Bảo hiểm là một ngành kinh doanh có nguồn gốc từ rất xa xưa và cùng với nó
TBH cũng đã ra đời đã từ rất lâu và là một bộ phận không thể thiếu trong ngành bảo
hiểm. TBH mang lại những lợi ích rõ ràng cho các nhà bảo hiểm, người được bảo
hiểm và cả nền kinh tế trong môi trường kinh tế – xã hội toàn cầu không ngừng biến
động và tiềm ẩn nhiều rủi ro cần được bảo hiểm. Hiện nay, trên thế giới bất kỳ một
công ty bảo hiểm nào cũng cần đến hoạt động TBH và số lượng các nhà TBH
chuyên nghiệp cũng ngày một tăng với trình độ chuyên môn và khả năng tài chính
ngày càng cao như Swiss Re, Munich Re, Alianz Re, Aon Re.
Tại Việt Nam hoạt động bảo hiểm chính thức ra đời năm 1965 đánh dấu bằng
việc thành lập của Công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). Nhưng mãi đến
năm 1994 Công ty TBH quốc gia mới ra mắt và cho đến nay vẫn là công ty TBH
chuyên nghiệp duy nhất tại Việt Nam. Có thể nói, bảo hiểm Việt Nam so với bảo
hiểm thế giới còn rất non trẻ, và TBH Việt Nam mới chỉ có hơn chục năm phát triển
tính đến thời điểm hiện nay.
Tuy vậy, bối cảnh kinh tế xã hội của nước ta đang có nhiều thay đổi và ngành
bảo hiểm cũng đang có những bước tiến ngoạn mục trong những năm qua mà điển
hình là sự lớn mạnh của các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ với mức tăng trưởng hai
con số trong 5 năm trở lại đây. Việt Nam đang chứng tỏ là một thị trường bảo hiểm
đầy tiềm năng và hấp dẫn không ít các nhà kinh doanh dịch vụ tài chính nước ngoài.
Cùng với nguyên nhân thị trường bảo hiểm thế giới đang có xu hướng bão hòa, các
nhà bảo hiểm quốc tế đang chờ đón ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam chính thức
mở cửa vào năm 2008. TBH vốn là một lĩnh vực kinh doanh mang tính quốc tế cao
chắc chắn sẽ có nhiều biến động sau sự kiện này. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm và TBH nói chung cần phải chuẩn bị những gì để có thể chủ động hội nhập và
nắm bắt những cơ hội mới hay đơn giản là để đứng vững và giữ được thị phần ngay
trong thị trường bảo hiểm nội địa. Đó là một bài toán không hề đơn giản nhưng rất
đáng được quan tâm. Người viết vì vậy đã cố gắng nghiên cứu thêm về TBH và đã
mạnh dạn chọn đề tài “TBH và áp dụng tại thị trường Việt Nam” làm nội dung
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÁI BẢO HIỂM VÀ ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Minh Thu
Lớp : A2
Khoá : K42 A - KT& KDQT
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Mai Khanh
Hà Nội 11/2007
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
Danh mục từ viết tắt
TBH Tái bảo hiểm
XOL Excess of loss – hợp đồng bảo hiểm vượt mức bồi thường
PVIC Petro Vietnam Insurance Company – Công ty bảo hiểm Dầu
khí Việt Nam
PJICO Petrolimex Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần
bảo hiểm Petrolimex
VINARE Vietnam National Reinsurance Company – Công ty tái bảo
hiểm Quốc gia Việt Nam
WOE West Of England – Hội bảo hiểm tương hỗ của các chủ tàu
miền Tây nước Anh
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 1
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
Mục lục
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ 1
Mục lục ........................................................................................................... 2
Lời mở đầu ...................................................................................................... 5
Chương I. Lý thuyết chung về TBH ............................................................. 7
I. Các khái niệm chung về TBH .................................................................. 7
1. TBH và sự ra đời của TBH ....................................................................... 7
1.1 Lịch sử ra đời ........................................................................................ 7
1.2 Sự cần thiết khách quan của TBH.......................................................... 9
1.3 Khái niệm, ưu nhược điểm .................................................................. 11
2. Tác dụng của TBH .................................................................................. 13
2.1 Với công ty nhượng TBH (Cendant) ................................................... 14
2.2 Với người được bảo hiểm (Insured)..................................................... 14
2.3 Với công ty nhận TBH (Reinsurer)...................................................... 15
3. Nguyên tắc pháp lý trong bảo hiểm ........................................................ 15
II. Phân loại TBH ..................................................................................... 17
1. Phân loại theo hình thức TBH................................................................. 18
1.1 TBH tạm thời (Facultative Reinsurance) ............................................. 18
1.2 TBH cố định (Treaty) .......................................................................... 20
1.3 TBH lựa chọn - bắt buộc (Facultative-Obligatory Reinsurance). ......... 22
2. Phân loại theo phương thức TBH............................................................ 23
2.2 TBH phi tỷ lệ ...................................................................................... 27
2.3 TBH kết hợp........................................................................................ 31
III. Các bước ký kết hợp đồng TBH. ......................................................... 32
Chương II. Thị trường TBH phi nhân thọ Việt Nam ...................................... 35
I. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của thị trường TBH Việt Nam.35
1. Trước khi ban hành nghị định 100/CP về họat động kinh doanh bảo hiểm35
2. Sau khi ban hành nghị định 100/CP ........................................................ 36
3. Sau khi ban hành Luật bảo hiểm 2001 .................................................... 37
II. Các chủ thể tham gia thị trường TBH phi nhân thọ Việt Nam ............. 38
1. Công ty bảo hiểm gốc ............................................................................. 39
1.1 Công ty Bảo Việt Việt Nam ................................................................ 40
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 2
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
1.3 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - PJICO ................................... 42
1.4 Công ty bảo hiểm Dầu khí - PVI ......................................................... 43
2. Công ty TBH .......................................................................................... 44
2.1 Tổng công ty Cổ phần TBH Quốc gia Việt Nam - VINARE ............... 44
2.2 Công ty bảo hiểm và TBH nước ngoài ................................................ 46
3. Môi giới TBH ......................................................................................... 47
III. Tình hình phát triển của thị trường TBH phi nhân thọ trong những năm
qua ............................................................................................................ 48
1 Đặc điểm thị trường bảo hiểm gốc .......................................................... 48
1.1 Thị trường tăng trưởng nhanh .............................................................. 48
1.2 Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày một gay gắt .... 51
2. Thị trường TBH ...................................................................................... 53
2.1 Tổng quan toàn thị trường ................................................................... 53
2.2 Tổng quan theo nghiệp vụ ................................................................... 58
Chương III: Những cơ hội và thách thức với thị trường TBH trong thời kỳ hội
nhập .............................................................................................................. 70
I. Cam kết của Việt Nam về mở cửa thi trường trong thời kỳ hội nhập ...... 70
1. Cam kết khi gia nhập WTO .................................................................... 70
2 Cam kết tại hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ (Phụ lục G) .. 71
II. Những cơ hội và thách thức mới với thị trường TBH trong thời kỳ hội
nhập. 73
1 Cơ hội ..................................................................................................... 73
1.1 Qui mô thị trường tăng nhanh, đa dạng hóa sản phẩm. ........................ 73
1.2 Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ BH và TBH theo chuẩn quốc tế ......... 75
2 Thách thức .............................................................................................. 75
III. Một số giải pháp để phát triển thị trường TBH Việt Nam .................... 79
1 Từ phía cơ quan quản lý nhà nước .......................................................... 79
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm .................... 79
1.2 Hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước về mặt kỹ
thuật, nghiệp vụ. ............................................................................................ 80
1.3 Nâng cao ý thức của người dân về bảo hiểm ....................................... 81
2 Từ phía các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ..................................... 82
2.1 Không ngừng cải tiến, thiết kế sản phẩm bảo hiểm mới ...................... 82
2.2 Chú trọng hơn nữa vào hoạt động đầu tư ............................................. 83
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 3
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
2.3 ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình cấp đơn, quản lý, khai
thác, bồi thường ............................................................................................ 84
2.4 Có chính sách phát triển và xây dựng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
mình ............................................................................................................ 85
3 Giải pháp cho công ty cổ phần TBH Quốc gia Việt Nam VINARE ........ 87
Kết luận ......................................................................................................... 89
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 90
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 4
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
Lời mở đầu
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh có nguồn gốc từ rất xa xưa và cùng với nó
TBH cũng đã ra đời đã từ rất lâu và là một bộ phận không thể thiếu trong ngành bảo
hiểm. TBH mang lại những lợi ích rõ ràng cho các nhà bảo hiểm, người được bảo
hiểm và cả nền kinh tế trong môi trường kinh tế – xã hội toàn cầu không ngừng biến
động và tiềm ẩn nhiều rủi ro cần được bảo hiểm. Hiện nay, trên thế giới bất kỳ một
công ty bảo hiểm nào cũng cần đến hoạt động TBH và số lượng các nhà TBH
chuyên nghiệp cũng ngày một tăng với trình độ chuyên môn và khả năng tài chính
ngày càng cao như Swiss Re, Munich Re, Alianz Re, Aon Re....
