đối với sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuất ra máy móc, thiết bị cung cấp cho toàn bộ cho các ngành kinh tế khác. Thực tế cho thấy, trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà lại không có nền công nghiệp cơ khí mạnh, sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề khác nhau trong xã hội, nó còn có tác động tích cực đến ngành dịch vụ thông qua sự phát triển của mạng lưới phân phối, thu hút số lượng lao động xã hội, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Phát triển công nghiệp cơ khí sẽ cho phép các nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ lớn dành cho nhập khẩu máy móc thiết bị hàng năm (những năm gần đây Việt Nam đã nhập khẩu bình quân hàng năm là trên 10 tỷ USD đối với máy móc thiết bị) và phát huy được thế mạnh cạnh tranh của nguồn nhân lực của các nước đang phát triển.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phần đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nội dung là xây dựng nền kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu được sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện đại do vậy ngành công nghiệp cơ khí càng có vai trò quan trọng, hơn nữa Việt Nam là đất nước xuất phát điểm thuần nông, có số dân lớn do vậy chúng ta không thể tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng máy móc, thiết bị của nước ngoài tức là không thể bằng bàn tay của người khác, chính vì vậy phát triển công nghiệp cơ khí càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngành công nghiệp cơ khí nước ta được hình thành và phát triển từ rất sớm, nhận thức được tầm quan trọng của ngành Đảng và Nhà nước ta đã luôn đặt ở vị trí quan trọng và từng bước ưu tiên phát triển. Ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đã có thời kỳ thuộc loại mạnh của khu vực và đáp ứng đến hơn 50% nhu cầu của nền kinh tế. Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam, các công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí (cơ khí thiết bị, thiết bị đóng tàu, lắp ráp ô tô ) của Việt Nam đã bắt đầu tìm được những đối tác chiến lược để hình thành nên các liên doanh sản xuất và lắp ráp thiết bị cơ khí. Tuy nhiên, do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực yếu nên sản phẩm cơ khí của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nhỏ bé - giá trị kim ngạch thấp, manh mún, thiếu vốn, thiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phần lớn lạc hậu và rất nhiều bất cập khác. Cho nên chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn điệu, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, hạn chế về thị trường xuất khẩu và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn so với ngành công nghiệp cơ khí thế giới.
122 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7873 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghiệp cơ khí là một ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuất ra máy móc, thiết bị cung cấp cho toàn bộ cho các ngành kinh tế khác. Thực tế cho thấy, trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà lại không có nền công nghiệp cơ khí mạnh, sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề khác nhau trong xã hội, nó còn có tác động tích cực đến ngành dịch vụ thông qua sự phát triển của mạng lưới phân phối, thu hút số lượng lao động xã hội, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Phát triển công nghiệp cơ khí sẽ cho phép các nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ lớn dành cho nhập khẩu máy móc thiết bị hàng năm (những năm gần đây Việt Nam đã nhập khẩu bình quân hàng năm là trên 10 tỷ USD đối với máy móc thiết bị) và phát huy được thế mạnh cạnh tranh của nguồn nhân lực của các nước đang phát triển.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phần đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nội dung là xây dựng nền kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu được sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện đại do vậy ngành công nghiệp cơ khí càng có vai trò quan trọng, hơn nữa Việt Nam là đất nước xuất phát điểm thuần nông, có số dân lớn do vậy chúng ta không thể tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng máy móc, thiết bị của nước ngoài tức là không thể bằng bàn tay của người khác, chính vì vậy phát triển công nghiệp cơ khí càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngành công nghiệp cơ khí nước ta được hình thành và phát triển từ rất sớm, nhận thức được tầm quan trọng của ngành Đảng và Nhà nước ta đã luôn đặt ở vị trí quan trọng và từng bước ưu tiên phát triển. Ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đã có thời kỳ thuộc loại mạnh của khu vực và đáp ứng đến hơn 50% nhu cầu của nền kinh tế. Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam, các công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí (cơ khí thiết bị, thiết bị đóng tàu, lắp ráp ô tô…) của Việt Nam đã bắt đầu tìm được những đối tác chiến lược để hình thành nên các liên doanh sản xuất và lắp ráp thiết bị cơ khí. Tuy nhiên, do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực yếu nên sản phẩm cơ khí của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nhỏ bé - giá trị kim ngạch thấp, manh mún, thiếu vốn, thiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phần lớn lạc hậu và rất nhiều bất cập khác. Cho nên chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn điệu, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, hạn chế về thị trường xuất khẩu và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn so với ngành công nghiệp cơ khí thế giới.
