Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức WTO xu hướng toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam
những vận hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong lòng nó nhiều
thách thức. Hơn bao giờ hết để vượt qua những thách thức mang tính cạnh tranh khốc
liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Một trong những biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng phải tính
đến là việc quản lý và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ
của mình ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp với khách hàng. Có thể nói rằng chi
phí sản xuất là thước đo trình độ công nghệ và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, thủ tục và chất lượng của kiểm
soát chi phí còn thể hiện quan điểm, thái độ, năng lực quản lý, điều hành của Ban
Giám đốc nhằm chống lãng phí và thất thoát tài sản của công ty. Vì vậy việc hoàn
thiện hệ thống kiểm soát chi phí là một yêu cầu cấp thiết bởi điều này không chỉ giúp
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành mà còn tạo dựng một doanh nghiệp uy tín
trên thị trường. Kiểm soát chi phí của doanh nghiệp không chỉ là bài toán về giải pháp
tài chính, mà còn là giải pháp về cách dùng người của nhà quản trị. Đây chính là vấn
đề sống còn của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành đang có triển vọng phát
triển ở Việt Nam. Hiệu quả và chất lượng sản phẩm thuộc ngành dệt may đã đóng góp
đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Công ty Cổ phần Dệt May Huế là một
đơn vị đầu ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng không thoát khỏi vòng xoáy
của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự hội nhập của đất nước, thế nhưng bằng cách làm
riêng của mình, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý, triệt để tiết kiệm, vận hành tốt hệ
thống quản lí chất lượng ISO , công ty đã tăng trưởng một cách bền vững. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí sản xuất, qua nghiên cứu lý luận cùng
với thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực
trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế”
101 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dệt may Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
Th.S Đào Nguyên Phi Đặng Thị Linh Chi
Lớp: K43A Kiểm toán
Niên khóa: 2009 - 2013
Huế, 5/2013
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Lời Cám Ơn
Em chân thành cám ơn sự dạy dỗ tận tình và chu đáo của các thầy cô
giáo trường Đại học Kinh tế Huế trong suốt 4 năm qua đã truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích và cần thiết.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Thạc sĩ Đào Nguyên Phi đã giúp
đỡ và hướng dẫn em tận tình trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin trân trọng cám ơn Trưởng phòng Kế toán tài chính và các
phòng ban của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu để hoàn
thành khóa luận.
Và cuối cùng em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã đóng
góp ý kiến cũng như sự động viên, khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót khi thực hiện khóa luận này. Kính mong các thầy giáo, cô giáo và bạn
bè đóng góp ý kiến để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Đặng Thị Linh Chi
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KIN
H T
Ế -
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán
MỤC LỤC
---- ----
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
4. Các phương pháp nghiên cứu ...........................................................................2
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................3
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................4
1.1. Những vấn đề chung về Kiểm soát nội bộ ................................................4
1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................4
1.1.2. Bản chất của kiểm soát nội bộ ...........................................................4
1.1.3. Chức năng của hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp ....................4
1.2. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất..................................................7
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất ................................................................7
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất ..................................................................7
1.3. Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất ..........................8
1.3.1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí sản xuất ......................................8
1.3.2. Khái niệm kiểm soát chi phí sản xuất ................................................9
1.3.3. Các nguyên tắc về kiểm soát chi phí sản xuất ...................................9
1.3.4. Nội dung kiểm soát chi phí sản xuất ................................................10
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
.................................................................................................................20
1.5. Ảnh hưởng đặc điểm sản phẩm và sản xuất sản phẩm của ngành sợi đến
công tác kiểm soát chi phí sản xuất ...........................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán
TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ...................................................................................23
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế..........................................23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................23
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ....................................24
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý...................................................................25
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán .................................................................27
2.1.5. Nguồn lực.........................................................................................32
2.1.6. Kết quả kinh doanh của DN trong những năm gần đây...................38
2.1.7. Tổng quan về Nhà máy Sợi – CTCP Dệt May Huế.........................41
2.2. Thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại CTCP Dệt May Huế ..............42
2.2.1. Khái quát chung về thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại CTCP
Dệt May Huế .........................................................................................................42
2.2.2. Thực trạng kiểm soát chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp ..................45
2.2.3. Thực trạng kiểm soát chi phí Nhân công trực tiếp tại CTCP Dệt May
Huế ..........................................................................................................61
2.2.4. Thực trạng kiểm soát chi phí Sản xuất chung tại công ty................66
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ....................................................................73
3.1. Những ưu nhược điểm trong công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công
ty Dệt may Huế..........................................................................................................73
3.1.1. Ưu điểm ...........................................................................................73
3.1.2. Nhược điểm......................................................................................75
3.2. Các giải pháp đề xuất ..............................................................................76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................80
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................81
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................81
2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................81
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
---- ----
Bảng 2.1 : Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2010-2012................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2 - Cơ cấu tài sản – nguồn vốn công ty Dệt may Huế năm 2012 ....... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3 - Bảng phân tích các chỉ số thanh toán ....Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4 - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 ... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.5 - Bảng xác định chênh lệch lượng NVL tiêu hao thực tế so với định mức
tại NMS tháng 12/2012 .................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6 - Bảng phân bổ lương Nhà máy Sợi – Tháng 12/2012Error! Bookmark
not defined.
