1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển về nhiều mặt. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng vai trò như những nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho du khách và là một trong những thành phần chính và quan trọng bậc nhất của du lịch. Có thể nói ở bất cứ nơi đâu trên thế giới muốn phát triển du lịch nhất thiết phải phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn nhằm cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ăn, ngủ - những nhu cầu không thể thiếu được trong thời gian đi du lịch của con người. Tỷ trọng về doanh thu của loại hình kinh doanh này luôn chiếm ưu thế trong tổng doanh thu của toàn ngành du lịch ở các quốc gia.
Kết quả này của ngành du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các khách sạn. Ngành kinh doanh khách sạn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, với chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường đã đặt ngành du lịch đứng trước một cuộc cạnh tranh gay gắt, kinh doanh khách sạn bị một sức ép lớn từ nhiều phía trên thị trường. Muốn tồn tại và phát triển, bản thân các khách sạn, các nhà quản lý khách sạn phải tìm ra những giải pháp tích cực để có thể phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín và chỗ đứng trên thị trường.
Do đặc thù sản phẩm của khách sạn, chủ yếu là sản phẩm dịch vụ, nên lao động của ngành này cũng rất đặc biệt so với các ngành khác ở tính chất, nội dung của công việc. Do vậy, một biện pháp hữu hiệu để có thể đứng vững trên thị trường của ngành kinh doanh khách sạn là phải quản lý nguồn nhân lực của mình một cách có khoa học và hiệu quả nhất.
Vậy làm thế nào để có được nguồn nhân lực dồi dào, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các chính sách và cách thức quản trị nguồn nhân lực. Để hiểu rõ điều đó, qua thời gian thực tập tại khách sạn Thái Thiên 2 em đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho Khách sạn Thái Thiên 2 tại TP. HCM” vì khách sạn Thái Thiên 2 là nơi có một đội ngũ công nhân viên đa dạng - một nơi mà công việc quản trị nhân sự rất quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: điều tra, xử lý số liệu, phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và suy luận từ các dữ liệu, các căn cứ khoa học của các tác giả, các chuyên gia, các thành viên trong khách sạn và ý kiến từ nhân viên.
Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, các tài liệu liên quan từ cơ quan thực tập. Dựa vào tình hình cụ thể nhận xét và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực tập có giới hạn, thực tế chỉ thực tập tại một bộ phận và ngành kinh doanh khách sạn là một đối tượng nghiên cứu rộng lớn và phức tạp, nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về một mảng hoạt động của khách sạn, đó là thực trạng về chất lượng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
6. Kết cấu của khóa luận
Bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn.
Chương 2: Thực trạng về quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Thái Thiên 2.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho khách sạn Thái Thiên 2 tại TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển về nhiều mặt. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng vai trò như những nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho du khách và là một trong những thành phần chính và quan trọng bậc nhất của du lịch. Có thể nói ở bất cứ nơi đâu trên thế giới muốn phát triển du lịch nhất thiết phải phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn nhằm cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ăn, ngủ - những nhu cầu không thể thiếu được trong thời gian đi du lịch của con người. Tỷ trọng về doanh thu của loại hình kinh doanh này luôn chiếm ưu thế trong tổng doanh thu của toàn ngành du lịch ở các quốc gia.
Kết quả này của ngành du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các khách sạn. Ngành kinh doanh khách sạn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, với chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường đã đặt ngành du lịch đứng trước một cuộc cạnh tranh gay gắt, kinh doanh khách sạn bị một sức ép lớn từ nhiều phía trên thị trường. Muốn tồn tại và phát triển, bản thân các khách sạn, các nhà quản lý khách sạn phải tìm ra những giải pháp tích cực để có thể phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín và chỗ đứng trên thị trường.
Do đặc thù sản phẩm của khách sạn, chủ yếu là sản phẩm dịch vụ, nên lao động của ngành này cũng rất đặc biệt so với các ngành khác ở tính chất, nội dung của công việc. Do vậy, một biện pháp hữu hiệu để có thể đứng vững trên thị trường của ngành kinh doanh khách sạn là phải quản lý nguồn nhân lực của mình một cách có khoa học và hiệu quả nhất.