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế. Việt Nam với tư cách là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) cũng sẽ phải tìm cách phát triển ngành Công nghiệp cơ khí để tạo động lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế cho chính ngành công nghiệp cơ khí nói riêng và các ngành công nghiệp khác nói chung, đồng thời tạo thêm nhiều công việc cho người lao động đang trong quá trình chuyển cần giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua những rào cản phức tạp trên hay nhiều nghiên cứu về ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu đó chỉ tập trung vào việc khảo sát một doanh nghiệp, một vùng miền cụ thể tại Việt Nam mà chưa đặt địa vị Việt Nam trên trường Quốc tế đồng thời chưa có thống kê, tổng kết cụ thể theo từng nhóm ngành. Điều này khiến cho Bức tranh về ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vẫn chưa được hoàn thiện. Nhân thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nshập kinh tế quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về sự phát triển Công nghiệp cơ khí. Cụ thể là đề án “Giải pháp phát trể xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí Việt Nam đến năm 2015” của Ths. Phạm Thị Cải- năm 2005, “ Đánh giá tổng quát hiện trạng cơ khí Việt Nam và để xuất giải pháp phát triển ngành cơ khí giai đoạn 2000-2010” của Hội Khoa học Kỹ Thuật cơ khí Việt Nam, “ Đánh giá trình độ khoa hoc Công nghệ ngành cơ khí chế tạo Việt Nam” của TS. Nguyễn Đình Trung, Viện nghiên cứu cơ khí- năm 2005. Nhìn chung các đề tài trên đều tập trung khai thác một khía cạnh nào đó của Công nghiệp cơ khí trước thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế mà chưa có một đề tài cụ thể nào đánh giá chung về toàn ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, theo những thông tin có được thì đề tài “Phát triển ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế” là đề tài duy nhất đề cập một cách toàn diện, sâu sắc hiện trạng cũng như xu hướng phát triển Công nghiệp cơ khí trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sơ lược về sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí Thế giới, xu thế thương mại hóa toàn cầu.
không? Liệu ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam có thể đứng vững và làm tròn nhiệm vụ của một ngành công nghiệp mũi nhọn hay không? Đây là điều mà Chính phủ và bản thân các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam rất quan tâm. Từ trước đến nay, đã có rất Phân tích thực trạng về sự phát triển của công nghiệp cơ khí Việt Nam.
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát triển cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu lí luận và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong những năm gần đây cụ thể từ năm 1998- 2008
Không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trên cơ sở phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac- Lênin, các phương pháp toán thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp biểu đồ, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát và một số phương pháp kinh tế khác.
KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt,Danh mục bảng, Danh mục hình. Kết cấu của khóa luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển ngành công nghiệp cơ khí
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam đến năm 2020.
