1. Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm gần đây thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều các cuộc khủng hoảng trong rất nhiều lĩnh vực trong đó vấn đề “An ninh lương thực” cũng đang là một vấn đề hết sức cấp bách.Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đều đưa tới sự phát triển trong mọi nghành kinh tế thì cả thế giới lại phải đối mặt với việc thiếu trầm trọng về lương thực,gánh nặng lương thực ấy lại kéo thêm các nước châu Phi luôn trong tình trạng thiếu lương thực và nạn đói triền miên.một số nước trước kia là cường quốc về xuất khẩu lương thực như Hoa Kỳ lại đang dần rút chân ra khỏi cuộc chạy đua về sản xuất và xuất khẩu lương thực.Nga và Ấn Độ thì cấm xuất khẩu Lương thực do lo ngại tình trạng thiếu lương thực trong nước đã làm giá lương thực thế giới tăng cao.Cũng chính những điều kiện đó đã đưa Việt Nam một nước đang phát triển có rất nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp trở thành một quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực đứng đầu thế giới.Một câu hỏi luôn đặt ra trong đầu tôi: “Tại sao không tận dụng và thúc đẩy những thế mạnh của chính nội lực quốc gia mình là sản xuất,xuất khẩu lương thực để phát triển kinh tế? ”.Đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài: “Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp”cho khóa luận tốt nghiệp của mình.Từ đó để ra một số giải pháp tăng năng xuất,chất lượng trong sản xuất và hiệu quả trong xuất khẩu.
Trong những năm gần đây Việt Nam đang tăng nhanh về sản lượng lương thực cũng như kim nghạch xuất khẩu.Ước tính đến hết năm 2010 tổng sản lượng gạo của nước ta đạt 41 triệu tấn,kim nghạch xuất khẩu đạt mức 6,2 triệu tấn/năm,đạt giá trị 2,173 tỷ USD,tăng 36% so với năm 2008.Song tất cả các số liệu trên vẫn chưa xứng tầm với những thế mạnh mà Việt Nam đang có.giá lương thực của Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của 1 số nước như Thái Lan do kém hơn về chất lượng và chính sách phân biệt của các nước nhập khẩu.Điều đó đang đặt chúng ta trước rất nhiều việc phải làm để tăng năng xuất,chất lượng lương thực.thay đổi hình ảnh lương thực Việt Nam trong mắt bạn hàng quốc tế.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp rất nhiều bất lợi từ nhiều phía tác động đến năng xuất cũng như hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu lương thực như:Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam không tập trung trú trọng phát triển nông nghiệp. Tình trạng đô thị hóa,công nhiệp hóa đang lấy mất diện tích sản xuất nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp của ta còn nhỏ lẻ chưa tập trung,chưa áp dụng khoa học kỹ thuật rộng rãi trong sản xuất cũng như chế biến bảo quản lương thực do vậy chất lượng lương thực chưa cao dẫn đến sức cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế.Điều kiện tự nhiên ngày càng bất lợi cho sản xuất lương thực:Việt Nam là một trong nhưng nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu theo thống kê của tổ chức môi trường thế giới đến năm 2020, 12% diện tích đất của đồng bằng Sông Cửu Long chìm trong nước biển. Trong xuất khẩu ta cũng gặp rất nhiều bất lợi như chưa có một thương hiệu lương thực mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới,chính sách phân biệt đối xử của các nước nhập khẩu đối với lương thực Việt Nam do đó lương thực Việt Nam vẫn đạt hiệu quả thấp trong xuất khẩu.