Vậy làm thế nào để có được nguồn nhân lực dồi dào, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các chính sách và cách thức quản trị nguồn nhân lực. Để hiểu rõ điều đó, qua thời gian thực tập tại khách sạn Thái Thiên 2 em đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho Khách sạn Thái Thiên 2 tại TP. HCM” vì khách sạn Thái Thiên 2 là nơi có một đội ngũ công nhân viên đa dạng - một nơi mà công việc quản trị nhân sự rất quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: điều tra, xử lý số liệu, phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và suy luận…từ các dữ liệu, các căn cứ khoa học của các tác giả, các chuyên gia, các thành viên trong khách sạn và ý kiến từ nhân viên.
Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, các tài liệu liên quan từ cơ quan thực tập. Dựa vào tình hình cụ thể nhận xét và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực tập có giới hạn, thực tế chỉ thực tập tại một bộ phận và ngành kinh doanh khách sạn là một đối tượng nghiên cứu rộng lớn và phức tạp, nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về một mảng hoạt động của khách sạn, đó là thực trạng về chất lượng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
6. Kết cấu của khóa luận
Bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn.
Chương 2: Thực trạng về quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Thái Thiên 2.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Thái Thiên 2.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Kinh Doanh Khách Sạn
1.1.1 Các khái niệm
Khái niệm quản trị:
Quản trị là quá trình tác động thường xuyên, liên tục và có tổ chức của chủ thể quản trị, đến đối tượng quản trị nhằm phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận, các cá nhân các nguồn lực lại với nhau một cách nhịp nhàng ăn khớp có thể đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Quản trị nguồn nhân lực:
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan
Mỗi doanh nghiệp tồn tại trong một thị trường nhất định, và hoạt động không ngừng để đem sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của họ và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Từ đó ta cần làm rõ những khái niệm sau:
Thị trường
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm năng cùng chung một nhu cầu hay ước muốn nào đó và mong muốn cũng như có khả năng tham gia vào việc giao dịch để thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn đó (Nguyễn Minh Tuấn, 2006).
Thị trường là tập hợp những người mua hiện thực hay tiềm năng đối với một sản phẩm. Một thị trường có thể hình thành xung quanh một sản phẩm, một dịch vụ hoặc bất kì cái gì khác có giá trị.
Khách hàng
Đây là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.
Khách hàng là những người tham gia vào quá trình mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Nhu cầu
Nhu cầu của con người là những mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán. Các mong muốn sẽ trở thành nhu cầu khi được đảm bảo bởi sức mua. Những nhu cầu cấp thiết, mong muốn và nhu cầu của con người gợi mở nên sự có mặt của sản phẩm.
Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm là bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của một người (Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, 2007). Sản phẩm có thể là những vật thể là những hàng hóa hữu hình hay dịch vụ, ý tưởng…
Thông thường thì từ “sản phẩm” gợi cho chúng ta một vật thể vật chất. Vì thế, chúng ta thường dùng các từ “sản phẩm” và “dịch vụ” để phân biệt các vật thể vật chất và cái không sờ mó được. Nhưng thật ra, suy cho cùng tầm quan trọng của các sản phẩm vật chất không nằm nhiều ở chỗ chúng ta có nó mà dùng để thỏa mãn mong muốn, nhu cầu của chúng ta.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh dịch vụ, sản phẩm tạo ra chủ yếu phải có sự tiếp xúc giữa con người với con người, nên nó có những đặc điểm riêng biệt.
Kinh doanh khách sạn chịu sự phụ thuộc bởi tài nguyên du lịch. Vì khách sạn là nơi cư trú tạm thời, là điểm dừng chân của khách, số lượng khách khi họ tham gia hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ ngơi giải trí tại nơi có tài nguyên du lịch.
