Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế, xã hội hay cụ
thể hơn là trong công việc của mỗi người thường có những tai nạn, sự cố
bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Đằng sau vô số
những công việc, sự kiện tương lai nguy cơ gặp rủi ro vẫn tiềm ẩn. Không
cần phải xét đến những rủi ro khách quan, xa vời mà con người chỉ có thể
hạn chế, không thể loại trừ - đó là rủi ro thiên tai; chỉ cần xét đến thứ rất
gần với mình thôi, đó là công việc hàng ngày đang là m, là chuyên môn của
mình cũng đã chứa đựng vô vàn những rủi ro. Cho dù mỗi người đều cho
rằng mình rất giỏi trong công việc, có tay nghề cao, kỹ năng tốt, hiểu rõ về
công việc, mình có đạo đức nghề nghiệp nhưng rủi ro vẫn xảy ra Vì mọi
người tất cả đều như nhau, đều có lúc sơ suất, đều có lúc sai lầ m và đều
không dự đoán được hết những hậu quả mình có thể gây ra, dù là từ những
hành động rất nhỏ nhặt.
Một y tá khi theo dõi bệnh nhân truyền dịch chỉ thiếu cần mẫn quan
sát m ột chút thôi cũng có thể dẫn đến bệnh nhân bị sốc thuốc và tử vong.
Một hành động rất nhỏ nhưng hậu quả thì thật nặng nề. Hay nhà tư vấ n
thiết kế công trình công viên trên đồi, do tính toán sai góc độ và lượng xi
măng làm cho tường bị đổ ngay trong ngày khánh thành, Mỗi một ngành
nghề đều có một đặc điể m riêng, nhưng đứng trên góc độ rủi ro thì ngành
nào cũng có, với tính chất và mức độ khác nhau. Có những nghề nghiệp
chịu tác động rất lớn bởi tự nhiên, thiên tai như vận tải, xây dựng, nông
nghiệp, Có những ngành khác lại phụ thuộc nhiều vào máy móc kỹ thuật
như y tế, thiết kế, sản xuất, .Những ngành như kế toán, kiểm toán, luật sư
lại dễ gặp rủi ro đối với giấy tờ, văn bản và các quy phạm pháp luật, Có
thể thấy rằng mỗi ngành nghề có đặc điểm rủi ro riêng nhưng tần suất xả y
ra các rủi ro nghề nghiệp là như nhau.
118 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Hoµng ThÞ Thƣơng
Lớp :
Khoá : 44
Giáo viên hướng dẫn : Ph¹m Thanh Hµ
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
Mục lục ........................................................................................................
Danh mục từ viết tắt .....................................................................................
Danh mục đồ thị, bảng biểu ..........................................................................
Lời nói đầu ................................................................................................. 1
Chương I .................................................................................................... 4
Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp .............................. 4
I. Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm ............................................... 4
1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm ............................................................ 4
2. Đặc điểm của BHTN .............................................................................. 6
3. Phân loại BHTN ..................................................................................... 9
II. Khái quát chung về BHTN nghề nghiệp .............................................. 10
1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. ............ 10
2. Sự ra đời và phát triển của BHTN nghề nghiệp .................................... 16
3. Sự cần thiết khách quan của BHTN nghề nghiệp .................................. 21
III. Những nội dung cơ bản của hợp đồng BHTN nghề nghiệp ................. 25
1. Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm ........................... 25
2. Phạm vi bảo hiểm ................................................................................. 27
3. Thời hạn bảo hiểm ................................................................................ 31
4. Hạn mức trách nhiệm (số tiền bảo hiểm) .............................................. 32
5. Phí bảo hiểm......................................................................................... 33
6. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường: ........................................ 33
7. Một số điều kiện của Đơn BHTN nghề nghiệp ..................................... 36
