Hoạt động của các bệnh viện ở nước ta hiện nay đang được cải thiện hàng ngày cả về chất lẫn về lượng. Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn. Hơn nữa, với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa. Do đó, hiện nay nhà nước đã đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân được tốt hơn. Bên cạnh đó, ngày nay có rất nhiều bệnh viện với quy mô vừa và nhỏ do các tổ chức cá nhân xây dựng lên. Tuy nhiên, song song với việc tăng cường khả năng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và con người.
Chất thải y tế được xem là một trong những loại chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt. Vì vậy, việc kiểm soát, quản lý và xử lý chất thải y tế là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và các ngành liên quan, nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.
Ở nước ta, công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban, ngành các cấp quan tâm. Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển. Xử lý chưa đúng quy định, chủ yếu vẫn còn tập trung xử lý chung cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp, còn các hệ thống XLNT của bệnh viện thì thiết kế sơ sài, không hiệu quả, thậm chí chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải để “che mắt” các cơ quan quản lý.
Vì vậy, việc hoàn thiện các công trình xử lý nước thải là một nhu cầu cấp thiết cần được thực hiện.
98 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhân dân 115 với công suất 180 m3/ngàyđêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 CÔNG SUẤT 180M3/NGÀY.ĐÊM
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 05127153
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NIÊN KHÓA: 2005-2009
- 07/2009 -
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 CÔNG SUẤT 180M3/NGÀY. ĐÊM
Tác giả
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầucấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Giáo viên hướng dẫn
Th.S PHẠM TRUNG KIÊN
- 07/2009 -
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba má. Ba má, các em, tất cả mọi người trong gia đình luôn là nguồn động lực để con vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trong suốt thời gian học tập, thực tập và làm luận văn ở trường em nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy cô, người thân, bạn bè và các chú ở bệnh viện Nhân Dân 115, đặc biệt là sự yêu thương gắn bó, giúp đỡ nhau của 3 cô bạn ở cùng trong 4 năm sống xa gia đình.
Chính vì vậy, xin chân thành cám ơn đến tất cả các thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn thầy Phạm Trung Kiên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn chú Huỳnh Quang Phúc và chú Thái đang công tác tại bệnh viện Nhân Dân 115 đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho cháu trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn DH05MT đã đoàn kết, động viên và giúp đỡ tôi. Cảm ơn các bạn đã cho tôi nhiều kĩ niệm đẹp của thời sinh viên.
Cảm ơn người bạn của tôi đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận cũng như những lúc tôi khó khăn nhất.
Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 05 tháng 06 năm 2009
SVTH: Trần Thị Phương Thảo
TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển của thế giới nói chung của Việt Nam nói riêng, vấn đề chăm sóc sức khỏe của nhân loại càng được nâng cao, sự phát triển của các bệnh viện ngày càng được hoàn thiện. Đi cùng là vấn đề giải quyết lượng chất thải hàng ngày từ các bệnh viện, đặc biệt là nước thải. Hiện nay một số bệnh viện đã và đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bệnh viện Dân Nhân 115 cũng đang đầu tư xây lại hệ thống xử lý nước thải đã ngừng hoạt động.
Đề tài “Thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhân Dân 115 với công suất 180 m3/ngđ” nhằm đáp ứng cho nhu cầu trên.
Tính chất nước thải của bệnh viện dựa vào kết quả phân tích mẫu lấy trực tiếp từ bệnh viện so sánh với tính chất nước thải của một số bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh. Để xử lý nước thải bệnh viện thường dùng phương pháp xử lý sinh học.
Trong khóa luận dựa vào tính chất nước thải, điều kiện cho phép mặt bằng của bệnh viện và tham khảo công nghệ xử lý của một số bệnh viện khác. Từ đó đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho bệnh viện Nhân Dân 115
Phương án 1: Nước thải thu gom từ hệ thống thoát nước về sau hố ga của khoa thận được dẫn vào rổ chắn rác đặt trong bể điều hòa. Sau đó qua bể USBF để xử lý sinh học và lắng. Tiếp theo, nước thải được khử trùng bằng Clo tại bể khử trùng. Nước thải sau xử lý thải ra cống thoát nước chung của bệnh viện rồi ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Phương án 2: Tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể sinh học từng mẻ (SBR) để xử lý thay cho USBF.