Hoạt động kinh doanh khách sạn có lao động trực tiếp lớn, mà sản phẩm chủ yếu của khách sạn là dịch vụ, do đó nó cần phải có một khối lượng lao động lớn.
Trong khách sạn thời gian làm việc hết sức căng thẳng về tinh thần, nhân viên làm việc 24/24 giờ trong ngày, công việc lại mang tính chuyên môn hoá cao, do vậy nó cũng phải cần một khối lượng lao động lớn để thay thế để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như sức khoẻ của người lao động.
Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cố định rất cao, hoạt động kinh doanh khách sạn có tính chu kỳ. Nó hoạt động tuỳ theo thời vụ du lịch, vì hoạt động kinh doanh khách sạn chỉ tồn tại và phát triển khi do nhu cầu khách đến, họ cần có tài nguyên đẹp, thời tiết, khí hậu ổn định. Chúng ta không thể thay đổi được quy luật thiên nhiên, quy luật sinh lý nên hệ thống này có mang tính chu kỳ.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ trong khách sạn
Hầu hết các sản phẩm trong khách sạn đều là dịch vụ. Nó được phân chia làm 2 loại: dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung.
1.1.3.1 Dịch vụ chính
Là những dịch vụ không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn và trong mỗi chuyến đi của du khách. Nó bao gồm dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Các dịch vụ này đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người đó là ăn và ngủ. Đối với khách sạn thì nó đem lại nguồn doanh thu chính và giữ vị trí quan trọng nhất trong các loại hình kinh doanh của khách sạn. Song yếu tố để tạo nên sự độc đáo trong sản phẩm khách sạn lại là ở sự đa dạng và độc đáo của dịch vụ bổ sung.
1.1.3.2 Dịch vụ bổ sung
Là những dịch vụ đưa ra nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng và bổ sung của khách, là những dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu lại của khách ở khách sạn cũng như làm phát triển mức độ phong phú và sức hấp dẫn của chương trình du lịch.
Thông thường trong khách sạn có những thể loại: dịch vụ văn hoá, dịch vụ thể thao, dịch vụ thông tin và văn phòng, dịch vụ y tế, dịch vụ hàng lưu niệm … dịch vụ bổ sung tạo cho khách cảm giác không nhàm chán, thú vị khi lưu lại khách sạn, đây là một biện pháp nhằm kéo dài thời gian khách lưu lại tại khách sạn.
1.2 Đặc Điểm Của Lao Động Trong Ngành Du Lịch Và Trong Khách Sạn
1.2.1 Đặc điểm của lao động trong du lịch nói chung
1.2.1.1 Đặc điểm của lao động
Lao động trong ngành du lịch là bộ phận cấu thành của lao động xã hội nói chung. Nó hình thành và phát triển trên cơ sở sự phân công lao động của xã hội. Do vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của lao động xã hội nói chung: Đáp ứng nhu cầu của xã hội về lao động, tạo ra của cải cho xã hội, lao động phụ thuộc vào hình thái kinh tế.
Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh số lượng lao động có những đặc thù riêng:
Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm hoạt động sản xuất vật chất và phi vật chất. Mà hoạt động chiếm tỉ trọng lớn hơn là sản xuất phi vật chất (lao động chủ yếu tạo ra sản phẩm là dịch vụ, các điều kiện thuận lợi cho khách tiêu thụ sản phẩm).
Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hoá cao: nó thể hiện ở việc tổ chức thành các bộ phận chức năng, trong mỗi bộ phận thì nó lại được chuyên môn hoá sâu hơn. Do thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khách (không hạn chế về mặt thời gian), vì vậy lao động phải phân thành nhiều ca để đảm bảo cho chất lượng dịch vụ và sức khoẻ của lao động.
Cường độ lao động cao nhưng phân bố không đều do đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch là khác nhau nên lao động phải chịu một áp lực tâm lý lớn đặc biệt là lao động nữ.
Lao động được sử dụng không cân đối trong và ngoài thời vụ.