Chương II ................................................................................................. 39
Thực trạng BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam ........................................... 39
I. Giới thiệu về một số công ty kinh doanh loại hình BHTN nghề nghiệp tại
Việt Nam .................................................................................................. 39
1
II. Tình hình hoạt động kinh doanh BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam từ
năm 2001 đến nay. ................................................................................... 46
1. Công tác khai thác ................................................................................ 46
2. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất ..................................................... 60
3. Công tác giám định và giải quyết bồi thường ....................................... 61
4. Doanh thu và thị phần bảo hiểm ........................................................... 67
III. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh BHTN nghề nghiệp trong
những năm vừa qua. ................................................................................. 75
1. Tích cực ............................................................................................... 75
2. Hạn chế ................................................................................................ 77
Chương III ............................................................................................... 82
Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển BHTN nghề nghiệp tại
Việt Nam .................................................................................................. 82
I. Xu hướng phát triển BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam.......................... 82
1. Tiềm năng phát triển loại hình BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam ......... 82
2. Định hướng phát triển BHTN nghề nghiệp đến năm 2015. ................... 87
II. Một số kinh nghiệm trong triển khai BHTN nghề nghiệp trên Thế giới ..... 91
III. Một số giải pháp nhằm phát triển BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam ...... 91
1. Các giải pháp vĩ mô .............................................................................. 91
2. Các giải pháp vi mô .............................................................................. 95
Kết luận .................................................................................................. 110
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... .
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BH Bảo hiểm
BHTN Bảo hiểm trách nhiệm
BTC Bộ Tài Chính
CCV Công chứng viên
CTCK Công ty chứng khoán
DN Doanh nghiệp
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
HHBHVN Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
KDBH Kinh doanh bảo hiểm
KTS Kiến trúc sư
KSXD Kỹ sư xây dựng
KSTV Kỹ sư tư vấn
NBH Người bảo hiểm
NĐBH Người được bảo hiểm
NT Nhân thọ
PNT Phi nhân thọ
TĐG Thẩm định giá
TNDS Trách nhiệm dân sự
VPCC Văn phòng công chứng
3
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
TT Tên bảng
Bảng 1 Một số loại hình BHTN được thực hiện bắt buộc ở một số
nước trên thế giới.
Bảng 2 Tổng hợp Luật điều chỉnh nhóm BHTN nghề nghiệp.
Bảng 3 Danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã được cấp
giấy phép và đang hoạt động tại Việt Nam.
Bảng 4 Quy trình khai thác BHTN nghề nghiệp.
Bảng 5 Quy trình khai thác BHTN nghề nghiệp trên phân cấp.
Bảng 6 Danh sách các công ty môi giới bảo hiểm đã được cấp giấy
phép và đang hoạt động tại Việt Nam.
Bảng 7 Quy trình bồi thường nghiệp vụ BHTN nghề nghiệp.
Bảng 8 Tỷ lệ chi bồi thường/ phí BH thực thu của nghiệp vụ BHTN
nghề nghiệp trong hai năm 2007 & 2008.
Bảng 9 Doanh thu và thị phần BHTN nghề nghiệp trong hai năm
2007 và 2008.
Bảng 10 Doanh thu BHTN nghề nghiệp trong năm 2008 của công ty cổ
phần BH Bảo Minh.
Bảng 11 Kết quả doanh thu một số nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của
Bảo Việt năm 2008.
Bảng 12 Kết quả doanh thu một số loại hình BHTN nghề nghiệp mới
của Bảo Việt năm 2008.