Bảng 2.7 – Bảng xác định hệ số thu nhập...............Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8 – Chi phí sản xuất chung NM Sợi tháng 12/2012Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.9 – Bảng tính giá thành sản phẩm S01.86.02Error! Bookmark not
defined.
-------------------------
Biểu 2.1 - Commercial invoice ...............................................................................47
Biểu 2.2 - Phiếu nhập kho ........................................................................................49
Biểu 2.3 – Phiếu xuất kho .......................................................................................53
Biểu 2.4 – Sổ chi tiết vật tư.....................................................................................58
Biểu 2.5 – Bảng chấm công Nhà máy Sợi tháng 12/2012 ......................................62TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán
DANH MỤC SƠ ĐỒ
---- ----
Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ hoạt động kiểm soát chi phí ......................................................11
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................26
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức kế toán ...........................................................................27
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ...........29
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ .....................30
Sơ đồ 2.5 Quy trình mua và nhập kho NVL ...........................................................51
Sơ đồ 2.6 Quy trình xuất kho NVL.........................................................................54
Sơ đồ 2.7 Quy trình kiểm soát chi phí NCTT tại Công ty ......................................65
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán Trang 1
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức WTO xu hướng toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam
những vận hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong lòng nó nhiều
thách thức. Hơn bao giờ hết để vượt qua những thách thức mang tính cạnh tranh khốc
liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Một trong những biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng phải tính
đến là việc quản lý và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ
của mình ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp với khách hàng. Có thể nói rằng chi
phí sản xuất là thước đo trình độ công nghệ và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, thủ tục và chất lượng của kiểm
soát chi phí còn thể hiện quan điểm, thái độ, năng lực quản lý, điều hành của Ban
Giám đốc nhằm chống lãng phí và thất thoát tài sản của công ty. Vì vậy việc hoàn
thiện hệ thống kiểm soát chi phí là một yêu cầu cấp thiết bởi điều này không chỉ giúp
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành mà còn tạo dựng một doanh nghiệp uy tín
trên thị trường. Kiểm soát chi phí của doanh nghiệp không chỉ là bài toán về giải pháp
tài chính, mà còn là giải pháp về cách dùng người của nhà quản trị. Đây chính là vấn
đề sống còn của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành đang có triển vọng phát
triển ở Việt Nam. Hiệu quả và chất lượng sản phẩm thuộc ngành dệt may đã đóng góp
đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Công ty Cổ phần Dệt May Huế là một
đơn vị đầu ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng không thoát khỏi vòng xoáy
của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự hội nhập của đất nước, thế nhưng bằng cách làm
riêng của mình, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý, triệt để tiết kiệm, vận hành tốt hệ
thống quản lí chất lượng ISO, công ty đã tăng trưởng một cách bền vững. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí sản xuất, qua nghiên cứu lý luận cùng
với thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực
trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế”.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán Trang 2
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài gồm ba mục tiêu chính:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi phí
sản xuất trong doanh nghiệp.
Về mặt thực tế: Trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạng
công tác kiểm soát chi phí sản xuất trong Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh chỉ
ra những tác động tích cực và những hạn chế cần khắc phục để xây dựng và
hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tốt hơn trong công ty và phát huy
vai trò kiểm soát chi phí sản xuất trong việc ngăn chặn và phát hiện mọi hành vi
lãng phí, góp phần bảo vệ tài sản của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận chung về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản
xuất và nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất sản phẩm tại Nhà máy Sợi,
Công ty cổ phần Dệt May Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí trong sản xuất
bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung tại Nhà máy Sợi, Công ty cổ phần Dệt May Huế.
Phạm vi thu thập tài liệu: Đề tài sử dụng những dữ liệu liên quan trong khoảng
thời gian từ 2010 – 2012 và tập trung tại năm 2012 để hoàn thành nội dung chính.