1.2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu lao động
Theo chuyên ngành, lao động trong du lịch là tổng hợp của lao động nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó lao động nghiệp vụ trong khách sạn chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Lao động trong du lịch là lao động trẻ và không đều theo lĩnh vực: Độ tuổi trung bình từ 30-40 tuổi. Trong đó lao động nữ có độ tuổi trung bình từ 20-30, nam từ 30-45 tuổi.
Độ tuổi của lao động thay đổi theo từng bộ phận, bộ phận đòi hỏi mức tuổi thấp như ở lễ tân, Bar, Bàn. Nhưng bộ phận quản lý lại có độ tuổi cao hơn.
Trình độ văn hoá của lao động trong du lịch thấp và khác nhau theo cơ cấu nhưng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ cao.
1.2.1.3 Đặc điểm về tổ chức và quản lý lao động
Lao động trong du lịch diễn ra ở các cơ sở độc lập, phân tán do tài nguyên du lịch phân tán và do không có sự ăn khớp giữa cầu và cung. Do đó các Công ty lữ hành ra đời để nối kết cung và cầu, nó dần dần trở thành các Công ty kinh doanh -du lịch. Có sự quản lý chồng chéo giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, các hãng đại lý .
Tính biến động về nhân lực cao trong khoảng thời gian giữa chính vụ đặc điểm này có tính khách quan do tính thời vụ trong du lịch gây ra.
1.2.2 Đặc điểm của lao động trong khách sạn
Nguồn lao động trong khách sạn là tập hợp đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại khách sạn, góp sức lực và trí lực tạo ra sản phẩm đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn.
Đặc điểm về tính thời vụ: Lao động trong khách sạn cũng như trong ngành du lịch đều có tính biến động lớn trong thời vụ du lịch. Trong chính vụ do khối lượng khách lớn nên đòi hỏi số lượng lao động trong khách sạn phải lớn, phải làm việc với cường độ mạnh và ngược lại ở thời điểm ngoài vụ thì chỉ cần ít lao động thuộc về quản lý, bảo vệ, bảo dưỡng.
Lao động trong khách sạn có tính công nghiệp hoá cao, làm việc theo một nguyên tắc có tính kỷ luật cao. Trong quá trình lao động cần thao tác kỹ thuật chính xác, nhanh nhạy và đồng bộ.
Lao động trong khách sạn không thể cơ khí tự động hoá cao được vì sản phẩm trong khách sạn chủ yếu là dịch vụ.
Do vậy rất khó khăn cho việc thay thế lao động trong khách sạn, nó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Ngoài những đặc tính riêng biệt, lao động trong khách sạn còn mang những đặc điểm của lao động xã hội và lao động trong du lịch.
* Đặc điểm cơ cấu độ tuổi và giới tính
+ Lao động trong khách sạn đòi hỏi phải có độ tuổi trẻ vào khoảng từ 20 - 40 tuổi. Độ tuổi này thay đổi theo từng bộ phận của khách sạn:
Bộ phận lễ tân: từ 20 – 25 tuổi
Bộ phận bàn, Bar: từ 20 – 30 tuổi
Bộ phận buồng: 25 - 40 tuổi
Ngoài ra bộ phận có độ tuổi trung bình cao là bộ phận quản lý từ 40 – 50 tuổi
Theo giới tính: Chủ yếu là lao động nữ, vì họ rất phù hợp với các công việc phục vụ ở các bộ phận như Buồng, Bàn, Bar, Lễ Tân, còn nam giới thì thích hợp ở bộ phận quản lý, bảo vệ, bếp.
* Đặc điểm của quá trình tổ chức
Lao động trong khách sạn có nhiều đặc điểm riêng biệt và chịu ảnh hưởng áp lực. Do đó quá trình tổ chức rất phức tạp cần phải có biện pháp linh hoạt để tổ chức hợp lý.
Lao động trong khách sạn phụ thuộc vào tính thời vụ nên nó mang tính chu kỳ.
