Khóa luận Thực trạng chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại TP. Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Mỹ mỗi năm có khoảng 795.000 người xảy ra đột quỵ, trong đó khoảng 610.000 là lần đầu tiên. Đột quỵ là một trong 20 nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu tại Mỹ. Đột quỵ do thiếu mãu não cục bộ là loại phổ biến nhất, trong đó chiếm khoảng 87%. Còn tại Việt Nam thì mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ (TBMMN), hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị TBMMN đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50 - 60 tuổi. Nếu những năm 90, toàn cầu có khoảng 25% số ca đột quỵ ở người 20 – 64 tuổi thì những năm gần đây, con số này đã tăng lên 31%. Đáng lưu ý là những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Hiện con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/ năm.

pdf120 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC Mai Thị Hoài Thư THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI TPHCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Mai Thị Hoài Thư THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI TPHCM Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: K38.611.109 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH MAI TRANG Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 i LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý học đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này. Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Huỳnh Mai Trang đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Y dược học Dân tộc, Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Chỉ đạo tuyến, các anh chị bác sĩ, nhân viên y tế khoa Nội tim mạch – thần kinh, các BN&NCS bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM đã tạo điều kiện cho tôi thu số liệu thành công. Xin chân thành bạn bè và tập thể lớp Tâm lý học 4B đặc biệt là các bạn cùng làm khóa luận đã bên cạnh giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... vii Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 1 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 1 1.1.1 Nước ngoài ............................................................................................ 1 1.1.2 Trong nước ............................................................................................ 8 1.2 Cơ sở lý luận ....................................................................................... 13 1.2.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................... 13 1.2.2 Một số vấn đề lý luận có liên quan đến chăm sóc bệnh nhân TBMMN ............................................................................................................. 19 1.2.3 Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân TBMMN .......................................... 21 1.2.4 Một số phương pháp chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ... 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................. 31 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................... 32 2.1 Thể thức nghiên cứu ........................................................................... 32 2.1.1 Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 32 2.1.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33 2.1.3 Công cụ nghiên cứu ............................................................................ 33 2.1.4 Tiến trình nghiên cứu .......................................................................... 36 2.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 37 iii 2.2.1 Thực trạng nhận thức của các nhóm khảo sát ..................................... 38 2.2.2 Thực trạng đánh giá của các đối tượng về chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN: ................................................................................................ 51 2.2.3 Thực trạng hoạt động chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN .. 53 2.2.4 So sánh sự khác biệt theo các nhóm đối tượng khác nhau trong việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN: ................................................. 58 2.3 Đề xuất biện pháp ............................................................................... 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG II ................................................................................. 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 71 Phụ lục 1 .......................................................................................................... 71 Phụ lục 2 .......................................................................................................... 83 Phụ lục 3: ......................................................................................................... 89 Phụ lục SPSS ................................................................................................. 