Trình bày các nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước, vận dụng vào tình hình thực tế Việt Nam hiện nay

Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện của nhà sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước. Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước về mọi mặt. Ngân sách nhà nước cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính,điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó thì Nhà nước cần có được nguồn ngân sách dồi dào để định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh, cân đối được kế hoạch chi ngân sách theo dự toán.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày các nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước, vận dụng vào tình hình thực tế Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT NỘI DUNG Đề tài 1 : Trình bày các nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước. Vận dụng vào tình hình thực tế Việt Nam hiện nay ? A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu về ngân sách nhà nước. a. Khái niệm ngân sách nhà nước: b. Vai trò của ngân sách nhà nước: 2. Thu ngân sách nhà nước. a. Khái niệm Đặc điểm thu ngân sách nhà nước Nội dung thu ngân sách nhà nước B. NỘI DUNG CHÍNH I. Các nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước. Yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước: 1. Các nguyên tắc thu ngân sách nhà nước 2. Yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước 3. Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước II. Việc triển khai thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2008 và giải pháp đổi mới cơ cấu thu năm 2009 - 2010 . - Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2008 - Phương hướng và giải pháp giai đoạn 2009-2010 PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện của nhà sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước. Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước về mọi mặt. Ngân sách nhà nước cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính,điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó thì Nhà nước cần có được nguồn ngân sách dồi dào để định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh, cân đối được kế hoạch chi ngân sách theo dự toán. 1. Khái niệm , vai trò của ngân sách nhà nước: a. Khái niệm ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế dưới hình thái giá trị,phát sinh trong quá trình Nhà nước tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (ngân sách nhà nước) nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt . b. Vai trò của ngân sách nhà nước: - Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn lực tài chính đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.Những công cụ thường gặp như: thuế, lệ phí, viện trợ không hoàn lại,thanh lý tài sản công… Có thể nói, đây là vai trò truyền thống của Ngân sách nhà nước, tồn tại trong bất cứ thời đại, chế độ xã hội nào kể từ khi nhà nước ra đời. Nó xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc ra đời nhà nước với chức năng quản lý kinh tế xã hội. Liên quan đến vấn đề này, C.Mác tổng kết như sau: “ Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định bởi ngân sách nhà nước và ngược lại”.Thật vậy, Nhà nước sử dụng sức mạnh chuyên chính của mình để huy động nguồn lực vào quỹ ngân sách nhà nước. Ngược lại, Nhà nước muốn duy trì quyền lực chính trị của mình thì phải dựa trên tiềm lực kinh tế của quỹ ngân sách nhà nước. - Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa,các yếu tố cơ bản của thị trường như cung cầu,giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường,thị trường sẽ có nhiều sự bất ổn do sự mất cân đối của cung cầu .Do vậy ngân sách nhà nước sẽ giúp bình ổn thị trường ,điều tiết giá cả cũng như kiềm chế lạm phát .Hay ngân sách nhà nước cũng là công cụ giúp định hướng ,hình thành cơ cấu kinh tế mới ,kích thích phát triển sản xuất,kinh doanh và chống độc quyền. - Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng cho xã hội. Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu và thuế trực thu, Nhà nước điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động. Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ cấp trong các chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình về bảo trợ xã hội, về việc làm... Các vai trò trên của ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của ngân sách nhà nước với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế. 2. Thu ngân sách nhà nước a. Khái niệm Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Như vậy, thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật ngân sách nhà nước hiện hành, nội dung các khoản thu thu ngân sách nhà nước bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu ngân sách nhà nước các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật thu ngân sách nhà nước (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu ngân sách nhà nước các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu ngân sách nhà nước. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước; Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v... Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. Nội dung thu ngân sách nhà nước Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu Thuế: đây là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước, thường chiếm từ 80 – 90% tổng ngân sách nhà nước. Các sắc thuế khi phân loại theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn,hay như thuế TNDN hay TNCN, nhà đất.... Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt... Một số loại thuế và sắc thuế phổ biến: Thuế tiêu thụ, VAT, Thuế thu nhập, Thuế cổ tức, Thuế môn bài , Thuế tài sản, Thuế chuyển nhượng, Thuế thừa kế, Thuế xuất nhập, khẩu,Thuế khoán ... Thu phí và lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước: thu từ lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi) của Nhà nước, thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước tại các cơ sở kinh thế - bán hoặc đấu giá doanh nghiệp Nhà nước. Thu từ hoạt động sự nghiệp: Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước: Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản: Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định. Thu từ hoạt động hợp tác lao động với nước ngoài... Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu Thu thường xuyên: là các khoản thu phát sinh thường xuyên cùng với nhịp độ hoạt động của nền kinh tế, có tính chất bắt buộc như thuế, phí, lệ phí với nhiều hình thức cụ thể do luật định. Thu không thường xuyên: là những khoản thu chỉ phát sinh vào thời điểm, vào những khoảng thời gian nhất định, không phát sinh liên tục như thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước... Căn cứ vào tính chất cân đối ngân sách nhà nước Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: là các khoản thu nằm trong hoạch định của Nhà nước (gồm thuế, phí, lệ phí, lợi tức cổ phần của Nhà nước, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước và các khoản thu khác). Đây là những khoản thu mang tính chất động viên không hoàn lại, tức là không có trách nhiệm hoàn trả trực tiếp. Thu ngoài cân đối ngân sách nhà nước (thu bù đắp thiếu hụt ngâ sách nhà nước): là những khoản thu có được do Nhà nước đi vay từ các tổ chức dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội,vay từ nước ngoài – là các khoản thu mang tính chất hoàn trả trực tiếp. B. NỘI DUNG CHÍNH I. Các nguyên tắc thu ngân sách nhà nước. Yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước 1. Các nguyên tắc thu ngân sách nhà nước Nguyên tắc ổn định lâu dài: trong điều kiện hoạt động kinh tế bình thường thì phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không được gây xáo trộn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của ngân sách nhà nước phải thích hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa tạo thuận lợi cho việc kế hoạch hóa ngân sách nhà nước và tạo điều kiện để kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc đảm bảo công bằng: Thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. Do đó việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải kết hợp sắc thuế trực thu với sắc thuế gián thu. Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế, phương pháp tính thuế...Các từ ngữ được sử dụng của văn bản phải thông dụng, dễ hiểu không chứa đựng nhiều hàm ý để tất cả mọi người đều hiểu được và chấp hành giống nhau. Đảm bảo nguyên tắc này giúp cho việc tổ chức chấp hành luật thống nhất, tránh được tình trạng lách luật, trốn lậu thuế. Nguyên tắc giản đơn: nguyên tắc này đòi hỏi trong các sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh được những hiện tượng tiêu cực trong thu thuế. Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế: theo nguyên tắc này thiết lập hệ thống thuế phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế về đối tượng tính thuế, phương thức thu nộp thuế suất. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các cam kết mang tính chất quốc tế. 2. Yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước Thu nhập GDP bình quân đầu người: khi GDP/người mà cao thì thu ngân sách nhà nước sẽ cao. Ngược lại, khi GDP/người thấp thì thu ngân sách nhà nước sẽ thấp Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: Tỷ suất doanh lợi = kết quả thu được / tổng chi phí bỏ ra Tỷ suất doanh lợi phản ánh hiệu quả của nền kinh tế, do đó Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế càng lớn thì thu ngân sách nhà nước càng lớn. Ngoài ra, nếu dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ tránh được việc động viên vào ngân sách nhà nước gây khó khăn về tài chính cho hoạt động kinh tế. Khả năng xuất khẩu về tài nguyên thiên nhiên: Đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ cao và có khả năng tăng nhanh. Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Phụ thuộc vào các yếu tố: Quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí của Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ dẫn đến đòi hỏi thu ngân sách nhà nước tăng lên. Tổ chức bộ máy thu ngân sách: tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn,lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm tăng thu ngân sách nhà nước. Ngược lại, tổ chức bộ máy thu nộp cồng kềnh, cán bộ quản lý thu nộp thiếu trách nhiệm, cố ý làm sai sẽ là những nguyên nhân gây giảm thu của ngân sách nhà nước. 3. Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt. Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân. Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới. Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư. II. Thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2008 và giải pháp đổi mới cơ cấu thu năm 2009 - 2010      Trước bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt có hiệu quả của Chính phủ và sự nỗ lực của các Bộ, ngành, các địa phương, tổ chức, các doanh nghiệp, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2006-2008 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và hoàn thành một cách toàn diện. Tuy nhiên, thu ngân sách giai đoạn này vẫn còn những hạn chế tồn tại và cần có những phương hướng, giải pháp đổi mới cơ cấu thu NSNN để có thể hoàn thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ NSNN giai đoạn 2006-2010.     Thu NSNN giai đoạn 2006-2008 Giai đoạn 2006-2008, mức động viên NSNN đạt khá, bình quân đạt 27,7% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra là 21-22% GDP, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế và phí bình quân đạt 25,4% GDP cao hơn chỉ tiêu đặt ra 20-21%GDP (loại trừ yếu tố tăng giá dầu thì mức động viên NSNN bình quân đạt 25,4% GDP, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế và phí đạt 22,9% GDP). Tổng thu NSNN 3 năm ước đạt 995.000 tỷ đồng, bằng 67,4% chỉ tiêu 5 năm. Tốc độ tăng thu bình quân đạt 20,6%/năm, gấp 2 lần chỉ tiêu đề ra (10,8%/năm). Quy mô thu NSNN năm 2008 tăng 75% so với năm 2005. Trong đó, thu NSNN thực hiện năm 2006 là 279.472 tỷ đồng bằng 28,7% GDP, năm 2007 là 315.915 tỷ đồng bằng 27,6% GDP, ước thực hiện NSNN năm 2008 là 399.000 tỷ đồng bằng 27,2% GDP. Cụ thể cơ cấu về nguồn thu như sau: Thu nội địa (không kể dầu thô) của giai đoạn 2006-2008 ước đạt trung bình ở mức 175.234 tỷ đồng; trong đó năm 2006 là 146.404 tỷ đồng bằng 52,4% tổng thu NSNN; năm 2007 là 174.298 tỷ đồng bằng 55,2% so với tổng thu ngân sách; ước thực hiện năm 2008 ước khoảng 205.000 tỷ đồng bằng 51,4% so với tổng thu NSNN. Như vậy, thu nội địa không kể dầu thô trong giai đoạn này tuy đạt khá và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng thu NSNN nhưng tỷ lệ thu/tổng thu NSNN chưa đạt được chỉ tiêu đề ra của giai đoạn 2006-2010 là 59-60% tổng thu NSNN. Trong cơ cấu các nguồn thu nội địa, bước đầu đã có những xu hướng tiến bộ đáng mừng: 1. Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh: Năm 2008 ước thực hiện đạt khoảng 64.000 tỷ đồng, chiếm 31,2% tổng thu nội địa; tăng khoảng 18,0% so với năm 2007. Năm 2007 đạt gần 54.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2006. Tỷ trọng số thu từ khu vực kinh tế quốc doanh trong tổng thu nội địa có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ 36,5% năm 2003 xuống còn 33,8% năm 2007 và 31,02% năm 2008. 2. Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh liên tục tăng qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng. Số thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2008 ước đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 7,0% so với dự toán, tăng 34,4% so với năm 2007. Năm 2007 đạt 30.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch 10,3%, tăng 39,4% so với năm 2006. Tỷ trọng trong tổng thu nội địa năm 2007 là 19,1% (so với 15,9% năm 2006). Thu từ khu vực kinh tế này đã và đang có bước phát triển vững chắc và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa thời gian tới. 3. Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2008 ước thực hiện đạt khoảng 41.000 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng thu nội địa; năm 2007 chiếm 19,05% tổng thu nội địa, thể hiện môi trường đầu tư và kinh koanh, các khung khổ pháp lý về đầu tư nước ngoài ngày càng được cải thiện. Thu từ dầu thô trong giai đoạn 2006- 2008 luôn đạt ở mức cao và có lợi cho việc xuất khẩu dầu thô của ta do có sự biến động mạnh về giá dầu thô trên thị trường thế giới. Tại thời điểm của năm 2008 giá dầu thô luôn đạt trung bình ở mức trên 100USD/thùng. Năm 2006 thu từ dầu thô 83.346 tỷ đồng, năm 2007 là 76.980 tỷ đồng, năm 2008 ước khoảng 102.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương ứng trên tổng thu là 29,8%, 24,4%, 25,6% (bình quân giai đoạn khoảng 26,0% cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 22-23% tổng thu ngân sách). Thu từ xuất nhập khẩu bình quân giai đoan 2006-2008 đạt khoảng 62.068 tỷ đồng bằng 116% dự toán bình quân giai đoạn. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2006 là 42.824 tỷ đồng, năm 2007 là 60.381, năm 2008 ước khoảng 89.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương ứng trên tổng thu là 15,3%, 19,1%, 22,3% (bình quân giai đoạn khoảng hơn 18,0% cao hơn chỉ tiêu đề ra là 17%). Mặc dù sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải chủ động cắt giảm thuế quan theo cam kết song tỷ trọng số thu từ thuế XNK đã không giảm mạnh tương ứng, do cùng với việc giảm thuế, kim ngạch XNK gia tăng, tạo điều kiện tăng thu cho NSNN. Tuy nh
Luận văn liên quan