Tổ chức lao động trong khách sạn phụ thuộc vào tính thời vụ, độ tuổi và giới tính nên nó có tính luân chuyển trong công việc, khi một bộ phận có yêu cầu lao động trẻ mà hiện tại nhân viên của bộ phận là có độ tuổi cao, vậy phải chuyển họ sang một bộ phận khác một cách phù hợp và có hiệu quả. Đó cũng là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý nhân sự của khách sạn cần quan tâm và giải quyết.
1.3 Quản Trị Nguồn Nhân Lực Trong Khách Sạn
1.3.1 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn
1.3.1.1 Xây dựng bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc là bảng liệt kê mô tả lại công việc, quy trình về lao động nào đó, các nguyên tắc phương pháp thực hiện và tỷ lệ lao động để thực hiện công việc đó. Để có thể đảm bảo cho việc mô tả công việc đạt hiệu quả cao phải bám sát các tiêu chuẩn về công việc.
* Yêu cầu: Bản phác hoạ công việc phải chỉ ra được khối lượng, đặc điểm công đoạn, đặc thù của công việc và thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó, yêu cầu về chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.
Bản mô tả công việc phải được xây dựng một cách chi tiết, chính xác dựa trên những tính toán, nghiên cứu khoa học, kỹ năng thao tác hợp lý nhất của khách sạn.
Yêu cầu của nhân viên là yêu cầu thực tế của từng công việc.
* Việc mô tả công việc có tác dụng quan trọng trong việc quản trị nhân lực của khách sạn:
Nó là cơ sở hướng dẫn cho công việc tuyển chọn, hướng dẫn, bố trí và sắp xếp công việc.
Làm cơ sở đánh giá, phân loại các nhân viên.
Giúp tiến hành trả thù lao cho công nhân viên được chính xác và công bằng hơn.
Giúp cho công tác đề bạt trong công việc, giúp nhà quản lý cải tiến việc làm cho công nhân viên.
Giúp xác định chính xác việc đào tạo nhân lực trong khách sạn.
1.3.1.2 Tổ chức tuyển chọn nhân sự
Trong quá trình tuyển chọn người quản lý cần căn cứ vào các yêu cầu sau:
Trình độ học vấn của lao động.
Trình độ ngoại ngữ chuyên môn.
Ngoại hình, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, tâm lý và đạo đức.
Khả năng giao tiếp, kiến thức về tâm lý.
Tất cả các yêu cầu này nhằm mục đích lựa chọn được những lao động có khả năng tốt nhằm tăng năng suất lao động. Tuyển chọn tốt sẽ giảm bớt được thời gian và chi phí đào tạo sau này.
* Quy trình tuyển chọn lao động gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu về nhân lực
Ở mỗi thời điểm, mỗi khách sạn đều có nhu cầu về một số lượng lao động nhất định. Số lượng này do đặc điểm của hoạt động, quy mô và trình độ của từng khách sạn quy định. Để xác định được nhu cầu tuyển chọn nhân lực, chúng ta phải phân biệt rõ 2 nhu cầu:
+ Nhu cầu thiếu hụt nhân viên.
+ Nhu cầu cần tuyển chọn thêm nhân viên.
Nhu cầu tuyển chọn thêm nhân viên là nhu cầu thực tế thể hiện bằng con số cụ thể về số lượng chủng loại của nhân viên cần phải có thêm để đảm bảo có thể hoàn thành được các công việc trong hiện tại và tương lai mà quá trình sản xuất kinh doanh của khách sạn hiện tại không có và không thể tự khắc phục được. Thực chất nhu cầu tuyển chọn thêm là nhu cầu thiếu hụt nhân viên sau khi đã sử dụng các biện pháp điều chỉnh.
Nếu ta gọi:
Qth: Nhu cầu thiếu hụt nhân viên.
Qđc: Tổng khả năng tự cân đối - điều chỉnh.
Qtc: Nhu cầu tuyển chọn.