Chúng ta cần nhận ra những giải pháp mang tính cấp thiết giúp thay đổi bộ mặt củanghành sản xuất lương thực và tăng hiệu quả trong xuất khẩu.Trong sản xuất ta cần ban hành nhưng chính sách trú trọng đầu tư cho nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc thu hẹp diện tích đất dành cho nông nghiệp. Áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như các biện pháp thâm canh chuyên canh trong sản xuất lương thực,áp dụng các biện pháp sinh,hóa để lai tạo các giống lương thực có năng xuất cao chất lượng tốt. Chú trọng đến việc bảo quản và chế biến lương thực nhằm nâng cao chất lượng và giá trị lương thực khi xuất khẩu.Tập trung đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu như đắp đê hạn chế sự xâm nhập mặn bảo vệ vựa lúa của ta là Đồng Bằng Sông Cửu Long.Trong xuất khẩu ta cần xây dựng một thương hiệu mạnh và có chỗ đứng trên thị trường lương thực thế giới.Bên cạnh đó cần áp dụng các biện pháp ngoại giao nhăm thay đổi cách nhìn của cộng đồng thế giới một cách nhìn công bằng hơn không có sự phân biệt đối xử với lương thực Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng năng xuất,chất lượng của ngành sản xuất lương thực cùng với tính hiệu quả trong việc xuất khẩu lương thực của Việt Nam trong những năm gần đây.
3. Nhiệm vụ của khóa luận:
a. Nhiệm vụ
Tổng hợp cơ sở lý luận về vai trò và đặc điểm sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Khóa luận đã hệ thống về thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
Nêu ra nhưng khó khăn và thuân lợi của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục nhưng hạn chế cũng như phát huy tối đa thế mạnh để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực và tăng tính hiệu quả,giá trị của lương thực Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng biện pháp duy vật lịch sử,duy vật biện chứng phương pháp phân tích,tổng hợp,kết hợp với những phương pháp như thống kê,so sánh,thu thập tài liệu.
5. Những đóng góp của khóa luận:
Khóa luận đã khái quát hóa những vấn đề cơ bản về vai trò và đặc điểm của sản xuất lương thực. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực ở Việt Nam những năm gần đây.
Đánh giá nhưng kết quả mà Việt Nam đã đạt được cũng như những khó khăn vượt qua trong ngành sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thuận lợi và khó khăn đã trải qua.
Đưa ra một số biện pháp đồng bộ để tăng năng xuất nâng cao chất lượng lương thực từ đó nâng cao giá trị,tăng sức cạnh tranh của lương thực Việt Nam trên thị trường thế giới.
6. Kết cấu khóa luận:
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò, Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Chương 2: Thực trạng việc sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất,xuất lương thực của Việt Nam và các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
67 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm gần đây thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều các cuộc khủng hoảng trong rất nhiều lĩnh vực trong đó vấn đề “An ninh lương thực” cũng đang là một vấn đề hết sức cấp bách.Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đều đưa tới sự phát triển trong mọi nghành kinh tế thì cả thế giới lại phải đối mặt với việc thiếu trầm trọng về lương thực,gánh nặng lương thực ấy lại kéo thêm các nước châu Phi luôn trong tình trạng thiếu lương thực và nạn đói triền miên.một số nước trước kia là cường quốc về xuất khẩu lương thực như Hoa Kỳ lại đang dần rút chân ra khỏi cuộc chạy đua về sản xuất và xuất khẩu lương thực.Nga và Ấn Độ thì cấm xuất khẩu Lương thực do lo ngại tình trạng thiếu lương thực trong nước đã làm giá lương thực thế giới tăng cao.Cũng chính những điều kiện đó đã đưa Việt Nam một nước đang phát triển có rất nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp trở thành một quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực đứng đầu thế giới.Một câu hỏi luôn đặt ra trong đầu tôi: “Tại sao không tận dụng và thúc đẩy những thế mạnh của chính nội lực quốc gia mình là sản xuất,xuất khẩu lương thực để phát triển kinh tế? ”.Đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài: “Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp”cho khóa luận tốt nghiệp của mình.Từ đó để ra một số giải pháp tăng năng xuất,chất lượng trong sản xuất và hiệu quả trong xuất khẩu.