Tại Việt Nam hoạt động bảo hiểm chính thức ra đời năm 1965 đánh dấu bằng
việc thành lập của Công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). Nhưng mãi đến
năm 1994 Công ty TBH quốc gia mới ra mắt và cho đến nay vẫn là công ty TBH
chuyên nghiệp duy nhất tại Việt Nam. Có thể nói, bảo hiểm Việt Nam so với bảo
hiểm thế giới còn rất non trẻ, và TBH Việt Nam mới chỉ có hơn chục năm phát triển
tính đến thời điểm hiện nay.
Tuy vậy, bối cảnh kinh tế xã hội của nước ta đang có nhiều thay đổi và ngành
bảo hiểm cũng đang có những bước tiến ngoạn mục trong những năm qua mà điển
hình là sự lớn mạnh của các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ với mức tăng trưởng hai
con số trong 5 năm trở lại đây. Việt Nam đang chứng tỏ là một thị trường bảo hiểm
đầy tiềm năng và hấp dẫn không ít các nhà kinh doanh dịch vụ tài chính nước ngoài.
Cùng với nguyên nhân thị trường bảo hiểm thế giới đang có xu hướng bão hòa, các
nhà bảo hiểm quốc tế đang chờ đón ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam chính thức
mở cửa vào năm 2008. TBH vốn là một lĩnh vực kinh doanh mang tính quốc tế cao
chắc chắn sẽ có nhiều biến động sau sự kiện này. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm và TBH nói chung cần phải chuẩn bị những gì để có thể chủ động hội nhập và
nắm bắt những cơ hội mới hay đơn giản là để đứng vững và giữ được thị phần ngay
trong thị trường bảo hiểm nội địa. Đó là một bài toán không hề đơn giản nhưng rất
đáng được quan tâm. Người viết vì vậy đã cố gắng nghiên cứu thêm về TBH và đã
mạnh dạn chọn đề tài “TBH và áp dụng tại thị trường Việt Nam” làm nội dung
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 5
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
Những nghiên cứu của khóa luận xoay quanh việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng
nghiệp vụ TBH tại thị trường Việt Nam về. Khóa luận tập trung vào: mức độ và
trình độ triển khai nghiệp vụ TBH tại các công ty trong nước; những điều các nhà
bảo hiểm và TBH Việt Nam đã làm được và cần phải làm tốt hơn trước những
chuyển biến nhanh chóng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian qua;
tìm hiểu cơ hội, thách thức với các công ty bảo hiểm trong nước và cuối cùng là
những đề xuất của người viết để góp phần tăng tính chủ động của các công ty bảo
hiểm và TBH Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương I. Lý thuyết chung về TBH
Chương II. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Chương III. Những cơ hội và thách thức với thị trường TBH phi nhân thọ
trong thời kỳ hội nhập.
Cuối cùng, cho phép người viết được gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sỹ
Phạm Thị Mai Khanh – giảng viên trường Đại học Ngoại Thương, người đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình viết khóa luận và đã đưa ra những góp ý quý báu để
bài khóa luận có thể tương đối hoàn chỉnh như hiện nay. Tuy vậy, do bản thân
người viết chỉ là một sinh viên không thuộc chuyên ngành bảo hiểm, thêm vào đó là
trình độ nghiên cứu còn hạn chế, khóa luận chắc hẳn không tránh khỏi nhiều sai sót.
Rất mong được các thầy cô chỉ bảo thêm.
Hà nội, tháng 11 năm 2006
Nguyễn Minh Thu
Lớp A2 K42A KTNT
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 6
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
CHƢƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TBH
I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TBH
1. TBH và sự ra đời của TBH
1.1 Lịch sử ra đời
TBH ra đời muộn hơn so với bảo hiểm. Những dấu hiệu cổ xưa nhất về
bảo hiểm đã xuất hiện từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, nhưng TBH với vị
trí là một ngành bổ trợ chỉ hình thành khi bảo hiểm đã phát triển đến một mức
độ nhất định. Vào cuối thời trung cổ, hoạt động giao thương bằng thuyền vượt
đại dương đã diễn ra khá sôi nổi tại Châu Âu. Những chuyến đi biển dài ngày
chứa đựng vô vàn rủi ro và vì vậy các ông chủ thuyền buôn đã có thói quen
mua bảo hiểm cho tàu và hàng trước mỗi chuyến đi, các tổ chức kinh doanh
bảo hiểm vào thời này cũng đã xuất hiện và hoạt động kinh doanh của họ đều
tập trung vào bảo hiểm hàng hải.