4
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế, xã hội hay cụ
thể hơn là trong công việc của mỗi người thường có những tai nạn, sự cố
bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Đằng sau vô số
những công việc, sự kiện tương lai nguy cơ gặp rủi ro vẫn tiềm ẩn. Không
cần phải xét đến những rủi ro khách quan, xa vời mà con người chỉ có thể
hạn chế, không thể loại trừ - đó là rủi ro thiên tai; chỉ cần xét đến thứ rất
gần với mình thôi, đó là công việc hàng ngày đang làm, là chuyên môn của
mình cũng đã chứa đựng vô vàn những rủi ro. Cho dù mỗi người đều cho
rằng mình rất giỏi trong công việc, có tay nghề cao, kỹ năng tốt, hiểu rõ về
công việc, mình có đạo đức nghề nghiệp nhưng rủi ro vẫn xảy ra…Vì mọi
người tất cả đều như nhau, đều có lúc sơ suất, đều có lúc sai lầm và đều
không dự đoán được hết những hậu quả mình có thể gây ra, dù là từ những
hành động rất nhỏ nhặt.
Một y tá khi theo dõi bệnh nhân truyền dịch chỉ thiếu cần mẫn quan
sát một chút thôi cũng có thể dẫn đến bệnh nhân bị sốc thuốc và tử vong.
Một hành động rất nhỏ nhưng hậu quả thì thật nặng nề. Hay nhà tư vấn
thiết kế công trình công viên trên đồi, do tính toán sai góc độ và lượng xi
măng làm cho tường bị đổ ngay trong ngày khánh thành,…Mỗi một ngành
nghề đều có một đặc điểm riêng, nhưng đứng trên góc độ rủi ro thì ngành
nào cũng có, với tính chất và mức độ khác nhau. Có những nghề nghiệp
chịu tác động rất lớn bởi tự nhiên, thiên tai như vận tải, xây dựng, nông
nghiệp,…Có những ngành khác lại phụ thuộc nhiều vào máy móc kỹ thuật
như y tế, thiết kế, sản xuất,….Những ngành như kế toán, kiểm toán, luật sư
lại dễ gặp rủi ro đối với giấy tờ, văn bản và các quy phạm pháp luật,…Có
thể thấy rằng mỗi ngành nghề có đặc điểm rủi ro riêng nhưng tần suất xảy
ra các rủi ro nghề nghiệp là như nhau.
1
Tất cả các điều trên đều chỉ ra rằng trong mỗi công việc chuyên môn,
dù tài năng và đạo đức của bạn có tốt đến đâu thì nguy cơ gặp rủi ro dẫn
đến tổn thất vẫn là không nhỏ. Hậu quả sau những sự cố đó là sự thiệt hại
về vật chất, tiền của, và sự mệt mỏi thậm chí suy kiệt về tinh thần và không
còn tập trung được vào chuyên môn nữa. Đó quả là những tổn thất rất lớn,
không chỉ đối với bản thân họ mà còn là tổn thất đối với những khách hàng
tương lai, và đối với xã hội, gây thiệt hại đối với nền kinh tế,…Trong
những trường hợp đó thì BHTN nghề nghiệp được xem là một biện pháp
chống rủi ro có nhiều ưu điểm nhất so với bất kỳ biện pháp nào khác. Nó
không chỉ bảo vệ tốt các quyền lợi của khách hàng, của người có liên quan,
mà còn là tấm lá chắn, là chỗ dựa vững chắc giúp người hành nghề yên tâm
làm việc trong điều kiện cuộc sống nghề nghiệp có nhiều bất trắc.
Trên Thế giới, BHTN nghề nghiệp là một loại hình bảo hiểm phát
triển, mua BHTN nghề nghiệp đã trở thành thói quen của các cá nhân và
doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn đang là một nghiệp vụ rất
mới, ít người biết đến sự có mặt cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó.
Tuy nhiên, với cơ sở pháp lý ngày càng chặt chẽ, cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và xu hướng mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, thì dự đoán, trong một vài năm tới
BHTN nghề nghiệp sẽ rất phát triển và phát huy đúng vai trò của nó.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của sản phẩm bảo hiểm này, em
đã quyết định chọn đề tài “ Thực trạng BHTN nghề nghiệp tại Việt
Nam”, với mong muốn tìm hiểu, đưa ra cái nhìn tổng quan về nghiệp vụ
bảo hiểm này tại Việt Nam, cũng như xu hướng phát triển của sản phẩm
trong thời gian tới.