Trong những năm gần đây Việt Nam đang tăng nhanh về sản lượng lương thực cũng như kim nghạch xuất khẩu.Ước tính đến hết năm 2010 tổng sản lượng gạo của nước ta đạt 41 triệu tấn,kim nghạch xuất khẩu đạt mức 6,2 triệu tấn/năm,đạt giá trị 2,173 tỷ USD,tăng 36% so với năm 2008.Song tất cả các số liệu trên vẫn chưa xứng tầm với những thế mạnh mà Việt Nam đang có.giá lương thực của Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của 1 số nước như Thái Lan do kém hơn về chất lượng và chính sách phân biệt của các nước nhập khẩu.Điều đó đang đặt chúng ta trước rất nhiều việc phải làm để tăng năng xuất,chất lượng lương thực.thay đổi hình ảnh lương thực Việt Nam trong mắt bạn hàng quốc tế.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp rất nhiều bất lợi từ nhiều phía tác động đến năng xuất cũng như hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu lương thực như:Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam không tập trung trú trọng phát triển nông nghiệp. Tình trạng đô thị hóa,công nhiệp hóa đang lấy mất diện tích sản xuất nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp của ta còn nhỏ lẻ chưa tập trung,chưa áp dụng khoa học kỹ thuật rộng rãi trong sản xuất cũng như chế biến bảo quản lương thực do vậy chất lượng lương thực chưa cao dẫn đến sức cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế.Điều kiện tự nhiên ngày càng bất lợi cho sản xuất lương thực:Việt Nam là một trong nhưng nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu theo thống kê của tổ chức môi trường thế giới đến năm 2020, 12% diện tích đất của đồng bằng Sông Cửu Long chìm trong nước biển. Trong xuất khẩu ta cũng gặp rất nhiều bất lợi như chưa có một thương hiệu lương thực mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới,chính sách phân biệt đối xử của các nước nhập khẩu đối với lương thực Việt Nam do đó lương thực Việt Nam vẫn đạt hiệu quả thấp trong xuất khẩu.
Chúng ta cần nhận ra những giải pháp mang tính cấp thiết giúp thay đổi bộ mặt củanghành sản xuất lương thực và tăng hiệu quả trong xuất khẩu.Trong sản xuất ta cần ban hành nhưng chính sách trú trọng đầu tư cho nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc thu hẹp diện tích đất dành cho nông nghiệp. Áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như các biện pháp thâm canh chuyên canh trong sản xuất lương thực,áp dụng các biện pháp sinh,hóa để lai tạo các giống lương thực có năng xuất cao chất lượng tốt. Chú trọng đến việc bảo quản và chế biến lương thực nhằm nâng cao chất lượng và giá trị lương thực khi xuất khẩu.Tập trung đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu như đắp đê hạn chế sự xâm nhập mặn bảo vệ vựa lúa của ta là Đồng Bằng Sông Cửu Long.Trong xuất khẩu ta cần xây dựng một thương hiệu mạnh và có chỗ đứng trên thị trường lương thực thế giới.Bên cạnh đó cần áp dụng các biện pháp ngoại giao nhăm thay đổi cách nhìn của cộng đồng thế giới một cách nhìn công bằng hơn không có sự phân biệt đối xử với lương thực Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng năng xuất,chất lượng của ngành sản xuất lương thực cùng với tính hiệu quả trong việc xuất khẩu lương thực của Việt Nam trong những năm gần đây.
3. Nhiệm vụ của khóa luận:
a. Nhiệm vụ
Tổng hợp cơ sở lý luận về vai trò và đặc điểm sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Khóa luận đã hệ thống về thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
Nêu ra nhưng khó khăn và thuân lợi của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục nhưng hạn chế cũng như phát huy tối đa thế mạnh để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực và tăng tính hiệu quả,giá trị của lương thực Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng biện pháp duy vật lịch sử,duy vật biện chứng phương pháp phân tích,tổng hợp,kết hợp với những phương pháp như thống kê,so sánh,thu thập tài liệu.
5. Những đóng góp của khóa luận:
Khóa luận đã khái quát hóa những vấn đề cơ bản về vai trò và đặc điểm của sản xuất lương thực. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực ở Việt Nam những năm gần đây.
Đánh giá nhưng kết quả mà Việt Nam đã đạt được cũng như những khó khăn vượt qua trong ngành sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thuận lợi và khó khăn đã trải qua.
