Khóa luận Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn-Quảng Ngãi (bản vẽ)

Nổi tiếng là nhà sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam, Sabeco đã có lịch sử hơn 30 năm hoạt động với thị trường chiếm trọn phân khúc phổ thông, đồng thời, theo chiến lược phát triển, công ty ngày càng mở rộng thêm nhiều chi nhánh trên khắp cả nước, cho nên, việc quan tâm đến vấn đề môi trường mà đặc biệt là quản lý tốt lượng nước thải sản xuất là một điều cấp thiết của công ty trong giai đoạn hiện nay. Khoá luận này tập trung tìm phương án tối ưu để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho dự án đang được triển khai xây dựng gần đây nhất của công ty là nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi, tại tỉnh Quảng Ngãi. Với công suất của nhà máy đưa ra là 100 triệu lít/năm (cho giai đoạn đầu) và nguồn thải là sông Trà Khúc, nước thải đầu ra phải đạt TCVN 5945 – 2005, loại A. Từ việc tham khảo các tài liệu về nước thải ngành bia và tham quan thực tế tại một vài nhà máy bia đã có hệ thống hệ thống xử lý nước thải đạt TCVN 5945 – 2005, loại A và B , khoá luận đã dự tính thông số xả thải của nhà máy và đề xuất 2 phương án xử lý với công suất là 2500 m3/ngày: - Phương án 1: nước thải từ nhà máy được thu gom về hầm bơm sau khi qua thiết bị chắn rác thô. Sau đó, nước thải được bơm lên bể điều hoà, và tiếp tục được bơm qua UASB rồi tự chảy vào bể Aeroten, qua lắng II và cuối cùng được khử trùng bằng Javen trước khi được xả vào nguồn nước. - Phương án 2: tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể trung gian và SBR thay cho bể Aeroten và lắng II. Qua tính toán, phân tích về mặt kinh tế và kỹ thuật, đã lựa chọn phương án 1 là phương án xử lý nước thải cho nhà máy với các tiêu chí: - Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải đầu ra đạt TCVN 5945 – 2005, loại A. - Vận hành đơn giản. - Giá thành xử lý 1 m3 nước thải: 1075 VNĐ.

doc99 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4623 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn-Quảng Ngãi (bản vẽ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ************** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ===oOo=== PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN KHOA : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN SV : BÙI THỊ THUÝ HẰNG MSSV: 05127034 KHOÁ HỌC : 2005 - 2009 1. Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn-Quảng Ngãi đạt TCVN 5945-2005, loại A. 2. Nội dung KLTN: - Thu thập số liệu nước thải đầu vào để làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả và hợp lý nhất, phục vụ cho việc tính toán hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. - Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải bia. - Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải của vài nhà máy bia đang được áp dụng. - Đề xuất các phương án xử lý nước thải bia cho nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. - Tính toán kỹ thuật và kinh tế cho các phương án đề xuất. - So sánh, lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. - Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. 3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu : 03/2009 Kết thúc: 07/2009 4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN CỬU TUỆ Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn. Ngày Tháng năm 2009 Ngày Tháng năm 2009 Ban chủ nhiệm Khoa Giáo Viên Hướng Dẫn ThS. NGUYỄN CỬU TUỆ LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S Nguyễn Cửu Tuệ đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin cảm ơn thầy Bùi Quang Mạnh Anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và sinh hoạt tại trường trong suốt thời gian học. Xin chân thành cám ơn các quý thầy cô trong khoa Công Nghệ Môi Trường đã hết sức giúp đỡ, giảng dạy cho