Qua tính toán, phân tích đã lựa chọn phương án 1 với những lý do sau:
Hiệu quả xử lý tương đối cao hơn phương án 2, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn 6772:2000, mức II.
Phù hợp với điều kiên mặt bằng hiện có của bệnh viện hơn.
Phương án thí công khả thi hơn.
Giá thành xử lý 1m3 nước thải thấp hơn.
MỤC LỤC
TRANG TỰA i
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tính chất nước thải đầu vào bể Aerotank của bệnh viện Thống Nhất 8
Bảng 3.2: Chất lượng nước sau khi xử lý khi HT mới xây dựng của BV Thống Nhất 9
Bảng 3.3: Chất lượng nước sau khi xử lý của bệnh viện Thống Nhất 9
Bảng 3.4: Tính chất nước thải đầu vào HTXL của bệnh viện Bình Dân 10
Bảng 3.5: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Bình Dân 11
Bảng 3.6: Tính chất nước thải đầu vào HTXL của bệnh viện Hùng Vương 12
Bảng 3.7: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Hùng Vương 13
Bảng 3.8: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Thủ Đức. 15
Bảng 3.9: Kết quả phân tích tính chất nước thải của HTXL nước thải 16
Bảng 3.10: Tính chất nước thải đầu vào hệ thống xử lý của bệnh viện 115 18
Bảng 3.11: Kết quả phân tích nước thải tại HTXL nước thải công suất 500 m3/ngđ 19
Bảng 4.1: Tính chất nước thải của một số bệnh viện 21
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Nhân Dân 115 22
Bảng 4.3: Tính chất nước thải thiết kế cho bệnh viện Nhân Dân 115 22
Bảng 4.4: Lưu lượng nước cấp trong hàng tháng cho bệnh viện Nhân Dân 115 22
Bảng 4.5: Dự toán hiệu suất các công trình xử lý phương án 1 25
Bảng 4.6: Dự toán hiệu suất các công trình xử lý phương án 2 27
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất 8
Hình 3.2. Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Bình Dân 10
Hình 3.3. Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương 12
Hình 3.4. Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức 14
Hình 3.5. Công nghệ xử lý nước thải của BVĐK tỉnh Bình Định 16
Hình 3.6. Công nghệ xử lý nước thải 19
Hình 4.1. Sơ đồ khối công nghệ XLNT bệnh viện Nhân Dân 115 phương án 1 23
Hình 4.2. Sơ đồ khối công nghệ XLNT bệnh viện Nhân Dân 115 phương án 2 26
Hình 4.3. Bể điều hòa 28
Hình 4.4. Bể USBF 29
Hình 4.5. Bể tiếp xúc 31
Hình 4.6. Bể chứa bùn 31
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD Biochemical oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Chemical oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học
SS Suspendid Solids – Chất lơ lửng
USBF The Upflow Sludge Blanket - Công nghệ sinh học kết hợp lọc ngược dòng
SBR Sequencing Batch Reactor – Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
BVĐK Bệnh viện đa khoa
TT Trung tâm
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoạt động của các bệnh viện ở nước ta hiện nay đang được cải thiện hàng ngày cả về chất lẫn về lượng. Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn. Hơn nữa, với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa. Do đó, hiện nay nhà nước đã đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân được tốt hơn. Bên cạnh đó, ngày nay có rất nhiều bệnh viện với quy mô vừa và nhỏ do các tổ chức cá nhân xây dựng lên. Tuy nhiên, song song với việc tăng cường khả năng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và con người.
Chất thải y tế được xem là một trong những loại chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt. Vì vậy, việc kiểm soát, quản lý và xử lý chất thải y tế là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và các ngành liên quan, nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.
Ở nước ta, công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban, ngành các cấp quan tâm. Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển... Xử lý chưa đúng quy định, chủ yếu vẫn còn tập trung xử lý chung cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp, còn các hệ thống XLNT của bệnh viện thì thiết kế sơ sài, không hiệu quả, thậm chí chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải để “che mắt” các cơ quan quản lý.
