Cho đến nay, có thể nói hội nhập kinh tế thế giới đã và đang diễn ra
từng bước, trong từng ngành nghề và tác động đến tất cả các thành phần kinh
tế của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh
doanh sôi động hơn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng (năm 2008
là 11,5 tỷ USD và năm 2009 là 10 tỷ USD vốn thực hiện), đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng đó, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã
có bước phát triển nhanh chóng, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nhiều công
ăn việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành bán lẻ ở mức
trên 20% từ năm 2005 trở lại đây đã tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu l ao
động phổ thông. Khi mở cửa dịch vụ bán lẻ, người được hưởng lợi nhiều nhất
là người tiêu dùng với cơ hội mua sắm hàng hóa phong phú, hiện đại, chất
lượng dịch vụ hoàn hảo. Tuy nhiên, việc mở cửa gần như hoàn toàn thị trường
bán lẻ là mối đe dọa với các doanh nghiệp phân phối trong nước bởi lẽ so với
các nhà phân phối nước ngoài, doanh nghiệp của chúng ta còn nhiều yếu kém
(thiếu vốn, kinh nghiệm quản lý, hoạt động manh mún, thiếu liên kết) nên khó
có thể chống đỡ rủi ro, biến động trên thị trường và rất dễ bị tổn thương khi
phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ phía tập đoàn phân phối nước
ngoài. Chính vì vậy, dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ chịu nhiều tác
động từ quá trình mở cửa thị trường, nhất là khi chúng ta thực hiện các cam
kết và lộ trình mở cửa trong thỏa thuận gia nhập WTO.
Hội nhập kinh tế thế giới là một điều tất yếu và sớm hay muộn, chúng
ta đều phải mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tham
gia dẫu biết rằng nguồn vốn FDI đó không chỉ sẽ tác động về mặt kinh tế mà
-2-còn tạo ra không ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để
vừa có thể thu hút FDI một cách có chọn lọc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
vừa có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn này chính là chìa
khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn
đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO” làm đề tài khóa
luận của mình.
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ THEO
LỘ TRÌNH CAM KẾT WTO
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Thiện
Lớp : Nhật 3
Khóa : 45E
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Mai Khanh
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN
PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM................................................................ 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành dịch vụ phân phối bán lẻ
............................................................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phân phối bán lẻ ............................................. 4
1.1.2. Đặc điểm ....................................................................................... 5
1.1.2.1. Dịch vụ phân phối bán lẻ có tính chất phân tán cao ................ 5
1.1.2.2. Dịch vụ bán lẻ luôn theo sát nhu cầu thực tế và thỏa mãn
nhanh nhất nhu cầu đó ......................................................................... 5
1.1.2.3. Dịch vụ bán lẻ hướng tới người tiêu dùng cuối cùng ............... 6
1.1.3. Các mô hình tổ chức bán lẻ chính ................................................ 6
1.1.4. Vị trí và vai trò của dịch vụ bán lẻ ................................................ 8
1.1.4.1. Vị trí của bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối ...................... 8
1.1.4.2. Vai trò của ngành bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân ............... 9
1.2. Tổng quan về ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam ........ 13
1.2.1. Chủ thể tham gia vào dịch vụ phân phối bán lẻ ......................... 13
1.2.2. Hàng hóa lưu thông trên thị trường phân phối bán lẻ ............... 17
1.2.3. Các hệ thống tổ chức bán lẻ tại Việt Nam .................................. 17
1.2.3.1. Hệ thống chợ truyền thống .................................................... 17
1.2.3.2. Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại ......................... 20
1.2.3.3. Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ ...................................... 21
1.2.3.4. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ lẻ . 22
1.2.4. Doanh thu và tốc độ phát triển .......................................................... 23
1.3. Sự cần thiết phải mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ cho các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài ....................................................................................................... 25
1.3.1. Mở cửa để phù hợp yêu cầu của tiến trình hội nhập ....................... 25
1.3.2. Mở cửa để phát triển phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của
người dân ...................................................................................................... 26
1.3.3. Mở cửa để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong
nước .............................................................................................................. 30
1.3.4. Mở cửa để hạn chế tình trạng độc quyền trong phân phối ............ 32
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM SAU
KHI GIA NHẬP WTO ...................................................................................... 34
2.1. Các quy định của Việt Nam đối với thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ .................................................. 34
2.1.1. Cam kết và lộ trình mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ trong WTO . 34