Bản giao ước cổ nhất có tính chất pháp lý như một hợp đồng bảo hiểm
được ký kết vào năm 1370 tại Genoa – Italy. Khi đó, một nhà bảo hiểm có tên
Guilano Grillo sau khi nhận bảo hiểm cho một con tàu chở hàng đi từ Genoa
đến Sluys đã ký tiếp một hợp đồng TBH toàn bộ đoạn hành trình nguy hiểm
nhất từ Cadiz qua vịnh Biscay dọc bờ biển nước Pháp cho hai nhà bảo hiểm
khác là Gofferdo Benaina và Martino Sacco.1
Trong những năm sau đó, những thỏa thuận kiểu này xuất hiện ngày
càng nhiều đặc biệt là trong đầu thế kỷ XVIII khi trung tâm thương mại
chuyển dần từ Địa Trung Hải đến Bắc Âu, ngành hàng hải Anh lớn mạnh
nhanh chóng, kéo theo nhu cầu về bảo hiểm và TBH hàng hải gia tăng. TBH
trong thời kỳ này đã bị các nhà bảo hiểm gốc lạm dụng đến mức chính phủ
Hoàng Gia Anh phải ra lệnh cấm hoạt động TBH hàng hải từ năm 1746 đến
1 Edwin W. Kopf – Note on the origin and development of reinsurance
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 7
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
năm 1864. Tuy nhiên các hoạt động TBH vẫn phát triển ở những mảng nghiệp
vụ khác như bảo hiểm cháy, bảo hiểm nhân thọ; TBH hàng hải cũng chuyển
phạm vi sang các nước khác như Đức, Áo, Thụy Sỹ...
Và cũng chính trong thời kỳ này, tại nước Đức, hợp đồng TBH cố định
đầu tiên (treaty) được ra đời vào năm 1825 cho nghiệp vụ TBH cháy. Trước
đó, các hợp đồng TBH tạm thời, và đồng bảo hiểm vẫn chiếm ưu thế. Các nhà
bảo hiểm gốc thường cũng chính là những nhà TBH, họ cung cấp dịch vụ
TBH cho các nhà bảo hiểm trong và cả ngoài nước Đức. Cho đến năm 1852,
Công ty TBH đầu tiên là Cologne Reinsurance mới được thành lập bởi ông
Mevissen. Chỉ trong 3 năm đầu thành lập, công ty này đã nhanh chóng mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các nước Đức, Áo, Thụy Sỹ, Bỉ, Hà
Lan.... Sự ra đời của Cologne đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc kinh
doanh tái bao hiểm. Từ thời điểm này, TBH đã chính thức trở thành một
ngành kinh doanh độc lập và có hệ thống. Sau Cologne là sự ra đời của hàng
loạt các công ty TBH chuyên nghiệp khác:
Công ty TBH Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863.
Công ty TBH London (London Guarantee Reinsurance Co.,Ltd)
năm 1869.
Công ty TBH Munich (Munchenes Ruck AG) năm 1880.2
Việc thành lập các công ty TBH chuyên nghiệp là một sự kiện có tính
chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Bằng cách TBH,
các công ty bảo hiểm đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt
động kinh doanh của họ. Do đó, khả năng cạnh tranh của các công ty bảo
hiểm gốc và khả năng phục vụ của các công ty TBH cũng được cải tiến bằng
việc mở rộng TBH cho các loại hình bảo hiểm với các thị trường bảo hiểm
nước ngoài. Hai cuộc chiến tranh thế giới làm ảnh hưởng tới sự phát triển của
ngành bảo hiểm nói chung và TBH nói riêng, nhất là các công ty TBH ở Đức.
2 PGS. TS Hoàng Văn Châu, TS Vũ Sĩ Tuấn, TS Nguyễn Như Tiến – Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh
- Trường Đại học Ngoại Thương - NXB Khoa học và Kỹ thuật – 2002
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 8
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
Đặc biệt là chiến tranh thế giới lần thứ II đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các
nước là rất lớn, làm cho hoạt động bảo hiểm và TBH bị ngưng trệ, thậm chí ở
một số nước, nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ
chiến tranh. Vì vậy mà hoạt động TBH gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
hoạt động bảo hiểm và TBH ở Thụy Sĩ vẫn rất phát triển.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện Thế giới đã thay đổi, hệ
thống xã hội chủ nghĩa đã ra đời và phát triển, phong trào giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa giành nhiều thắng lợi, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa
bị khủng hoảng đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động TBH. Cụ thể là thời kỳ
này hoạt động TBH trên thế giới có 3 đặc điểm sau:
Sự phục hồi các công ty TBH của cộng hoà liên bang Đức.