Trong thời gian thực hiện bài khóa luận này em đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ từ rất nhiều phía. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trường đại học Ngoại Thương đã chỉ bảo, dạy dỗ để em có
được ngày hôm nay. Và đặc biệt, em xin vô cùng cảm ơn cô Phạm Thanh
2
Hà, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận. Em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong Hiệp hội bảo hiểm
Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, chi nhánh Bảo Việt tại Hà
Nội, công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, công ty Cổ phần bảo hiểm dầu khí
Việt Nam,…đã giải thích những thắc mắc, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
nghiên cứu đề tài này.
Do điều kiện thời gian và tài liệu có hạn, đề tài khá mới mẻ, kinh
nghiệm và khả năng của bản thân còn hạn chế cho nên bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong các thầy cô xem xét,
đánh giá để khóa luận tốt nghiệp của em có tính thiết thực và toàn diện hơn
nữa. Em xin chân thành cảm ơn!
3
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ
NGHIỆP
I. Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm
1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân hay mỗi tổ chức đều phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật cho từng hành động, hành vi của mình. Nhìn chung,
khi một người gây ra thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì
phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó.
Đối với một cá nhân, có rất nhiều nguyên nhân có thể làm phát sinh
trách nhiệm pháp lý. Ví dụ, khi một cá nhân sử dụng một chiếc xe ô tô,
người đó có thể gây tai nạn cho người khác, theo quy định của pháp luật,
thì khi đó cá nhân đó phải có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại cho phía
nạn nhân. Hoặc một cá nhân cũng có thể phải bồi thường các thiệt hại do
động vật nuôi của anh ta gây ra cho người khác. Hay những người làm
công tác chuyên môn như bác sỹ, kế toán viên, luật sư,…đều phải chịu
trách nhiệm về nghề nghiệp của mình. Nếu họ bất cẩn trong chuyên môn
dẫn đến hậu quả gây ra thiệt hại về thân thể cũng như tài chính cho khách
hàng (chẳng hạn đưa ra lời tư vấn không chính xác, chữa bệnh sai phương
pháp,…gây thiệt hại) thì họ phải bồi thường.
Đối với một DN, theo quy định của luật pháp nhiều nước, chủ sử dụng
lao động phải có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền bồi thường và chi
phí y tế cho người lao động họ sử dụng, khi những người lao động đó bị tai
nạn trong quá trình lao động hoặc bị mắc các bệnh do nghề nghiệp mà
không phải do lỗi của bản thân người lao động.
Một DN cũng có thể sẽ phải bồi thường các thiệt hại do tài sản của
DN đó gây ra cho người khác (bất kể do lỗi của người chủ DN hay của
người làm thuê).
4
Trong quá trình sản xuất, các DN (các nhà máy hóa chất, nhà máy
công nghiệp,…) có thể gây ra ô nhiễm môi trường và khi đó, DN đó phải
có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại về thương tích hoặc tài sản đối với
người khác.
Các nhà sản xuất hoặc phân phối phải chịu trách nhiệm bồi thường các
thiệt hại do hàng hóa, sản phẩm của họ cung cấp gây ra cho khách hàng
hoặc cho những người khác (phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm) do
lỗi sản xuất, lỗi thiết kế, không có đủ các thiết bị an toàn, không có chỉ dẫn
hay chú ý đầy đủ (“hút thuốc có thể có hại cho sức khỏe”, “sử dụng thuốc
không đúng chỉ dẫn có thể nguy hiểm cho sức khỏe”,…). Đối với một số
sản phẩm, rủi ro trách nhiệm có thể là rất lớn, ví dụ các sản phẩm liên quan
đến ngành vận tải, máy móc thiết bị công nghiệp, đồ chơi, các sản phẩm
cho trẻ sơ sinh,…
Các thiệt hại trách nhiệm ở trên có thể phát sinh theo hợp đồng (giữa
các bên có liên quan trong hợp đồng, ví dụ theo hợp đồng lao động giữa
người lao động và người chủ sử dụng lao động, theo hợp đồng vận chuyển
giữa hãng vận chuyển và hành khách, theo hợp đồng mua bán giữa nhà sản
xuất và khách hàng,…); hay phát sinh ngoài hợp đồng (ví dụ các thiệt hại
phát sinh đối với một bên thứ ba). Nhưng cho dù là phát sinh theo hợp
đồng hay ngoài hợp đồng thì các trách nhiệm pháp lý đều dẫn tới thiệt hại
tài chính một cách gián tiếp cho cá nhân hay DN phải chịu trách nhiệm.