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ
Tổng quan về ngành công nghiệp cơ khí thế giới
1.1.1 Vài nét sơ lược về qúa trình phát triển công nghiệp cơ khí Thế giới
Nền công nghiệp cơ khí Thế giới đã có một lịch sự phát triển lâu đời. Người đặt nền móng cho nền Công nghiệp này là James Watt, bởi ông là nhân vật tiêu biểu nhất của nền công nghiệp cơ khí nước Anh, nơi khởi nguồn cho sự phát triển ngành cơ khí chế tạo của nhân loại cách đây gần 250 năm. Với sự ra đời của Động cơ bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới năm 1765 của James Watt, ngành cơ khí non trẻ của nước Anh đã có một diện mạo mới thay thế cho nền công nghiệp cơ khí vốn đang còn rất thô sơ . Dựa vào nguyên lý của James Watt, công nghệ chế tạo máy móc của nước Anh phát triển nở rộ và trở thành đầu tầu thúc đẩy nhiều quốc gia khác như Pháp, Đức, Italia... cùng phát triển theo. Các máy công cụ ra đời giúp cho con người sản xuất được hàng loạt xilanh, pittông, khung máy, ốc vít, bàn tiện, bàn ren. Nhờ đó, ngành cơ khí lắp ráp được hàng loạt máy móc riêng lẻ, máy móc thay thế dần lao động chân tay trong đó phải kể đến các mốc lịch sử quan trọng như là:
Năm 1800, tàu biển chạy bằng hơi nước được chế tạo thành công. Đây được coi là cuộc cách mạng ngành hàng hải.
Năm 1801, ngành công nghiệp cơ khí có thêm một phát minh mới của Jaka là áp dụng phiếu đục lỗ, thông qua các phiếu đục lỗ đã được lập trình mà máy móc phải hoạt động theo các lỗ đã lập trình sẵn đó. Phát minh này tuy còn sơ khai, nhưng có ý nghĩa mở đường cho hướng tự động hóa trong ngành cơ khí kể từ đó.
Năm 1805, động cơ hơi nước công suất lớn do kỹ sư Tri-oai chế tạo, mở ra triển vọng lớn cho ngành giao thông vận tải. Mười năm sau, năm 1815, Laenec phát minh ra ống nghe và ngay sau đó ngành cơ khí sản xuất thiết bị cho ngành y tế, bắt đầu phát triển mà khởi đầu là sản xuất hàng loạt ống nghe cho bác sĩ ở khắp châu Âu để chuẩn đoán bệnh.
Năm 1820, Niepse phát minh ra máy chụp ảnh, mở đường cho ngành cơ khí chính xác và quang học phát triển. Chẳng bao lâu sau, nó đã đưa ra thị trường với hàng loạt máy chụp ảnh phục vụ cho nhu cầu xã hội.
Năm 1929, nhờ có loại động cơ hơi nước công suất lớn, người ta đã chế tạo ra chiếc đầu tầu xe lửa đầu tiên, đánh dấu bước khởi đầu cho cuộc cách mạng trong ngành giao thông đường bộ. Cũng phải nói thêm rằng, mới đầu, chiếc xe lửa này được chạy trên đường bộ và phải có một người đàn ông khoẻ mạnh chạy trước đầu tầu để hô hoán, dẹp đường, báo cho khách bộ hành tránh xa để xe chạy. Do sự phiền phức và an toàn như vậy nên chỉ ít lâu sau loại “đầu tầu xe hỏa chạy bằng động cơ hơi nước đi trên đường bộ” phải đình chỉ hoạt động. Sự cấm đoán này của nhà đương cục làm nảy sinh ra ý tưởng kỹ thuật mới: cho tầu hỏa chạy trên đường ray. Vậy là chẳng bao lâu sau, chiếc xe hỏa đầu tiên chạy trên đường ray ra đời, nối hai thành phố của Anh là Daclinton và Stocton lại với nhau, mang đến tràn ngập niềm vui cho dân chúng của hai thành phố này.
Năm 1830, chiếc tầu thuỷ chạy bằng hơi nước công suất lớn lần đầu tiên ra đời. Ngay sau đó, nó đã lập được kỷ lục: Vượt Đại Tây Dương đi từ châu Âu sang châu Mỹ. Ngành cơ khí đóng tầu còn có thêm một sáng tạo đáng nhớ nữa, đó là năm 1810 đã chế tạo thành công chiếc chân vịt đầu tiên để thay thế bánh lái và con tầu vượt đại dương đầu tiên đã được áp dụng kỹ thuật này.