tôi ở những năm học vừa qua. Xin cám ơn gia đình là nguồn động viên và là điểm tựa vững chắc đã hỗ trợ và tạo nghị lực cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, xin cám ơn các bạn trong lớp ĐH05MT đã luôn bên tôi trong thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cám ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009 Bùi Thị Thuý Hằng TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Nổi tiếng là nhà sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam, Sabeco đã có lịch sử hơn 30 năm hoạt động với thị trường chiếm trọn phân khúc phổ thông, đồng thời, theo chiến lược phát triển, công ty ngày càng mở rộng thêm nhiều chi nhánh trên khắp cả nước, cho nên, việc quan tâm đến vấn đề môi trường mà đặc biệt là quản lý tốt lượng nước thải sản xuất là một điều cấp thiết của công ty trong giai đoạn hiện nay. Khoá luận này tập trung tìm phương án tối ưu để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho dự án đang được triển khai xây dựng gần đây nhất của công ty là nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi, tại tỉnh Quảng Ngãi. Với công suất của nhà máy đưa ra là 100 triệu lít/năm (cho giai đoạn đầu) và nguồn thải là sông Trà Khúc, nước thải đầu ra phải đạt TCVN 5945 – 2005, loại A. Từ việc tham khảo các tài liệu về nước thải ngành bia và tham quan thực tế tại một vài nhà máy bia đã có hệ thống hệ thống xử lý nước thải đạt TCVN 5945 – 2005, loại A và B , khoá luận đã dự tính thông số xả thải của nhà máy và đề xuất 2 phương án xử lý với công suất là 2500 m3/ngày: - Phương án 1: nước thải từ nhà máy được thu gom về hầm bơm sau khi qua thiết bị chắn rác thô. Sau đó, nước thải được bơm lên bể điều hoà, và tiếp tục được bơm qua UASB rồi tự chảy vào bể Aeroten, qua lắng II và cuối cùng được khử trùng bằng Javen trước khi được xả vào nguồn nước. - Phương án 2: tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể trung gian và SBR thay cho bể Aeroten và lắng II. Qua tính toán, phân tích về mặt kinh tế và kỹ thuật, đã lựa chọn phương án 1 là phương án xử lý nước thải cho nhà máy với các tiêu chí: - Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải đầu ra đạt TCVN 5945 – 2005, loại A. - Vận hành đơn giản. - Giá thành xử lý 1 m3 nước thải: 1075 VNĐ. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tính chất đặc trưng của nước thải bia - 13 - Bảng 2.2: Tính chất nước thải một số nhà máy bia - 13 - Bảng 2.3: Tính chất nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi - 14 - Bảng 3.1: Thông số nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi. - 23 - Bảng 3.2: Thông số nước thải nhà máy bia Sabmiller. - 23 - Bảng 3.3: Thông số nước thải nhà máy bia Việt Nam - 25 - Bảng 4.1: Tính chất nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. - 27 - Bảng 4.2: Dự tính hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị trong phương án 1 - 29 - Bảng 4.3: Dự tính hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị trong phương án 2 - 36 - DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Nước thải bia xả vào môi trường. - 3 - Hình 2.1: Mô hình nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi - 5 - Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất tổng quát. - 8 - Hình 3.1: Bể sinh học hiếu khí khuấy trộn hoàn chỉnh - 17 - Hình 3.2: Hệ SBR - 17 - Hình 3.3: Sơ đồ cơ chế của quá trình phân hủy kị khí. - 18 - Hình 3.4 : Bùn kỵ khí - 21 - Hình 3.5: Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi - 23 - Hình 3.6: Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia Sabmiller. - 24 - Hình 3.7: Mặt bằng khu xử lý nước thải nhà máy bia Sabmiller - 25 - Hình 3.8: Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia Việt Nam - 26 - Hình 3.9: Nước thải nhà máy bia Việt Nam - 26 - Hình 3.10: Nước thải nhà máy bia Việt Nam sau