cấp lốp xe máy của YOKOHAMA Việt Nam 44
Hình 4.11. Tình hình cung cấp lốp tải nhẹ của YOKOHAMA Việt Nam 45
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện sản lương lốp xe máy lắp ráp 46
Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện sản lượng xe tải nhẹ lắp ráp 47
Hình 4.14. Mô hình kênh phân phối của Cty lốp YOKOHAMA Việt Nam hiện nay 50
Hình 4.15. Năng lực phân phối lốp xe máy của các khu vực đại lý 52
Hình 4.16. Năng lực phân phối lốp xe tải nhẹ của các khu vực đại lý 53
Hình 4.17. Ma trận SPACE 61
Hình 4.18. Sơ đồ chiến lược chiêu thị cổ động 65
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kiểm định sự vi phạm giả thuyết trong mô hình
Phụ lục 2. Giới thiệu những sản phẩm chủ lực của công ty lốp YOKOHAMA
Việt Nam
Phụ lục 3. Mạng lưới phân phối của công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam
Phụ lục 4. Hình ảnh về dòng sản phẩm mới lốp xe nâng hàng
Phụ lục 5. Hình ảnh về bao bì sản phẩm lốp xe công ty YOKOHAMA Việt Nam
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu của phần lớn người dân đang sống và làm việc tại Việt Nam, loại xe tải nhẹ cũng ngày càng phát triển nhanh.
Lốp xe là một trong những ngành hàng kinh doanh hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Thị trường vỏ lốp xe Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh gay gắt hơn bởi sự tham gia của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. YOKOHAMA là một trong những tên tuổi lớn trong ngành hàng sản xuất lốp xe hiện nay tại Việt Nam. Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, công ty YOKOHAMA đã từng bước tạo nên uy tín và niềm tin ở người tiêu dùng. Song để giữ vững và khẳng định hơn nữa vị trí của mình trên thị trường, đòi hỏi YOKOHAMA phải có các chiến lược phát triển phù hợp.
Năm 2008, cả thế giới bàng hoàng trước cuộc đại suy thoái, mà Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng không nhỏ. Trước sóng gió thị trường, công ty YOKOHAMA đã đứng vững và tiếp tục phát triển không ngừng. Vì thế việc xem xét những nhân tố nào đã tác động đến doanh thu của công ty YOKOHAMA, và những hoạt động Marketing nhằm nâng cao vị trí thương hiệu Lốp YOKOHAMA trong lòng người tiêu dung là rất cần thiết và quan trọng.
Từ thực tế đó, được sự phân công của Khoa Kinh tế - trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Hoài Nam, và sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Cty YOKOHAMA, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty.
Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu bán hàng.
Định vị thương hiệu lốp xe YOKOHAMA và một số giải pháp để mở rộng thị trường.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài được thực hiện trong phạm vi:
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam. Đề tài xin đề cập tới 2 loại sản phẩm được công ty sản xuất nhiều nhất là lốp xe gắn máy và lốp xe tải nhẹ.
Về thời gian : Đề tài được thực hiện từ ngày 02/03/2009 đến ngày 16/05/2009
Cấu trúc của luận văn
Đề tài được chia thành 5 chương chính:
CHƯƠNG 1: Đặt vấn đề
CHƯƠNG 2: Tổng quan
CHƯƠNG 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về công ty YOKOHAMA Việt Nam
Tên Doanh Nghiệp: CÔNG TY LỐP YOKOHAMA VIỆT NAM
Tên giao dịch: YOKOHAMA TYRE VIETNAM COMPANY (Viết tắt là YTVC)
Trụ sở giao dịch và showroom: 27B Nguyễn Đình Chiểu-P. ĐaKao-Q.1-TPHCM
Điện thoại: 38242199 Fax: 38227743
Nhà máy sản xuất: Xã Tân Thới Hiệp-huyện Hoóc Môn-Q.12-TP HCM
Hình thức hoạt động kinh doanh: sản xuất thương mại
Lĩnh vực kinh doanh: lốp xe gắn máy, lốp xe tải nhẹ, săm xe gắn máy.