Thời gian hoàn thành: Đề tài được triển khai và hoàn thành trong 4 tháng, từ 21/1
đến 11/5 năm 2012.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để nghiên cứu số liệu liên quan
đến tài liệu từ giáo trình, sách báo, tạp chí, internet và những chứng từ, sổ sách của
công ty. Từ đó nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát chi phí tại
công ty.
Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công
việc của các nhân viên phòng kế toán của công ty, nhà máy và các phòng ban khác để
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán Trang 3
tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và công việc cụ thể của từng phòng ban, cá nhân trong
công ty. Xác minh những thông tin tự tìm hiểu bằng cách hỏi lại kế toán trưởng và các
nhân viên kế toán trong công ty
Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu thô, những quan sát, phỏng vấn đã
thu thập được xử lý và phân tích để xâu chuỗi chúng lại với nhau một cách logic và
chính xác.
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở tài liệu thu thập được, qua quá trình nghiên
cứu, so sánh rút ra những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết với thực tế tại công
ty.
5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Dệt
May Huế
Chương 3: Đánh giá kết quả và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại CTCP Dệt May Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán Trang 4
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Những vấn đề chung về Kiểm soát nội bộ
1.1.1. Khái niệm
Kiểm soát nội bộ là hệ thống gồm các chính sách, các tiêu chuẩn, các thủ tục kiểm
soát đặc thù do Ban lãnh đạo của đơn vị thiết lập nhằm kiểm tra, theo dõi mọi hoạt
động của đơn vị phục vụ cho nhu cầu quản lý, thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo công
tác bảo vệ tài sản của Đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực
hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động và hiệu lực quản lý.
Theo định nghĩa của COSO (committee of sponsoring organization) thuộc Hội
đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận Báo cáo tài chính đưa ra vào năm 1992,
kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị, các nhân viên
của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc
thực hiện các mục tiêu:
BCTC đáng tin cậy
Các luật lệ và quy định được tuân thủ
Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả
1.1.2. Bản chất của kiểm soát nội bộ
Quá trình kiểm soát là cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người
bên trong tổ chức cũng như toàn bộ xã hội. Việc kiểm soát được hiểu là tổng hợp
những phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý, nên
bản chất kiểm soát được hiểu rõ trong các giai đoạn (khâu) chủ yếu của quá trình quản
lý. Nhà quản lý lập kế hoạch, xây dựng các mục tiêu và có những hoạt động rõ ràng để
thực hiện các mục tiêu. Song những hoạt động nghiệp vụ đó tự nó chưa được coi là
đầy đủ vì thế nhà quản lý cần đến những thủ tục kiểm soát để đảm bảo những hành
động thích hợp và ngăn ngừa những hành động không thích hợp. Chức năng kiểm soát
chính là đem lại những biện pháp, hành động và thủ tục cần thiết đó.
1.1.3. Chức năng của hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp
Theo Th.s Ngô Trí Tuệ trong giáo trình Kiểm toán tài chính, 2006 Kiểm soát nội
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán Trang 5
bộ là một chức năng thường xuyên của đơn vị nhằm phát hiện các sai phạm có thể xảy
ra trong từng giai đoạn công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn, thực hiện có hiệu quả
tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị:
Bảo vệ tài sản của đơn vị:
Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản hữu hình và vô hình; tài sản về vật chất hay phi
vật chất, chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào mục đích khác nhau hoặc bị hư hại
ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm
soát. Vì vậy, việc bảo vệ tài sản luôn là yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý.
Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin:
Các thông tin kinh tế, tài chính phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính
xác, tin cậy cũng như phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt
động kinh tế, tài chính của đơn vị là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết
định của nhà quản lý.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ hợp lý:
Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý:
Các quá trình kiểm soát trong đơn vị được thiết kế nhằm giảm thiểu sự lãng phí
trong hoạt động và kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp.
Tuy nằm trong một hệ thống nhất song bốn mục tiêu trên đôi khi cũng có mâu
thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản hoặc
cung cấp thông tin đầy đủ và đáng tin cậy hay chi phí để duy trì hệ thống. Nói cách
khác, hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể giúp hạn chế tối đa những sai phạm mà thôi,
vì nó có các hạn chế tiềm tàng xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự vô ý, bất cẩn, đãng trí,
đánh giá sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới
- Khả năng đánh lừa, lẫn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau
hay với các bộ phận bên ngoài đơn vị.
- Hoạt động kiểm soát thường tác động đến những nghiệp vụ thường xuyên phát
sinh mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đào Nguyên Phi
SVTH: Đặng Thị Linh Chi – Lớp K43A Kiểm toán Trang 6
- Yêu cầu thường xuyên và trên hết của người quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt
động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra.
- Luôn có khả năng là các cá nhân có trác