Khóa luận - Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm Sinh học 10 Trung học phổ thông

Mục tiêu về kĩ năng thực hành của chương trình Sinh học (SH) trung học phổ thông (THPT) là: “Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm (TN). Học sinh (HS) được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập xử lí mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một số TN giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình SH”. Muốn thực hiện mục tiêu này, việc tiến hành các TN thuộc các bài thực hành trong sách giáo khoa (SGK) là một việc làm cần thiết. [12, 7]

doc67 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận - Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm Sinh học 10 Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ mục tiêu của chương trình Sinh học phổ thông Mục tiêu về kĩ năng thực hành của chương trình Sinh học (SH) trung học phổ thông (THPT) là: “Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm (TN). Học sinh (HS) được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập xử lí mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một số TN giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình SH”. Muốn thực hiện mục tiêu này, việc tiến hành các TN thuộc các bài thực hành trong sách giáo khoa (SGK) là một việc làm cần thiết. [12, 7] 1.2. Xuất phát từ vai trò của TN trong dạy học SH Trong dạy học SH, giáo viên (GV) sử dụng phương pháp thực hành TN khi nghiên cứu quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật. HS tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những tác động chủ ý lên đối tượng TN, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin khoa học. Các em thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên. Do đó các TN không chỉ giúp HS hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo mà kết quả TN còn củng cố niềm tin khoa học cho HS. [2], [23] 1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy - học các TN ở trường phổ thông Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi nhận thấy, trên 80% giờ dạy thực hành đều được thực hiện ở trường phổ thông (PT). Tuy nhiên, đa số GV đều gặp khó khăn trong việc giảng dạy các TN thực hành. Nguyên nhân chủ yếu là do việc trình bày TN trong SGK chưa chính xác, tiến hành một số TN theo SGK không cho kết quả rõ ràng. Đa số TN tiến hành thiếu hoá chất và dụng cụ. Hoá chất chưa định rõ lượng và nồng độ. Ngoài ra hoá chất thường đắt, khó kiếm và khó bảo quản. 1.4. Xuất phát từ việc nghiên cứu các các TN SH10 Hiện nay, có một số luận văn nghiên cứu các TN cùng hướng với đề tài như luận văn của Mai Thị Thanh, Lê Phan Quốc, Cao Thị Minh Tú, Nguyễn Thị Cúc,… Các luận văn này đều tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến được một số TN trong chương trình SH10 THPT. Các tác giả còn đưa ra được các phương án đề xuất mới, có thể hỗ trợ GV trong quá trình dạy học: cải tiến TN, xây dựng bộ TN nhanh hay xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn TN cho GV. Tuy nhiên, phần lớn TN thuộc phần SH tế bào của các tác giả đều chưa đưa ra được qui trình TN chuẩn. Một số TN cải tiến chưa đưa ra được tiêu chí đánh giá cụ thể, vì thế độ tin cậy của TN chưa cao. [6], [17], [19], [20] Bên cạnh đó, số lượng tài liệu hướng dẫn các TN cho GV chưa nhiều, vì thế GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức bài dạy thực hành. Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - SH10 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc thử nghiệm các TN trong phần SH tế bào - SH10 THPT, rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các TN, từ đó xây dựng một số qui trình TN chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học các bài thực hành thuộc chương trình SH10 THPT. 3. Giả thiết khoa học Nếu thử nghiệm và cải tiến thành công, đồng thời xây dựng được qui trình TN chuẩn cho các TN phần SH tế bào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bài thực hành phần SH tế bào - SH 10 THPT. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: GV và HS lớp 10 THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các TN phần SH tế bào – SH 10 THPT. 5. Giới hạn nghiên cứu Đề tài tiến hành thử nghiệm và cải tiến các TN thuộc chương trình SGK SH10 THPT, bao gồm: - TN nhận biết Tinh bột. - TN nhận biết Prôtêin. - TN co và phản co nguyên sinh. - TN về sự thẩm thấu của tế bào. - TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về khái niệm, phân loại, vị trí, vai trò của TN với tư cách là một loại phương tiện dạy học (PTDH) trong lí luận dạy học, là cơ sở xác định các nguyên tắc, qui trình thử nghiệm, cải tiến TN. 6.2. Điều tra thực trạng dạy thực hành TN phần SH tế bào SH10 ở các trường THPT hiện nay. 6.3. Phân tích cấu trúc nội dung phần SH tế bào - SH10 THPT, từ đó xác định vị trí, vai trò, nội dung cụ thể của các bài thực hành trong phần này, đặc biệt chú ý đến các bài trong giới hạn nghiên cứu. 6.4. Xây dựng các nguyên tắc, qui trình thử nghiệm và cải tiến TN. 6.5. Tiến hành thử nghiệm các TN theo SGK, từ đó rút ra các nhận xét về những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành TN, làm cơ sở đề xuất các phương án cải tiến TN. 6.6. Tiến hành các phương án cải tiến, ghi lại kết quả về mặt định tính và định lượng để so sánh với TN của SGK. 6.7. Kết luận, xây dựng thành qui trình TN chuẩn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, bao gồm: SGK SH THPT, sách hướng dẫn giảng dạy SH dành cho GV, các sách tham khảo, các giáo trình, các luận văn và một số tư liệu khác về các nội dung: - Cơ sở khoa học. - Mẫu vật. - Dụng cụ, hóa chất. - Cách tiến hành TN. Từ đó, chúng tôi rút ra những kết luận khoa học đáng tin cậy làm cơ sở lí luận đánh giá TN SGK, hình thành các phương án cải tiến và tổng kết thành TN chuẩn. 7.2. Thử nghiệm trong phòng TN Tiến hành thử nghiệm các TN SGK trong nội dung nghiên cứu tại phòng TN, tạo cơ sở thực tiễn để nhận xét, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành theo phương án của SGK dựa trên các tiêu chí: - Mẫu vật. - Dụng cụ. - Hoá chất. - Các bước tiến hành TN. - Kết quả TN. Từ đó, đề xuất các phương án cải tiến về các nội dung tương ứng. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lí số liệu thu được để phân tích, đánh giá kết quả TN. PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I cơ sỞ lí luẬn và cơ sỞ thỰc tiỄn cỦa đỀ tài 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm về TN Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp GD&ĐT với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao và cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó PTDH là một thành tố quan trọng. Theo nghĩa hẹp, PTDH là thiết bị nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. PTDH theo nghĩa rộng là tất cả nội dung, chương trình dạy học và phương tiện (thiết bị) đặc biệt của dạy học (cơ sở vật chất và thiết bị dạy học). Do đó, PTDH là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Phương tiện trực quan (PTTQ) được hiểu như là một hệ thống bao gồm các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học, với tư cách là đại diện cho hiện thực khách quan của sự vật, hiện tượng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về đối tượng nghiên cứu; giúp HS củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng cao và hoàn thiện tri thức; qua đó rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, hình thành và phát triển động cơ học tập, tích cực làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Từ đó, HS có khả năng vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. [16, 10] PTDH nói chung và PTTQ nói riêng là công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới và kiểm tra đánh giá,… Trong dạy học SH hiện nay, TN thực hành là một loại PTTQ có tác dụng giáo dục HS một cách toàn diện. TN là việc gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh.[9, 55] Thực hành là việc HS tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các TN, tập triển khai các qui trình kĩ thuật chăn nuôi - trồng trọt. TN thực hành là việc tiến hành các TN trong các bài thực hành, được HS thực hiện, để các em có thể nắm rõ được mục đích TN, điều kiện TN. Qua tiến hành, quan sát TN, HS xác định được bản chất của hiện tượng, quá trình và tìm được các qui luật SH. Như vậy, với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, PTDH được hiểu rộng thêm là các phương tiện được sử dụng trong quá trình DH để hình thành các tình huống có vấn đề trong giờ học giúp HS tìm hiểu, củng cố, hoặc so sánh, vận dụng kiến thức. Vì thế, TN sẽ trở thành một PTDH hữu ích.[2, 74], [17] 1.1.2. Các qui tắc tiến hành TN TN được hình thành từ thực tiễn quan sát, nghiên cứu. Muốn tìm hiểu đúng qui luật của tự nhiên thì khi tiến hành TN - tách bộ phận ra khỏi chỉnh thể phải tuân theo các qui tắc sau: + Lặp lại nhiều lần, đảm bảo tính khách quan. Kết quả chỉ có giá trị khi giống nhau trên số lượng lớn mẫu nghiên cứu khác nhau. + Các yếu tố không TN cần giống nhau, chỉ thay đổi các yếu tố TN. + Sử dụng thống kê và xác suất để xử lí số liệu. + Bố trí TN trong cùng một thời gian và không gian. + Đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên. + Xác định khoảng giá trị thử nghiệm của các yếu tố TN. + Phải có vật đối chứng và vật TN. 1.1.3. Cách tiến hành TN TN là một quá trình chủ động của con người. Tùy theo mục đích, nội dung mà TN có các bước tiến hành cụ thể khác nhau. Tuy vậy, TN luôn có một qui trình thực hiện chung là: Bước 1: Xác định giả thuyết TN bằng cách xác định vấn đề cần xem xét, và phỏng đoán kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm vấn đề đó. Để dễ dàng và cụ thể hơn, ta trả lời các câu hỏi tương ứng: "Ai hay Cái gì? Khi nào? Như thế nào và tại sao?". Bước 2: Xác định các biến phụ thuộc, chính là các yếu tố không đổi trong TN về giá trị, từ đó xác định phương án TN, phương án đối chứng. Bước 3: Xác định biến độc lập hay yếu tố TN có giá trị thay đổi. Mỗi TN chỉ nên sử dụng một biến, các yếu tố còn lại được cố định để dễ so sánh. Bước 4: Xác định các cấp của biến độc lập, tức xác định khoảng giá trị thay đổi của yếu tố TN. Bước 5: Xác định các số lượng TN cần bố trí và quan sát; bằng số lần lặp lại nhân với số giá trị cần thử trên biến phụ thuộc. Bước 6: Thu thập và xử lí số liệu. 1.1.4. Phân loại TN thực hành trong dạy học SH 1.1.4.1. Theo mục đích của lí luận dạy học - TN hình thành kiến thức mới. - TN củng cố và hoàn thiện kiến thức. - TN để kiểm tra – Đánh giá. - TN để vận dụng kiến thức. 1.1.4.2. Theo thời gian cho kết quả TN - TN ngắn hạn. - TN dài hạn. 1.1.4.3. Theo địa điểm tiến hành TN - TN trong phòng TN. - TN ở vườn trường. - TN ở ngoài đồng ruộng. 1.1.5. Vai trò của TN thực hành trong dạy học SH SH là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của SH là thế giới sống. Trong đó, thực hành TN là phương pháp cơ bản, đặc trưng cho hoạt động nghiên cứu và dạy học SH. Trong dạy học SH, GV sử dụng phương pháp TN thực hành khi nghiên cứu quá trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật,… HS tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những tác động chủ ý lên đối tượng TN, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin khoa học. Các em thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên. Do đó trong dạy - học SH, TN có vai trò đặc biệt quan trọng. Các TN không chỉ giúp HS hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo mà kết quả TN còn củng cố niềm tin khoa học cho HS. Căn cứ vào mục đích của quá trình dạy học, ta có thể chia TN thực hành làm các loại: + TN hình thành kiến thức mới. + TN củng cố và hoàn thiện kiến thức. + TN để kiểm tra - Đánh giá. + TN để vận dụng kiến thức. Nhưng tùy theo mục đích sử dụng, nội dung, cách tiến hành, thời gian tiến hành thực hành TN mà nó có vị trí khác nhau trong học phần. Ở cấp học THPT, TN thực hành thường được xếp vào bài cuối chương, gồm khoảng hai hay ba TN trong một bài với mục đích: + Củng cố kiến thức. + Phát triển tư duy logic, sáng tạo của HS. + Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tiến hành TN. + Giúp HS nhận thức được thế giới khách quan, thế giới sinh vật cụ thể hơn. + Hình thành cho HS thái độ đúng đắn với môi trường sống xung quanh, với thế giới sinh vật. Như vậy, TN là một loại PTTQ có tác dụng giáo dục HS một cách toàn diện, đáp ứng được nhiệm vụ trí dục - đức dục tốt nhất. [2], [9], [19], [20] 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần SH Tế bào - SH10 THPT Phần SH tế bào là phần thứ hai trong chương trình SH10 THPT, gồm có 4 chương: Chương I: Thành phần hóa học của tế bào. Chương II: Cấu trúc của tế bào. Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Chương IV: Phân bào. Sau khi phác hoạ chung về cấu trúc của thế giới sống, từ phần hai, HS sẽ lần lượt nghiên cứu cấu trúc và chức năng của từng cấp độ tổ chức từ phân tử, bào quan đến tế bào. Sự phân phối chương trình thuộc SGK SH10 gồm 19 tiết, trong đó có 13 tiết lí thuyết và 3 tiết thực hành; thuộc SGK SH10 Nâng cao (SH10 NC) gồm 29 tiết, trong đó có 20 tiết lí thuyết và 5 tiết thực hành. [24] Sự phân phối số tiết lí thuyết và thực hành trong khung chương trình SH THPT, phần SH tế bào được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Số tiết lí thuyết và thực hành phần SH tế bào – SH10 THPT Qua biểu đồ trên ta dễ dàng thấy rằng sự chênh lệch giữa số tiết thực hành so với số tiết lí thuyết là khá lớn. Với mục tiêu giáo dục là “học đi đôi với hành” thì đa số việc phân phối số giờ lí thuyết và thực hành ở mỗi chương là chưa hợp lí. Như vậy để rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS đòi hỏi GV phải phát huy được tối đa hiệu quả của các bài thực hành. Các TN có sự phân phối không đều trong các bài thực hành như ở SGK SH10 NC, bài 20 có 2TN nhưng bài 12 có tới 7TN. Nguyên nhân là do sự khác nhau về mục tiêu của TN, thời gian thực hiện TN, mức độ thực hiện TN dễ hay khó và đối tượng thực hiện TN. Nhìn chung, SGK SH10 NC có số lượng TN nhiều hơn hẳn SGK SH10. Một số TN có ở SGK NC nhưng không có ở sách chuẩn. Điều này được thể hiện chi tiết ở bảng dưới đây: Bảng 1. Số TN thực hành trong chương trình SH 10 THPT - Phần SH tế bào Chương Tên bài SGK SH10 SGK SH10 NC 1 TN nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào. - 6 2 Quan sát tế bào dưới kính hiển vi. - 2 TN co và phản co nguyên sinh. 2 TN về sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào. - 2 3 Một số TN về Enzim. 2 2 4 Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định. 1 2 Tổng 5 14 Chú thích: “-”: Không thực hiện Như vậy, các bài thực hành được bố trí ở cuối mỗi chương nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức lí thuyết và hình thành cho HS những kiến thức cơ bản về nghiên cứu TN, kĩ năng quan sát, tính kiên trì và cẩn thận. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu tốt của TN giúp HS càng tăng thêm lòng say mê, hứng thú học tập môn SH, biết trân trọng các giá trị khoa học.[10], [21] 1.2.2. Thực trạng dạy học các bài TN thực hành Qua điều tra sơ bộ tại một số trường THPT ở Hà Nội như: THPT Nguyễn Tất Thành, THPT chuyên Nguyễn Huệ,… chúng tôi nhận thấy, trên 80% giờ dạy thực hành đều được thực hiện ở trường PT. Tuy nhiên, việc tiến hành một số TN theo SGK không cho kết quả rõ ràng, đa số TN tiến hành thiếu hoá chất và dụng cụ. Các hoá chất và dụng cụ thường đắt, khó kiếm. Bên cạnh đó, GV còn gặp khó khăn trong việc giảng dạy các TN khi chỉ sử dụng SGK và sách GV, trong đó lí do chủ yếu là các thao tác kĩ thuật trong các TN chưa được nêu rõ, chi tiết, cụ thể. 1.2.3. Tổng quan các đề tài cùng hướng Hiện nay, có một số luận văn và tài liệu nghiên cứu các TN cùng hướng với đề tài như: Mai Thị Thanh: Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học các bài thực hành Sinh học 10. Lê Phan Quốc: Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm Sinh học 10 THPT. Cao Thị Minh Tú: Thử nghiệm và cải tiến bài thực hành “Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản cố định hay tạm thời” – Chương IV – Sinh học 10 (Bộ sách nâng cao – THPT). Nguyễn Thị Cúc: Nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm trong chương trình Sinh học 10 THPT. Các luận văn này đều tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến được một số TN trong chương trình SH10 THPT. Bên cạnh việc đề