Vì vậy, việc hoàn thiện các công trình xử lý nước thải là một nhu cầu cấp thiết cần được thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhân Dân 115 đạt tiêu chuẩn môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.
1.3. Phạm vi đề tài
Là một luận văn tốt nghiệp nên đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viên Nhân Dân 115” chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sau:
Nội dung của khóa luận không xét đến chất thải rắn, khí thải.
Xử lý nước thải tập trung về hố ga sau khoa thận – nội tim mạch theo nhu cầu của bệnh viện Nhân Dân 115.
Tổng công suất thiết kế: 180 m3/ngày.
Diện tích khu vực thu gom nước thải 103 m2
Niên hạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải là 20 năm.
Đề xuất phương án xử lý nước thải hợp lý cho bệnh viên Nhân Dân 115.
Tính toán các công trình đơn vị.
Triển khai bản vẽ công nghệ.
Thời gian thực hiện khoá luận là từ 04/09 đến 07/09.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Phân tích chất lượng nước đầu vào của hệ thống xử lý nước thải (nước thải tập trung tại hố ga sau khoa thận - nội tim mạch của bệnh biện).
Xem xét hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải đã có qua bảng vẽ đã có và thực tiễn.
Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số bệnh viện, so sánh kết quả phân tích nước thải của bệnh viện để đưa ra tính chất nước thải cần xử lý.
Đề xuất công nghệ và tính toán thiết kế cho công nghệ hợp lý.
Dự toán kinh tế.
Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Hiện nay nước thải bệnh đang là nỗi kinh hoàng của người dân: mỗi ngày lượng nước thải y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 17.276 m3. (theo thống kê của sở Tài Nguyên và Môi trường, 2008). Trong đó chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí nước thải bệnh viện còn có cả dung dịch chứa các chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Do đó, nước thải bệnh viện được xếp vào danh mục chất thải nguy hại.
Nước thải bệnh viện bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh (chất rắn lơ lửng vượt 2,5-3 lần, hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1.000 lần tiêu chuẩn cho phép với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm...) (theo kết quả phân tích của một số cơ quan chức năng). Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.
Ngoài ra chưa kiểm soát được nguồn nước thải độc hại từ các dịch vụ y tế, xét nghiệm, khám chữa bệnh.
Vì vậy, vấn đề kiểm soát ô nhiễm chất thải bệnh viện đặc biệt là nước thải cần được thực hiện nghiêm ngặc hơn. Bên cạnh đó là việc sửa chữa các hệ thống xử lý nước thải đã xuống cấp và xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện chưa có để tạo một môi trường sống xanh, sạch và đẹp. Đó cũng là lý lo em chọn thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện nhân dân 115” làm khóaluận tốt nghiệp.
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ Y TẾ VÀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
2.1. Tổng quan về hệ thống bệnh viện tại TP. HCM
Theo thống kê của Sở Y tế cho biết trên địa bàn TP. HCM hiện có 130 BV, trung tâm y tế (TTYT) đang hoạt động. Trong đó có 43 BV - TTYT có hệ thống xử lý nước thải không đạt chuẩn, 39 BV - TTYT không có hệ thống xử lý nước thải. Đó là chưa kể hàng ngàn cơ sở hành nghề y tế tư có lượng nước thải không nhiều, nhưng việc xử lý như thế nào hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.
Theo kết quả khảo sát giữa tháng 9/2008 của Sở Y tế TP HCM, chỉ 1/3 số bệnh viện, Trung tâm Y tế trên địa bàn có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, với 21 bệnh viện công do trung ương quản lý, chỉ 10 nơi có HTXLNT đạt tiêu chuẩn, số còn lại HTXLNT không đạt tiêu chuẩn, hoặc chưa xây dựng. Trong đó, có những bệnh viện lâu đời, quy mô điều trị thuộc hàng top ten của thành phố như: Chợ Rẫy, Thống Nhất, Trung tâm Chấn thương - Chỉnh hình và Phục hồi chức năng… Với 33 bệnh viện do thành phố quản lý, có đến 23 bệnh viện HTXLNT hoạt động cầm chừng. Đối với bệnh viện tư nhân, còn 12 trên 28 bệnh viện đầu tư HTXLNT chưa hoàn thiện, nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường. Ở các Trung tâm Y tế quận huyện, Trạm Y tế phường xã, HTXLNT gần như bị bỏ quên.