Đưa ra một số biện pháp đồng bộ để tăng năng xuất nâng cao chất lượng lương thực từ đó nâng cao giá trị,tăng sức cạnh tranh của lương thực Việt Nam trên thị trường thế giới.
6. Kết cấu khóa luận:
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò, Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Chương 2: Thực trạng việc sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất,xuất lương thực của Việt Nam và các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VÀ KHẨU LƯƠNG THỰC
Vai trò của nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng
1.1.1 khái quát lịch sử quá trình hình thành nền nông nghiệp thế giới và Việt Nam:
Nông nghiệp là nghành xuất hiện rất sớm của xã hội loài người.Nông nghiệp cổ đại Ai Cập từ 5000 năm trước công nguyên với nhiều loại cây trồng trong đó có một số loại ngũ cốc và loại đậu (đậu răng ngựa đậu Hà Lan).Nông nghiệp Hi lạp sau nông nghiệp Ai Cập đã phát triển những loại cây trồng và vật nuôi biết từ trước nhưng không phong phú bằng nông nghiệp Ai Cập, rồi La Mã.Trung Hoa cổ đại có nền nông nghiệp từ thời Xuân Thu chiến quốc với nhiều loại ngũ cốc đồng thời cũng biết sử dụng công cụ và nông cụ.
Nông nghiệp ở Việt Nam ra đời trong lòng văn hóa khảo cổ học ở Hòa Bình.Những phát hiện ở hang Sủng sàm(Hòa Bình) đã khẳng định hơn một vạn năm về trước nền nông nghiệp nước ta đã có những mầm mống nảy sinh.Bên cạnh trồng các loại cây có củ,con người đã biết đến lúa nước,tất nhiên đó mới chỉ là lúa hoang, lúa trời. Sau này trong quá trình phát triển tiếp theo văn hóa Phùng Nguyên có vị trí quan trọng đối với việc hình thành nền văn minh lúa nước sông Hồng. Cách đây hơn 4000 năm,ở lưu vực sông Hồng và các phụ lưu các bộ lạc Phùng Nguyên với kĩ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng. Tổ tiên ta từ văn hóa Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn sản xuất chính, đạt nền móng cho nông nghiệp của nước nhà phát triển như ngày nay.
1.1.2 sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp, lương thực trên thế giới và Việt nam:
a.Thế Giới
Trên thế giới đang dứng trước một số khó khăn lớn,dân số của các nước đang phát triển tăng quá nhanh trong khi sản xuất lương thực trên thế giới tăng không đáng kể. Dự trữ lương thực trên thế giới ở mức thấp chưa từng thấy.nhiều khu vực sản xuất lương thực giảm sút do thời tiết khắc nhiệt,đất đai canh tác giảm và bị khai thác quá mức, đầu tư chiều sâu vào nông nghiệp ở mức thấp.Ở một số nước sản xuất sản xuất lương thực chính như: Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Ucraina…Sản lượng tăng không nhiều có năm còn giảm. Châu Phi cận xahara đang đối mặt với nạn đói. Đông Âu nhằm vào thị trường Tây Âu để xuất khẩu lương thực nay phải nhập từ nước ngoài.cho nên lương thực là vấn đề được cả loài người quan tâm.
Từ đầu thế kỉ đến nay sản xuất lương thực trên thế giới cả về diện tích năng xuất và sản lượng, trong gần 1 thế kỉ diện tích reo trồng tăng 1,5 lần và sản lượng tăng 3,5 lần.
Những nước có diện tích gieo trồng lương thực lớn nhất thế giới là Liên Xô(cũ): 120 triệu ha, Ấn Độ: 110 triệu ha, Trung Quốc: 95 triệu ha, Mĩ: 82 triệu ha. Đi đôi với việc phát triển về số lượng, cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực trên thế giới cũng có nhiều thay đổi.Về diện tích gieo trồng vào đầu thế kỉ diện tích lúa nước lúa mì gần ngang nhau khoảng 30% tổng diện tích cây lương thực, Ngô chiếm 12%.