khi xử lý. - 26 - Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 1. - 28 - Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 2. - 35 - DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT COD : Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical Oxygen Demand) BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa ( Biochemical Oxygen Demand) SS : Chất rắn lơ lửng ( Suspended Solid) TSS : Tổng cặn lơ lửng ( Total Suspended Solids) VSS : Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi ( Volatile Suspended Solid) MLSS : Cặn lơ lửng của hỗn hợp bùn ( Mixed Liquor Suspended Solid) MLVSS : Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi của hỗn hợp bùn (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid) F/M : Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật ( Food and microorganism ratio) SBR : Bể hiếu khí hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor) TP : Thành phố KCN : Khu công nghiệp TCVN 5945 – 2005 : Tiêu chuẩn Việt Nam – Chất lượng nước – Nước thải công nghiệp – Giới hạn ô nhiễm cho phép. TCXD 51-84 : Tiêu chuẩn xây dựng 51-84- Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG Bia là loại thức uống được con người tạo ra khá lâu đời, được sản xuất từ các nguyên liệu chính là malt, gạo, hoa houblon, nước; sau quá trình lên men tạo loại nước uống mát, bổ, có độ mịn xốp, có độ cồn thấp. Ngoài ra, CO2 bão hoà trong bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát và có hệ men khá phong phú như nhóm enzym kích thích tiêu hoá amylaza. Vì những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Ngày nay, công nghiệp bia là công việc kinh doanh khổng lồ toàn cầu, bao gồm chủ yếu là các tổ hợp được ra đời từ các nhà sản xuất nhỏ hơn. Với mỗi loại men khác nhau, thành phần sử dụng để sản xuất bia khác, nên các đặc trưng của bia như hương vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau. Đơn cử như một số cách sản xuất bia không cồn xuất phát từ thế giới phương Tây, là các loại bia đi qua công đoạn xử lý để loại bỏ bớt cồn. Do đó, trên thế giới có rất nhiều hãng bia, tương ứng với nó là sự xuất hiện của nhiều nhà máy bia, với nhiều loại bia khác nhau. Ở Việt Nam, song song với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng nước giải khát ngày càng tăng, trong đó bia được tiêu thụ mạnh nhất trong dòng sản phẩm đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% tổng doanh thu và 97% về khối lượng (Bộ công thương, 2007). Vì thế, trong những năm qua, các nhà máy bia đã được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, cụ thể là hiện nay cả nước có khoảng 470 nhà máy và cơ sở sản xuất với các qui mô khác nhau từ 100.000 lít/năm đến 100 triệu lít/năm, tổng công suất của các nhà máy bia trong nước đã lên đến 2 tỷ lít/năm. Theo tốc độ sản xuất bia tăng trưởng trung bình 18%/năm từ năm 2002 đến 2006, ước tính vào năm 2010, cả nước sẽ sản xuất khoảng 3,5 tỷ lít bia và mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 40 lít/người/năm. Mặt khác, chính sách của nhà nước khuyến khích xây dựng ngành sản xuất bia như một ngành kinh tế mạnh giúp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất thiết bị trong nước. Vì vậy, nhiều nhà máy bia với quy mô sản xuất lớn ứng với trình độ công nghệ, thiết bị hiện đại được đầu tư để đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, công ty có tốc độ mở rộng thị trường sản xuất trong nước với các nhà máy có công suất lớn phải nói đến tổng công ty Sabeco. Nổi tiếng là nhà sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam, Sabeco đã có lịch sử hơn 30 năm hoạt động trong ngành với các nhãn hiệu bia chiếm trọn phân khúc bia phổ thông, được trên 90% người Việt Nam nhận biết và ưa chuộng, từ đó Sabeco đã khẳng định thế mạnh của mình bởi chất lượng sản phẩm, hương vị bia