Kết quả phân tích cho thấy: nồng độ SS, coliform, BOD5, COD tại các bệnh viện đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nhiều đơn vị chỉ xử lý cục bộ nước thải ở một số khu vực như phẫu thuật, xét nghiệm, còn lại đều đưa vào vào nước thải sinh hoạt.
Đặc tính của nước thải BV: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của BV cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải BV.
Điểm đặc thù của nước thải BV là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những BV chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các BV khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường.
2.2. Tổng quan về bệnh viện Nhân Dân 115
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện Nhân Dân 115
Bệnh viện Nhân Dân 115 vốn có truyền thống lịch sử khá dài. Từ một đơn vị tiền thân – Bệnh viện K52 ra đời vào ngày 25 tháng 12 năm 1968, đến tháng 10 năm 1976, theo quyết định của tổng cục hậu cần, hợp nhất các đơn vị, gồm Bệnh viện K52, Đội điều trị 25 và một số cán bộ nhân viên y tế của Viện Quân y 110 và 111 thành Viện Quân y 115, trong đó K52 là nòng cốt.
Tháng 8 năm 1989 Viện Quân y 115 được chuyển sang Sở y tế Tp. Hồ Chí Minh và đổi tên thành Bệnh viện Nhân Dân 115.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Bệnh viện Nhân Dân 115 ngày nay đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Năm 1998, bệnh viện được UBND Thành Phố tặng bằng khen về thành tích hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch.
Năm 1999, Sở Y tế tặng giấy khen, UBND Thành phố tặng bằng khen.
Năm 2000, Bộ Y tế tặng bằng khen
Năm 2002, Bộ Y tế tặng bằng khen và UBND Thành phố cũng tặng bằng khen. 14 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua.
Năm 2002, Bộ Y tế tặng bằng khen.
Ngày 18 tháng 5 năm 2003, bệnh viện Nhân Dân 115 được xếp bệnh viện hạng I, theo quyết định số 2016/QĐ - UB của Chủ tịch UBND Thành phố.
Năm 2004, bệnh viện được bộ Y tế tặng bằng khen; khoa Thận học được UBND Thành phố tặng bằng khen về thành tích ghép thận.
Hiện nay Bệnh viện Nhân Dân 115 chỉnh trang xây dựng với chức năng và nhiện vụ khám và điều trị bệnh cho nhân dân trong và ngoài thành phố, phối hợp với trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực tập cho cán bộ y tế của bệnh viện ở hệ sau đại học, đại học, trung cấp và tại chức; nghiên cứu, ứng dụng phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại và phát huy nền y học cổ truyền…
Với tổng diện tích của bệnh viện Nhân Dân 115 là 31.832,8 m2 với các hạng mục:
Khu chuyên khoa ngoại
Khu chuyên khoa nội
Khu khám bệnh
Khoa dược
Trạm điện
Trạm xử lý nước thải
Phòng khám liên chuyên khoa
Nhà thuốc
Khu hành chính
Khu điều trị
Khu cận lâm sàng
Y học cổ truyền
Khoa thận niệu
Nhà vĩnh biệt
Khu phẫu thuật, gây mê, hồi sức
Căn tin..
2.2.2. Hiện trạng tự nhiên của bệnh viện Nhân Dân 115
Địa chỉ: 88 Thành Thái, phường 12, quận 10, TP. HCM
Điện thoại: (08) 38.626.963 Fax: 38.655.193
Vị trí địa lí
Bệnh viện Nhân Dân 115 có các mặt giáp với:
Phía Đông giáp với đường Sư Vạn Hạnh
Phía Tây giáp với đường Thành Thái
Phía Nam giáp với Viện tim, trung tâm đào tạo cán bộ y tế
Phía Bắc giáp với khu dân cư
Điều kiện tự nhiên
Bệnh viện Nhân Dân 115 nằm trong khuôn viên quận 10 nên có chung các điều kiện tự nhiên của cả quận
Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu Nam Bộ, chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình 280C. Nhiệt độ cao nhất là 390C và thấp nhất là 25,70C. Độ ẩm trung bình cả năm vào khoảng 75%. Tổng lượng bức xạ mặt trời tương đối lớn là 368Kcal/cm2. Lượng mưa trung bình 2.100 mm. Mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 11, các tháng khác hầu như không có mưa.