Tùy theo mức độ lỗi và thiệt hại thực tế của bên thứ ba mà thiệt hại trách
nhiệm phát sinh có thể là rất lớn hoặc không đáng kể. Trong trường hợp
thiệt hại trách nhiệm phát sinh là rất lớn, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tài chính của cá nhân hay DN. Do đó các cá nhân và DN cần phải tham gia
BHTN, để khi trách nhiệm pháp lý phát sinh, họ sẽ được công ty BH bồi
thường những thiệt hại về mặt TNDS.
Như vậy, BHTN thực chất là một loại hợp đồng BH bảo vệ cho
NĐBH khi có khiếu nại của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là pháp nhân
5
hoặc cá nhân bị thương tật về thân thể hoặc thiệt hại tài sản do một tai
nạn, sự cố mà do NĐBH gây ra.
* Chú ý một số khái niệm đặc biệt trong bảo hiểm trách nhiệm
a/ Bên thứ ba: Bên thứ ba trong BHTN thông thường được nhận diện như
sau:
Bên thứ 1: Người hoặc công ty được bảo hiểm (NĐBH).
Bên thứ 2: Người bảo hiểm (NBH).
Bên thứ 3: Bất kỳ người nào hoặc bên nào khác có liên quan đến sự cố
tổn thất thuộc trách nhiệm của NĐBH.
b/ Trách nhiệm pháp lý: là những trách nhiệm của NĐBH theo quy định
của pháp luật, nó xác định NĐBH có trách nhiệm pháp lý bồi thường hay
không. Nếu NĐBH không có trách nhiệm pháp lý bồi thường, HĐBH sẽ
không đáp ứng.
Trách nhiệm pháp lý không phải là trách nhiệm theo đạo đức, hoặc
trách nhiệm thương mại, hoặc những trách nhiệm khác được NĐBH tự
nguyện gánh chịu mà luật pháp không ràng buộc.
2. Đặc điểm của BHTN
BHTN là một loại hình đặc biệt trong nhóm BHPNT. Nó có những
đặc điểm khác biệt so với các loại hình BH khác, thể hiện ở hình thức, đối
tượng BH, hay mức giới hạn trách nhiệm.
a/ Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng
Đối tượng BH của các hợp đồng BHTN là phần trách nhiệm hay nghĩa
vụ bồi thường các thiệt hại, do đó rất trừu tượng. Hơn nữa, trách nhiệm đó
là bao nhiêu cũng không xác định được ngay lúc tham gia BH. Thông
thường, trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có đủ ba điều kiện sau:
- Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba;
- Có hành vi trái pháp luật của cá nhân hay của tổ chức được BH;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay
của tổ chức được BH với thiệt hại của bên thứ ba.