ra nguyên tắc tiến hành TN cải tiến, các tác giả còn đưa ra được các phương án đề xuất mới có thể hỗ trợ GV trong quá trình dạy học: cải tiến TN, xây dựng bộ TN nhanh hay xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn TN cho GV. Tuy nhiên, các TN thuộc phần SH tế bào của các tác giả đều chưa định lượng rõ hoá chất và dụng cụ tiến hành TN cho 1 nhóm HS. Đa số các TN chưa nêu rõ được cơ sở khoa học của việc cải tiến, tiêu chí so sánh với kết quả TN theo SGK chưa rõ ràng, phần lớn chưa chụp lại kết quả TN theo SGK và TN cải tiến, vì thế phương án cải tiến có tính thuyết phục không cao. Qua nghiên cứu, chúng tôi có một số nhận xét về việc tiến hành thử nghiệm và cải tiến TN phần SH Tế bào của các tác giả cụ thể như sau: * Khoá luận tốt nghiệp của Mai Thị Thanh: - Tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm được 12 TN phần SH tế bào, trong đó 10 TN SGK, 5 TN xây dựng mới. Trong 10 TN SGK thì có 4 TN giữ nguyên theo SGK, 8 TN bổ sung cho SGK về phần chuẩn bị (gồm mẫu vật, dụng cụ, hoá chất) và các bước tiến hành. Trong 5 TN xây dựng mới thì có 3 TN trùng tên theo SGK nhưng tiến hành theo cách khác và 2 TN không có trong SGK. - Phạm vi nghiên cứu là chương trình thí điểm ban KHTN, bộ sách thứ 2 nên nhiều TN không còn phù hợp, ví dụ như: TN nhận biết xacarozơ, TN nhận biết glicôgen và TN quan sát tế bào động vật. - Đưa ra được mục đích và nguyên tắc tiến hành các TN cũng như đã đề xuất cách tiến hành TN cải tiến. - Trình bày lại TN theo SGK và TN cải tiến nên có bố cục rõ ràng hơn, ngắn gọn hơn. Tuy nhiên có một số bước bị lặp lại với SGK do đó khó theo dõi. * Luận văn thạc sĩ của Lê Phan Quốc: - Phạm vi của đề tài đó là nghiên cứu các TN thuộc chương trình SGK SH10 gồm 14 TN, trong đó có 9 TN theo SGK và 5 TN bổ sung thêm. - Thử nghiệm TN theo SGK có hình ảnh mô tả chi tiết mẫu vật cũng như dụng cụ hoá chất và các bước TN được ghi lại chi tiết. Sau khi tiến hành thử nghiệm TN tác giả đã đề xuất các phương án cải tiến và đã sơ đồ hoá qui trình xây dựng tài liệu hướng dẫn TN. - Các TN được thực hiện để theo dõi sự thay đổi của các yếu tố: điều kiện, phương pháp và kết quả TN, nhưng không có sự đánh giá kết quả nên việc so sánh các TN thử nghiệm và phương án cải tiến chưa mang tính thuyết phục cao. * Khoá luận tốt nghiệp của Cao Thị Minh Tú: - Phạm vi của đề tài là bài thực hành “Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản cố định hay tạm thời” – Chương IV – SH10 (Bộ Nâng cao - THPT). - Khoá luận đã đưa ra được các bảng - biểu với các tiêu chí để đánh giá kết quả của TN cải tiến khá rõ ràng. - Các TN đối chứng và cải tiến được lặp lại 10 lần và được so sánh kết quả dưới dạng các biểu đồ, do đó có độ tin cậy cao. - Luận văn cũng đã chỉ ra những khó khăn trong việc tiến hành TN. - Qui trình thử nghiệm và cải tiến được tiến hành theo các bước: + Kiểm chứng TN SGK trên các mặt: Đối tượng, hoá chất và cách tiến hành. + Đề xuất phương án cải tiến TN trên các đối tượng khác nhau. - Tuy nhiên, hình ảnh minh họa còn ít. *Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Cúc: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các TN thuộc chương trình SGK SH10 THPT. Sau khi nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến TN, tác giả đã đề xuất xây dựng bộ TN nhanh SH10 THPT, phụ thuộc từng bài sẽ có bộ hoá chất tương ứng. Tuy nhiên, ở phần chuẩn bị TN, tác giả chưa định rõ lượng nồng độ hoá chất, dụng cụ, mẫu vật cụ thể cho mỗi nhóm HS cũng như là cho từng TN. - Tác giả trình bày lại TN theo SGK nên việc theo dõi TN còn gặp một số khó khăn. - Một số dụng cụ, hoá chất được thay thế và bổ sung nhưng chưa giải thích cụ thể việc thay thế. - Các TN mặc dù có chụp lại kết quả nhưng TN được cải tiến không có phần so sánh đối chứng với SGK, cơ sở khoa học của TN còn sơ sài do đó TN cải tiến còn thiếu tính thuyết phục. - Tác giả ghi lại đĩa CD về qui trình TN nhưng các dụng cụ và hoá chất mà tác giả sử dụng còn thiếu tính khoa học và độ an toàn chưa cao.[6], [17], [19], [20] Dựa vào những phân tích trên, chúng tôi đ
Luận văn liên quan