đậm đà phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước đồng thời mở rộng thị trường ra nước ngoài với các sản phẩm bia đã có mặt tại 24 nước trên thế giới. Năm 2007, theo công ty Navigos, tổng công ty bia Sabeco có thị phần cao nhất cả nước (35% thị phần cả nước). Để giữ vững thị phần bia này, tổng công ty đã có chiến lược mở rộng thị trường sản xuất ra các tỉnh phía Bắc và khu vực miền Trung với công suất lớn, cũng như cổ phần hoá các nhà máy bia phía Nam. Riêng ở khu vực miền Trung, dự án có quy mô sản xuất bia lớn nhất tại tỉnh Quảng Ngãi được tổng công ty Sabeco đầu tư xây dựng là nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi với công suất 100 triệu lít/năm tại khu công nghiệp Quảng Phú được xem như là dự án mới nằm trong kế hoạch mở rộng công suất của Sabeco, dự kiến đến tháng 2/2010 nhà máy sẽ cho ra mẻ bia đầu tiên với tổng vốn đầu tư hơn 1.580,6 tỷ đồng, có khả năng đáp ứng 1/5 tổng sản lượng dự kiến của Tổng công ty. 1.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH BIA Sự tăng trưởng của ngành bia đã kéo theo các vấn đề về chất thải sản xuất như chất thải rắn bao gồm bã hèm, bã men, các mảnh thuỷ tinh từ khu vực đóng gói, bột trợ lọc từ khu vực trợ lọc….; khí phát sinh trong quá trình sản xuất từ nồi hơi, hơi và mùi hoá chất sử dụng, mùi sinh ra trong quá trình nấu…..; và nước thải sản xuất. Trong đó, vấn đề môi trường lớn nhất trong nhà máy bia là lượng nước thải. Với đặc tính sản xuất bia là cần nhiều nước, nước được sử dụng chủ yếu trong các công đoạn chế biến pha chế sản phẩm bia, rửa nguyên liệu, súc rửa chai lọ và vệ sinh máy móc thiết bị, nên công nghiệp sản xuất bia vốn đã tạo nên một lượng lớn nước xả thải vào môi trường. Tuỳ thuộc vào công nghệ và các loại bia sản xuất mà lượng nước thải tạo thành dao động trong khoảng 2-8 lít nước thải/1 lít bia (Nguồn: W Driessen and T Vereijken, “Recent Developments in Biological Treatment of Brewery Effluent”, 2-7/3/2003). Trong đó, hoạt động làm sạch malt, làm nguội máy, lọc, vệ sinh công ty và khử trùng tạo ra tới 70% tổng lượng nước thải. Đồng thời, tỉ lệ thuận với sự xuất hiện của nhiều nhà máy bia, nước thải ra từ ngành sản xuất bia cũng không ngừng tăng lên. Cũng giống như các ngành chế biến thực phẩm khác, nước thải sản xuất bia thường có đặc tính chung là chứa hàm lượng lớn các chất ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng, nồng độ oxy hoà tan thấp, vì thế nước thải thường có màu xám đen, mùi hôi thối, làm giảm chất lượng nước thuỷ vực tiếp nhận, gây hậu quả xấu đến các loài sinh vật và sức khỏe con người, đồng thời sự đọng của nước thải tạo điều kiện tốt cho một số côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi phát triển nhanh và làm giảm mỹ quan khu vực, gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, từ đó trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội. Hình 1.1: Nước thải bia xả vào môi trường. Do đó, thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp, đảm bảo yêu cầu xả ra nguồn nước mặt theo quy định của TCVN 5945 – 2005 cho các nhà máy bia là một yêu cầu cấp thiết cho việc bảo vệ môi trường. Đối với khu vực miền Trung, công suất của các nhà máy bia là trên 500 triệu lít/năm, chưa kể đến một số địa phương vẫn đang chuẩn bị triển khai những dự án sản xuất bia tương đối lớn, quy mô từ 100 đến 150 triệu lít/năm, công nghiệp sản xuất bia ở đây tạo nên một lượng lớn nước thải xả vào môi trường. Trong khi đó, khu công nghiệp Quảng Phú vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung nên đa số các nhà máy tại đây đều xả nước thải vào sông Trà Khúc – con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi và có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải phần lớn lượng nước mưa ra biển cũng như cung cấp nước cho vùng đồng bằng tập trung