Khóa luận Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai

Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tư cho con người; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn là thể hiện vai trò của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Từ khi có Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đã mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng tham gia phát triển văn hóa theo mô hình xã hội hóa. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, tỉnh Đồng Nai đã có bước phát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh với nhiều ưu đãi ở mức cao, nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Riêng tại thành phố Biên Hòa, đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động văn hóa như: Các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ. do tư nhân bỏ vốn đầu tư; hoạt động vũ trường; cửa hàng kinh doanh băng đĩa hình, nhạc; tụ điểm hát cho nhau nghe; sân khấu ca nhạc ngoài trời; tụ điểm vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi; chiếu phim; siêu thị sách. Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ; đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa; thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng đến tham gia sinh hoạt vui chơi trong thời gian rỗi. www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp. Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 2 Những năm đầu triển khai, một mặt đã phát huy được tính tích cực, góp phần không nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (Nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng ) nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, được sự đồng tình của xã hội; khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Mặt khác, những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, một bộ phận các chủ cơ sở karaoke vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, đưa “chiêu bài” sử dụng tiếp viên nữ với nhiều phương thức “câu khách” làm cho hoạt động karaoke biến dạng một cách rõ nét. Các ngành nghề dịch vụ thương mại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar (rượu, bia) len lỏi, hoạt động song hành với karaoke; từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, gây nhiều dư luận xã hội và báo chí đã lên tiếng cảnh báo; làm đau đầu các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này. Là một cán bộ đang công tác và gắn bó trong ngành văn hóa, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai. Trước “báo động” thực trạng hoạt động karaoke luôn diễn biến phức tạp. Tôi quyết định chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai”để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân Văn hóa - chuyên ngành Quản lý Văn hóa. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trở về với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh karaoke; góp phần cùng thành phố Biên Hòa - Đồng Nai và cả nước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

pdf88 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tư cho con người; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn là thể hiện vai trò của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Từ khi có Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đã mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng tham gia phát triển văn hóa theo mô hình xã hội hóa. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, tỉnh Đồng Nai đã có bước phát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh với nhiều ưu đãi ở mức cao, nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Riêng tại thành phố Biên Hòa, đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động văn hóa như: Các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ... do tư nhân bỏ vốn đầu tư; hoạt động vũ trường; cửa hàng kinh doanh băng đĩa hình, nhạc; tụ điểm hát cho nhau nghe; sân khấu ca nhạc ngoài trời; tụ điểm vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi; chiếu phim; siêu thị sách... Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ; đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa; thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng đến tham gia sinh hoạt vui chơi trong thời gian rỗi. www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 2 Những năm đầu triển khai, một mặt đã phát huy được tính tích cực, góp phần không nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (Nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng…) nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, được sự đồng tình của xã hội; khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Mặt khác, những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, một bộ phận các chủ cơ sở karaoke vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, đưa “chiêu bài” sử dụng tiếp viên nữ với nhiều phương thức “câu khách” làm cho hoạt động karaoke biến dạng một cách rõ nét. Các ngành nghề dịch vụ thương mại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar (rượu, bia)…len lỏi, hoạt động song hành với karaoke; từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, gây nhiều dư luận xã hội và báo chí đã lên tiếng cảnh báo; làm đau đầu các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này. Là một cán bộ đang công tác và gắn bó trong ngành văn hóa, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai. Trước “báo động” thực trạng hoạt động karaoke luôn diễn biến phức tạp. Tôi quyết định chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân Văn hóa - chuyên ngành Quản lý Văn hóa. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trở về với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh karaoke; góp phần cùng thành phố Biên Hòa - Đồng Nai và cả nước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đề tài đi sâu tìm hiểu phân tích hoạt động dịch vụ karaoke, những vấn đề đặt ra với tư cách là sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần; - Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra của hoạt động dịch vụ karaoke ở các quán karaoke, nhà hàng karaoke, các tụ điểm karaoke trên địa bàn thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai. 3. Phương pháp nghiên cứu. www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 3 Căn cứ vào đường lối, chính sách pháp luật và các văn bản pháp quy của Đảng và nhà nước. Dựa trên cơ sở lý luận của Mác - Angghen về 2 hình thái sản xuất vật chất và tinh thần, cùng với hệ thống lý thuyết của khoa học liên ngành và nhu cầu hưởng thụ văn hóa giải trí của quần chúng nhân dân kết hợp các phương pháp: - Khảo sát thăm dò và quan sát tham dự. - Sưu tầm tổng hợp tư liệu và phân tích. 4. Nhiệm vụ và đóng góp đề tài. Đề tài không đi sâu tìm hiểu nguồn gốc đặc trưng sự hình thành và phát triển của hoạt động karaoke, mà đi sâu phân tích để đi đến: - Khẳng định karaoke là một sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần; - Tìm hiểu những yêu cầu khách quan và giá trị xã hội của hoạt động karaoke; - Tìm hiểu thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke; - Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. 5. Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận được bố cục thành 3 chương. CHƯƠNG I: Cơ sở khoa học của công tác quản lý hoạt động văn hóa và dịch vụ karaoke. CHƯƠNG II: Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke ở thành phố Biên Hòa. CHƯƠNG III: Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở thành phố Biên Hòa. www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE. 1.1. Quản lý hoạt động văn hóa - Sản phẩm hàng hóa tinh thần. 1.1.1. Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần. Văn hóa là vật phẩm tinh thần, không thể coi như sản phẩm vật chất. Ở đây không có sự phân chia quyền lợi văn hóa giữa nhà nước và công dân, không có đa dạng hóa hình thức sở hữu các giá trị văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa, giá trị sử dụng của vật phẩm không phải là thuộc tính tự nhiên, nội dung vật chất của vật phẩm ấy, mà chính là thuộc tính xã hội, nội dung giá trị văn hóa tinh thần của nó. Đây là một khác biệt có tính nguyên tắc khi nói đến hàng hóa văn hóa. Giá trị sử dụng của một tác phẩm văn hóa (sử dụng thuật ngữ này theo Ông Đoàn Văn Chúc - chuyên đề xã hội học văn hóa - tài liệu cá nhân) không phải là thuộc tính vật chất tự nhiên của nó, mà là nội dung giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa. Nội dung này ở những thời điểm lịch sử, với từng địa phương, từng nhóm công chúng khác nhau có sự khác nhau về mặt công dụng của nó, nghĩa là về tác động tư tưởng thẩm mỹ. Một