Tổng số công nhân viên: 160 người
Hình thức sổ kế toán: Áp dụng hình thức sổ nhật ký chung
Phương pháp khấu hao: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán bằng đồng Việt Nam. Ngôn ngữ sử dụng ghi chép kế toán gồm tiếng Việt và tiếng Anh
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty YOKOHAMA Việt Nam
Công ty lốp YOKOHAMA là một công ty liên doanh được thành lập theo quyết định số 1867/GP cấp ngày 1/4/1997 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Thời gian hoạt động là 40 năm với loại hình sản xuất kinh doanh lốp xe gắn máy, lốp xe tải nhẹ và săm xe gắn máy, gồm các bên đối tác liên doanh như:YOKOHAMA RUBBER COMPANY LIMITED , Công ty CAO SU MIỀN NAM, Công ty MITSUBISHI COPORATION.
YOKOHAMA RUBBER COMPANY LIMITED: Trụ sở đặt tại 36 – 37 Shimbashi 5-Chome, Mitnato-Ku, Tokyo, Nhật Bản. Với vốn góp 13.600.000 USD chiếm 68,45% vốn pháp định.
CÔNG TY CAO SU MIỀN NAM ( CASUMINA ): Trụ sở đặt tại 180 Nguyễn Thị Minh Khai – Q.3 – TP.HCM, với vốn góp 5.700.000 USD chiếm 30% vốn pháp định
CÔNG TY MITSUBISHI COPORATION: trụ sở đặt tại 6-3 Marunachi 2-Chome, Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản, với vốn góp 294.000 USD chiếm 1,55 % vốn pháp định.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến nay công ty YOKOHAMA Việt Nam đã không ngừng cải tiến, tự hoàn thiện, nậng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng với phương châm “Chất lượng là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của công ty”.
2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
QUẢN ĐỐC
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
BỘ PHẬN BÁN HÀNG
BỘ PHẬN KỸ THUẬT
BỘ PHẬN SẢN XUẤT
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH XƯỞNG
Nguồn : Phòng nhân sự công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam
Tổng Giám Đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Là người đại diện đơn vị đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế.
Xét duyệt mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo tháng, theo quí, năm
Phó Tổng Giám Gốc: là người hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc trong việc hoạch định, tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân sự về công tác hành chính và vai trò quan hệ cộng đồng.
Quản Đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ nhà máy về công tác huấn luyện, tổ chức nhân sự thực hiện sản xuất, đảm bảo về mặt hiệu quả chất lượng sản phẩm và an toàn trật tự chung trong sản xuất tại nhà máy.
Bộ phận hành chính: Phụ trách việc lên kế hoạch quản lý, tạo sự thỏa mãn về vấn đề phúc lợi cho toàn thể công nhân viên trong công ty, quản lý sổ kế hoạch đào tạo, nhận công văn, quyết định phổ biến quy chế các phòng ban từ cấp trên trong công ty.
Bộ phận kế toán: Trực tiếp quản lý là kế toán trưởng là người được quyền thực hiện quyền hành của mình theo quy định hiện hành. Tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực kinh tế tài chính nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả cao nhất và đúng quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ tài sản công ty thông qua sổ ghi chép, phản ánh với giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính của công ty bằng các công việc như lập chứng từ kế toán, kiểm kê, tính giá thành các đối tượng kế toán, tính giá thành, mở tài khoản, ghi sổ kép và lập báo cáo kế toán. Đồng thời phản ánh giám đốc việc chấp hành chính sách chế độ kế toán tài chính của nhà nước, phát hiện khả năng tiềm tàng của công ty. Phối hợp với các bộ phận chức năng của công ty, lập và theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch về chi phí và gía thành sản phẩm.
Bộ phận bán hàng: là đội ngũ nhân viên phụ trách việc nghiên cứu thị trường, lên kế hoách bán hàng, tìm phương án đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời đem lại hiệu quả lợi nhuận cao nhất cho công ty. Hỗ trợ tổng giám đốc trong việc quản lý các hoạt động tài chính của công ty, quản lý về mảng tiếp thị bán hàng, về kế toán, về hoạt động quảng cáo tiếp thị sản phẩm.