100 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Tai biến mạch máu não TBMMN Viện Y Dược Học Dân Tộc VYDHDT Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM Bệnh nhân và người chăm sóc BN&NCS Chăm sóc tinh thần CSTT Vật lý trị liệu VLTL Điểm trung bình ĐTB Độ lệch chuẩn ĐLC Thứ tự TT Điểm trung bình điều hòa thang đo ĐTBĐHTĐ v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................... 32 Bảng 2.2Cách đánh giá điểm thang đo 5 mức độ ........................................... 37 Bảng 2.3 Cách đánh giá điểm thang đo 3 mức độ .......................................... 37 Bảng 2.4 Nhận định của nhóm y tế về việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN (N=13) ............................................................................................. 38 Bảng 2.5. Nhận định của BN&NCS về việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN (N=22) ............................................................................................. 40 Bảng 2.6. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện trao đổi, giao tiếp với bệnh nhân TBMMN (N=13) .................................................................................... 41 Bảng 2.7. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân TBMMN ......................................................................... 42 Bảng 2.8. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện hỗ trợ nhu cầu tâm linh cho bệnh nhân TBMMN ........................................................................................ 43 Bảng 2.9. Nhận định của nhóm y tế về biểu hiện liên quan đến vật lý trị liệu trong chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ......................................... 44 Bảng 2.10. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện trao đổi với bệnh nhân TBMMN (N=22) ............................................................................................. 45 Bảng 2.11. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân TBMMN ......................................................................... 46 Bảng 2.12. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện hỗ trợ tâm linh cho bệnh nhân TBMMN ................................................................................................. 47 vi Bảng 2.13. Nhận định của BN&NCS về biểu hiện liên quan đến vật lý trị liệu trong chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ......................................... 48 Bảng 2.14. Sự khác biệt mức độ nhận thức giữa nhóm y tế và BN&NCS ..... 49 Bảng 2.15. Số lựa chọn đúng về vật lý trị liệu cho bệnh nhân TBMMN ....... 51 Bảng 2.16. Mức độ đồng ý về ý kiến cho rằng bệnh nhân TBMMN được chăm sóc tinh thần một cách toàn diện ........................................................... 52 Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ hài lòng của bệnh nhân TBMMN trong việc được chăm sóc tinh thần .................................................................................. 52 Bảng 2.18. Mức độ hài lòng của nhóm y tế trong việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ........................................................................................ 53 Bảng 2.19. Đánh giá chi tiết sự hài lòng nhóm khảo sát về những biểu hiện chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN .................................................. 54 Bảng 2.20. Đánh giá mức độ cần thiết của các biểu hiện chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN theo các nhóm khảo sát ........................................... 55 Bảng 2.21. Đánh giá mức độ thường xuyên thực hiện việc chăm sóc tinh thần và vật lý trị liệu theo các nhóm khảo sát ......................................................... 57 Bảng 2.22. Sự khác biệt về mức độ hài lòng theoBN&NCS việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ......................................................................... 59 Bảng 2.23. Sự khác biệt về mức độ cần thiết của nhóm y tế trong việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN ............................................................ 60 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Mỹ mỗi năm có khoảng 795.000 người xảy ra đột quỵ, trong đó khoảng 610.000 là lần đầu tiên. Đột quỵ là một trong 20 nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu tại Mỹ. Đột quỵ do thiếu mãu não cục bộ là loại phổ biến nhất, trong đó chiếm khoảng 87%. Còn tại Việt Nam thì mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ (TBMMN), hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận độngNghiêm trọng hơn, độ tuổi bị TBMMN đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50 - 60 tuổi. Nếu những năm 90, toàn cầu có khoảng 25% số ca đột quỵ ở người 20 – 64 tuổi thì những năm gần đây, con số này đã tăng lên 31%. Đáng lưu ý là những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Hiện con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/ năm. Một người sau TBMMN bị ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào cơn