Bắt đầu chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường sau Đại hội
Đảng VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng về loại hình hoạt
động; mô hình tổ chức; hình thức vốn chủ sở hữu cũng như sự phong phú về các
hoạt động của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, nước ta đang hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thể hiện ở việc Việt Nam đã và đang là
thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới WTO, AFTA, APEC.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi kế toán với vai trò là công
cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng với các quy định
của Luật thuế đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp.
Trong khi kế toán là công cụ quản lý kinh tế của doanh nghiệp thì chính sách
thuế được sử dụng làm công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để điều tiết thị
trường vĩ mô vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Trong số những sắc thuế đã được
Quốc hội ban hành thì thuế TNDN là một sắc thuế được Nhà nước và các DN dành
cho một sự quan tâm rất lớn.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu (nhà nước thu trực tiếp nơi Người chịu thuế)
đánh vào phần thu nhập của DN sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc tạo ra thu
nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thuế TNDN ảnh hưởng đến lợi ích sát
sườn của DN nên DN luôn luôn nghiên cứu Luật thuế TNDN một cách kĩ càng để
giảm thiểu chi phí phải bỏ ra để nộp thuế, còn Nhà nước thì luôn yêu cầu doanh
nghiệp nộp đúng và nộp đủ số thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước theo nghĩa vụ.
Ngày 15/02/2005 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ban hành và công bố 06 CMKT đợt IV, trong đó có CMKT số 17 “Thuế thu
nhập doanh nghiệp” được coi là chìa khoá quan trọng giúp các doanh nghiệp giải
quyết các vướng mắc gặp phải khi hạch toán thuế thu nhập DN. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử kế toán của Việt Nam có một CMKT quy định và hướng dẫn về các
nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp một cách đầy đủ, phù
hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khó khăn mà
các DN gặp phải là làm thế nào để có thể tuân thủ và vận dụng có hiệu quả các
2
chuẩn mực kế toán (26 chuẩn mực); với việc bổ sung một số tài khoản mới phản
ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế mới, và nhiều thuật ngữ mới khó hiểu, đặc biệt là
trong chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Đây cũng là một rào
cản lớn đối với đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Với mục đích khảo sát, nghiên cứu thực tế các doanh nghiệp đã hạch toán kế
toán thuế TNDN, tính thuế TNDN và áp dụng CMKT số 17 như thế nào, những
vướng mắc gì mà doanh nghiệp còn gặp phải trong quá trình hạch toán kế toán thuể
TNDN, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của em. Em hy vọng khóa luận của em sẽ góp phần giải quyết được những
vấn đề được đặt ra cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn và là một trong những đề tài
mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán doanh
nghiệp mới.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh
nghiệp Việt Nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp Việt Nam.
103 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4810 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Vƣơng Hoàng Mai
Lớp : Anh 4
Khóa : 45B
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh
Hµ Néi - 05/2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 3
1.1. Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................... 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp ................ 3
1.1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp............................................. 3
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................... 3
1.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.2. Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành...................... 7
1.1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN ........................................................... 7
1.1.2.2. Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................... 7
1.1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN: ....................... 13
1.1.2.4. Miễn thuế, giảm thuế TNDN: ......................................................... 13
1.2. Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. ......................... 14
1.2.1. Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” ........................................... 14
1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ............................. 14
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp ................ 17
1.2.1.3. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................ 19
1.2.1.4. Trình bày thông tin liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trên
báo cáo tài chính ......................................................................................... 24
1.2.2. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ............................ 25
1.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh .......................................................................................................... 25
1.2.2.2. Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành” ............................................................................ 32
1.2.2.3. Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn
lại” .............................................................................................................. 33
1.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế
IAS 12 “Thuế thu nhập” .................................................................................. 34
1.3.1. Các loại chênh lệch tạm thời ............................................................... 34
1.3.2. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................... 35
1.3.3. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính .......................................... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................................. 37
2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử .................................................................................. 37
2.1.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán
số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” ........................................................... 37
2.1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán số
17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” ............................................................... 38
2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp
Việt Nam ........................................................................................................... 39
2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu ................................................................. 41
2.2.2. Trình tự kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .................................... 44
2.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu và thu nhập khác ................................ 44
