Lý do chọn đề tài:
Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường thì việc đạt được mục tiêu cuối cùng là sự tồn tại lâu dài, phát triển và kinh doanh có lãi là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ tổ chức, đơn vị kinh tế trong cũng như ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, bất kỳ tổ chức, đơn vị nào dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ đều phải có một lượng tài sản và nguồn vốn nhất định bao gồm: máy móc, thiết bị, hàng hóa, nhà xưởng Do đó mà mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng cũng như chấp hành đúng pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình đồng thời định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới để đưa ra những chiến lược phù hợp. Chính vì thế, việc doanh nghiệp thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính hiện tại, xác định đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó có giảp pháp cụ thể để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Chính vì vậy đó cũng là lý do mà vì sao tôi chọn đề tài “Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam” nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp công ty có những định hướng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài này là công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam.
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty. Chính vì thế, quá trình phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, phân tích sự biến động trong các khoản mục của bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích các tỷ số tài chính để đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin và tài liệu từ nguồn tài liệu nội bộ của công ty bằng phương pháp so sánh và liên hệ cân đối.
Phạm vi giới hạn của đề tài:
Do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế nên chưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu hướng phát triển của công ty. Với hai phương pháp so sánh và liên hệ cân đối nên đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính của một công ty riêng lẽ chưa kết hợp với các công ty khác cùng ngành nghề. Do đó việc phân tích, đánh giá tình hình của công ty một cách toàn diện và xác thực là điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam trong giới hạn khả năng của mình.
112 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
(((
( Lý do chọn đề tài:
Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường thì việc đạt được mục tiêu cuối cùng là sự tồn tại lâu dài, phát triển và kinh doanh có lãi là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ tổ chức, đơn vị kinh tế trong cũng như ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, bất kỳ tổ chức, đơn vị nào dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ đều phải có một lượng tài sản và nguồn vốn nhất định bao gồm: máy móc, thiết bị, hàng hóa, nhà xưởng…Do đó mà mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng cũng như chấp hành đúng pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình đồng thời định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới để đưa ra những chiến lược phù hợp. Chính vì thế, việc doanh nghiệp thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính hiện tại, xác định đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó có giảp pháp cụ thể để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Chính vì vậy đó cũng là lý do mà vì sao tôi chọn đề tài “Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam” nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp công ty có những định hướng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai.
( Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài này là công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam.
( Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty. Chính vì thế, quá trình phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, phân tích sự biến động trong các khoản mục của bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích các tỷ số tài chính…để đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
( Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin và tài liệu từ nguồn tài liệu nội bộ của công ty bằng phương pháp so sánh và liên hệ cân đối.
( Phạm vi giới hạn của đề tài:
Do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế nên chưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu hướng phát triển của công ty. Với hai phương pháp so sánh và liên hệ cân đối nên đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính của một công ty riêng lẽ chưa kết hợp với các công ty khác cùng ngành nghề. Do đó việc phân tích, đánh giá tình hình của công ty một cách toàn diện và xác thực là điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam trong giới hạn khả năng của mình.
PHẦN NỘI DUNG
(((
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính:
1.1.1. Khái niệm:
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai.
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính:
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị hiệu quả của doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
Vai trò, mục đích và nội dung của phân tích tài chính:
1.2.1. Vai trò:
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các liên hệ kinh tế gắn với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghệp. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp mình.
1.2.2. Mục đích của phân tích tài chính:
Phân tích tài chính là giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định cho phù hợp.
1.2.3. Nội dung của phân tích tài chính:
Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính đi từ khái quát đến cụ thể, bao gồm các nội dung sau:
Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn.
Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình luân chuyển vốn.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích khả năng sinh lời.
Phương pháp phân tích và tài liệu phân tích:
1.3.1 Phương pháp phân tích:
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải chú ý 3 nguyên tắc sau:
( Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp, gốc so sánh có thể là:
Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá, phát triển của các chỉ tiêu.
Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong ngành.
Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh là kỳ gốc (gốc so sánh) được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được.
( Điều kiện so sánh được:
Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau.
Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán.
Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
( Kỹ thuật so sánh:
( So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô các chỉ tiêu kinh tế, là căn cứ đề tính các số khác.
Y = Y1- Y0
Y : trị số so sánh
Y1 : trị số phân tích
Y0 : trị số gốc
( So sánh bằng số tương đối: là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tùy thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp.
- Số tương đối kế hoạch: phản ánh bằng tỷ lệ %, là chỉ tiêu mức độ mà doanh nghiệp phải thực hiện.
- Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch: có 2 cách tính:
( Tính tỷ lệ % hoành thành kế hoạch được xác định bằng:
Tỷ lệ % hoàn Chỉ tiêu thực hiện * 100%
thành kế hoạch = __________________________
Chỉ tiêu kế hoạch
( Tính theo hệ số tính chuyển:
Số tăng (+), giảm (-) tương đối = Chỉ tiêu thực tế - (Chỉ tiêu kế hoạch * hệ số tính chuyển)
- Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Có thể chọn số liệu ở thời gian nào làm gốc, lấy số liệu của thời gian sau đó so với thời gian gốc.
- Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng số.