Hiện nay diện tích lúa mì chiếm diện tích lớn nhất rồi đến lúa nước và ngô.
Phân bố nước sản xuất lương thực lúa mì tập trung ở các nước Châu Âu,Châu Á và Bắc Mĩ các nước SNG: 51 triệu ha, Trung Quốc: 30 triệu ha, Mĩ 27 triệu ha, Ấn Độ: 25 triệu ha, các nước EU: 14 triệu và Canada. Sản lượng tính theo đầu người cao nhất Canada, Mĩ, Pháp.
Lúa nước tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á (Ấn Độ: 39 triệu ha, Trung Quốc: 33 triệu ha, Bănglađét: 9,3 triệu ha, Indonexia: 9 triệu, Thái Lan: hơn 8 triệu ha và Việt Nam.
Địa bàn sản xuất nhiều lương thực hàng hóa trên thế giới. Ở các quốc gia Bắc Mĩ như Hoa kỳ xuất khẩu 70% hạt ngũ cốc trong đó 40% la lúa mì trong tổng số sản lượng xuất khẩu. Canada xuất khẩu 75% sản lượng lúa mì(28-30 triệu tấn). Từ thấp kỉ 80 nhiều nước Châu Âu từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nay đã có lương thực xuất khẩu Pháp xuất từ 25-30 triệu tấn (2005).
Châu Á là một khu vực có tốc độ phát triển sản xuất lương thực nhanh diện tích và năng xuất cây trồng đều tăng đặc biệt là lúa nước,cây lương thực quan trọng nhất ở Châu Á tăng bình quân cao hơn so với bình quân thế giới,nhiều quốc gia đứng vào hàng ngũ các nước xuất khẩu gạo của thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam.
Lục địa Châu Phi và các nước đang phát triển khác: lương thực vẫn là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia, trong những năm thập kỉ 80 và 90 các nước đang phát triển chủ yếu là lục địa Đen thiếu 38 triệu tấn/năm,trong những năm đầu thế kỉ 21 con số này đã lên tới hàng trăm triệu tấn do nghèo không đủ tiền mua lương thực từ các nước dư thừa, mua các phương tiện sản xuất khác (phân bón,máy móc…) phục vụ sản xuất nên năng xuất thấp dẫn đến nạn đói xẩy ra triền miên.
b.Việt Nam
Các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Việt Nam được chia làm 3 vùng trọng điểm chính: Đồng Bằng sông Hồng, Đồng Bằng sông Cửu Long và dải Đồng Bằng ven biển Miền Trung.
Đồng Bằng sông Cửu Long: Là vựa lúa lớn nhất nước ta, đây là Châu thổ mới hình thành khoảng 500-600 năm trước đây và là món quà của Cửu Long giang ban tặng. Đồng Bằng có có địa hình thấp, ngập nước, độ cao trung bình khoảng 2m trên mực nước biển, được cấu tạo bởi phù sa mới có độ dày phù sa trung bình khoảng 100m.Với những thế mạnh về mặt tự nhiên cùng với diện tích rộng nhất trong các đồng bằng châu thổ(gần 40.000km2) đồng bằng sông Cửu Long thật sự là nguồn cung cấp lớn nhất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (3872,9 nghìn ha lúa cả năm và 18.678 nghìn tấn lúa năm 2009).
Đồng Bằng sông Hồng: Là sản phẩm của của sông Hồng và sông Thái Bình khác với đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác thì đồng bằng sông Hồng được khai thác từ lâu đời gắn với văn minh lúa nước của người Việt.với diện tích đất tự nhiên khoảng 15.000km2 tuy các thế mạnh về tự nhiên thua kém đồng bằng sông Cửu Long song bù lại đồng bằng có sự thâm canh cao nhất cả nước. Ngành trồng lúa rất phát đạt và trở thành vựa lúa lớn thứ 2 cả nước (1155,5 nghìn ha lúa cả năm và 6500,7 nghìn tấn năm 2009).