Có thể nói, ngành công nghiệp cơ khí phát triển mạnh đã tạo ra cuộc “cách mạng hóa” các điều kiện sống và làm việc trong hoạt động kinh tế – xã hội của thế giới thời đó. Đối với các nhà khoa học ngày nay thì có một cách nhìn khái quát riêng, họ cho rằng: trên thế giới đã và đang diễn ra 3 cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà trong đó cơ khí đóng vai trò then chốt.
Cuộc cách mạng thứ nhất: Nổ ra đầu tiên ở nước Anh vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã thay lao động thủ công bằng sử dụng máy móc. Nó còn được gọi là bước khởi đầu của thời đại “cơ khí hóa”. Thành tựu nổi bật nhất của nó chính là phát minh ra máy hơi nước làm tăng năng suất lao động.
Cuộc cách mạng thứ hai: Từ cuối thế kỷ thứ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX. Nó ứng dụng rộng rãi sức điện, phát minh động cơ đốt trong, điện khí hóa.
Cuộc cách mạng thứ ba: từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nó ứng dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, tự động hóa đặc biệt là công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, hạt nhân, công nghệ vũ trụ...
1.1.2 Những xu hướng chính trong ngành công nghiệp cơ khí Thế giới
Quốc tế hoá quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí
Trong những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra quá trình Toàn cầu hoá kinh tế, trước hết phải nói đến nền công nghiệp chế tạo, đặc biệt là ngành cơ khí điện tử và công nghệ thông tin. Do quá trình đổi mới kỹ thuật diễn ra nhanh chóng, nên linh phụ kiện của các sản phẩm như thiết bị ô tô, thiết bị thông tin… có thể được phân bố sản xuất ở nhiều nước, làm cho mỗi nước có thể phát huy ưu thế của mình về mặt kỹ thuật, giá thành lao động và nguồn tài nguyên sẵn có, khiến cho sản phẩm cuối cùng trở thành “ sản phẩm quốc tế ” mang nhãn hiệu nhiều nước, tạo ra ưu thế cạnh tranh về kỹ thuật và giá thành rất rõ ràng. Có thể lấy ví dụ công ty sản xuất máy bay Boeing (Hoa Kỳ) chiếm giữ vị trí độc quyền trên toàn cầu, song các lĩnh vực sản xuất phụ kiện của hãng máy bay này cung do hàng chục nước và khu vực sản xuất, nên chính các công ty đa quốc gia tầm vóc lớn này thể hiện bản chất, đặc điểm quá trình Quốc Tế hoá rất rõ ràng.
Với sự cạnh tranh không ngừng giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển cũng như sự điều phối của chính phủ các nước này, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia từ chỗ hầu hết chống lại chuyển thành dung nạp, kết nạp, hoan nghênh và hợp tác. Sự chuyển biến này đã góp phần đẩy nhanh tiến trình phân công quốc tế và toàn cầu hóa kỹ thuật.
Xu hướng dịch chuyển của thị trường sản xuất sản phẩm cơ khí
Thế kỷ 21 là thời đại mà quan hệ quốc tế đa cực, tiêu dùng đa dạng, kinh tế toàn cầu và tự do thương mại, tiến bộ Khoa học Công nghệ và xã hội thông tin, coi trọng bảo vệ môi trường khiến cho vị trí của ngành cơ khí chế tạo được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Những yêu cầu đối với sản xuất cơ khí ngày càng cao theo những xu thế:
Sản phẩm mang tính toàn cầu hóa
Giảm chu kỳ tuổi thọ sản phẩm
Nhu cầu sử dụng đa dạng
Thị trường lớn và có tính cạnh tranh cao
Tin học hóa và trí tuệ hóa mọi khâu trong sản xuất và lưu thông
Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường
Với những yêu cầu nêu trên, các nhà sản xuất cơ khí hàng đầu Thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản vẫn nâng cao chế tạo sản phẩm cơ khí có hàm lượng Công nghệ cao vào các cơ sở sản xuất tại các thị trường nước mình đồng thời đưa một số bố phận lắp ráp sang các thị trường mới nổi với mục đích tạo tính toàn cầu hóa, giảm chi phí sản xuất, tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ đồng thời nâng cao lợi nhuận để quay vòng tiếp tục đầu tư vào hoạt động Nghiên cứu và phát triển (R&D). Thị trường mới nổi bao gồm: các nước châu Mỹ latinh, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và các thị trường khác ở Nam Á.