Thành lập các công ty TBH của các nước xã hội chủ nghĩa với đặc
điểm thực hiện độc quyền về TBH và hạn chế các mối quan hệ với
các nước tư bản.
Các nước chậm phát triển mới giành độc lập cũng thực hiện độc
quyền TBH như Achentina, Brazil, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và
một số nước ở Châu Phi, Đông Nam Á... làm thu hẹp thị trường
TBH quốc tế.
Ngày nay, đã phát triển rất mạnh mẽ, rộng khắp và trở thành một hệ
thống mang tính quốc tế cao cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chắc chắn rằng với những đặc điểm riêng có của mình, hoạt động TBH trên
phạm vi toàn cầu nói chung sẽ ngày càng phát triển hơn nữa cũng như ngày
càng biến chuyển phù hợp hơn với yêu cầu đặt ra của một nền kinh tế toàn
cầu hội nhập, cởi mở nhưng cũng hết sức khó tính.
1.2 Sự cần thiết khách quan của TBH
Trước tiên người viết xin khẳng định lại vai trò của bảo hiểm trong nền
kinh tế hiện nay. Ngay từ khi con người biết sản xuất và có của cải thặng dư,
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 9
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
người ta đã có nhu cầu đảm bảo tài sản của họ khỏi những rủi ro không lường
trước được và điều đó chính là tiền đề cho sự xuất hiện của ngành bảo hiểm
trong hơn một thiên niên kỷ trước. Ngày nay, khi lượng của cải xã hội ngày
càng nhiều, và sản xuất không ngừng mở rộng, nhu cầu này trở nên phổ biến
hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, tình hình kinh tế xã hội toàn cầu nói chung và
tại Việt Nam nói riêng đang tiềm ẩn những bất ổn từ nhiều phía: bất ổn chính
trị, khủng bố, thiên tai.... Trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, một
tổn thất dù xảy ra tại bất kỳ điểm nào trên thế giới ngày càng phẳng này cũng
có thể làm ngưng trệ cả chuỗi giá trị toàn cầu. Điều đó lý giải tại sao quỹ bảo
hiểm tại các nước phát triển nhất thế giới hiện nay lên đến 10% GDP.
Bảo hiểm và TBH có mối liên hệ rất chặt chẽ. Bảo hiểm là tiền đề của
TBH, và ngược lại TBH giúp bảo hiểm mở rộng phạm vi của mình. Trong
quá trình kinh doanh các công ty bảo hiểm thường xuyên bị đe dọa phá sản
bởi nhiều nguyên nhân như:
Do đối tượng tham gia bảo hiểm có giá trị quá lớn mà khả năng tài
chính của công ty bảo hiểm lại có hạn. Điều này đặc biệt phổ biến ở các
nền kinh tế đang phát triển, nơi có hệ thống tài chính còn yếu kém.
Do nhiều tổn thất lớn xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn vì tác
động của thiên tai, lụt lội, đặc biệt là trong bối cảnh khí hậu toàn biến
chuyển ngày càng xấu, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Do phương pháp và kỹ thuật xác định phí bảo hiểm không chính xác,
thu không đủ bù chi dẫn đến phá sản.
Do đối tượng tham gia bảo hiểm hoạt động ở địa bàn quá xa, công ty
không đủ khả năng kiểm soát và quản lý rủi ro.
Để đối phó với nguy cơ phá sản mà vẫn tiếp tục nhận được các đơn bảo
hiểm với giá trị lớn, các công ty bảo hiểm đã phải tìm cách chia sẻ rủi ro với
nhau. Có hai phương pháp được các nhà bảo hiểm áp dụng là đồng bảo hiểm
và TBH.
Sinh viên: Nguyễn Minh Thu – A2 K42 KTNT 10
Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
Đồng bảo hiểm là việc nhiều công ty bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một
đối tượng tham gia, như vậy mỗi công ty chỉ phải chịu một phần rủi ro nếu
đối tượng tham gia bảo hiểm gặp tổn thất. Tuy nhiên hình thức này có hai
nhược điểm lớn là:
Việc kí hợp đồng thường kéo dài do đặc thù của loại hợp đồng này là