điểm nữa là giá trị sử dụng của một vật phẩm vật chất có thể là đối tượng chiếm hữu và sử dụng của một cá nhân, có thể hao phí hoàn toàn trong quá trình sử dụng; còn giá trị sử dụng của một tác phẩm văn hóa luôn luôn là tài sản chung của toàn xã hội, cho dù bản thân tác phẩm ấy thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay tư nhân. Chính vì vậy trong văn hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa văn hóa phải là mối quan tâm hàng đầu. Buông lỏng quản lý, xu hướng thương mại hóa, sự lan tràn sản phẩm độc hại trên thị trường... chính là xem nhẹ hoặc hy sinh giá trị sử dụng để chạy theo giá trị trao đổi hàng hóa tinh thần (bài hát, bức tranh, điệu múa…) là để bán, nên mục đích chủ yếu của họ là giá trị chứ không phải giá trị sử dụng. Nhưng quá trình thực hiện giá trị lại được tiến hành www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 5 trước quá trình thực hiện giá trị sử dụng, hoặc quá trình thứ nhất được tiến hành một lần là xong, còn quá trình thứ hai có hậu quả lâu dài trong đời sống xã hội. Ở đây giá trị sử dụng không chỉ là đối tượng quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng cụ thể (người mua vé, mua sách, báo...) mà thực chất là toàn xã hội tiêu dùng. Vì vậy hàng hóa văn hóa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn. Đó là một dạng hàng hóa đặc biệt. Hai mặt giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa như đã phân tích đòi hỏi phải tính đến hai hệ nguyên tắc cơ bản của sản xuất hàng hóa văn hóa. Nguyên tắc kinh tế là sự điều tiết của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, phải tính đến những đòi hỏi của công chúng với tư cách thị trường tiêu thụ sản phẩm để điều chỉnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kích thích việc cải tiến công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành (dù là sản phẩm hay dịch vụ) dành ưu thế và mở rộng số nhu cầu hiện thực trong công chúng. Nhưng đối tượng của giá trị sử dụng hàng hóa văn hóa đòi hỏi việc sản xuất tác phẩm văn hóa phải tuân thủ nguyên tắc chính trị, đó là vai trò to lớn về mặt tư tưởng, tinh thần của sản phẩm văn hóa đối với toàn xã hội, nên nó phải được kiểm soát chặt chẽ bởi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở nội dung giá trị sử dụng của tác phẩm văn hóa. Giá trị sử dụng ấy chính là giá trị nhân văn của tác phẩm văn hóa, nó nhằm phát huy nhân tố con người, phát triển toàn diện bản thân con người, tất cả vì con người, cho con người. Muốn vậy hoạt động văn hóa phải là “một bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Nói cách khác, định hướng xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc sống còn của sản xuất hàng hóa văn hóa. Quản lý văn hóa cũng chính là quản lý con người trong hoạt động văn hóa. Văn hóa, nếu bản chất của nó là những hệ giá trị, chuẩn mực, truyền thống thị hiếu, thì hình thái của nó là những hệ biểu trưng được con người sáng tạo, lưu trữ và vận hành trong đời sống xã hội. Những biểu trưng này làm thành di sản văn hóa của một cộng đồng, vận hành trong đời sống xã hội như một môi www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 6 trường sinh thái văn hóa mà ở đó tồn tại những cá thể người với tư cách văn hóa cá nhân và những tập thể. Sản xuất của cải vật chất là quá trình tác động giữa con người vào giới tự nhiên, nhằm biến đổi các hình thái vật chất của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. C. Mác và Ph. Ănghen chỉ ra rằng: “sản xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện tiên quyết tất yếu và vĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội lòai người”. Trong cuộc sống và trong quá trình lao động sản xuất, để nhận thức, để giảm áp lực sự vất vả và tìm thấy niềm vui, sự hưng phấn, con người đã tạo ra các hoạt động tinh thần không thể thiếu được của con người. Nhu cầu tinh thần ngày càng trở nên phong phú và đa dạng như nhu cầu tình cảm; nhu cầu nhận thức; nhu cầu sáng tạo; nhu cầu tổ chức cộng đồng trong quá trình hợp tác với nhau để cải tạo tự nhiên, để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương đất nước; nhu cầu hoạt động xã hội; nhu cầu khẳng định mình trong cơ cấu xã hội; nhu cầu thẩm mỹ... Khi con người còn ở thời kỳ sơ khai, thì việc sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu tinh thần thường gắn chặt với quá trình sản xuất của cải vật chất và phân phối các giá trị vật chất. Các giá trị tinh thần được con người sáng tạo ra bằng cách bắt chước, mô phỏng trực tiếp từ thiên nhiên hay từ các động tác của con người, do đó nó gắn liền với giá trị vật chất, với hoạt động kinh nghiệm. Nhưng khi xã hội càng phát triển, nhận thức của con người trở nên sâu sắc hơn, thì hàm lượng tri thức trong các sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra càng cao. Từ thực tế cuộc sống, con người quan sát, chiêm nghiệm rồi sáng tạo ra các giá trị tinh thần có tính tư tưởng và nghệ thuật cao, đứng độc lập với các sản phẩm vật chất. Rồi do ảnh hưởng tác động của các sản phẩm tinh thần đến mọi người ngày càng lớn, cũng như sự đòi hỏi về nhu cầu tinh thần của người dân, của xã hội ngày càng phong phú, sâu sắc nên một bộ phận dân chúng có năng lực, tài năng đã tách khỏi lãnh vực sản xuất vật chất để chuyên tập trung vào sáng tạo ra giá trị tinh thần. www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 7 Sản phẩm văn hóa tinh thần là hình thái quan niệm về văn hóa nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ, do con người sáng tạo ra trong thực tiễn; sản phẩm tinh thần tập trung trong nó các giá trị tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, hướng con người tới những giá trị chân, thiện, mỹ, ích. Sản phẩm văn hóa tinh thần có thể phân làm hai loại: loại tri thức và loại văn nghệ. - Sản phẩm văn hóa tinh thần loại tri thức như: ca dao, tục ngữ, triết học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật sản xuất, công nghệ cao... - Sản phẩm văn hóa tinh thần loại văn nghệ như: dân ca, văn học, kịch, hội họa, tạo hình âm nhạc, vũ đạo, truyền hình, điện ảnh. Giống như sản phẩm vật chất, sản phẩm văn hóa tinh thần cũng là kết quả hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình tác động vào tự nhiên để thay đổi các hình thái vật chất của tự nhiên, phục vụ nhu cầu vật chất của mình, ở con người đồng thời xuất hiện những nhu cầu tinh thần và các giá trị tinh thần. Để thỏa mản các nhu cầu đó, các sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo ra, nhưng sản phẩm văn hóa tinh thần là loại sản phẩm đặc biệt, chỉ có được ở con người và tồn tại trong xã hội loài người nên nó có những đặc trưng sau: - Sản phẩm văn hóa tinh thần lúc đầu gắn với kinh nghiệm nhiều hơn. Khi xã hội loài người mới hình thành, trình độ nhận thức khoa học kỹ thuật chưa phát triển, con người gần như phụ thuộc vào thiên nhiên. Sự phụ thuộc này làm ảnh huởng đến cuộc sống và các hoạt động vật chất của con người. Do đó để hạn chế và tránh những tác hại của tự nhiên, con người đã quan sát các quy luật của tự nhiên và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Để các kinh nghiệm này được dễ nhớ và dễ lưu truyền, người ta đã đặt thành những câu ca dao, tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” (ca dao) “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” (tục ngữ) www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 8 Nhưng khi xã hội vật chất ngày càng phát triển, nhận thức của con người cũng ngày một sâu sắc thì các sản phẩm văn hóa tinh thần đã dần dần tách khỏi sản phẩm vật chất thông thường, đứng độc lập và mang tính tư duy, tính khái quát nhiều hơn, do đó, tính tư tưởng và nghệ thuật cũng được nâng cao. - Sản phẩm văn hóa tinh thần có tính chất ban đầu là công hữu và phi hàng hóa. Việc sản xuất và sử dụng sản phẩm văn hóa tinh thần ban đầu mang tính chất công hữu tập thể, phục vụ cho số đông hoặc toàn xã hội. Nhưng khi kinh tế hàng hóa xuất hiện thì nhiều sản phẩm tinh thần dần dần tham gia vào quá trình trao đổi mua bán và trở thành hàng hóa. Sự biến đổi này đã làm cho sản phẩm văn hóa tinh thần chuyển dần từ công hữu sang tư hữu. Sản phẩm văn hóa tinh thần có mâu thuẩn giữa tính hàng hóa và tính phi hàng hóa. Tính phi hàng hóa đòi hỏi sản phẩm văn hóa tinh thần phải phục vụ cho cơ sở chính trị, kinh tế nhất định, còn tính hàng hóa đòi hỏi sản phẩm văn hóa tinh thần phải được trao đổi, sản xuất, kinh doanh theo quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và chịu sự tác động điều tiết của các quy luật này. Đây cũng chính là mâu thuẫn mang tính biện chứng của sản phẩm văn hóa tinh