Quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tiếp cận nhu cầu thị trường để lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh của mình, bao gồm chiến lược tài chính, nhân sự kỹ thuật-công nghệ, liên doanh liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Bằng các công cụ quản lý vĩ mô mà trước hết là công cụ pháp luật, Nhà nước tạo “hành lang” và điều tra phối hợp hoạt động nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Mặt khác trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì Nhà nước giữ vai trò là người hướng dẫn các doanh nghiệp vào thị trường thế giới vừa đảm bảo các bên cùng có lợi, vừa giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Từ năm 1988 khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Qua hơn 20 năm vận động và phát triển đến nay, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, cho kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn chỉ số phát triển chung của cả nước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm của cả nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định (tăng trung bình 1,5%/ năm) khu vực này còn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nuớc ngoài bằng 39-40% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tình hình kinh tế thời gian qua đã trải qua nhiều biến động. Điều đó đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nuớc ta. Trong khi đó chính sách pháp luật tại Việt Nam mới ở mức “tháo gỡ”. Còn nhiều quy định cản trở đầu tư cần gỡ bỏ. Không nói đến việc các luật, nghị định bị “treo”, mà tư duy quản lý kinh tế ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng cũng còn nhiều điểm đáng lo nghĩ. Đây chính là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của kinh tế nước ta.
Vì các lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế” nghiên cứu đề tài này sẽ tìm ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiến tới hoàn thiện một số điều của Luật đầu tư, xây dựng Luật doanh nghiệp thống nhất góp phần khắc phục những khó khăn trong quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như tại Thừa Thiên-Huế trong thời gian tới.
75 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tröôùc heát toâi xin traân troïng caùm ôn caùc thaày coâ giaùo khoa Luaät tröôøng Ñaïi hoïc Khoa hoïc Hueá ñaõ taän tình truyeàn ñaït cho toâi nhöõng kinh nghieäm, kieán thöùc quyù baùu trong suoát thôøi gian hoïc ôû tröôøng.
Ñaëc bieät, toâi xin chaân thaønh caùm ôn ThS. Thaùi Taêng Bang ñaõ nhieät tình höôùng daãn, giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh khoùa luaän naøy.
Ñoàng thôøi toâi xin göûi lôøi caùm ôn ñeán Sôû Keá hoaïch vaø Ñaàu tö tænh Thöøa Thieân Hueá ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi trong vieäc thu thaäp thoâng tin nghieân cöùu.
Do thôøi gian thöïc taäp haïn cheá neân Khoùa luaän coøn nhieàu thieáu soùt. Kính mong quyù thaày coâ giaùo vaø nhöõng ngöôøi quan taâm tieáp tuïc giuùp ñôõ, ñoùng goùp yù kieán ñeå Khoùa luaän ñöôïc hoaøn thieän hôn.
Hueá, thaùng 5 naêm 2009
Sinh vieân thöïc hieän
Ñoaøn Thò Caåm Vaân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội.
XHCN : Xã hội chủ nghĩa.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
FIE : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
KCN : Khu công nghiệp.
TKCN : Tiểu khu công nghiệp.
KCNC : Khu công nghệ cao.
KCX : Khu chế xuất.
WTO : Tổ chức thương mại quốc tế.
AFTA : Khu vực mậu dich tự do Đông Nam Á.
MUTRAP : Dự án hỗ trợ thương mại đa biên.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tiếp cận nhu cầu thị trường để lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh của mình, bao gồm chiến lược tài chính, nhân sự kỹ thuật-công nghệ, liên doanh liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Bằng các công cụ quản lý vĩ mô mà trước hết là công cụ pháp luật, Nhà nước tạo “hành lang” và điều tra phối hợp hoạt động nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Mặt khác trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì Nhà nước giữ vai trò là người hướng dẫn các doanh nghiệp vào thị trường thế giới vừa đảm bảo các bên cùng có lợi, vừa giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Từ năm 1988 khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Qua hơn 20 năm vận động và phát triển đến nay, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, cho kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn chỉ số phát triển chung của cả nước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm của cả nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định (tăng trung bình 1,5%/ năm) khu vực này còn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nuớc ngoài bằng 39-40% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tình hình kinh tế thời gian qua đã trải qua nhiều biến động. Điều đó đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nuớc ta. Trong khi đó chính sách pháp luật tại Việt Nam mới ở mức “tháo gỡ”. Còn nhiều quy định cản trở đầu tư cần gỡ bỏ. Không nói đến việc các luật, nghị định bị “treo”, mà tư duy quản lý kinh tế ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng cũng còn nhiều điểm đáng lo nghĩ. Đây chính là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của kinh tế nước ta.