đột quỵ của họ xảy ra ở đâu trên não và mức độ tổn thương của các tế bào não. Ví dụ, một người bị 1 cơn đột quỵ nhỏ thì chỉ có thể chỉ bị yếu tạm thời của một cánh tay hoặc chân. Những người bị đột quỵ nặng thì có thể bị tê liệt vĩnh viễn ở một bên cơ thể của họ hoặc mất khả năng nói. Một số người hồi phục hoàn toàn từ cơn đột quỵ, nhưng hơn 2/3 số người sống sót sẽ có một số loại khuyết tật. Qua những thống kê trên thì ta có thể thấy, bệnh đột quỵ hay còn gọi là TBMMN là một bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại các di chứng nặng nề. Gánh nặng của việc chăm sóc những người sau TBMMN đè nặng lên vai viii người thân và xã hội. Do vậy, việc giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN vô cùng cần thiết. Tác động đến việc phục hồi nhanh của bệnh nhân có thể do các phương pháp vật lý trị liệu và chăm sóc tinh thần. Nhưng thực tế hiện nay trong các cơ sở điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN thì chỉ tập trung vào các phương pháp vật lý trị liệu như: xoa bóp, kéo nắn, châm cứu mà ít quan tâm đến những biến đổi tâm lý của bệnh nhân. Bệnh nhân sau TBMMN thường phải chịu cả những mất mát về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh tình trạng yếu liệt, giảm cảm giác hay rối loạn về nhận thức, bệnh nhân phải gánh tác động rất lớn về tâm lý. Tâm lý con người có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát sinh bệnh, và cả quá trình phát triển, tiên lượng, điều trị và chăm sóc. Để chấp nhận những tổn thương sau TBMMN, bệnh nhân cần có hiểu biết và thời gian để thích nghi với nó. Tác động của người cán bộ y tế một cách vô tình hay cố ý có thể làm thay đổi sự tiến triển bệnh và kết quả điều trị. Trên cơ sở đó, ta có thể thấy, quá trình chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị cho bệnh nhân. Xuất phát từ yếu tố trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau tai biến mạch máu não của một số cơ sở y tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. ix 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau TBMMN ở một số cơ sở y tế tại TP.HCM, rút ra kết luận. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau TBMMN. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Bác sỹ, nhân viên y tế, người chăm sóc và bệnh nhân TBMMN tại một số cơ sở y tế. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau tai biến mạch máu não 4. Giả thuyết nghiên cứu Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân sau TBMMN thì điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng nhiều hơn so với việc chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích hệ, thống hóa cơ sở lý luận về chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân TBMMN. Khảo sát thực trạng chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau TBMMN ở một số cơ sở y tế tại TP.HCM, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tăng cường hơn nữa việc chăm sóc tinh thần bệnh nhân sau TBMMN. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận - Quan điểm hệ thống – cấu trúc - Quan điểm thực tiễn - Quan điểm lịch sử - logic x 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích và tổng hợp lý thuyết về việc chăm sóc tinh thần cho người sau TBMMN Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết cần nghiên cứu. Tổng hợp, khai thác các công tình khoa học đã được nghiên cứu, thực nghiệm đã được chứng minh 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Thu thập ý kiến về phương pháp chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân sau TBMMN của các bác sỹ, y tá, bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân ở một số cơ sở y tế. - Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu thu được từ việc thu thập ý kiến bằng các phương pháp thống kê xác suất. Từ đó đưa ra kết luận. - Phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn một số nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà về phương pháp chăm sóc tinh thần bệnh nhân ở một số cơ sở y tế. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nước ngoài Việc chú ý tới sự ảnh hưởng của các yếu tố tinh thần trong điều trị bệnh cho các bệnh nhân đã được quan tâm từ lâu. Bệnh nhân được chú ý chăm sóc tinh thần đầu tiên là những bệnh nhân hấp hối “hospice”. “Hospices” ban đầu là nơi yên nghỉ dành cho du khách trong thế kỷ thứ 4. Vào thế kỷ 19 một dòng tu đã thành lập “hospices” cho người sắp chết ở Ireland và London. “Hospice” hiện đại là một khái niệm tương đối mới được bắt nguồn và phát triển trong Vương quốc Anh sau khi “St. Christopher’s hospice” được thành lập vào năm 1967. Nó được thành lập bởi Dame Cicely Saunders, bà được coi là người sáng lập của hoạt động “hospice” hiện đại [44]. Mô hình truyền thống của chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ban đầu chỉ là một mô hình thuần y tế, tập trung nghiên cứu tiền sử của bệnh, tìm hiểu cơ sở sinh lý của các triệu chứng, đưa ra các biện pháp để chữa khỏi bệnh, tiếp theo là đo lường kết quả. Qua nhiều thập kỷ, mô hình này bộc lộ nhiều khuyết điểm. Theo tác giả Daniel P. Sulmasy tổng hợp trong cuốn “Mô hình tâm sinh lý – tâm linh cho chăm sóc bệnh nhân cuối đời” (A Biopsychosocial-Spiritual Model for the Care of Patients at the End of Life): Năm 1970, Ramsey đã đưa ra một yếu tố mới, ông cho rằng: “Mỗi người đều có một cái gọi là “tiền sử tinh thần” (spiritual history), nó sẽ được mở ra trong một bối cảnh tôn giáo rõ ràng. Bất cứ khi nào cái “tiền sử tinh thần” được khơi gợi, nó sẽ giúp định hình con người như là một cá thể hoàn thiện. Khi nào con người đó bị các căn bệnh tấn công thì căn bệnh đó sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ con người. 