Khóa luận Pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

1. lý do chọn đề tài Hiện nay, hoạt động thương mại đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới, đó là một nhu cầu bất thiết của tất cả các nước trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu các nước tích cực mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế với nhau. Đều này sẽ tạo điều kiện để họ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, tiếp thu các thành tựu khoa hoc kỹ thuật của các nước khác, góp phần làm cho thế giói ngày càng phát triển hơn nữa. Với việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thế giới đã tạo ra nhiều công cụ bổ trợ khác nhau. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế ( WTO ), thì càng tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nền sản xuất trong nước đã và đang vươn mình trỗi dậy, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa phat triển thu về nhiều lợi nhuận cho đất nước nói chung và các thương nhân nói riêng. Cùng với đó là nhu cầu về việc phát triển các công cụ bổ trợ ngày càng bứt thiết. Trong đó phải kể điến một công cụ đã tồn tại từ rất lâu trên thế giới đó là các sở giao dịch hàng hóa.Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước cùng nhu câu mua bán hàng hóa, nước ta đã trở thành thị trường tiềm năng để phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Và thực tế Nhà nước đã tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển thông qua việc xây dựng hành lang pháp lý an toang để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Tuy nhiên, thực tế áp dụng luật con nhiều bất cập đáng lo ngại đã cản trở sự phát triển của nó, làm cho sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng. Đòi hỏi cần phải sớm có các biện pháp để diều chỉnh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển hơn nữa. Và đây cũng là lý do mà người viết chọn đề tài “Pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” để nghiên cứu và tìm các hướng giải quyết tốt nhất, hi vọng có thể là tài liệu tham khảo bổ ích. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động diễn ra từ rất lâu trên thế giới tuy nhiên với Việt Nam nó là hoạt động tương đối mới mẻ. Vì vậy có nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong hình thức mua bán này. Do đó, đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu các nội dung cơ bản của hoạt động mua ban hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam mà chưa đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề cụ thể 3. Phương pháp nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tài liệu có liên quan, tổng hợp thông tin, phân tích, so sánh thông tin và đưa ra các đánh giá. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa; các quy định của luật doanh nghiệp về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, cùng các văn bản hướng dẫn như: Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Thông tư 03/2009/TT-BCT, Quyết định 0106/2011/QĐ-BCT, Quyết định 4361/2010/QĐ-BCT; thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với việc phân tích các quy định của luật và tình hình thực tế của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa người viết đã đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách nhận ra được các bất cập của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật hơn nữa. Bên cạnh đó, người viết cũng hi vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 6. Kết cấu của niên luận. A. LỜI NÓI ĐẦU B. NỘI DUNG. CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH. CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH VÀ GIẢI PHÁP. C. KẾT LUẬN.

doc37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6308 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài Hiện nay, hoạt động thương mại đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới, đó là một nhu cầu bất thiết của tất cả các nước trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu các nước tích cực mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế với nhau. Đều này sẽ tạo điều kiện để họ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, tiếp thu các thành tựu khoa hoc kỹ thuật của các nước khác, góp phần làm cho thế giói ngày càng phát triển hơn nữa. Với việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thế giới đã tạo ra nhiều công cụ bổ trợ khác nhau. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế ( WTO ), thì càng tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nền sản xuất trong nước đã và đang vươn mình trỗi dậy, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa phat triển thu về nhiều lợi nhuận cho đất nước nói chung và các thương nhân nói riêng. Cùng với đó là nhu cầu về việc phát triển các công cụ bổ trợ ngày càng bứt thiết. Trong đó phải kể điến một công cụ đã tồn tại từ rất lâu trên thế giới đó là các sở giao dịch hàng hóa.Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước cùng nhu câu mua bán hàng hóa, nước ta đã trở thành thị trường tiềm năng để phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Và thực tế Nhà nước đã tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển thông qua việc xây dựng hành lang pháp lý an toang để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Tuy nhiên, thực tế áp dụng luật con nhiều bất cập đáng lo ngại đã cản trở sự phát triển của nó, làm cho sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng. Đòi hỏi cần phải sớm có các biện pháp để diều chỉnh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển hơn nữa. Và đây cũng là lý do mà người viết chọn đề tài “Pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” để nghiên cứu và tìm các hướng giải quyết tốt nhất, hi vọng có thể là tài liệu tham khảo bổ ích. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động diễn ra từ rất lâu trên thế giới tuy nhiên với Việt Nam nó là hoạt động tương đối mới mẻ. Vì vậy có nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong hình thức mua bán này. Do đó, đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu các nội dung cơ bản của hoạt động mua ban hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam mà chưa đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề cụ thể 3. Phương pháp nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tài liệu có liên quan, tổng hợp thông tin, phân tích, so sánh thông tin và đưa ra các đánh giá. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa; các quy định của luật doanh nghiệp về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, cùng các văn bản hướng dẫn như: Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Thông tư 03/2009/TT-BCT, Quyết định 0106/2011/QĐ-BCT, Quyết định 4361/2010/QĐ-BCT; thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với việc phân tích các quy định của luật và tình hình thực tế của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa người viết đã đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách nhận ra được các bất cập của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật hơn nữa. Bên cạnh đó, người viết cũng hi vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 6. Kết cấu của niên luận. A. LỜI NÓI ĐẦU B. NỘI DUNG. CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH. CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH VÀ GIẢI PHÁP. C. KẾT LUẬN. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH. 1. Khái quát chung về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. 1.1. Khái niệm về sở giao dịch hàng hóa. 1.1.1 Lịch sử hình thành Sở giao dịch hàng hóa. * Ở các nước trên thế giới. Ngay từ thế kỷ XIX, nhiều quốc gia trên thế giới có nền kinh tế thị trường đã thiết lập các Sở giao dịch hàng hóa. Ở Hoa Kỳ, giữa thế kỷ XIX, tại các chợ đầu mối bến cảng đã có hàng ngàn Sở giao dịch hàng hoá được thiết lập để thương nhân, nhà sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp ( ngô, gạo, bông, gia súc… ) gặp gỡ, mua bán, giao kết hợp đồng. Tuy nghiên do sự thay đổi của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng chỉ còn một số Sở giao dịch hàng hóa lớn còn tồn tại và phát triển. Ví dụ như: Hoa Kỳ nổi tiếng với sở giao dịch hàng hóa New York được thiết lập vào thế kỷ XIX chuyên về mua bán xăng dầu khí đốt, vàng bạc… Canada có sở giao dịch hàng hóa Winnipeg được thiết lập tư cuối thế kỷ XIX chuyên về mua bán các hàng nông sản ( lúa, mì, ngô,… ).Anh với sở giao dịch Luandon. Nhật với sở giao dịch Tokyo chuyên về mua bán vàng bạc, bạch kim, cao su, bông vải, nhôm,… Đến nay, trên thế giới Mĩ và Anh là hai nước dẫn đầu thế giới về sự phát triển của Sở giao dịch hàng hóa. Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Hàn Quốc, Malaysia,… đều đã có Sở giao dịch hàng hóa phát triển. * Ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam nhu cầu thiết lập các Sở giao dịch hàng hóa đã phát triển. Tại nhiều vùng kinh tế trọng điểm của nước ta đã dần xuất hiện các hình thức đầu tiên để hình thành Sở giao dịch hàng hóa, đó là việc các chợ đầu mối mua bán nông sản ( lúa, gạo, cao su, cà phê,.. ) ở các tỉnh. Và để mở rộng và phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, Quốc hội đã quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về Sở giao dịch hàng hóa cũng như việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở luật và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Bộ Công Thương cấp phép hoạt động cho Sở giao dịch hàng hóa VNX với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Cà phê, cao su và thép là những mặt hàng giao dịch đầu tiên. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), trước đây là Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong chính thức hoạt động vào ngày 11/1/2011. Đây được xem là Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên ở Việt Nam. 1.1.2 Sở giao dịch hàng hóa. Ở Việt Nam, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hình thức mới mẻ, và lần đầu tiên được đưa vào Luật thương mại 2005. Đây là hình thức mua bán hàng hóa có thể đáp ứng tốt việc bảo vệ nhà sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa. Theo Thạc sĩ Hà Thị Thanh Bình thì “ Sở giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận va ký kết những hợp đồng để thực hiện việc mua bán hàng hóa không trực tiếp giao ngay mà là cam kết việc mua bán hàng hóa. Còn việc giao hàng và nhận tiền sẽ được thực hiện trong tương lai” Từ định nghĩa trên ta có thể thấy: Sở giao dịch hàng hóa không phải là tổ chức mua bán hàng hóa mà là nơi để người mua bán gặp gỡ xác lập giao dịch mua bán hàng hóa với nhau. Những giao dịch thông qua sở giao dịch hàng hóa chủ yếu là các giao dịch kỳ hạn, tức là giao dịch mà thời điểm giao hàng sẽ được ấn định trong tương lai chứ không phải tại thời điểm giao dịch. Do đó Sở giao dịch hàng hóa là hình thức thị trường đặc biệt, thực hiện mua bán hàng hóa quy mô lớn, theo mẫu và quy cách hàng hóa. Theo điều 67 Luật thương mại 2005 quy dinh Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức có chức năng cung cấp điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa, điều hành các hoạt động giao dịch và niêm yết các mức giá cụ thể để hình thành trên thị trường giao dịch tại thời điểm. Các vấn đề cụ thể về điều kiện thành lập, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa tương lai được quy định trong văn bản hướng dẫn của Chính Phủ. 1.2. Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa trong các tài liệu, luật giao dịch hàng hoá của các nước, trong đó có Luật thương mại năm 2005, Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP. Khoản 1 Điều 63 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”. Trong hoạt động thương mại, hàng hóa là đối tượng của giao dịch mua bán có thể là hàng hóa hữu hình hoặc hàng hóa hình thành trong tương lai. Hoạt động mua bán hàng hoá c ó thể không dẫn đến thực chất việc giao nhận hàng hóa trong thực tế. Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa tương lại có thể giao kết và thực hiện với mục đích hạn chế rủi ro hoặc thu lợi nhuận. Có thể thấy, khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Luật thương mại năm 2005 đã thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hang hóa. 1.3. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc điểm sau: 1.3.1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm sinh lợi khác.Như vậy, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thương mại. 1.3.2 Về chủ thể Tham gia vào hoạt động Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa gồm những chủ thể chính sau: Thứ nhất, khách hàng (hay những người có nhu cầu mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá) là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch hàng hoá, thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa. Khách hàng là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa và không bắt buộc phải là thương nhân, chỉ là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán hàng hoá qua sở giao dịch. Tuy nhiên, khách hàng không trực tiếp giao dịch tại Sở giao dịch mà phải uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở giao dịch để thực hiện hoạt động mua hoặc bán hàng hoá qua sở giao dịch. Thứ hai, thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa. Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá cho chính mình để tìm kiếm lợi nhuận hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng để hưởng thù lao. Thứ ba, thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa. Thành viên môi giới thực hiện hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa để nhận thù lao.Thành viên môi giới không được nhận uỷ thác của khách hàng như thành viên kinh doanh để mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mà chỉ được thực hiện hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá. Bên cạnh ba chủ thể chính này, trong mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hang hóa còn có một số chủ thể khác, đó là các nhà tư vấn thực hiện việc phân tích thị trường, lập báo cáo, cho ý kiến tư vấn hoặc đưa ra các đề xuất về việc mua bán hợp đồng kỳ hạn cho một người nào đó và thu phí; các đại lý giao dịch được cấp phép làm đại lý cho công ty môi giới hàng hóa giao sau trong việc môi giới các lệnh mua bán từ khách hàng… 1.3.3. Hình thức mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Hình thức mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa là hợp đồng, đó là hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng kì hạn là thoả thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Để giảm thiểu rủi ro cho chính mình, trên cơ sở hợp đồng kì hạn đã giao kết, hai bên có thể kí tiếp hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua (hợp đồng quyền chọn). Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thoả thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hoá đó. 1.3.4. Về phương thức giao dịch. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là phương thức trung gian ( Sở giao dịch hàng hóa ). Các hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa đã được Sở giao dịch tiêu chuẩn hóa về số lượng, thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng, các bên chỉ cần thỏa thuận về giá. Một trong các căn cứ để các bên xác định giá cho hợp đồng mua bán hàng hóa là giá niêm yết tại Sở giao dịch hàng hóa. Ngoài ra, khi mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa, quan hệ mua bán phải tuân thủ các điều kiện do từng Sở giao dịch quy định. Do đó, các bên tham gia mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa không nhất thiết phải xem xét khả năng thực tế của bên kia, người mua không phải lo lắng về hàng hóa có được đảm bảo chất lượng, số lượng và người bán cũng không cần phải lo về khả năng thanh toán của bên mua. Bởi những điều này đã được Sở giao dịch hàng hóa quy định chặt chẽ. Vì vây, khi mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo tốt hơn khi mua bán hàng hóa ngòi Sở giao dịch hàng hóa. Như vậy có thể nói rằng, Sở giao dịch là phương thức giao dịch trung gian trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa thành lập hoặc ủy thác cho tổ chức khác thành lập trung tâm thanh toán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ( trung tâm thanh toán ), trung tâm giao nhận hòng hóa khi khách hàng thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.3.5. Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hàng hoá. Hàng hoá được các bên thoả thuận giao kết phải là hàng hoá được phép giao dịch tại sở giao dịch; tuân thủ các quy định về loại hàng, tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại và các điều kiện khác do Bộ công thương quy định hoặc Sở giao dịch hàng hóa đặt ra. Theo thông lệ chung, hàng hoá được mua bán tại Sở giao dịch thường là những hàng hoá được giao kết với số lượng lớn và có sự biến động mạnh về giá cả, ví dụ: Nông sản ( gạo, hạt tiêu, cà phê, ca cao, ngũ cốc ), vàng, kim loại màu, len thô… Hàng hoá được giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa có thể chưa hiện hữu vào thời điểm giao kết hợp đồng ( ví dụ: Máy móc chưa sản xuất; nhà chưa hoặc đang xây dựng; gạo, cà phê, ca cao, cao su, bông vải…chưa đến vụ thu hoạch ). 1.4. Pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam Hiện nay, hành lang pháp lí cho việc xây dựng Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ. Luật thương mại năm 2005 đã đặt nền móng đầu tiên về các quy định quản lý nhà nước đối với Sở giao dịch hàng hóa. Tiếp đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã ban hành một số văn bản quy định có liên quan như Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa; Thông tư số 03/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 10 tháng 2 năm 2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP; Quyết định số 4361/2010/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 18 tháng 8 năm 2010 ban hành danh mục các loại hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa; Quyết định 0106/2011/QĐ-BCT ngày 10 tháng 01 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa . Có thể khái quát ở một số nội dung cơ bản sau: 1.4.1. Về tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá. Sở giao dịch hàng hóa là một chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Ở các nước Sở giao dịch hàng hóa tồn tại rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hành. Tuy nhiên, bản chất chung của Sở giao dịch hàng hóa vẫn là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập. Do đó, việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật điều kiện và thủ tục chặt chẽ. 1.4.1.1. Địa vị pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa do Bộ công thương cấp phép thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại và Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường và hoạt động mua bán hàng hóa giao sau trên thị trường ngoài sở. Trong hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau về giá cả, số lượng, phẩm cấp hàng hóa, thời hạn giao nhận mà không cần phải thông qua một chủ thể trung gian nào. Tại thì trường hàng hóa giao sau ngoài sở cũng vậy, các bên có thể chủ động thỏa thuận với nhau việc mua, bán một lượng hàng hóa nhất định với các điều khoản về chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng trong tương lai nhất định mà không thông qua một tổ chức nào. Nhưng đối với hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa, thỏa thuận mua bán hàng hóa của các bên nhất thiết phải thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hoá đóng vai trò trung gian, kết nối quan hệ mua bán hàng hóa của các bên mua bán hàng hóa. Để tham gia được vào quan hệ mua bán này, người mua và người bán phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định do Sở giao dịch hàng hóa quy định. 1.4.1.2. Điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 158 Sở giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có vốn pháp định 150 tỷ đồng trở lên; 2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này; 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; 4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, Sở giao dịch hàng hóa chỉ được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện trên, trong đó Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch phải phản ánh được theo đúng nội dung quy định tại điều 14 Nghị định 158 bao gồm: Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên; Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên; Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó; Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch; Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch; Hạn mức giao dịch, ký quỹ giao dịch và phí giao dịch; Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng; Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên; Các biện pháp quản lý rủi ro; Giải quyết tranh chấp; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động và các nội dung có liên quan khác . 1.4.1.3. Quyền và trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa Nghị định 158 đã quy định khá rõ và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó, bao gồm các nghĩa vụ cơ bản được quy định tại điều 16 như: công bố các giấy tờ chứng minh tư cách giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động, mẫu hợp đồng, mẫu lệnh giao dịch… của Sở giao dịch; thực hiện chế độ báo cáo…và là chủ thể chịu trách nhiệm đến cùng về các giao dịch. Đều này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch một cách dễ dàng và họ cũng không cần phải quá lo sợ rằng sở giao dịch sẽ “bỏ chạy” giữa chừng nếu có bất lợi. Mà luật đã quy định khá rõ sở giao dịc
Luận văn liên quan