Hoạt động Mua lại và Sáp nhập
Hiện nay, hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành công nghiệp cơ khí toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều các nhà sản xuất máy móc lớn hàng đầu thế giới đã kết hợp lại với nhau, cùng hợp tác. Hoạt động này được nhìn thấy rõ rệt nhất là qua ngành cơ khí ô tô. Ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ (GM, Ford, Chrysler) đã sáp nhập với nhau, trong một vài trường hợp đã thiết lập những chiến lược hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu và Nhật Bản. Sư sáp nhập của Chrysler Daimler-Benz là sự sáp nhập đầu tiên của một nhà sản xuất ô tô châu Âu với mục đích củng cố vị trí trên thị trường Mỹ. Gần đây nhất, vào đầu năm 2009, hiệp hội các đại lý tiêu thụ xe tại Mỹ (AIADA) thông báo hãng sản xuất xe Trung Quốc- Geely chắc chắn sẽ đề nghị mua lại thương hiệu Volvo của Ford trong nỗ lực muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thị trường ô tô quốc tế trong thời khủng hoảng.Nếu thương vụ trên thành công, Geely muốn giữ Volvo như một thương hiệu xe quốc tế thay vì tập trung vào thị trường Trung Quốc.
Xu hướng liên kết giữa cơ khí và điện tử tạo thành lĩnh vực cơ khí đầy tiềm năng – Cơ điện tử
Cơ điện tử là khái niệm ra đời tại Nhật Bản xuất phát từ nhu cầu phát triển các sản phẩm cần công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin và điều khiển hệ thống. Sự tích hợp này tạo nên một công nghệ mới, trong đó có sự chuyển biến về chất của tư duy công nghiệp mà trọng tâm là tư duy công nghệ tạo nên đổi mới và xúc tiến các phương pháp giải quyết những vấn đề kỹ thuật tổng hợp. Công nghệ này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới và đã cung cấp giải pháp tăng hiệu quả và tính năng của thiết bị công nghiệp, dân dụng. Từ đó đến nay, cơ điện tử đã phát triển không ngừng, nhất là khi kỹ thuật vi xử lý ra đời đã làm cho cơ điện tử có vai trò quan trọng trong khoa học và công nghệ. Sản phẩm cơ điện tử ngày càng tích hợp trong nó nhiều công nghệ cao hơn, mức độ thông minh ngày càng mạnh và kích thước ngày càng được rút gọn. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.