Bộ phận kỹ thuật: Thực hiện các công việc chuẩn bị phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu giải quyết các vấn đề về công nghệ sản xuất, bảo trì cải tiến máy móc ở nhà máy và quản lý kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, thiết lập qui trình sản xuất theo trình tự và định mức để giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất có thể.
Bộ phận sản xuất:
Chức năng : tổ chức điều hành dây chuyền sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đạt mức kỹ thuật, ứng dụng toàn bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất của công ty.
Nhiệm vụ: quản lý theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất, sắp xếp bố trí sử dụng nhân lực cho phù hợp trong phạm vi điều hành sản xuất. Kết hợp cùng với phòng kinh doanh tổ chức thu mua nguyên liệu và tính toán lỗ, lãi trong sản xuất kinh doanh.
Bộ phận hành chính xưởng: phụ trách việc lập các kế hoạch hoạt động của nhà máy, quản lý những hoạt động nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu về lượng, lên kế hoạch sản xuất, kết hợp với bộ phận kế toán trong công ty quản lý chi phí tại nhà máy, quản lý các hoạt động đào tạo, huấn luyện và công tác an toàn cho nhà máy.
2.4. Mục tiêu kinh doanh và tầm nhìn trong tương lai của công ty
“For your happy life” chính là khẩu hiệu của công ty YOKOHAMA Việt Nam với mong muốn sản phẩm của công ty sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc cho khách hàng của mình bằng những sản phẩm chất lượng, an toàn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Do ở Việt Nam tỉ lệ người thương vong do tai nạn giao thông là rất lớn, mà phần lớn có liên quan đến nguyên nhân tai nạn cũng là do sản phẩm kém chất lượng, do các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không nghĩ đến sự an toàn của người tiêu dùng. Công ty YOKOHAMA Việt Nam với tiêu chí phục vụ vì sự an toàn cho người tiêu dùng, mục tiêu sẽ phấn đấu để ngày càng sản xuất những sản phẩm uy tín, chất lượng để phục vụ cho người tiêu dùng, và tiêu chuẩn chỉ tiêu của công ty đều dựa trên sự an toàn của người tiêu dùng là yếu tố ưu tiên hàng đầu.
YOKOHAMA đã đề ra một chiến lược phát triển hết sức hợp lý “Mang cuộc sống hạnh phúc đến cho mọi người” và đưa ra thị trường những mẫu mã phù hợp với môi trường, kết hợp hai yếu tố: truyền thống và hiện đại với hiệu suất sử dụng cao. Đặc trưng của các sản phẩm YOKOHAMA là các sản phẩm đều có những mẫu gai rất đẹp, nhiều kích cỡ, nhiều kiểu dáng, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, tạo cho người tiêu dùng một cảm giác sành điệu, an toàn. Nếu so với vỏ ruột xe cùng loại trên thị trường, vỏ ruột xe máy của YOKOHAMA có thể sử dụng được khoảng 30.000 km, vỏ xe tải sử dụng được 80.000 – 100.000 km.
2.5. Năng lực sản xuất của công ty
Chính thức gia nhập thị trường săm lốp Việt Nam từ năm 1997 với hình thức liên doanh, đến nay YOKOHAMA Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào đối tác kinh doanh vừa là đối thủ trên thị trường - CASUMINA về nguyên vật liệu và xưởng sản xuất. Chính điều này đã khiến cho năng lực sản xuất của YOKOHAMA Việt Nam sau hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều giới hạn. Công ty vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thông qua lượng cung sản phẩm.
