Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày nay đã và đang phát triển nhanh chóng như một trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng của Việt Nam kể từ khi sau thời kỳ đổi mới năm 1986, khi mà các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế được phát triển ồ ạt, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì việc tìm về với tự nhiên, thăm quan tại những khu du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của con người.
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch của Việt Nam. Thực tế là, những địa phương nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, khu bảo tồn, ít bị xâm hại bởi quá trình phát triển các dự án công nghiệp và còn có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
Tuy vậy, từ sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao đối với du lịch sinh thái ở Việt Nam trong những năm gần đây thì các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ sự thiếu ý thức tham gia của khách tham quan trong việc bảo tồn những giá trị vốn có của nó và phát triển, và sự yếu kém trong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên Chính sự phát triển ấy, du lịch sinh tái đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ và những thách thức về vấn đề môi trường – xã hội. Rõ ràng, việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay đang có nhiều tồn tại và bất cập cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững ngành du lịch của Việt Nam như: hình thức hoạt động du lịch không đúng mục đích; sử dụng tài nguyên một cách lãng phí; công tác quản lý yếu kém; nhận thức của khách tham gia về “du lịch sinh thái” còn mơ hồ Dẫn đến việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta kém hiệu quả về kinh tế, thiệt hại về môi trường. Nếu trong những năm tới, ngành du lịch không có những biện pháp hiệu quả trong công tác bảo tồn, xây dựng các khu du lịch thì những giá trị của chúng có thể sẽ biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại lớn đối với không chỉ riêng Việt Nam mà cả thể giới.
Bên cạnh đó, có một thực trạng rằng các khu Bảo tồn và Vườn quốc gia đang thực hiện xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, với mục đích chính bảo tồn ĐDSH và phát triển môi trường sinh thái, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Song công tác phát triển du lịch sinh thái ở đây chưa mang lại hiệu quả cao, chỉ mang tính hình thức, do chưa đánh giá đúng thực trạng tiềm năng khu vực, nhu cầu của người dân địa phương cũng như nhu cầu khách tham gia.
VQG Cát Bà là nơi có giàu tiềm năng về biển và rừng có thể phát triển thành trung tâm du lịch của cả nước. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác đúng mức, việc tổ chức các hoạt động du lịch chưa được đồng bộ, nguồn nhân lực và tài chính còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến VQG Cát Bà chưa phát huy được tiềm năng vốn có.
Để góp phần phát triển du lịch sinh thái của các Vườn quốc gia đem lại hiệu quả cho kinh tế - xã hội địa phương và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn ĐDSH tại khu vực, việc “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – TP Hải Phòng” đang trở thành vấn đề bức thiết mà xã hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng thể
Xây dựng những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Cát Bà.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.
3. Nội dung nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các tiềm năng thế mạnh cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái đang diễn ra tại khu vực VQG Cát Bà những xu hướng tham gia du lịch sinh thái của khách du lịch hiện nay.
+ Tìm hiểu khả năng tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân địa phương: làm dịch vụ, cung cấp sản phẩm truyền thống, hướng dẫn du lịch
+ Tìm các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
79 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3018 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – Thành Phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------
KHÓA BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC
Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và
phát triển bền vững
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – Thành Phố Hải Phòng.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thanh Sơn
Những người thực hiện:
Phạm Văn Thương
Từ Quang Tuyến
Vũ Ngọc Hiếu
Khương Hữu Thắng
Phạm Xuân Thành
Nguyễn Hoàng Minh Hải
Hà Nội, 1 – 2010
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
1. Đặt vấn đề 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 7
3. Nội dung nghiên cứu. 7
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN 9
1. Khái niệm về du lịch sinh thái 9
2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 10
3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái 11
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
1. Địa điểm nghiên cứu 12
2. Thời gian nghiên cứu 13
3. Phương pháp nghiên cứu 13
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà 15
1.1 .Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà 15
1.2. Điều kiện tự nhiên 15
1.3. Kinh tế - xã hội 16
2. Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà 17
2.1. Vị trí 17
2.2. Tài nguyên động, thực vật rừng, biển 18
2.3. Cảnh quan thiên nhiên 22
2.4. Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng 24
2.5. Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống 25
2.6. Ẩm thực 27
3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà. 28
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Cát Bà 29
3.2. Các phân khu chức năng 31