2.2.2.2. Kế toán chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế . 48
2.2.2.3. Kế toán thu nhập chịu thuế (lợi nhuận trước thuế) .......................... 58
2.2.2.4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................... 58
2.2.2.5. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính ...................................... 63
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các
doanh nghiệp Việt Nam. .................................................................................. 63
2.3.1. Những thành quả đạt được trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với
thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................................... 63
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ....................................................................... 66
2.3.2.1. Đối với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán........... 66
2.3.2.2. Đối với việc thực hiện khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán trong các
doanh nghiệp Việt Nam .............................................................................. 67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM .......................................................................................... 71
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp Việt Nam. .................................................................. 71
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các
doanh nghiệp Việt Nam. ................................................................................ 71
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt
Nam ............................................................................................................... 72
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong
các doanh nghiệp Việt Nam. ............................................................................ 74
3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp ............................................................................................................ 74
3.2.2. Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh
nghiệp Việt Nam ............................................................................................ 75
3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam ................................................... 75
3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên
báo cáo tài chính ......................................................................................... 93
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam. .......................................................................................... 94
3.3.1. Về phía Nhà nước: .............................................................................. 94
3.3.2. Về phía doanh nghiệp .......................................................................... 96
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 101
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHLĐ Bảo hộ lao động
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BTC Bộ Tài chính
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CMKT Chuẩn mực kế toán
CSKD Cơ sở kinh doanh
CP Chi phí
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DTT Doanh thu thuần
GTGT Giá trị gia tăng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KQKD Kết quả kinh doanh
TNCT Thu nhập chịu thuế
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
NSNN Ngân sách Nhà nước
NNT Người nộp thuế
NVLTT Nguyên vật liệu thực tế
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TGNH Tiền gửi Ngân hàng
TN Thu nhập
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
SXKD Sản xuất kinh doanh
VAS Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
IAS Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
MỞ ĐẦU
Bắt đầu chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường sau Đại hội
Đảng VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng về loại hình hoạt
động; mô hình tổ chức; hình thức vốn chủ sở hữu cũng như sự phong phú về các
hoạt động của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, nước ta đang hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thể hiện ở việc Việt Nam đã và đang là
thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới WTO, AFTA, APEC.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi kế toán với vai trò là công
cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng với các quy định
của Luật thuế đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp.
Trong khi kế toán là công cụ quản lý kinh tế của doanh nghiệp thì chính sách
thuế được sử dụng làm công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để điều tiết thị
trường vĩ mô vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Trong số những sắc thuế đã được
Quốc hội ban hành thì thuế TNDN là một sắc thuế được Nhà nước và các DN dành
cho một sự quan tâm rất lớn.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu (nhà nước thu trực tiếp nơi Người chịu thuế)
đánh vào phần thu nhập của DN sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc tạo ra thu
nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thuế TNDN ảnh hưởng đến lợi ích sát
sườn của DN nên DN luôn luôn nghiên cứu Luật thuế TNDN một cách kĩ càng để
giảm thiểu chi phí phải bỏ ra để nộp thuế, còn Nhà nước thì luôn yêu cầu doanh
nghiệp nộp đúng và nộp đủ số thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước theo nghĩa vụ.
Ngày 15/02/2005 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 12/2005/QĐ-
BTC ban hành và công bố 06 CMKT đợt IV, trong đó có CMKT số 17 “Thuế thu
nhập doanh nghiệp” được coi là chìa khoá quan trọng giúp các doanh nghiệp giải
quyết các vướng mắc gặp phải khi hạch toán thuế thu nhập DN. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử kế toán của Việt Nam có một CMKT quy định và hướng dẫn về các
nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp một cách đầy đủ, phù
hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khó khăn mà
các DN gặp phải là làm thế nào để có thể tuân thủ và vận dụng có hiệu quả các
1
chuẩn mực kế toán (26 chuẩn mực); với việc bổ sung một số tài khoản mới phản
ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế mới, và nhiều thuật ngữ mới khó hiểu, đặc biệt là
trong chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Đây cũng là một rào
cản lớn đối với đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Với mục đích khảo sát, nghiên cứu thực tế các doanh nghiệp đã hạch toán kế
toán thuế TNDN, tính thuế TNDN và áp dụng CMKT số 17 như thế nào, những
vướng mắc gì mà doanh nghiệp còn gặp phải trong quá trình hạch toán kế toán thuể
TNDN, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của em. Em hy vọng khóa luận của em sẽ góp phần giải quyết được những
vấn đề được đặt ra cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn và là một trong những đề tài
mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán doanh
nghiệp mới.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh
nghiệp Việt Nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp Việt Nam.