thần. Một số sản phẩm văn hóa tinh thần lúc đầu được sản xuất ra không nhằm mục tiêu mua bán trao đổi, nó không phải là hàng hóa. Nhưng do nhu cầu của người tiêu dùng, chúng có thể được chủ sở hữu chuyển nhượng hoặc bán cho người khác bằng một giá cả thỏa thuận nào đó, lúc này sản phẩm văn hóa tinh thần đó trở thành hàng hóa. - Giá trị của sản phẩm văn hóa tinh thần thường được tính theo lao động cá biệt chứ không phải lao động bình quân. Theo quan điểm kinh tế chính trị học Mác - Lê nin thì thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động tất yếu (cần thiết) là hai yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Áp dụng cho sản phẩm văn hóa tinh thần, có thể hiểu sản phẩm văn hóa tinh thần gắn liền với khả năng sáng tạo, mang tính cá nhân, www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 9 không thể dùng những quy chuẩn, định lượng chung của xã hội để tính toán như sản phẩm vật chất. - Nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần không chịu giới hạn về thời gian và không gian; có thể truyền bá rộng khắp, với số lượng không hạn chế. Sản phẩm văn hóa tinh thần có tính lưu truyền lâu đời, được bảo tồn, phát triển và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Ví dụ như: “Những tác phẩm điện ảnh kinh điển”, “những bài ca đi cùng năm tháng”... Thời gian sử dụng của sản phẩm văn hóa tinh thần thường kéo dài, bao hàm trong đó cả tính kế thừa và yếu tố sáng tạo không ngừng. Những sản phẩm văn hóa tinh thần tồn tại ở dạng phi vật thể, có khả năng phổ biến rộng, được nhân bản vô cùng, không hao mòn trong sử dụng. Có những sản phẩm văn hóa tinh thần càng sử dụng, thưởng thức, đánh gía thì giá trị lại càng tăng lên như: Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo trên nguyên tắc tuân thủ một kết cấu thẩm mỹ nào đó. Do vậy, để thưởng thức sản phẩm văn hóa tinh thần cần có thời gian và trình độ nhất định, Hiện nay, trong số các sản phẩm văn hóa tinh thần có một số loại đòi hỏi một trình độ am hiểu và cảm thụ rất cao trong thưởng thức, tiêu biểu như các vở kịch theo dạng kịch phi lý; tác phẩm hội họa theo trường phái ấn tượng, lập thể, nhạc thính phòng; giao hưởng. Hàng hóa văn hóa tinh thần là một loại hàng hóa đặc biệt, được tạo nên từ sự kết hợp của hai yếu tố sản phẩm tinh thần và hàng hóa. Nói cách khác, hàng hóa và văn hóa tinh thần là những sản phẩm văn hóa tinh thần được đem ra trao đổi, mua bán. Với tư cách là sản phẩm văn hóa tinh thần, nó thỏa mãn các tiêu chí: - Là sản phẩm lao động trí tuệ. - Có khả năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một cá nhân hay cộng đồng người. - Với tư cách là hàng hóa, nó cũng thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng, được trao đổi mua bán trên thị trường. www.HanhChinhVN.com Khóa luận tốt nghiệp.  Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP Biên Hòa 10 - Giá trị sử dụng của hàng hóa văn hóa tinh thần là tính hữu dụng có thể thỏa mãn yêu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người. - Giá trị của hàng hóa văn hóa tinh thần là lao động trí tuệ trừu tượng của con người kết tinh trong đó. Hàng hóa văn hóa tinh thần là sản phẩm của lao động, khi sản xuất ra nó người ta phải tiêu hao một lượng sức lao động và lượng lao động tiêu hao đó tạo thành nguồn gốc của giá trị. Đối với hàng hóa văn hóa tinh thần, việc xác định lượng giá trị thường căn cứ vào thời gian lao động cá biệt của người sáng tạo, chứ không thể tính theo thời gian lao động trung bình như các loại hàng hóa thông thường, bởi hàng hóa văn hóa tinh thần bao gồm thời gian thai nghén và thời gian thể hiện (viết, vẽ...); thời gian thể hiện có thể tính được từ thời gian tác giả bắt đầu viết, vẽ tác phẩm đến lúc kết thúc, nhưng thời gian thai nghén thì trừu tượng, không thể quy ra thời gian vật chất cụ thể. Bên cạnh đó, cũng còn xét đến tư tưởng, tính nghệ thuật của bản thân sản phẩm và việc thực hiện chức năng thẩm mỹ, giáo dục, giải trí của sản phẩm văn hóa tinh thần. Việc sản xuất sản phẩm văn hóa tinh thần cũng cần đến các yếu tố nguyên vật liệu, công nghệ, sức lao động. Nhưng vì chúng là những sản phẩm tinh thần nên có tính chất đặc biệt và cách hiểu phải mềm dẻo linh hoạt hơn. - Nguyên vật liệu sử dụng để sáng tạo ra sản phẩm văn hóa tinh thần kh
Luận văn liên quan