Hình 2.2. Năng lực sản xuất của Yokohama Việt Nam
Nguồn: Phòng tiếp thị và bán hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam
2.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.6.1. Thuận lợi
Thực hiện tốt các chiến lực sản phẩm và không ngừng phát triển mẫu mã mới, công ty lốp YOKOHAMA đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt nhất, độ bền thời gian sử dụng kéo dài và chế độ bảo hành tốt. Sản phẩm đã có mặt trên toàn nước Việt Nam và xuất khẩu sang Malaysia, Singapore, Campuchia, Nhật. Góp phần làm nên thành công đó, có một phần không nhỏ là sự đóng góp của đội ngũ công nhân viên trên 10 năm trong nghề.
Công ty luôn phấn đấu để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng bằng cách nghiên cứu và cho ra sản phẩm mới, dòng xe nâng hàng, với lốp xe có độ bền cao.
2.6.2. Khó khăn
Hiện nay cầu về lốp YOKOHAMA cao trong khi sản lượng do nhà máy sản xuất ra đáp ứng không đủ.
Nguồn nguyên liệu được nhập từ nước ngoài và thanh toán bằng đô la Mỹ, do biến động kinh tế trong năm 2008 giá đô la tăng mạnh làm giá nguyên liệu tăng cao. Dẫn tới giá thành tăng, gây ra không ít khó khăn trong khâu bán hàng. Kết quả là lợi nhuận âm trong năm 2008.
Sự cạnh tranh trên thị trường lốp xe hiện nay rất gay gắt, do có nhiều hãng sản xuất mới và các hãng ngoại nhập, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh
Lao động sản xuất cơ sở tồn tại và phát triển của con người, cùng với thời gian, chân lý đó đã thể hiện tính đúng đắn của mình. Trình độ phát triển sản xuất xã hội ở mỗi thời đại, mỗi khu vực khác nhau, nhưng con người luôn tìm kiếm một phương thức sản xuất tốt hơn đem lại nhiều lợi ích hơn về vật chất lẫn tinh thần. Từ nhu cầu đó con người trong quá trình sản xuất kinh doanh phải sát thực tế, tư duy tổng hợp và phân tích các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi con người phải nhận thức đầy đủ và chính xác về hoạt động kinh doanh của mình giúp cho việc sản xuất tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế hơn.
3.1.2. Các nhân tố tác động đến doanh thu
Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố làm tác động đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm có 2 loại môi trường:
Môi trường vĩ mô: pháp luật, chính trị, kinh tế, công nghệ...
Môi trường vi mô: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác...
Nghiên cứu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra trong hoạt động của mình, từ đó có các chính sách, biện pháp phù hợp.
Gía sản phẩm
Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn phải quyết định là xác định giá cả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu giá quá cao hoặc quá thấp thì rất dễ bỏ lỡ cơ hội để phát triển công việc kinh doanh. Trong trường hợp tồi tệ hơn, doanh nghiệp có thể gặp rắc rối trước hết với doanh số, sau đó là hình ảnh nhãn hiệu bị suy giảm trong suy nghĩ của khách hàng.
Một vấn đề quan trọng là cả giá của sản phẩm - dịch vụ và mức doanh số mà doanh nghiệp muốn đạt được tại mức giá này sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn cũng cần phải theo dõi các đối thủ cạnh tranh để xem liệu giá sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh không trong khi vẫn bảo đảm được sự khác biệt về sản phẩm.
Giá sản phẩm chính là tín hiệu đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều đó giải thích tại sao việc định giá đúng là rất quan trọng. Nếu giá của sản phẩm cao, doanh nghiệp sẽ mất vị trí trên thị trường, nhưng nếu nó quá thấp, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để phát triển kinh doanh.
Tác động của thị trường
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá cao từ 7 - 8%/năm , đây là nhân tố thuận lợi tác động đến sự phát triển chung của tất cả các ngành kinh tế trong cả nước cũng như ngành sản xuất săm lốp. Là một thành phần của nền kinh tế, Công ty cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng và chi phối của tình hình nền kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển của ngành nói riêng
Theo thống kê và dự đoán của các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Credit Suisse, trong các năm 2005, 2006, 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lần lượt là 8,4%; 6,6% và 12,6%, năm 2008 là 22,1%. Với tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay cộng với việc ngân hàng Nhà nước thắt chặt hạn mức cho vay đối với các doanh nghi