1.1.3. Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp cơ khí Thế giới
Sự phát triển của thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp cơ khí đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định hính sách để hoạch định các chiến lược kinh doanh. Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp cơ khí điển hình nhất và dễ nhận thấy nhất là thương mại quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô. Vào những năm 1970, 1980, ngành công nghiệp ô tô của Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Đặc biệt là từ nhà sản xuất Nhật Bản. Sự suy giảm của nền công nghiệp ô tô nội địa cộng thêm sự gia tăng về nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản khiến chính phủ Mỹ đã phải đưa ra các chính sách để bảo hộ nền sản xuất nội địa, trong đó chủ yếu là áp dụng hạn ngạch. Trong giai đoạn khủng hoảng dầu, nhiên liệu dùng cho xe ô tô sản xuất tại Nhật có nhu cầu cao ở Mỹ. Thêm vào đó, ba tập đoàn ô tô lớn của Mỹ lại không mấy mặn mà trong việc sản xuất ô tô cỡ nhỏ đã làm cho nhu cầu nhập khẩu xe từ Nhật Bản tăng mạnh. Những ước tính vào năm đầu 1980 mỗi năm các nhà sản xuất xe ô tô Nhật thu về 5 tỷ USD từ hạn ngạch nhờ việc bán những loại xe ô tô nằm trong hạn ngạch giá cao. Các nhà sản xuất ô tô chính của Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan đã vượt qua những rào cản hạn ngạch để đầu tư vào thị trường Mỹ. Ngược lại với các nhà sản xuất Nhật Bản, các công ty ô tô Mỹ chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa. Trong giai đoạn áp dụng hạn ngach, khi các nhà sản xuất Nhật giảm giá xe tại thị trường Mỹ khiến các nhà sản xuất ô tô nội địa không có khả năng cạnh tranh. Nhờ vào năng suất cao và hiểu quả, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã giành được quy mô đáng kể mà các nhà sản xuất ô tô nội địa Mỹ không thể đạt được. Hiện nay các nhà sản xuất ô tô của Mỹ đang thực hiện tái cơ cấu ngành, bắt đầu đầu tư tại nước khác nhằm lấy lại thị phần toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia Đức, Nhật Bản, Canada nổi lên như là những nhà xuất khẩu chính vào thị trường Mỹ.
Có phần khác biệt hơn so với Mỹ và Nhật Bản, nước Đức không dựa vào thị trường hay hạn ngạch mà dựa vào kẽ hổng của tỷ giá hối đoái để phát triển. Vào những năm 1997, nền kinh tế Thế giới lâm vào tình trạnh khủng hoảng tài chính, nền kinh tế phát triển yếu, đồng Euro mạnh, phí tổn lao động cao, cạnh tranh mạnh từ các nước có lương thấp. Nhưng ngành kỹ nghệ lớn này của Đức, với 900.000 nhân công, đã biết sử dụng những năm tháng khó khăn để tiếp tục phát triển mạnh hơn. Không một ngành nào mà sự trang bị trước sự toàn cầu hóa tốt hơn ngành cơ khí chế tạo máy. Khoảng 19% xuất khẩu máy móc trên thế giới là từ Đức, chỉ 15% từ USA. Đáng ngạc nhiên nhất là ngành cơ khí nước này không bị ảnh hưởng mạnh bởi đồng Euro có nghĩa là ngành cơ khí Đức không bị ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Bởi chính các nhà sản xuất của Đức đã sớm nhận ra tầm quan trọng của hệ thống máy móc có thể giảm được phí tổn sản xuất mạnh như thế nào. Quan trọng hơn cả giá cả và tỉ giá hối đoái là mối quan hệ phụ thuộc giữa khách hàng và nhà cung cấp. Nhiều nhà máy cơ khí Đức cung cấp sản phẩm mà những sản phẩm này là kết quả của một sự làm việc và phát triển quan hệ khách hàng lâu dài nhiều năm. Theo Ralph Wichers- chuyên gia của VDMA- thì khi mà khách hàng và nhà cung cấp đã có liên hệ chặt chẽ thì không thể một sớm một chiều khách hàng có thể chuyển sang nơi khác. Do vậy, các nước dùng đô la không có khả năng nào khác hơn là mua tiếp máy móc Đức vì tại nước họ lúc đó không có một nhà máy cơ khí nào khác.Theo như lời nhận xét của giám đốc hãng Dolmar tại Hamburg – hãng sản xuất máy móc cho lâm nghiệp và vườn tược- thì sự yếu kém của đồng đô la lại có tác dụng tích cực. Họ đã tìm cách mua khoảng một phần ba sản phẩm và xuất khẩu khoảng 15% sang các nước dùng đồng đô la. Hơn nữa, nhiều hãng kết hợp nhiều mô hình với nhau. Bên cạnh tài khoản giờ, còn có hợp đồng lao động có hạn định và hệ thống làm việc uyển chuyển hơn. Qua đó,