Thì ta có: Qtc = Qth – Qđc
Bước 2: Xác định mức lao động
Định mức lao động là số lượng lao động cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Khối lượng công việc mà một lao động tạo ra một đơn vị sản phẩm. Khối lượng công việc mà một lao động tao ra trong một đơn vị thời gian.
Định mức lao động trong khách sạn được coi là hợp lý khi thoả mãn các điều kiện sau:
Định mức lao động đó phải là mức lao động trung bình tiên tiến, đó là định mức có khả năng thực hiện và phải có sự sáng tạo, phấn đấu.
Định mức lao động không được phép vĩnh viễn cố định.
Định mức lao động phải được xây dựng ở chính bản thân cơ sở.
Để xây dựng được định mức lao động, người ta thường dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm, dựa trên kinh nghiệm trong quá trình giám sát hoạt động của đội ngũ lao động.
Thông thường để đưa ra được định mức lao động, ta dựa vào số liệu thống kê sau:
Dựa trên thống kê về định mức lao động ở các cơ sở khác có điều kiện kinh doanh gần giống với mình.
Dựa trên định mức lao động của cơ sở ở những thời kỳ trước.
Dựa trên định mức lao động trung bình, tiên tiến của các khách sạn trên thế giới.
Dựa trên thống kê định mức lao động của đối thủ cạnh tranh.
Dựa trên quy trình tổ chức phục vụ của từng bộ phận, dựa trên số lượng chủng loại các dịch vụ bổ sung đi kèm.
Tuỳ thuộc vào quy mô khách sạn, tính chất mùa vụ và sự biến động trong tương lai của sơ sở để đoán được.
Định mức lao động trong khách sạn thường có 2 loại: Định mức lao động chung và định mức lao động bộ phận.
+ Định mức lao động chung là định mức lao động cần thiết được xây dựng chung cho toàn khách sạn.
+ Định mức lao động bộ phận được xây dựng cho các khu vực kinh doanh trực tiếp như Bàn, Bar, Buồng… trong khách sạn.
Bước 3: Thông báo tuyển nhân viên
Qua việc xác định nhu cầu tuyển chọn và định mức lao động làm cơ sở cho việc tiến hành thông báo tuyển chọn nhân viên. Việc thông báo phải chỉ ra được các tiêu chuẩn rõ ràng, số lượng cần tuyển, tiêu chuẩn gì. Sau đó cung cấp những thông tin cần thiết cho người có nhu cầu được tuyển chọn bằng nhiều phương pháp thông tin: đài, tivi, sách báo…
Bước 4: Thu thập và phân loại hồ sơ
Sau khi thông báo tuyển chọn thì tiến hành thu thập hồ sơ của người xin việc giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó và dựa trên hệ thống tiêu chuẩn, yêu cầu của tuyển chọn.
Tiến hành phân loại hồ sơ bước đầu để thu thập thông tin, xem xét để ra quyết định tuyển chọn.
Bước 5: Tổ chức tuyển chọn trực tiếp
Để tuyển chọn được tốt thì phải có hệ thống tiêu chuẩn về nghiệp vụ, chức danh tối ưu vào các khu vực còn thiếu.
Sử dụng các phương pháp tuyển chọn, có 2 phương pháp tuyển chọn thông dụng nhất.
Phương pháp trắc nghiệm: 4 phương pháp
+ Trắc nghiệm trí thông minh, sự thích nghi, trình độ văn hoá.
+ Trắc nghiệm về kỹ năng, kỹ xảo.
+ Trắc nghiệm về sự quan tâm, những vấn đề quan tâm hay thích thú.
+ Trắc nghiệm về nhân cách.
Phương pháp phỏng vấn: có 2 quá trình
+ Phỏng vấn ban đầu: Dùng để loại trừ những người xin việc không đạt tiêu chuẩn, không đủ trình độ.
+ Phỏng vấn đánh giá: Được tiến hành để duyệt lại tất cả mọi vấn đề thuộc khả năng của người xin việc. Điều này cho phép người phỏng vấn ra quyết định cuối cùng việc tuyển chọn hay không.
Bước 6: Thông báo cho người trúng tuyể