3.3. Thực trạng về du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà 33
3.4. Những thuận lợi và khó khăn 42
3.5. Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia 45
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 47
1. Đối với VQG Cát Bà 47
2. Đối với chính quyền các cấp 51
3. Đối với người dân địa phương 53
4. Tiến trình thực hiện 53
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 54
1. Kết luận 54
2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lớp học bổ ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm thực hiện nghiên cứu này trong khuôn khổ chương trình khóa đào tạo sau đại học với chủ đề “Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững”.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ, cung cấp số liệu của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên các Vườn Cát Bà và cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải, Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà và nhân dân các xã vùng đệm tại các vùng triển khai nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp cho nhóm có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện nghiên cứu và phục vụ cho công tác sau này.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn TS. Võ Thanh Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉnh sửa những thiếu sót, giúp cho nhóm hoàn thành nghiên cứu này theo đúng thời gian và nội dung chương trình đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm nghiên cứu
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển
DLST Du lịch sinh thái
BTTN Bảo tồn Thiên nhiên
BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt
DVHC Dịch vụ hành chính
ĐDSH Đa dạng Sinh học
ĐTV Động, thực vật
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PHST Phục hồi sinh thái
PTBV Phát triển bền vững
TNTN Tài nguyên Thiên nhiên
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
VQG Vườn quốc gia
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày nay đã và đang phát triển nhanh chóng như một trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng của Việt Nam kể từ khi sau thời kỳ đổi mới năm 1986, khi mà các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế được phát triển ồ ạt, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì việc tìm về với tự nhiên, thăm quan tại những khu du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của con người.
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch của Việt Nam. Thực tế là, những địa phương nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, khu bảo tồn, ít bị xâm hại bởi quá trình phát triển các dự án công nghiệp và còn có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
Tuy vậy, từ sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao đối với du lịch sinh thái ở Việt Nam trong những năm gần đây thì các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ sự thiếu ý thức tham gia của khách tham quan trong việc bảo tồn những giá trị vốn có của nó và phát triển, và sự yếu kém trong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên… Chính sự phát triển ấy, du lịch sinh tái đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ và những thách thức về vấn đề môi trường – xã hội. Rõ ràng, việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay đang có nhiều tồn tại và bất cập cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững ngành du lịch của Việt Nam như: hình thức hoạt động du lịch không đúng mục đích; sử dụng tài nguyên một cách lãng phí; công tác quản lý yếu kém; nhận thức của khách tham gia về “du lịch sinh thái” còn mơ hồ…Dẫn đến việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta kém hiệu quả về kinh tế, thiệt hại về môi trường. Nếu trong những năm tới, ngành du lịch không có những biện pháp hiệu quả trong công tác bảo tồn, xây dựng các khu du lịch thì những giá trị của chúng có thể sẽ biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại lớn đối với không chỉ riêng Việt Nam mà cả thể giới.
Bên cạnh đó, có một thực trạng rằng các khu Bảo tồn và Vườn quốc gia đang thực hiện xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, với mục đích chính bảo tồn ĐDSH và phát triển môi trường sinh thái, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Song công tác phát triển du lịch sinh thái ở đây chưa mang lại hiệu quả cao, chỉ mang tính hình thức, do chưa đánh giá đúng thực trạng tiềm năng khu vực, nhu cầu của người dân địa phương cũng như nhu cầu khách tham gia.
VQG Cát Bà là nơi có giàu tiềm năng về biển và rừng có thể phát triển thành trung tâm du lịch của cả nước. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác đúng mức, việc tổ chức các hoạt động du lịch chưa được đồng bộ, nguồn nhân lực và tài chính còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến VQG Cát Bà chưa phát huy được tiềm năng vốn có.
Để góp phần phát triển du lịch sinh thái của các Vườn quốc gia đem lại hiệu quả cho kinh tế - xã hội địa phương và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn ĐDSH tại khu vực, việc “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – TP Hải Phòng” đang trở thành vấn đề bức thiết mà xã hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng thể
Xây dựng những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Cát Bà.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.
3. Nội dung nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các tiềm năng thế mạnh cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái đang diễn ra tại khu vực VQG Cát Bà những xu hướng tham gia du lịch sinh thái của khách du lịch hiện nay.