Duyên Hải Miền Trung: Là dải đồng bằng nhỏ hẹp cũng là nơi phân bố trồng của các cánh đồng lúa, tuy quy mô nhỏ và không tập trung. Đây là một dải bao gồm đồng bằng: Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Định, Phú Yên- khánh Hòa, Ninh Thuận- Bình Thuận với diện tích tự nhiên sấp xỉ đồng bằng sông Hồng 14.560 km2. Được hình thành nhờ sự bồi đắp của các con sông nhỏ như sông Mã, sông Cả, sông Chu…Đây là vựa lúa lớn thứ 3 của cả nước với 1221,6 nghìn ha lúa cả năm và 5764,5 nghìn tấn năm 2009.
1.1.3 Vai trò sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực
Trong bất cứ xã hội nào, lương thực – cái ăn của con người thường được đặt lên hàng đầu. Vai trò to lớn của nó thể hiện ở chỗ nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người.Đối với đất nước nói chung và riêng từng thành viên nói riêng, lương thực có ý nghĩa rất quan trong.
Không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn dôi dư để xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia bên cạnh đó nó còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, cung cấp lượng thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
Sản xuất lương thực còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các ngành như: chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt, giấy…vì thế nông nghiệp có vai trò ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế. Nông nghiệp hiện nay vẫn chiếm gần 70% lao động xã hội của cả nước. Khả năng thúc đẩy nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế thể hiện ở chỗ nông nghiệp cung cấp lao động dư thừa cho các ngành nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tất nhiên là lao động thủ công và muốn sử dụng có hiệu quả phải được đào tạo. Mặt khác việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành khác cùng phát triển. Trong mối quan hệ đó bản thân nông nghiệp lại là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác.
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và hiện đại hóa đất nước nông nghiệp được coi là đối tượng chủ yếu. Thông qua đó nông nghiệp được trang bị lại từ công cụ sản xuất đến phương tiện sản xuất. Bằng việc mở mang ngành mới hướng vào sản xuất nông phẩm hàng hóa, nông nghiệp đang tự cải tạo và chuyển hướng sản xuất sử dụng lao động phù hợp với cơ chế thị trường, tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn rộng lớn của nước nhà.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực
Sản xuất lương thực là một ngành sản xuất đặc biệt không giống như các ngành kinh tế khác.Sản xuất lương thực phụ thuộc vào môi trường tự nhiên đặc biệt là khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước là những tài nguyên tác động mạnh mẽ và thường xuyên đến sự phát triển và phân bố sản xuất lương thực. Sản xuất lương thực là quá trình tái sản xuất những sinh vật có khả năng thích ứng với điều kiện thay đổi nhưng không phải vô hạn. Vì vậy muốn phân bố hợp lý nền sản xuất lương thực hợp lý cần hiểu rõ điều kiện tự nhiên để phân bố các loại cây lương thực cho phù hợp . Đồng thời có kế hoạch phòng chống, hạn chế những tác hại của môi trường tự nhiên đến sự phát triển của sản xuất lương thực.
Sản xuất lương thực là ngành sản xuất có thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động. Trong sản xuất lương thực thời gian lao động không trùng khớp với thời gian sản xuất, tính thời vụ thể hiện rất rõ. Vì vậy lao động sản xuất lương thực có thời gian dồn dập có thời gian nhàn dỗi. Việc sử dụng đất đai và lao động thế nào cho hợp lý là rất cần thiết.
Sản xuất lương thực được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, đất đai là công cụ đồng thời là đối tượng của lao động. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất lương thực cho nên nơi nào có điều kiện đất đai phù hợp có thể tiến hành sản xuất và phân bố cây lương thực . Trong khi sản xuất công nghiệp thường tập trung vào những địa điểm nhất định thì sản xuất lương thực lại có xu hướng trải rộng và đất đai không chỉ là nơi sản xuất, là đối tượng của lao động mà còn là công cụ của lao động. Vì vậy khi phân bố sản xuất lương thực phải chú ý đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và làm giàu cho đất đai.