2.1.2. Các quy định của Việt Nam đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành dịch vụ bán lẻ ................................................................... 37
2.2. Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào dịch vụ bán lẻ .. 39
2.2.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối
bán lẻ trước khi gia nhập WTO ................................................................... 39
2.2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ phân
phối bán lẻ sau khi Việt Nam gia nhập WTO ............................................. 43
2.2.2.1. Về quy mô ..................................................................................... 43
2.2.2.2. Về cơ cấu vốn ............................................................................... 45
2.2.3. Đánh giá tác động của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam ................................................. 48
2.2.3.1. Tác động tích cực ......................................................................... 48
2.2.3.2. Tác động tiêu cực ......................................................................... 58
CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA
VIỆT NAM MỘT CÁCH HỢP LÝ VÀ CÓ CHỌN LỌC THEO LỘ TRÌNH
CAM KẾT WTO ................................................................................................ 64
3.1. Dự báo phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam theo
lộ trình cam kết WTO .................................................................................... 64
3.1.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào dịch vụ bán lẻ Việt Nam ........................................................ 64
3.1.1.1. Thuận lợi ............................................................................... 64
3.1.1.2. Hạn chế ................................................................................. 69
3.1.2. Dự báo phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam
theo lộ trình cam kết WTO ..................................................................... 73
3.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành
dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam một cách hợp lý và có chọn lọc
theo lộ trình cam kết WTO .......................................................................... 75
3.2.1. Các giải pháp về phía nhà nước ................................................. 76
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài: ...................................................... 76
3.2.1.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể ................................................. 77
3.2.1.3. Tăng cường công tác xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại .......... 79
3.2.1.4. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ........... 80
3.2.1.5. Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, giám sát ............ 83
3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bán lẻ trong nước ............. 83
3.2.2.1. Chủ động đổi mới phong cách làm việc, tổ chức, quản lý ...... 83
3.2.2.2. Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư ............................... 84
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................... 85
3.2.2.4. Xây dựng chính sách về mặt hàng, giá, phương thức và hình
thức bán hàng, khuyến mại ................................................................. 86
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 90
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối ................... 8
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối ....................................... 9
Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về mạng lưới chợ trên cả nước năm 2006 ... 19
Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị trên cả nước đến năm 2006................. 21
Bảng 5: Bảng tổng hợp xếp hạng về độ hấp dẫn thị trường bán lẻ của Việt
Nam giai đoạn 2004 - 2008 .......................................................................... 25
Bảng 6: So sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời
kỳ 1996-2008 ............................................................................................... 27
Bảng 7: FDI đăng ký vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo
thời gian nhận vốn đầu tư trước khi gia nhập WTO ...................................... 40
Bảng 8: FDI đăng kí vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam sau khi gia
nhập WTO.................................................................................................... 43
Bảng 9: FDI đăng ký vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo
đối tác đầu tư tính đến tháng 3/2008 ............................................................. 46
Bảng 10: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo địa bàn
đầu tư tính đến tháng 3/2008 ........................................................................ 47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ ... 24
Biểu đồ 2: Tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối của người tiêu dùng Việt Nam
..................................................................................................................... 28
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2002–2008
..................................................................................................................... 41
Biểu đồ 4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo
các khu vực kinh tế giai đoạn 2002 – 2008 ................................................... 42
Biểu đồ 5: Tăng trưởng trong tổng mức bán lẻ hàng hóa.............................. 49
Biểu đồ 6: Các loại hình phân phối bán lẻ của Việt Nam trong giai đoạn