đông dân cư. Vì vậy, việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho một nhà máy bia có quy mô lớn như Nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi đạt TCVN 5945 – 2005, loại A, là đề tài mang tính cấp thiết và thực tế. 1.3 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 1.3.1 Mục tiêu - Mục tiêu: Đề xuất, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi có công suất sản xuất là 100triệu lít bia/năm đạt TCVN 5945 – 2005, loại A. - Ý nghĩa thực tiễn: ở miền Trung, với thực trạng hiện nay như nguồn tài nguyên nước đang trong tình trạng khan hiếm, ô nhiễm nguồn nước mặt, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh...thì vấn đề xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là rất cần thiết. Khi đề tài này được áp dụng thành công thì nó sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước và quần xã thuỷ sinh, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân địa phương. 1.3.2 Phạm vi đề tài - Thu thập số liệu nước thải đầu vào để làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả và hợp lý nhằm tính toán hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. - Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải bia. - Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải mà vài nhà máy bia đang áp dụng. - Đề xuất các phương án xử lý nước thải bia cho nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. - Tính toán kỹ thuật và kinh tế cho các phương án đề xuất. - So sánh, lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. - Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. - Thời gian thực hiện khoá luận: từ tháng 03/2009 đến 06/2009. Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 2.1.1 Địa điểm Nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi thuộc KCN Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy nằm ở phía Tây TP. Quảng Ngãi, thuận lợi cho việc sử dụng điện, nước, việc sử dụng nguồn nhân lực và nguyên vật liệu sản xuất, đồng thời không tốn nhiều chi phí cho việc tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2 Quy mô w Nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 9/2007, do liên doanh nhà thầu KRONES AG (Cộng hoà liên bang Đức) và HASKONING Việt Nam thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt. Dự kiến nhà máy hoạt động vào cuối năm 2009 và đến tháng 2/2010 thì nhà máy sẽ cho ra mẻ bia đầu tiên, tháng 6/2010 thì dự án nhà máy bia hoàn thành. w Tổng vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy là: 1.580,6 tỷ đồng. w Công suất sản xuất: ü Giai đoạn 1 (từ 2010 – 2015): 100 triệu lít/năm. ü Giai đoạn 2 (2015): 200 triệu lít/năm. w Mặt bằng: ü Tổng diện tích : 48 ha. ü Diện tích xây dựng cho giai đoạn 1: 15 ha. ü Bố trí mặt bằng nhà máy: hình 2.1 Hình 2.1: Mô hình nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. w Chủng loại sản phẩm: cũng giống như các nhà máy bia thuộc tổng công ty bia Sabeco, dự kiến nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi sản xuất các loại bia sau: ü Bia chai Sài Gòn Xanh (Saigon Lager Beer) ü Bia chai Sài Gòn Xuất khẩu (Saigon Export Beer) ü Bia lon 333 (333 Export Beer) ü Bia lon Sài Gòn (Saigon Premium Beer) ü Bia chai Sài Gòn Special (Saigon Special Beer) w Nguồn nước cấp cho sản xuất: lấy từ hệ thống cấp nước TP. Quảng Ngãi dẫn đến KCN và từ đó phân phối vào nhà máy. w Nguồn điện: được cấp từ lưới điện quốc gia. w Nước thải sản xuất: sẽ được xử lý để đạt tiêu chuẩn nước thải loại A, TCVN 5945-2005 (xem phụ lục 1) và xả vào sông Trà Khúc. w Chất thải rắn: được thu gom tại các phân xưởng và được vận chuyển đến khu chứa rác tập trung của TP. Quảng Ngãi. 2.2 NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 2.2.1 Nước: là một nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất bia, chiếm từ 83 – 90% thành