Vì các lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế” nghiên cứu đề tài này sẽ tìm ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiến tới hoàn thiện một số điều của Luật đầu tư, xây dựng Luật doanh nghiệp thống nhất góp phần khắc phục những khó khăn trong quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như tại Thừa Thiên-Huế trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế” với những mục đích sau:
Nghiên cứu lý luận pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhằm củng cố kiến thức đã học, nâng cao sự hiểu biết về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế về pháp luật cũng như những vướng mắc trong thực tiễn.
Nắm được tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, người viết không thể cùng một lúc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu tất cả các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy trong bài viết này người viết chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề quan trọng về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy đinh trong Luật đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong giai đoạn từ năm 2005-2008 và thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các văn bản của Chính phủ và UBND Tỉnh có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, thống kê, khảo sát…để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế một cách chính xác và đề xuất giải pháp thiết thực nhất.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung bao gồm 2 chương:
Chương 1: Những quy định về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế. Giải pháp và kiến nghị.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và vai trò quản lý của Nhà nước
1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
Nói một cách khái quát, quản lý Nhà nước là sự tác động của Nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng bằng hệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước. Ở mỗi quốc gia, khi vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường đều có sự giống nhau là chịu sự chi phối và tác động của các quy luật kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách cơ chế thực hiện. Và tùy theo bản chất kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trình độ khác nhau về nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế của Nhà nước mà nền kinh tế cũng như hệ thống các doanh nghiệp của nước đó phát huy hiệu lực và hiệu quả khác nhau. Điều đó càng nói nên tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Như vậy, có thể hiểu: quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra.
Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Là quá trình chủ thể quản lý (Nhà nước – nước sở tại) sử dụng cơ chế, chính sách, công cụ, phương pháp tác động vào quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong quá trình hợp tác đầu tư với nước ngoài.
1.1.2. Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng
a. Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế
Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển, với những chủ trương chính sách mở cửa tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta đang chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây là một tín hiệu đáng mừng đánh giá những thành công nhất định trong việc hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của nước ta.
Song điều đó cũng đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp những thách thức mà trước hết là phải đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp mang tính khoa học, chuẩn xác và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế là hết sức to lớn, vai trò đó được thể hiện trong các nội dung:
Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
Đây là sự đòi hỏi Nhà nước cần phải thực hiện vai trò chủ thể trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bằng những văn bản ổn định và rõ ràng. Chỉ có như vậy mới hướng được toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế xã hội nói chung đi đúng qũy đạo của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được xác định từ đó mới tạo ra được những điều kiện để thu hút, tổ chức và hướng dẫn quần chúng, các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.
Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được hoạch định trong từng thời kỳ, Nhà nước định hướng phát triển cho từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong từng thời kỳ đó, gắn chặt với các quy hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ nói riêng. Trên cơ sở chiến lược phát triển doanh nghiệp đó, Nhà nước mà củ thể là các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiếp tục lập ra các bản quy hoạch và các dự án đầu tư củ thể nhằm từng bước thực thi những chỉ tiêu đã được đề cập trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Tổ chức các hoạt động đào tạo. Bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Nội dung quản lý Nhà nước này thể hiện ở việc Nhà nước xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách, biện pháp củ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn và phù hợp với đặc điểm của từng ngày, từng lĩnh vực và ở từng địa bàn lãnh thổ. Đồng thời Nhà nước cũng áp dụng các biện pháp ưu đãi mang tính chất bảo hộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc.
Kiểm tra thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hoạt động kiểm tra giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nhân trong quá trình hoạt động trong nền kinh tế là một nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kể từ lúc doanh nghiệp được “khai sinh” trong nền kinh tế. Tức là từ khi doanh nghiệp được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh. Đây cũng là một hành động đòi hỏi sự phối hợp kết hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân trong xã hội và cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
b. Vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện sự mong muốn, cố gắng tạo môi trường hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư và làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ngày một đạt hiệu cao. Từ năm 1977 Việt Nam đã ban hành “Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở nước cộng hoà XHCN Việt Nam”. Đây là văn bản đầu tiên đánh dấu bước chuyển tiếp trong quan điểm chính của Việt Nam đối với tư bản nước ngoài: nền kinh tế Việt Nam chấp nhận thêm một hình thức mới - các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ năm 1994, để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ, một số luật mới được ban hành, trong đó có môi trường đầu tư kinh doanh được quy định chặt chẽ hơn. Ngày 09/06/2000 Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với vai trò quản lý của mình nhà nuớc Việt Nam “bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”. Luật sửa đổi thể hiện rõ thái độ của Chính phủ đối với việc cải cách thủ tục hành chính. Lần sửa đổi này được đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mà thể hiện rõ nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng.