2004–2008 ................................................................................................... 71
Danh mục từ viết tắt
Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam – Hoa Kỳ
ENT Economic Need Test Kiểm tra nhu cầu kinh tế
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross domestic product Thu nhập bình quân đầu
người
GRDI Global Retail Development Chỉ số bán lẻ toàn cầu
Index
HTX Hợp tác xã
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD Organisation for Economic Tổ chức hợp tác phát triển
Co-operation and kinh tế
Development
POS Point of sales Hệ thống thanh toán tiền tại
cửa hàng bán lẻ
TTTM Trung tâm thương mại
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cho đến nay, có thể nói hội nhập kinh tế thế giới đã và đang diễn ra
từng bước, trong từng ngành nghề và tác động đến tất cả các thành phần kinh
tế của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh
doanh sôi động hơn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng (năm 2008
là 11,5 tỷ USD và năm 2009 là 10 tỷ USD vốn thực hiện), đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng đó, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã
có bước phát triển nhanh chóng, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nhiều công
ăn việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành bán lẻ ở mức
trên 20% từ năm 2005 trở lại đây đã tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu lao
động phổ thông. Khi mở cửa dịch vụ bán lẻ, người được hưởng lợi nhiều nhất
là người tiêu dùng với cơ hội mua sắm hàng hóa phong phú, hiện đại, chất
lượng dịch vụ hoàn hảo. Tuy nhiên, việc mở cửa gần như hoàn toàn thị trường
bán lẻ là mối đe dọa với các doanh nghiệp phân phối trong nước bởi lẽ so với
các nhà phân phối nước ngoài, doanh nghiệp của chúng ta còn nhiều yếu kém
(thiếu vốn, kinh nghiệm quản lý, hoạt động manh mún, thiếu liên kết) nên khó
có thể chống đỡ rủi ro, biến động trên thị trường và rất dễ bị tổn thương khi
phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ phía tập đoàn phân phối nước
ngoài. Chính vì vậy, dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ chịu nhiều tác
động từ quá trình mở cửa thị trường, nhất là khi chúng ta thực hiện các cam
kết và lộ trình mở cửa trong thỏa thuận gia nhập WTO.
Hội nhập kinh tế thế giới là một điều tất yếu và sớm hay muộn, chúng
ta đều phải mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tham
gia dẫu biết rằng nguồn vốn FDI đó không chỉ sẽ tác động về mặt kinh tế mà
-1-
còn tạo ra không ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để
vừa có thể thu hút FDI một cách có chọn lọc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
vừa có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn này chính là chìa
khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn
đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO” làm đề tài khóa
luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về
thực trạng phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam. Khóa luận
phân tích hoạt động thu hút FDI vào dịch vụ phân phối bán lẻ và những tác
động của nó đến nền kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt là giai đoạn sau khi
nước ta gia nhập WTO. Từ những phân tích trên cũng như định hướng thu hút
FDI của chính phủ, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI một
cách hợp lý và có chọn lọc vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam trong
bối cảnh thực hiện cam kết gia nhập WTO.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung phân tích thực trạng thu hút
FDI vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ và những tác động của nó đến nền
kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt chú trọng vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia
nhập WTO đến nay.
-2-
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên một số phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp
tổng hợp – phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm
giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu,
khóa luận được chia làm ba phần chính:
- Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và sự cần thiết phải thu hút FDI
để phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
- Chƣơng 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam
- Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam
Tác giả xin đặc biệt gửi lời cám ơn tới Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh
là người đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho tôi. Xin chân thành
cám ơn về sự giúp đỡ, chỉ dạy rất nhiệt tình của cô.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nội, những người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức về
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cho tác giả trong suốt bốn năm học tập tại
trường.
-3-
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ
PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành dịch vụ phân phối bán lẻ
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phân phối bán lẻ
Trên thế giới hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ phân
phối bán lẻ.
Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ tài liệu số MTN.GNS/W/120
(W/120) vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) thì dịch vụ bán
lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính (dịch vụ đại lý ủy quyền, dịch vụ bán
buôn, dịch vụ bán lẻ, nhượng quyền thương mại (franchising)): Theo đó, dịch vụ
bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu
dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán
trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan. [33]
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa về dịch vụ phân phối
bán lẻ.