- Số tương đối hiệu suất: là kết quả so sánh giữa hai tổng thể khác nhau nhằm đánh giá tổng quát chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng thể chất lượng
Số tương đối hiệu suất = ____________________
Tổng thể số lượng
( So sánh bằng số bình quân: số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể có cùng tính chất, qua so sánh số bình quân đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí giữa các doanh nghiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tính chất chặt chẽ của số bình quân.
( So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗi bảng báo cáo.
( So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.
1.3.2. Tài liệu phân tích:
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là những tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.
( Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A – Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
B – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
( Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành 2 phần:
A – Nợ phải trả.
B – Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 1.1 – Bảng cân đối kế toán (Trang 99)
( Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn:
Tình hình tài chính của công ty là một chỉ tiêu liên quan mật thiết đến công ty. Nó thể hiện được hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua các số liệu tài chính này.
Để phân tích khái quát về tình hình tài chính, ta xem xét trước hết ở sự thay đổi của bảng cân đối kế toán, tức là sự tăng giảm về mặt tổng số của tài sản và nguồn vốn. Sự thay đổi này nói lên sự thay đổi về mặt quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự tăng giảm đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng, chưa thể giải thích gì về hiệu quả tài chính cả.
Tiếp đến, dùng phương pháp liên hệ cân đối, lần lượt phân tích những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn. Bằng cách đó, chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của bảng cân đối kế toán.
1.3.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Một đơn vị kinh doanh có 2 loại hoạt động, trong đó:
Hoạt động chức năng (hoạt động kinh doanh chính) bao gồm: hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất, hoạt động mua bán hàng hóa ở đơn vị thương mại và hoạt động tài chính. Kết quả của hoạt động này được xác định như sau:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính – Chi phí
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ
= + + +
= + + +
Hoạt động khác liên quan đến các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của đơn vị. Kết quả hoạt động này được xác định như sau:
= -
Bảng 1.2 – Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 102)
( Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với sự vận động của các yếu tố tiền tệ, vì thế các quan hệ kinh tế thường có mối liên hệ chặt chẽ với các quan hệ tài chính.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan tâm cũng là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khi kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, nhân công, trang thiết bị, … một cách đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.
Lợi nhuận cũng chính là hiệu số giữa doanh thu thu được và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Phân tích các tỷ số tài chính:
1.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán:
1.4.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời (CR):
Tỷ số này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn. Nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ.
=
Ngoài tỷ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp được sử dụng để đánh giá khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn khi đáo hạn. Các nhà phân tích còn lưu ý đến chỉ tiêu tài sản lưu động ròng hay vốn lưu động và được xác định như sau:
Tài sản lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu.
1.4.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh (QR):
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong cùng thời điểm. Hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền.
=
Tỷ lệ này thông thường lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá lớn gây tình trạng mất cân đối vốn lưu động.
1.4.2. Tỷ số về đòn cân nợ:
Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Trong phân tích tài chính, cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với số nợ vay.
1.4.2.1. Tỷ số nợ:
=
Các chủ nợ thường thích tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp món nợ càng được đảm bảo ở trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Ngược lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp thường muốn có một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh vì việc tăng thêm vốn tự có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Khả năng thanh toán lãi vay:
Tỷ số này được dùng để đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào.
=
1.4.3. Tỷ số về hiệu quả hoạt động:
Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ số này dùng để đo lường khả năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Đồng thời nó còn cho thấy tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp tốt hay xấu. Chỉ tiêu doanh thu sẽ được sử dụng chủ yếu trong các tỷ số này để đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
1.4.3.1. Vòng quay tồn kho:
Đây là một chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng vì dự trữ nguyên vật liệu là để sản xuất, sản xuất hàng hóa là để tiêu thụ nhằm đạt được mức doanh thu và lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quy mô tồn kho của một doanh nghiệp có thể lớn đến mức độ nào, điều này phụ thuộc vào việc kết hợp của nhiều yếu tố. Tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và thời gian trong năm.
=
1.4.3.2. Kỳ thu tiền bình quân:
Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Cho thấy khi tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp thu được tiền.
Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu của các chính sách doanh nghiệp như: doanh nghiệp tăng doanh thu bán chịu để mở rộng thị trường.
Các khoản phải thu ở đây chính chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác.
=
1.4.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào. Tỷ số này càng cao thì càng tốt vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công suất sử dụng tài sản cố định cao.
Nhân tố tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản cố định đến thời điểm lập báo cáo. Nó được xác định căn cứ và nguyên giá của tài sản cố định sau khi khấu trừ phần khấu hao tích lũy đến thời điểm lập báo cáo.
=
1.4.3.4. Vòng quay tài sản:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần.
Nhân tố tổng tài sản được xác định bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.
=
1.4.3.5. Vòng quay khoản phải thu:
Hệ số vòng quay các khoản phải thu: thể hiện giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ, vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kỳ hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách hàng.
=
1.4.4 Tỷ số về doanh lợi:
1.4.4.1. Tỷ lệ lãi gộp:
Tỷ lệ lãi gộp là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh, thể hiện mối quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu thuần. Tỷ lệ này được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp / Doanh thu thuần
= (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu thuần
Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và doanh nghiệp càng được đánh giá cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp, giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao.
1.4.4.2. Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ (ROS) phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này rất đáng quan tâm nhưng nó sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng ta so sánh nó với mức lợi tức sau thuế của năm trước. Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
=
1.4.4.3. Doanh lợi tài sản (ROA):
Chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA) phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG BAO CAO.doc
- MUC_LUC[2].doc