Khoá luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội

Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người ” [1]. Vì vậy , hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt , giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong s ự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai , trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ , được tồn tại , được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội , là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội , là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . 2 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức , thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc , mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương , suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp , chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội , tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất. Vì thế, là một giáo viên mầm non tương lai , tôi rất quan tâm tới vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn -Hà Nội” nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.

pdf57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 18876 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khoá luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC *************** NGUYỄN THỊ CHÚC TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học HÀ NỘI - 2010 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC *************** NGUYỄN THỊ CHÚC TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Thạc sĩ: Đỗ Xuân Đức HÀ NỘI - 2010 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong 2 trường: Trường mầm non Mai Đình A và Trường mầm non Tiên Dược đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu về trường. Tôi xin cảm ơn các bạn trong đoàn thực tập của cả 2 trường mầm non cùng những người bạn thân thiết trong ký túc xá nhà 12 đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đây là bước đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô và toàn thể bạn đọc để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Chúc LỜI CAM ĐOAN Đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác. Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Chúc MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 II. Lịch sử nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3 III. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................. 3 IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài........................................................... 3 V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................ 4 VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 VII. Giả thuyết khoa học của đề tài ............................................................ 4 VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................ 4 IX. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4 X. Dự kiến nội dung công trình ................................................................. 5 XI. Kế hoạch triển khai ............................................................................. 6 PHẦN II: NỘI DUNG............................................................................... 7 Chƣơng 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .............. 7 1.1. Ý nghĩa .............................................................................................. 7 1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ....................................... 8 1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà của trẻ.............................................................................. 9 1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động ....................................................................................... 10 1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh ........................................................................................... 10 1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo............. 11 1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh...................................... 11 1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn ....................................................................... 13 1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ ..................................................................... 14 1.3.4. Sự phát triển vận động ................................................................. 16 1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mẫu giáo .................................. 17 Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội ........................................... 20 2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian ....................................... 21 2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên .......................... 22 2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo trong các cơ sở giáo dục mầm non ......................................................... 22 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên........................................................ 24 2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên ......... 24 2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ..................................................................... 25 2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ........................................................................................................ 25 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non ............................................. 27 2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo............................................................................................... 27 2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo ... 29 2.4.2.1. Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý............................. 29 2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn .................................................. 31 2.4.2.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ ................................................ 34 2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động ........................................ 36 2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương về công tác giáo dục mầm non ................................................................. 39 2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo........................ 41 Chƣơng 3: Nguyên nhân và giải pháp .................................................... 44 3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ... 44 3.2. Giải pháp ......................................................................................... 45 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 47 1. Kết luận .............................................................................................. 47 2. Kiến nghị ............................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 51 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” [1]. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 2 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức , thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột… các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất. Vì thế, là một giáo viên mầm non tương lai, tôi rất quan tâm tới vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội” nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội. 3 II. Lịch sử nghiên cứu đề tài – Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà Nội (Luận văn thạc sĩ Dương Thuý Quỳnh - 1999) – Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ (Huỳnh Kim Vui, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005) – Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Lục Thị Trung Hải, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005) – Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất (Lý Thị Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005) Như vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề thể chất nhưng chưa có ai nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội”. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. III. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội đồng thời phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non. IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài Khách thể nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. 4 V. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu – Mức độ: Tìm hiểu thực trạng. – Phạm vi: Một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội. VII. Giả thuyết khoa học của đề tài Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội chưa cao. Một trong những nguyên nhân đó là cơ sở vật chất của các trường còn hạn chế, trình độ giáo viên chưa cao, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ. VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài – Tìm hiểu cơ sở lý luận. – Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non. – Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. IX. Phƣơng pháp nghiên cứu – Phương pháp đọc sách. – Phương pháp quan sát. – Phương pháp điều tra. – Phương pháp thống kê toán học. 5 X. Dự kiến nội dung công trình PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 1.1. Ý nghĩa 1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo Chương 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội 2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian 2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên 2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non 2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương về công tác giáo dục mầm non 2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp 3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3.2. Giải pháp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị 6 XI. Kế hoạch triển khai – Tháng 11/2009 - 12/2009: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương – Tháng 12/2009 - 01/2010: Tìm hiểu cơ sở lý luận – Tháng 02/2010 - 4/2010: Tìm hiểu thực trạng – Tháng 4/2010 - 5/2010: Hoàn thành đề tài nghiên cứu 7 PHẦN II: NỘI DUNG Chƣơng 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo [3] 1.1. Ý nghĩa Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồn lực con người phải tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh, thậm chí ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì vậy, công tác chăm sóc - giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục thể chất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thành phát triển các kỹ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển hài hoà cân đối, sức khoẻ được tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Không ai có thể phủ nhận vai trò của sức khoẻ đối với sự phát triển của mỗi con người. C.Mác cho rằng “việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không những chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện” [2]. Nhận thức rõ được điều đó, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục, bởi mỗi người dân khoẻ mạnh là làm cho cả nước hùng mạnh. Sức khoẻ là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ kém cho nên trẻ dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển thể lực 8 tốt nếu như người lớn chú ý đến việc chăm sóc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ hệ thần kinh khoẻ mạnh cho trẻ. Khi đứa trẻ khoẻ mạnh, hiển nhiên sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển chung của trẻ. Giáo dục thể chất có mối quan hệ mật thiết tới việc giáo dục đức , trí, thẩm mỹ và lao động cho trẻ. Bởi sự thành công của bất cứ hoạt động nào của trẻ đều phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của nó. Nếu cơ thể khoẻ mạnh sẽ làm cho trẻ yêu đời hơn, tri giác cái đẹp sâu sắc, tinh tế hơn và trẻ có khả năng tạo ra cái đẹp trong mọi hoạt động và đời sống. Giáo dục thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục lao động. Thể dục giúp trẻ có sức khoẻ dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về nhịp điệu và sự định hướng không gian tốt hơn. Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột… các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất. 1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo Quyết định 55 của Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990, trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là “… Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: – Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối. 9 – Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên. – Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. – Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận…) cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là chuẩn bị tiền đề quan trọng đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục sau. Để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non thì giáo dục thể chất trong trường mẫu giáo cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cƣờng sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trƣởng hài hoà của trẻ – Rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh trẻ thường mắc phải và đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh của trẻ. Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lý vui tươi, ngăn ngừa sự mệt mỏi cho hệ thần kinh. – Cần đảm bảo chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, học tập, vận động) hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng trẻ. Bên cạnh đó phải tích cực phòng bệnh cho trẻ, tiêm cho trẻ đúng đủ các loại vắc-xin theo quy định của bộ y tế. Cần làm tốt công tác v
Luận văn liên quan