Trong sách “Quản trị Marketing”, Philip Kotler định nghĩa bán lẻ như sau:
Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng
hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào
mục đích cá nhân, không kinh doanh. [14, tr.603]
Từ hai định nghĩa trên có thể thấy mọi tổ chức làm công việc bán
hàng này, cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là
làm công việc phân phối bán lẻ, bất kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được
bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay máy tự động
-4-
bán hàng) hay được bán ở đâu (tại cửa hàng, ngoài phố hoặc tại nhà người
tiêu dùng).
Tóm lại, tuy có nhiều cách định nghĩa, nhưng nói chung có thể hiểu dịch vụ
phân phối bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà
sản xuất hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ
nhu cầu cá nhân hay gia đình.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1. Dịch vụ phân phối bán lẻ có tính chất phân tán cao
Nhu cầu tiêu dùng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người.
Cho dù là người dân ở nước giàu hay nước nghèo, có thu nhập thấp hay thu
nhập cao thì nhu cầu tiêu dùng là điều không thể thiếu. Ở đâu có người dân
thì ở đó xuất hiện các chợ, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, thậm
chí chỉ là một vài sạp hàng nhỏ (chợ cóc) để mang hàng hóa tới người tiêu
dùng. Dịch vụ bán lẻ phát triển và trải rộng theo mỗi địa điểm phân bố dân
cư, phụ thuộc vào mật độ dân số cũng như thu nhập quốc dân.
Đặc biệt trong những năm đầu thế kỉ 20, sự bùng nổ công nghệ thông
tin tạo điều kiện cho việc cung cấp hàng hóa dịch vụ bán lẻ đến người tiêu
dùng nhanh chóng hơn, ưu việt hơn so với gặp gỡ trực tiếp. Hình thức bán
hàng qua các trang web thương mại điện tử ngày càng phổ biến và thu hút
được sự quan tâm của công chúng như hay
Bước tiến này đã khiến cho quá trình mua bán hàng hóa
và dịch vụ không còn bị giới hạn về không gian, đồng thời bảo đảm hoạt động
liên tục 24/24 giờ mỗi ngày.
1.1.2.2. Dịch vụ bán lẻ luôn theo sát nhu cầu thực tế và thỏa mãn nhanh nhất
nhu cầu đó
Nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên họ là
người am hiểu nhất những mong muốn và những thay đổi trong nhu cầu của
người tiêu dùng, từ đó nhanh chóng phản ánh các thông tin này cho nhà sản
xuất để giúp nhà sản xuất điều chỉnh quy trình sản xuất, chất lượng, mẫu mã
-5-
sản phầm cho phù hợp. Với vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng, nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng truyền tải những thông tin về chương
trình ưu đãi, khuyến mại, thông điệp từ nhà sản xuất hay các thông tin mới
nhất về sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng. Có thể nói, dịch vụ bán lẻ
phản ánh chính xác nhu cầu thực tế thông qua quá trình theo sát người tiêu
dùng từ lúc chuẩn bị mua hàng đến sau khi mua và thỏa mãn nhanh nhất
những nhu cầu ấy.
1.1.2.3. Dịch vụ bán lẻ hướng tới người tiêu dùng cuối cùng
Dịch vụ bán lẻ là quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán lẻ đến
tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay gia đình của
họ chứ không vì mục đích mua về để bán lại, thu lợi nhuận. Người tiêu dùng có
thể nhận hàng hóa trực tiếp từ nhà bán lẻ hoặc gián tiếp thông qua đường bưu
điện, qua mạng internet, máy bán hàng… tùy theo sự tiện lợi của từng phương
thức này với cá nhân họ. Sự phát triển của ngành bán lẻ phụ thuộc chủ yếu nhu
cầu hàng hóa trên thị trường. Đó là lý do tại sao dịch vụ bán lẻ luôn hướng tới
người tiêu dùng cuối cùng và thị trường bán lẻ luôn diễn