+ Tìm hiểu khả năng tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân địa phương: làm dịch vụ, cung cấp sản phẩm truyền thống, hướng dẫn du lịch…
+ Tìm các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN
1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái xuất hiện như một khái niệm gây nhiều chú ý vào cuối thập niên 1960, nhiều nhóm khác biệt nhau đã ca ngợi du lịch sinh thái là một phương cách thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, du lịch sinh thái được nhiều nhóm nghiên cứu đã quan tâm, tìm hiểu theo các khía cạnh khác nhau nên du lịch sinh thái cũng có các cách hiểu, định nghĩa khác nhau.
Nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô, Hector Ceballos-Lascuráin được nhắc đến nhiều trong các chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright của Đại học Harvard bởi vì ông được cho là đã đặt ra thuật ngữ du lịch sinh thái (Brian P.Irwin, 2001). Khái niệm du lịch sinh thái đã có bước tiến triển mạnh mẽ khi các nhà bảo vệ môi trường và các nhà kinh tế học phát triển bắt đầu lo ngại về việc sử dụng không thích hợp các tài nguyên thiên nhiên vào cuối thập niên 1960. Ceballos-Lascuráin định nghĩa khái niệm này như sau: du lịch sinh thái là “du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại) được tìm thấy trong các vùng này…”. Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trong môi trường đô thị. Định nghĩa này bao gồm du lịch “văn hóa” lẫn du lịch “thiên nhiên”. Các định nghĩa khác các nhà bình luận khác đã định nghĩa ngành du lịch này hơi khác. Hầu hết mô tả các hoạt động du lịch được tiến hành hài hòa với thiên nhiên, tương phản với du lịch "đại chúng" truyền thống. Những người khác tập trung vào những lợi ích cho người bản địa. Sau đây là vài ví dụ về khái niệm du lịch sinh thái được Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 tổng hợp như sau:
a/ Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên nhiên mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương;
b/ Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổ ích mà góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình trạng nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà;
c/ Du lịch sinh thái là đi du lịch đến những vùng hoang sơ, dễ bị hư hại và thường được bảo vệ mà cố gắng gây ra tác động rất thấp và (thường) có qui mô nhỏ. Nó giúp giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn; trực tiếp làm lợi cho việc phát triển kinh tế và việc trao quyền về chính trị của các cộng đồng địa phương; và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyền của con người
Như vậy ta có thể hiểu “Du lịch sinh thái” là chuyến đi đến với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên. Đồng thời không gây hại cho thiên nhiên và đem lại cho thiên nhiên những lợi ích về bảo tồn.
2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Giáo dục nâng cao nhận thức của du khách về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý thực tham gia của khách du lịch vào các nhiệm vụ bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc chính của du lịch sinh thái tạo sự khác biệt cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch thiên nhiên nhiên khác. Với những hiểu biết đó, thái độ của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển nhứng giá trị về tự nhiên sinh thái và văn hoá khu vực.
- Góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Đó là mục tiêu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, sự hoạt động của du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên.
- Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo bởi các giá trị về nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho công đồng địa phương vừa được coi là nguyên tắc, vừa được coi là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận du lịch đều thuộc về các công ty thì ngược lại, du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, du lịch sinh thái luôn hướng tới huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động của mình như làm vai trò hướng dẫn viên, đảm nhiệm chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, về hàng lưu niệm cho khách... thông qua việc tạo thêm việc làm và mạng lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nỗ lực bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực sẽ được phát huy bởi người dân địa phương, sẽ nhận thức được sự gắn kết hữu cơ giữa việc bảo tồn và cuộc sống của họ, và chính họ sẽ là những người chủ thực sự, người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái.
3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái
Báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam do IUCN, VNAT và ESCAP phối hợp tổ chức năm 1999 đã tổng kết ra những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái để có thể tổ chức được các hoạt động du lịch sinh thái cần phải có các yêu cầu sau (Phạm Trung Lương, 1999):
- Có hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, các hệ sinh thái này tập trung chủ yếu tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các trang trại lớn các vùng nông thôn có hệ sinh thái điển hình.
- Có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ, tôn trọng các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái. Các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương phải góp phần tích cực vào sự bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, tạo việc làm cải thiện đời sống cộng đồng địa phương.
- Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái phải được tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “ sức chứa” của từng khu vực. “sức chứa” được hiểu theo 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội.