2
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Để hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập: Thu nhập là tổng
các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá
trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt
nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… [10]
Như vậy, thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế
của các cá nhân hoặc các pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể
nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều
chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được
miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ.
Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu Ngân
sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà
nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập
chịu thuế sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của các cơ sở SXKD, dịch
vụ.
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bản chất của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có
của nó. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển.
Nghiên cứu về thuế TNDN, người ta nhận thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có
những đặc trưng riêng để phân biệt với các sắc thuế và các công cụ tài chính khác
như sau:`
Thứ nhất, thuế TNDN có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy định
đồng nhất với đối tượng chịu thuế.
3
NNT theo luật cũng là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất
kinh doanh. Nói một cách khác, thuế TNDN làm cho khả năng và cơ hội chuyển
dịch gánh nặng thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, thuế TNDN là một khoản chuyển giao của NNT cho Nhà nước mang
tính bắt buộc phi hình sự.
Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế nói chung và
thuế TNDN nói riêng, nó phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy động tài
chính khác của ngân sách Nhà nước.
Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN là những quan hệ
tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - Việc
động viên mang tính bắt buộc của Nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc
dưới hình thức thuế TNDN là một phương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả
của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp được chuyển giao cho
Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho
NNT.
Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp
không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế TNDN được biểu hiện trên các
khía cạnh.
Một là, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối giá,
nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không
hoàn toàn dựa trên mức độ NNT thừa hưởng những dịch vụ và hàng hoá công cộng
do Nhà nước cung cấp. NNT cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp
hàng hoá dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao
thu nhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà
nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao.
Hai là, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không được
hoàn trả trực tiếp, có nghĩa là NNT suy cho cùng sẽ nhận được một phần các dịch
vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng giá trị phần dịch vụ
đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước.
4
Thứ tư, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN được quy định
trước bằng pháp luật.
Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN, mặt khác
phản ánh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính tuỳ tiện mà dựa trên những
cơ sở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trong Luật thuế TNDN. Những
tiêu thức thường được xác định trong Luật thuế TNDN là đối tượng chịu thuế, đối
tuợng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính
cưỡng chế khác..
Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN chịu những ảnh
hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong những thời kỳ nhất định.
Yếu tố kinh tế tác động đến thuế TNDN thường là mức độ tăng trưởng của nền
kinh tế quốc dân, giá cả, thị trường, sự biến động của Ngân sách Nhà nước…
Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế TNDN thường là thể chế chính trị
của Nhà nước, tâm lý tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá…
Các khoản chuyển giao thuế thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh
nghiệp chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý
của Nhà nước đối với con người và tài sản.
1.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
Luật thuế TNDN được ban hành và sửa đổi đã khá nhiều lần và càng ngày
càng làm tốt vai trò là công cụ quản lý thị trưỡng vĩ mô một cách hiệu quả, thống
nhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, cả đối
tượng đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, tạo nên một môi trường
cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới, tạo cho nền
kinh tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vai trò
của thuế TNDN được thể hiện cụ thể:
Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho NSNN
Thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước, cho nên cũng giống như các loại thuế khác, vai trò đầu
tiên của thuế TNDN là bảo đảm một nguồn thu ổn định và không nhỏ cho NSNN
thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng chịu thuế, có khả năng bao quát được
hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát
triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.
5
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý
vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh.
Thông qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế TNDN góp
phần định hướng cho các Nhà Đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước
cần khuyến khích đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Thứ ba, thuế TNDN thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo công bằng
xã hội.
Là sắc thuế trực thu, thuế TNDN có khả năng đảm bảo công bằng theo chiều
dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối tượng nộp
thuế có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được
giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau...thuế TNDN có nhiều mức thuế
suất ưu đãi khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, thu nhập của
một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất
(vốn, lao động, công nghệ....). Sự phân hóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi.
Trong hoàn cảnh đó, thuế thu nhập sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách
giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội.
Thứ tư, thuế TNDN là công cụ thú