Luật đầu tư chung được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI thảo luận và thông qua vào tháng 11 – 2005 có hiệu lực 01 tháng 07 năm 2006. Luật đầu tư có 10 chương với 89 điều, mở hơn rất nhiều so với Luật đầu tư cũ.
Luật đầu tư chung là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật Đầu tư chung sẽ thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật đầu tư Việt Nam ra đời năm 2005 trong thời kỳ mà Việt Nam đang chuẩn bị mọi mặt để hội nhập kinh tế thế giới đã góp phần hoàn thiện và hệ thống hóa pháp luật về lĩnh vực đầu tư của Việt Nam để từ đó hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và các tiềm năng khác của đất nước, tạo việc làm cho người lao động, làm cho tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam bước vào giai đoạn cất cánh của sự phát triển kinh tế.
Vai trò thứ nhất: Vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là việc tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng
Đây là nội dung ưu tiên hàng đầu của bất cứ Chính phủ nào trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Tạo môi trường kinh doanh chiếm nhiều nỗ lực nhất, xuyên suốt nhất đối với một Nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý các doanh nghiệp nói riêng. Tạo môi trường kinh doanh chính là việc xây dựng văn bản pháp luật thống nhất, bình đẳng bao gồm nhóm luật chủ thể và nhóm luật hành vi; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng làm cho các vùng địa lý thông thương dễ dàng, gia tăng mong muốn và cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp, đồng thời phát huy được lợi thế ở mỗi vùng địa lý. Hình thành các loại thị trường cho các yếu tố đầu vào, đầu ra và cam kết tôn trọng các quy luật của thị trường. Chính phủ chỉ làm thay đổi các thông số của các quy luật đó với mong muốn các quy luật đó sẽ làm thay đổi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra theo đúng mục tiêu đề ra. Vai trò này thực chất là làm giảm mặt bằng chi phí chung cho toàn bộ nền kinh tế, giải phóng tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp, làm giàu hợp pháp.
Thứ hai: Tập chung nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp
Rõ ràng là Nhà nước không thể làm thay các doanh nghiệp về các vấn đề của họ nhưng khả năng cạnh tranh, hội nhập yếu kém của doanh nghiệp cũng là điều đáng băn khoăn của các nhà hoạch định chính sách, trong khi tiến trình cam kết mở của, hội nhập kinh tế không cho phép chần chừ. Vì vậy vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.
Thứ ba: Bảo đảm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực sự là đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa tự chủ, tự hoạch toán lỗ lãi, doanh nghiệp bình đẳng trong thị trường
Nhà nước củng cố và hoàn thiện thể chế quản lý, hình thành đồng bộ hệ thống pháp luật, hoàn chỉnh hành lang pháp lý phục vụ và thúc đẩy các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Nhà nước làm đúng chức năng quản lý vĩ mô, bằng các công cụ như: kế hoạch hóa, thu và chi ngân sách, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng hoạt động theo thể chế kinh tế thị thường.
Thứ tư: Ngăn ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh
Hoạt động ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh được Chính phủ quy định chi tiết tại chương IX luật Doanh nghiệp 2005. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình. Người có các hành vi vi phạm các quy định theo Luật doanh nghiệp thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Vai trò quản lý này diễn ra xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm điều chỉnh toàn diện mọi mặt trong kinh doanh. Là vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng.
1.2. Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thực tế đã chứng minh rằng: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa hoặc quá lạc hậu so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng sớm hay muộn dẫn tới sự thay đổi trong kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Các bộ phận trong kiến trúc thượng tầng có quan hệ khăng khít với nhau. Một số bộ phận của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, các tổ chức chính trị và hệ tư tưởng chính trị có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng của xã hội. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế chính là sự tác động qua lại lẫn nhau, là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế chỉ phát triển khi có một hệ thống pháp luật phù hợp điều chỉnh và ngược lại khi hệ thống pháp luật hiện tại không đáp ứng được sự thay đổi trong quá trình phát triển của nền kinh tế thì sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế. Sự tác động “hai chiều” của pháp luật đối với kinh tế cũng vậy, giờ đây cần xác định, đánh giá về vai trò của pháp luật đối với việc xác lập, bảo vệ các quan hệ kinh tế thị trường. Nếu như các quan hệ thị trường được