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Vườn quốc gia Cát Bà - Huyện Cát Hải - Thành phố Hải Phòng.
2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 24/12/2009 đến ngày 31/01/2010, trong đó:
- Công tác chuẩn bị diễn ra trong khoảng thời gian từ 24 – 28/12/2009.
- Tổ chức nghiên cứu thực địa, thu thập số liệu tại Cát Bà Từ ngày 29/12/2009 – 10/01/2010.
- Tổng hợp phân tích số liệu điều tra, so sánh kế hoạch từ ngày 10-16/01/2010.
- Viết báo cáo từ ngày 16/01/2010 – 25/01/2010.
3. Phương pháp nghiên cứu
+ Tham vấn chuyên gia: tham vấn những người có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch;
+ Thu thập số liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp, số liệu thống kê, các báo cáo nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của các dự án bảo tồn, phát triển kinh tế xã hội, du lịch.... từ các viện nghiên cứu, trường đại học, VQG Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, UBND huyện Cát Hải về i) Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa điểm nghiên cứu; ii) Quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; iii) Các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn nghiên cứu....
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện; kết hợp với tham vấn các cán bộ của VQG Cát Bà và những người dân địa phương làm du lịch và tham gia các hoạt động du lịch sẽ là kênh thông tin hữu ích;
Chúng tôi đã phỏng vấn 10 cán bộ chính quyền địa phương (trong đó 2 cán bộ huyện Cát Hải, 2 cán bộ của thị trấn Cát Bà, 6 cán bộ của 2 xã đại diện cho 6 xã vùng đệm VQG đó là xã Gia Luận và xã Việt Hải), 20 cán bộ của VQG Cát Bà (gồm Ban lãnh đạo và cán bộ làm công tác du lịch ở Vườn), 20 khách du lịch và 40 người dân làm du lịch, tham gia các hoạt động du lịch. Những người được phỏng là những người am hiểu tình hình của địa phương, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn.
+ Những số liệu, thông tin thu thập được phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu những đặc trưng cơ bản về giá trị ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, ẩm thực, giải trí và hiện trạng tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Cát Bà.
Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hàng năm của VQG từ các năm trước đây cho đến cuối tháng 12 năm 2009, những thông tin thu thập sẽ được phân tích để làm rõ tiềm năng, cơ hội – thách thức trong hoạt động du lịch sinh thái của VQG, từ đó xây dựng các nhóm giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn, thách thức trong hoạt động DLST tại vườn. Các nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vào nhóm giải pháp tổ chức, quản lý các hoạt động và phát triển du lịch sinh thái của VQG Cát Bà.
+ Phân tích sơ đồ Swot
Việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ giúp làm rõ thực trạng về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà. Thông qua việc phân tích sơ đồ SWOT, những nguyên nhân dân đến những điểm yếu, thách thức đối với việc phát triển hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà sẽ được nhân diện để từ đó có định hướng khắc phục và phát huy những cơ hội, điểm mạnh của vườn.
SƠ ĐỒ SWOT
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
Thể hiện những thuận lợi, ưu thế của VQG Cát Bà trong việc phục vụ hoạt động DLST
Hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng, công tác tổ chức DLST của VQG Cát Bà
Cơ hội (O)
Thách thức (T)
Nêu lên được những điều kiện thuận lợi để VQG Cát Bà có thể phát huy được DLST
- Dự báo những tác động xấu đến du lịch, cảnh quan, môi trường, tài nguyên thiên nhiên
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà
1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà
VQG Cát Bà là hòn đảo lớn nhất của quần đảo, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 20044’ - 20052’ vĩ độ Bắc và từ 106059’- 107006’ kinh độ Đông.
Theo quyết định số 79/CP, ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, VQG có diện tích tự nhiên là 15.200 ha, thuộc địa phận hành chính của các xã sau: xã Gia Luận, xã Phù Long, xã Hiền Hào, xã Xuân Đám, xã Trân Châu, xã Việt Hải và thị trấn Cát Bà, bao bọc xung quanh các xã trên và VQG là sông, biển:
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn và lạch Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh,
+ Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng,
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với vịnh Lan Hạ, đây là vùng nằm trong hệ thống quần đảo vịnh Hạ Long gồm rất nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau, trong đó Cát Bà là đảo đá vôi lớn nhất, Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật Bắc bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa, Như vậy, hệ