Hướng gió chủ yếu là gió Tây Nam và Đông – Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3m/s, mạnh nhất là 22,6 m/s, hầu như không có bão (nếu có chỉ có gió cấp thấp do ảnh hưởng bão từ nơi khác đến)
Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, cao ráo so với mực nước biển.
Đất đai được hình thành trên nền phù xa cổ, cường độ chịu tải R=1,7 kg/cm2.
Thủy văn
Hệ thống thoát nước của bệnh viện được nối chung với hệ thống thoát nước thành phố. Hệ thống thoát nước mưa được xả thẳng ra hệ thống thoát nước của thành phố, hệ thống thoát nước thải của bệnh viện được dẫn về 2 trạm xử lý nước thải của bệnh viện trước khi ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Tổ chức bộ máy của bệnh viện gồm 7 phòng và 31 khoa. Bao gồm:
Phòng kế hoạch – tổ hợp
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư thiết bị y tế
Phòng điều dưỡng
Phòng hành chính quản trị
Phòng chỉ đạo tuyến
Khoa Cấp cứu
Khoa Ngoại thần kinh A, B
Khoa Nội thần kinh A, B
Khoa Nội thận
Khoa Ngoại ghép thận
Khoa tim mạch A, B, C, D
Khoa Nội tiêu hóa
Khoa Ngoại tổng hợp
Khoa y học thể thao
Khoa Chấn thương chỉnh hình
Ngoại lồng ngực
Khoa Phẫu thuật
Khoa Bệnh nhiệt đới
Khoa Nội tiết
Khoa mắt
Khoa Tai mũi họng
Khoa Răng hàm mặt
Khoa Vật lý trị liệu
Khoa Chuẩn đoán hình ảnh
Khoa xét nghiệm
Khoa Chống nhiễm khuẩn
Khoa Thăm dò chức năng
Khoa Khám bệnh
Khoa Gây mê hồi sức
Khoa Hồi sức tích cực
Khoa Dược
Chương 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI Y TẾ
3.1. Tổng quan phương pháp XLNT một số bệnh viện
3.1.1. Đặc điểm đặc trưng nước thải BV
Chất ô nhiễm đặc trưng
Hàm lượng
pH
6÷8
SS (mg/l)
100÷150
BOD (mg/l)
150÷250
COD (mg/l)
300÷500
Tổng coliform (MNP/100ml)
105÷107
(Nguồn: Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự, hội nghị khoa học về môi trường lần thứ nhất, Hà Nội,2004)
3.1.2. Một số phương pháp đã ứng dụng
Xử lý cơ học
Nước thải thường có các thành phần hết sức phức tạp. Trong nước thải không chỉ chứa các thành phần hóa học hòa tan, các loại vi sinh vật mà còn chứa các chất không hòa tan. Các chất không hòa tan này có các kích thước lớn nhỏ khác nhau, người ta dựa vào kích thước và tỉ trọng của chúng để tách ra khỏi môi trường nước trước khi áp dụng các phương pháp hóa lý hoặc các phương pháp sinh học và thường được thực hiện ở các công trình xử lý:
Song chắn rác, lưới chắn rác: làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ.
Bể lắng cát: được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát, chứa trong nước thải.
Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải.
Giai đoạn xử lý cơ học còn có bể điều hòa để điều hòa về lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải.
Xử lý sinh học
Đa số các bệnh viện sử dụng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí, phương pháp này nước thải nhờ hoạt động của các vi sinh vật trong điều kiện có oxy.
Một số công nghệ xử lý sinh học đã được bệnh viện áp dụng
Aeroten: BV Thống Nhất, BV Đa khoa huyện Gò Dầu Tây Ninh, TT y tế huyện Dĩ An – Bình Dương, BV Nhân Dân Gia Định, …
Bể lọc sinh học: BV Bình Dân, BV Hùng Vương, BV Thủ Đức, Bệnh vện đa khoa tỉnh Bình Định, …
Khử trùng nước thải
Khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, triệt