phần chính của bia, với nhiều vai trò: pha loãng malt, gạo, hoà tan các chất chiết, lọc… w Nguồn nước sử dụng của nhà máy là nguồn nước do thành phố cung cấp. Nước sử dụng cho sản xuất sẽ được kiểm tra mỗi ngày một lần, các chỉ tiêu cần kiểm tra: độ kiềm tổng, độ mặn (hàm lượng muối NaCl), độ cứng, pH, độ đục, hàm lượng Clor. 2.2.2 Malt: là đại mạch nẩy mầm, là nguồn nguyên liệu chính cung cấp chất hoà tan cho dịch đường trước lên men. Ngoài việc cung cấp các hợp chất thấp phân tử dễ hoà tan, chủ yếu là đường đơn giản như: dextrin bậc thấp, các acid amin, các nhóm vitamin…malt còn cung cấp một hệ enzyme rất phong phú, chủ yếu là Amylase và Protease để thuỷ phân tinh bột và protein thành các hợp chất thấp phân tử. 2.2.3 Gạo: được coi là thế liệu hàng đầu trong sản xuất bia do hàm lượng glucid khá cao, giá thành rẻ và thông dụng đối với Việt Nam, hàm lượng lipid thấp nên không ảnh hưởng xấu đến độ bền bọt và cellulose ở giới hạn thấp là yếu tố lý tưởng cho việc sản xuất bia. Nhà máy sẽ sử dụng gạo tại địa phương để sản xuất. 2.2.4 Hoa Houblon: Là nguyên liệu cơ bản, đứng thứ 2 sau đại mạch trong công nghệ sản xuất bia. Hoa Houblon làm cho bia có vị đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Do đó hoa Houblon là nguyên liệu không thể thay thế trong công nghệ sản xuất bia. Nhà máy sử dụng 2 dạng chế phẩm là: hoa Houblon dạng viên và dạng cao. w Dạng viên: là chế phẩm được sản xuất bằng phương pháp nghiền. Cánh hoa khô được nghiền thành bột, không cô đặc và được ép thành viên định hình. Dạng viên thường thơm và ít đắng. w Dạng cao: là sản phẩm được trích ly bằng dung môi hữu cơ, sau đó dùng các biện pháp để tách dung môi ra và thu được dung dịch cao houblon dạng sệt. Dạng cao thường đắng và ít thơm. 2.2.5 Nấm men Nấm men bia là loại sinh vật đơn bào, kích thước tế bào nấm men bia trung bình 6-9 µm, sinh sản bằng hình thức nảy chồi. Trong sản xuất bia, nấm men sẽ lên men dịch đường thành CO2, C2H5OH. Bên cạnh đó còn tạo ra nhiều sản phẩm bậc hai khác có ảnh hưởng đến chất lượng của bia. 2.2.6 Các chất phụ gia Là các chất được sử dụng dưới dạng các nguyên liệu phụ nhằm đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết trong quá trình sản xuất bia. Bao gồm: w H2SO4 đậm đặc (95%): điều chỉnh pH của dịch đường, xúc tác các phản ứng thủy phân. w CaCl2: dạng viên, dùng trong giai đoạn đầu của nồi malt. Có tác dụng làm tăng khả năng chịu nhiệt, tăng độ bền tàng trữ bia, kết tủa tannin và anthocyanua có trong vỏ malt, tạo độ trong cho bia. w Acid lactic: điều chỉnh pH của dịch đường. w Caramel: tạo độ màu cần thiết cho nước nha. w ZnCl2: là yếu tố vi lượng giúp nấm men phát triển tốt. w Acid asorbic: chất chống oxy hoá. w Collupulin: bản chất là enzyme proteolytic, có tác dụng phân huỷ những chất có phân tử lượng cao trong bia nhằm hạn chế hiện tượng đục bia. w Maturex: bản chất là acetolactate decarboxylase, nhằm hạn chế tạo diacetyl trong bia. w Diatomit: bột trợ lọc, dùng trong máy lọc ống. w Nhựa trao đổi ion: để hạn chế các polyphenol nhằm làm tăng độ trong của bia, dùng trong máy lọc đĩa. w Hoá chất tẩy rửa: xút, acid HCl, Photphoric acide .v.v. 2.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT * Thiết bị: các thiết bị được đầu tư theo thiết kế hiện đại đi liền với những công đoạn chính của quá trình sản xuất bia, đáp ứng được các yêu cầu công nghệ (quy mô và quy trình) và sản phẩm (sản lượng và chất lượng) trên cơ sở có tính đến phương án nâng công suất lên 200 triệu lít/năm trong giai đoạn 2. 2.3.1 Sơ đồ dây chuyền sản xuất Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất tổng quát. (Nguồn: Báo cáo ĐTM nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi công suất 100 triệu lít/năm, 04/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN_cuoi.doc
Luận văn liên quan