2 George Engel (1977) đã đặt ra một tầm nhìn rộng lớn trong chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân bằng cách đưa ra mô hình tâm sinh lý của mình (biopsychosocial model). Mô hình này đưa ra giả định rằng sức khỏe và bệnh tật đều là kết quả của tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và các tác nhân môi trường, và cả 3 yếu tố đều quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật. Mô hình hướng tới cả sức khỏe và bệnh tật chứ không chỉ tập trung vào bệnh tật như độ lệch từ một số trạng thái ổn định. Mô hình này, nó đặt bệnh nhân thẳng trong một mối quan hệ đó bao gồm các yếu tố tình cảm và trạng thái tâm lý khác mà bệnh nhân được xem như một con người, cũng như các mối quan hệ có ý nghĩa giữa bệnh nhân và những người xung quanh. White, Williamsvà Greenberg năm 1996 đã được giới thiệu một mô hình sinh thái về chăm sóc bệnh nhân trong đó có quan tâm đến môi trường sinh hoạt của bệnh nhân như là cơ sở của việc chăm sóc ban đầu cho bệnh nhân [28]. Michael Balint và những cộng sự đã mô tả một cách tiếp cận khác nhau để xét bệnh nhân, đầu tiên với tư cách là một con người, trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và nơi làm việc của họ. Cách tiếp cận này được biết đến như là một cách tiếp cận toàn diện dễ dàng kết hợp vào quan điểm hiện đại về chăm sóc bệnh nhân làm trung tâm, và các bệnh nhân như các đối tác trong việc chăm sóc của họ. Ngoài ra thì người mà trở nên không khỏe có những nhu cầu về xã hội và tâm lý. Đáp ứng những nhu cầu này sẽ cải thiện sức khỏe của họ và giúp hồi phục. Nhu cầu tâm lý và xã hội của bệnh nhân cũng cần phải được xem xét và giải quyết như là một phần của chăm sóc sức khỏe toàn diện [28]. Việc chăm sóc tinh cho bệnh nhân còn được nghiên cứu ở các lĩnh vực tâm linh. Sự kết hợp của tôn giáo và tâm linh vào chăm sóc tâm lý là phù hợp với khuôn khổ tâm sinh lý từ nhiều nhà tâm lý học hoạt 3 động. Các quan điểm tâm sinh lý liên quan đến việc nhận ra các vấn đề của bệnh nhân rất đa dạng, có những khía cạnh sinh học, tâm lý và xã hội (Bakal, 1999). Có các nghiên cứu về tác động của tâm linh lên sức khỏe tinh thần theo bài viết “Vị trí của tâm linh trong việc chăm sóc tinh thần cuối đời” (The Place of Spirituality in Psychological End of Life Care) của 2 tác giả Erin L. Moss và Keith Dobson. Các nhà nghiên cứu đã xác định tôn giáo như là một biến quan trọng trong sức khỏe tinh thần (Koenig & Larson, 2001). Một đánh giá toàn diện của Koenig, McCullough, & Larson (2001) chỉ ra rằng tôn giáo có liên quan đến giảm tỷ lệ tự tử và thái độ tiêu cực hơn đối với hành vi tự tử. Bài viết cũng đề cập đến các mối quan hệ giữa tâm linh và sức khỏe tâm thần xuất hiện đặc biệt quan trọng trong trường hợp cần chăm sóc giảm nhẹ. Ví dụ, Brady, Peterman, Fitchett, Mo và Cella (1999) đã nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở các cá nhân mắc bệnh ung thư hoặc HIV đã được chẩn đoán là tính mạng bị đe dọa và thấy rằng có sự tỉ lệ thuận giữa mức độ của tâm linh và khả năng chịu đựng đau đớn và mệt. Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên hệ ý nghĩa và tích cực giữa chất lượng cuộc sống và đời sống tinh thần. Tương tự như vậy, Yates, Chalmer, St James, Follansbee, và McKegney (1981) nhận thấy rằng những bệnh nhân ung thư, bệnh nan y người mà có niềm tin vào Đấng tối cao, sự hiện diện của thế giới bên kia, sức mạnh của sự cầu nguyện có mức đau thấp hơn so với những bệnh nhân không có tín ngưỡng tâm linh mặc dù cả hai nhóm có mức độ đau tương tự. Cũng trong bài viết “Vị trí của tâm linh trong việc chăm sóc tinh thần cuối đời”. Tâm linh và tôn giáo cũng đã được tìm thấy có liên quan với sự lo lắng và đau khổ ở mức độ thấp. McClain, Rosenfeld, và Breitbart (2003) nhận thấy rằng đời sống tinh thần hạnh phúc được có tương quan nghịch với những nỗi lo lắng cuối đời như tuyệt vọng, mong muốn cái chết và ý tưởng tự sát. 4 Một nghiên cứu khác (Dervic và các cộng sự, 2004) đã chứng minh rằng những cá nhân có liên quan với tôn giáo có những nỗ lực đáng kể hơn trong việc giảm ý muốn tự tử và nhận thức được nhiều lý do để sống hơn so với các cá nhân không có liên quan tới tôn giáo. Khi bệnh nhân ở gần cuối của cuộc đời, một số có thể trở nên chán nản hay mất tinh thần, bộc lộ một mong muốn có một cái chết sớm, do đó có thể có nguy cơ cao xảy ra tự sát. Các
Luận văn liên quan