6
Mức độ thiệt hại do trách nhiệm pháp lý phát sinh bao nhiêu là hoàn
toàn do sự phán xử của tòa án. Thông thường, thiệt hại này được tính dựa
trên mức độ lỗi của người gây ra thiệt hại và thiệt hại của bên thứ ba. Tuy
nhiên, trong thực tế cũng có những trường hợp tòa án sẽ không căn cứ vào
mức độ lỗi để phán xử, mà căn cứ vào khả năng tài chính của người gây ra
thiệt hại. Những trường hợp này thường hay gặp ở các nước áp dụng hệ
thống luật gọi theo tên tiếng Anh là common law, ví dụ như ở nước Mỹ.
b/ BHTN thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc
BHTN, ngoài việc nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho NĐBH, còn
có mục đích khác là bảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân, bảo vệ lợi ích
công cộng và an toàn xã hội. Do vậy, loại hình BH này thường được các
nước quy định bắt buộc và được thể hiện rõ trong Luật KDBH của từng
nước (đây là một đặc điểm có lợi thế rất lớn đối với các nhà BH). Nhìn
chung, các loại hình BHTN được thực hiện dưới hình thức bắt buộc thông
thường có liên quan đến ba nhóm hoạt động chủ yếu sau:
- Thứ nhất, những hoạt động có nguy cơ gây tổn thất cho nhiều nạn
nhân trong cùng một sự cố (ví dụ: kinh doanh vận chuyển hành
khách, sử dụng khí gas lỏng);
- Thứ hai, những hoạt động mà chỉ cần có một sơ suất nhỏ cũng có thể
dẫn đến thiệt hại trầm trọng về người (hoạt động của các y bác sỹ,
hoạt động có liên quan đến các loại dược phẩm);
- Thứ ba, những hoạt động cung cấp dịch vụ trí tuệ có thể gây ra thiệt
hại lớn về tài chính, như: môi giới BH, tư vấn pháp luật.
7
Bảng 1
Một số loại hình BHTN được thực hiện bắt buộc ở một số nước trên
thế giới
Nước Các loại hình bảo hiểm bắt buộc
- BHTN của KTS, luật sư, chủ thầu xây dựng, kiểm
toán, đại lý BH, đại lý du lịch, công chứng viên.
Cộng hòa - BHTN của các cửa hàng dược phẩm.
Pháp - BHTN đối với hoạt động truyền máu, hoạt động nghiên
cứu y sinh.
Cộng hòa - BHTN của KTS, công chứng viên, thám tử.
Liên bang - BHTN đối với hoạt động tư vấn thuế, kiểm toán, chế
Đức biến dược phẩm.
- BHTN của chủ xe cơ giới đối với thương tật và chết
Indonesia gây ra cho bên thứ ba.
- Chương trình bồi thường cho người lao động, bao gồm
cả hưu trí và sức khỏe.
- BHTN của chủ xe đối với bên thứ ba.
- BH bồi thường cho người lao động.
Ma Cao - BHTN nghề nghiệp của đại lý du lịch.
- BHTN công cộng trong việc quảng cáo bằng đèn nê -
ông.
Nguồn: - Điều tiết và kiểm soát bảo hiểm ở Châu Á. OECD. 1999
- Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự ở Châu Âu.
Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Tiến Hùng, Tạp chí Tài chính tháng
11/1999.
Ở Việt Nam, Luật KDBH số 24/2000/QH10 ban hành ngày 09/12/2000
(có hiệu lực từ ngày 01/04/2001) đã nêu rõ các loại hình BHTN bắt buộc
bao gồm:
8
- Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách;
- BHTN nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
- BHTN nghề nghiệp của DN môi giới BH.
c/ Có thể áp dụng giới hạn trách nhiệm hoặc không
Trong BHTN, chưa thể xác định được ngay thiệt hại TNDS phát sinh
tại thời điểm tham gia BH, và thông thường thiệt hại đó có thể là rất lớn.
Bởi vậy, để nâng cao trách nhiệm của người tham gia BH, các công ty BH
thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm, tức là các mức bồi thường tối đa
của BH (số tiền BH). Nói cách khác, thiệt hại TNDS có thể phát sinh rất
lớn nhưng công ty BH không bồi thường toàn bộ thiệt hại TNDS phát sinh
đó mà ch