Sản xuất lương thực cần gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ, tạo nên chu trình sản xuất nông – công nghiệp hoàn chỉnh và khép kín. Hình thành tổ chức nông – công nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng miền. Các hình thức tổ chức sản xuất này sẽ làm tăng giá trị của lương thực, nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất giảm bớt tình thời vụ, làm tăng khối lượng và chất lượng lương thực, giảm giá thành. Đưa chế biến lại gàn vùng nguyên liệu và tiêu thị giảm bớt chi phí giao thông.
Tạo điều kiện kết hợp chặt chẽ hơn giữa công nghiệp với nông nghiệp. Áp dụng những phương pháp công nghiệp vào sản xuất lương thực tiến tới công nghiệp hóa sản xuất lương thực.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lương thực
1.3.1.Điều kiện tự nhiên – thiên nhiên
Sản xuất lương thực là ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi điểu kiện tự nhiên - thiên nhiên do đặc thù của ngành sản xuất này. Một số yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng tới sản xuất lương thực:
a.Đất đai
Đất đai ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng, năng xuất cũng như sản lượng lương thực. Trong việc sản xuất lương thực đất đai phù hợp nhất là đất phù sa vì loại đất này rất phù hợp với điều kiện sống, sinh trưởng của các giống cây lương thực nhờ có độ phì cao. Nếu đất tốt ta có thể sản xuất thâm canh nhiều vụ như ở ĐBSH. Song nếu đất xấu độ mặn độ phèn cao ta chỉ có thể sản xuất một vụ như ĐBSCL. Vì vậy khi sử dụng ta cần áp dụng các biện pháp cải tạo và chống chịu với chua mặn.
b. Nước
Nước cũng là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá phục vụ cho sản xuất lương thực. Do sản xuất lương thực nước ta chủ yếu là lúa nước vì vậy việc đảm bảo lượng nước phù hợp cho sản xuất lương thực là rất cần thiết. Với vị trí địa lý nằm ở vành đai nhiệt đới, lượng mưa lớn cùng hệ thông sông ngòi dày đặc điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất lương thực. Song cần trú trọng đến các vấn đề xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh giúp tưới tiêu, xây dựng các hồ, đập chứa nước để điều hòa nguồn nước cho sản xuất.
c.Khí hậu
nhiệt độ: Cây lương thực là cây thích hợp và phát triển một cách thuận lợi nhất ở nhiệt độ giao đông từ 15 – 300C vì vậy một nước như nươc ta hết sức thích hợp để thâm canh sản xuất lương thực.
Độ ẩm: Một nước nhiệt đới với độ ẩm trung bình hàng năm 70-80% là điều kiện thích hợp để cây lương thực sinh trưởng và phát triển song đây cũng chính là điều kiện để sâu bệnh hại cây phát triển ta cần trú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ thực vật.
Ánh sáng: Giờ chiếu sáng trong ngày và trong năm rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây vì vậy số giờ chiếu sáng trong năm giao đông từ khoảng 2000- 2700 giờ là thích hợp nhất để cây trồng sinh trưởng và phát triển đồng thời chống lại các loại sâu bệnh.
1.3.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội
a. Vị trí địa lý kinh tế giao thông
Sản xuất lương thực phát triển trước tiên ở những nơi có vị trí địa lý phù hợp có mạng lưới giao thông hoàn thiện về các loại phương tiện đắc biệt là đường bộ phát triển điều đó ảnh hưởng tới việc vận chuyển đến các khu chế biến, tiêu thụ giúp hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
b. Dân cư và nguồn lao động
Sản xuất lương thực được tiến hành ở các vùng lao động dồi dào có thói quen, kinh nghiệm và truyền thống.
c. Sự phát triển của các ngành sản xuất, hỗ trợ
Sự phát triển sản xuất lương thực không thể thiếu sự phát triển đồng bộ và cân đối của các ngành sản xuất khác. Cùng với quá trình “công nghiệp hóa sản xuất nông nghiêp” ta cần gắn các vùng sản xuất lư