Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc. Con tàu kinh tế Việt Nam đã bơi ra biển lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn trong hợp tác kinh doanh với nước ngoài, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít những thách thức. Để có thể vững vàng trong sân chơi lớn, một trong số những điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp là phải hoàn thiện để nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong và ngoài nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Bởi vì, nông nghiệp là một lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam và là một đề tài hết sức nhạy cảm, khó giải quyết trong các vòng đàm phán của WTO. Hiện nay, dân số nông thôn chiếm đến 60,7% dân số quốc gia, ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho 56,8% người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia. Bởi vậy, bất kì tác động nào của việc gia nhập WTO đến nông nghiệp và nông thôn đều gây ra những ảnh hưởng to lớn và lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp nông nghiệp phải là những người bước những bước tiên phong và vững chắc nhất trong công cuộc hội nhập của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.

pdf83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kiều Diễm Lớp : A10 Khoá : 43C Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Bích Ngọc Hà Nội, 2008 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ................................... 4 1 . Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................... 4 1.1. Cạnh tranh ....................................................................................... 4 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............................................ 8 2. Doanh nghiệp nông nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp ................................................................................................................... 10 2.1. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp ........................................... 10 2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp .......................................................................................................... 11 2.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp. .................................................................................................................. 13 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .................................... 17 1. Các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về nông nghiệp trong khuôn khổ WTO ................................................................................................... 17 1.1. Các quy định của WTO liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp .......... 17 1.2. Các cam kết của Việt Nam về nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 23 1.3. Tác động của việc gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. ......................................................................................... 26 2. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam .............................................................................................................. 31 2.1. Nhóm các yếu tố về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .......... 31 2.2. Nhóm các yếu tố về thị trường của doanh nghiệp .......................... 46 CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ............................................................................. 56 1. Các giải pháp từ phía Chính phủ………………………………………...56 2. Các giải pháp từ phía Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ........ 68 3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp nông nghiệp ............................. 70 KẾT LUẬN ................................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Bảng 1: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng nông sản chính bao gồm: ....................................................................................... 24 Bảng 2. Khả năng về vốn của doanh nghiệp nông nghiệp trong.................... 34 3 năm 2004 - 2006........................................................................................ 34 Đồ thị 1. Tỉ lệ sản phẩm chính so với tổng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp .................................................................................................. 39 Đồ thị 2. Trình độ đào tạo của chủ DN ......................................................... 44 Đồ thị 3. Chỉ số cạnh tranh phân theo loại hình doanh nghiệp ...................... 54 Đồ thị 4. Chỉ số cạnh tranh phân theo ngành hàng ........................................ 55 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT WTO Tổ chức thương mại thế giới UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại SPS Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật TBT Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại TRIPS Hiệp định về Thủ tục giấy phép nhập khẩu, Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ MFN Nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc NT Nguyên tắc đối xử quốc gia STEs Doanh nghiệp thương mại nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn Gis Chỉ dẫn địa lí MARD Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ODA Viện trợ không hoàn lại FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu Codex Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế OIE Tổ chức thú y thế giới IPPC Công ước bảo vệ thực vật quốc tế ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam USAID Cơ quan phát triển quốc tế Mĩ SMEs Các doanh nghiệp vừa và nhỏ IPSARD Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc. Con tàu kinh tế Việt Nam đã bơi ra biển lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn trong hợp tác kinh doanh với nước ngoài, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít những thách thức. Để có thể vững vàng trong sân chơi lớn, một trong số những điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp là phải hoàn thiện để nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong và ngoài nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Bởi vì, nông nghiệp là một lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam và là một đề tài hết sức nhạy cảm, khó giải quyết trong các vòng đàm phán của WTO. Hiện nay, dân số nông thôn chiếm đến 60,7% dân số quốc gia, ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho 56,8% người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia. Bởi vậy, bất kì tác động nào của việc gia nhập WTO đến nông nghiệp và nông thôn đều gây ra những ảnh hưởng to lớn và lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp nông nghiệp phải là những người bước những bước tiên phong và vững chắc nhất trong công cuộc hội nhập của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: là nhằm đưa ra một số kiến nghị giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp còn non trẻ của 1 Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đưa những doanh nghiệp này lên một vị thế mới để có thể đón nhận những cơ hội cũng như đối phó được với những thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và nông thôn nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để thực hiện được mục tiêu đó, Khóa luận tốt nghiệp này thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khái quát một số vấn đề lí luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp. - Nghiên cứu các tác động của việc gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO.. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Lí thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá ở cấp độ doanh nghiệp. - Các quy định của WTO có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. - Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ phù hợp với các cam kết của WTO về nông nghiệp, không đề cập tới các khu vực mậu dịch tự do hay các hiệp định thương mại song phương. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp miêu tả - Tổng hợp tài liệu từ các nguồn: sách, tạp chí chuyên ngành, internet… - Phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích hệ thống 5. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiêp: Khóa luận gồm 3 chương với các nội dung chính như sau: Chương I: Cơ sở lí luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khóa luận này không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của những người quan tâm giúp tôi bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS Nguyễn Thị Hải Yến, người đã hết lòng hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan hữu quan như Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, Viện kinh tế thế giới, Thư viện quốc gia đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tham khảo, tìm hiểu tài liệu, thu thập kiến thức để hoàn thành khóa luận. Hà Nội, Ngày 20 tháng 06 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Diễm 3 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 . Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1. Cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv… Điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra là ở quy mô doanh nghiệp hay quốc gia. Trong khi đối với một doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv… Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition). Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo. Các tác giả này viết: “Một cạnh tranh hoàn hảo là 4 trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua”. Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: “Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả”. Theo Từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm 1992), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Các tác giả trong cuốn “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc dự án VIE/97/016 về cải thiện môi trường pháp lí trong kinh doanh do UNDP tài trợ thì cho rằng: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1), Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất. Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ, cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó. Tại diễn đàn Liên hợp quốc, báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002 định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng 5 trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”. Từ những định nghĩa trên có thể rút ra các điểm chính sau đây về cạnh tranh: - Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh, phải có các điều kiện tiên quyết sau: Thứ nhất, phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh. Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, kết quả đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Thứ hai, việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. - Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định, hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Về mặt không gian, cạnh tranh cũng có thể xảy ra trong phạm vi hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước). 1.1.2. Phân loại Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại. * Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Cạnh tranh được chia thành 3 loại: - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên. 6 - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần. - Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn. * Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh được phân thành 2 loại: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. * Căn cứ vào tính chất cạnh tranh Cạnh tranh được phân thành 3 loại: - Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản 7 phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. - Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có nột hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. * Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh Cạnh tranh được chia thành 2 loại: - Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...). 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm chung về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực 8 siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập c