Khóa luận Tìm hiểu văn hóa kinh doanh mỹ để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam

Hoa Kỳ là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với rất nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam bởi một sức mua khổng lồ và đặc tính đa dạng. Tuy nhiên, để thâm nhập được vào thị trường này lại là một bài toán khó bởi có không ít các thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Bên cạnh những hạn chế về trình độ công nghệ, bí quyết kĩ thuật, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải những rào cản rất lớn về văn hóa bởi lẽ có rất nhiều sự khác biệt về văn hóa kinh doanh giữa người Mỹ và người Việt mà doanh nghiệp chưa lường trước và chưa chuẩn bị được. Khoảng cách về địa lý, khoảng cách về trình độ phát triển, cộng thêm với khoảng cách về văn hóa kinh doanh đã là m cho nhiều doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường này. Mặc dù trong những năm gần đây vấn đề văn hóa kinh doanh đã dần được nhắc đến như là một phần không thể thiếu trong cẩm nang thâm nhập thị trường nước ngoài nhưng với đặc tính luôn tiến hóa của văn hóa, đặc biệt là với một thị trường năng động như Hoa Kỳ, việc cập nhật thông tin thường xuyên vẫn là điều cần thiết. Mặt kh ác riêng đối v ới Vi ệt Nam, Hoa Kỳ hiện nay đang là thị trường xuất khẩu số một. Sau h àng loạt những sự kiện thúc đẩy thương mại Vi ệt Mỹ phát tri ển như hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, Việt Nam gia nhập thành viên WTO vào tháng 1 năm 2007 cùng với việc Hoa Kỳ dành chế độ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, thì cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường này càng rộng mở. Tuy nhiên còn không ít thách thức trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, đó là trình độ sản xuất của các nước ngày càng cao hơn và người 2 mua ngày càng có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Để không bỏ lỡ những cơ hội thương mại đang có bằng cách nâng cao khả năng thâ m nhập thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải trang bị cho mình những hiểu biết về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ một cách đầy đủ và toàn diện. Khi giao dịch với doanh nghiệp Mỹ, xuất khẩu vào thị trường này thì cần lưu ý những điều gì dưới góc độ văn hóa kinh doanh? Làm thế nào để tránh xung đột về mặt vă n hóa để trong chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ? Làm thế nào để tiếp cận được với doanh nghiệp Mỹ, người tiêu dùng Mỹ với chi phí giao dịch thấp nhưng vẫn hiểu biết và hiệu quả trao đổi thông tin cao? Trong môi trường văn hóa kinh doanh đó thì chiến lược thâm nhập như thế nào là hiệu quả nhất? Đó chính là lý do em chọn đề tài : “Tìm hiểu văn hóa kinh doanh Mỹ để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam”.

pdf106 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu văn hóa kinh doanh mỹ để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ********* O0O ******** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: T×m hiÓu v¨n hãa kinh doanh mü ®Ó n©ng cao kh¶ n¨ng th©m nhËp thÞ tr•êng nµy cña doanh nghiÖp viÖt nam SV thực hiện Chu Thị Linh Chi Lớp : Anh 13 Khóa : K42 D GV hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Hồng HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG MỸ ................................ 4 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI CỦA THỊ TRƢỜNG MỸ .......... 4 1.1.1. LỊCH SỬ ĐỊA LÝ ........................................................................ 4 1.1.2. VĂN HÓA XÃ HỘI ..................................................................... 5 1.2. ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ MỸ ..................................................... 12 CHƢƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH MỸ ........................................ 17 2.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRONG NGOẠI THƢƠNG .............................. 17 2.1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH ................................. 17 2.1.2. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRONG NGOẠI THƢƠNG ............................................................................................. 19 2.2. VĂN HÓA KINH DOANH MỸ ...................................................... 24 2.2.1. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MỸ ........................................... 24 2.2.2. VĂN HÓA GIAO DỊCH ............................................................ 33 2.2.3. VĂN HÓA TIÊU DÙNG ........................................................... 60 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................. 69 3.1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƢƠNG MẠI VIỆT MỸ TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................. 69 3.2. KHẢ NĂNG THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................. 73 3.2.1. CHIẾN LƢỢC THÂM NHẬP .................................................. 74 3.2.2. SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU THỊ TRƢỜNG ........ 76 3.2.3. TÍNH LINH HOẠT CỦA DOANH NGHIỆP TRƢỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG: ................................................... 77 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. .......................... 78 3.3.1. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP ................ 78 3.3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ........................ 92 KẾT LUẬN ................................................................................................. 99 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoa Kỳ là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với rất nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam bởi một sức mua khổng lồ và đặc tính đa dạng. Tuy nhiên, để thâm nhập được vào thị trường này lại là một bài toán khó bởi có không ít các thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Bên cạnh những hạn chế về trình độ công nghệ, bí quyết kĩ thuật, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải những rào cản rất lớn về văn hóa bởi lẽ có rất nhiều sự khác biệt về văn hóa kinh doanh giữa người Mỹ và người Việt mà doanh nghiệp chưa lường trước và chưa chuẩn bị được. Khoảng cách về địa lý, khoảng cách về trình độ phát triển, cộng thêm với khoảng cách về văn hóa kinh doanh đã làm cho nhiều doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường này. Mặc dù trong những năm gần đây vấn đề văn hóa kinh doanh đã dần được nhắc đến như là một phần không thể thiếu trong cẩm nang thâm nhập thị trường nước ngoài nhưng với đặc tính luôn tiến hóa của văn hóa, đặc biệt là với một thị trường năng động như Hoa Kỳ, việc cập nhật thông tin thường xuyên vẫn là điều cần thiết. Mặt khác riêng đối với Việt Nam, Hoa Kỳ hiện nay đang là thị trường xuất khẩu số một. Sau hàng loạt những sự kiện thúc đẩy thương mại Việt Mỹ phát triển như hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, Việt Nam gia nhập thành viên WTO vào tháng 1 năm 2007 cùng với việc Hoa Kỳ dành chế độ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, thì cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường này càng rộng mở. Tuy nhiên còn không ít thách thức trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, đó là trình độ sản xuất của các nước ngày càng cao hơn và người 1 mua ngày càng có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Để không bỏ lỡ những cơ hội thương mại đang có bằng cách nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải trang bị cho mình những hiểu biết về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ một cách đầy đủ và toàn diện. Khi giao dịch với doanh nghiệp Mỹ, xuất khẩu vào thị trường này thì cần lưu ý những điều gì dưới góc độ văn hóa kinh doanh? Làm thế nào để tránh xung đột về mặt văn hóa để trong chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ? Làm thế nào để tiếp cận được với doanh nghiệp Mỹ, người tiêu dùng Mỹ với chi phí giao dịch thấp nhưng vẫn hiểu biết và hiệu quả trao đổi thông tin cao? Trong môi trường văn hóa kinh doanh đó thì chiến lược thâm nhập như thế nào là hiệu quả nhất? Đó chính là lý do em chọn đề tài : “Tìm hiểu văn hóa kinh doanh Mỹ để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nâng cao khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua tìm hiểu văn hóa kinh doanh thị trường này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Do mục đích nghiên cứu ở trên nên đề tài chủ yếu tập trung vào những nét khác biệt, đặc trưng của văn hóa kinh doanh Mỹ mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý bao gồm văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao dịch và văn hóa tiêu dùng và từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nâng cao khả năng thâm nhập. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu – so sánh, mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu. 2 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG MỸ 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI CỦA THỊ TRƢỜNG MỸ 1.1.1. Lịch sử địa lý Với tổng diện tích 9.629.091 km2 chiếm 6.2% diện tích toàn cầu, Hoa Kỳ là nước lớn thứ 3 trên thế giới, thứ 2 châu Mỹ, chiếm phần đáng kể lục địa Bắc Mỹ, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương; địa hình rất phức tạp: đồng bằng rộng lớn phì nhiêu, cao nguyên đồi núi, nhiều sông hồ, khí hậu Mỹ đa dạng, khác biệt lớn giữa các vùng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú gồm: than đá, đồng, chì, phốt phát…trong đó than chiếm 1/4 than thế giới, dầu chiếm 1/7 dầu thế giới. 25% diện tích Mỹ là đồng cỏ phục vụ cho việc chăn nuôi, 30% diện tích là rừng phục vụ cho ngành sản xuất gỗ đứng thứ 2 thế giới [2] .Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Hoa Kỳ có được ưu thế mạnh về phát triển sản xuất về cả nông nghiệp và công nghiệp. Đó là cũng là lý do giải thích vì sao Nước Mỹ từ thủa sơ khai đã trở thành “miền đất hứa”, “giấc mơ Mỹ” của người nhập cư từ tất cả các châu lục, dẫn đến đặc điểm đa chủng tộc rất đặc trưng của dân tộc này. Còn một lý do mang tính lịch sử nữa cũng có thể giải thích cho đặc điểm đó là quá trình lịch sử rất phức tạp để hình thành nước Mỹ ngày nay. Trước hết, đó là việc châu Mỹ được người phương Tây phát hiện hãy còn rất sơ khai trong khi sự phân chia tầng lớp ở phương Tây đã rất rõ nét. Do đó, châu Mỹ trở thành vùng đất hứa hẹn tự do cho những người bị áp bức ở phương Tây. Họ di cư sang Mỹ mong xây dựng một cuộc sống độc lập tự chủ, một cuộc sống mới mà chính họ được quyết định số phận của mình chứ không phải là tầng lớp quý tộc, nhà thờ hay những tổ chức cầm quyền khác. Tiếp theo là sự kiện Hợp chủng quốc Hòa Kỳ ra đời năm 1776, khi 13 nước thuộc địa gồm chủ yếu là người nhập cư từ châu Âu tuyên bố độc lập khỏi thực dân Anh sau gần 4 2 thế kỉ. Nước Mỹ trong những thế kỉ sau đó đã trở thành vùng đất của cơ hội, vùng đất của tự do đã thu hút hàng chục triệu người nhập cư (đến 35 triệu người nhập cư trong thế kỷ 19 dù vào năm 1815 dân số cả nước chỉ có 8,4 người). Ngày nay, dân số Mỹ gần 290 triệu người, vẫn là dân tộc đa chủng tộc nhất trên thế giới với 72,7% là người da trắng gốc Anh, Tây Bắc Âu, 11.9% người Mỹ gốc Phi, 11.6% người Mỹ gốc Tây Ban Nha và 3,8% người Á.[30] 1.1.2. Văn hóa xã hội Với đặc điểm đa chủng tộc mà chúng ta đã đề cập ở trên, Hoa Kỳ trở thành một dân tộc đa văn hóa. Những người nhập cư từ tất cả các châu lục mang theo họ không chỉ khát vọng làm giàu, khát vọng tự do mà còn cả bản sắc văn hóa nơi họ đã sinh sống và hấp thụ. “Đất nước của những người nhập cư” Hoa Kỳ du nhập tất cả những bản sắc văn hóa đó và tạo nên tính đa dạng trong văn hóa Hoa Kỳ, đến mức có cả những người Mỹ cũng phủ nhận khái niệm bản sắc văn hóa của Hoa Kỳ và người ta cho rằng việc xác định khái quát văn hóa Mỹ là rất khó [9]. Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng trong quá trình lịch sử nước Mỹ đã hình thành những giá trị Mỹ, quan niệm Mỹ, và những đặc trưng xã hội Mỹ không ở một xã hội khác có được đã làm nên bản sắc của dân tộc này: 1.1.2.1. Hệ giá trị và quan niệm của xã hội Mỹ  Tự do cá nhân – Chủ nghĩa cá nhân (Individual freedom - Individualism) Điều quan trọng nhất để hiểu người Mỹ có lẽ là sự sùng bái chủ nghĩa cá nhân của họ. Nguyên nhân hình thành nước Mỹ, như đã nói ở trên cũng là một phần nằm ở khát vọng tự do cá nhân của những người nhập cư. Dần dần nó gần như trở thành bản năng của người Mỹ. Đối với họ cái “tôi” là quan trọng nhất và họ luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống để đạt được mục 5 tiêu của mình. Họ được đào luyện từ rất sớm để suy nghĩ về mình như một cá nhân riêng lẻ tự chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của họ trong cuộc sống và số phận của chính họ. Họ không được đào luyện để xem mình như là một thành viên của gia đình, một nhóm tôn giáo, bộ tộc, một quốc gia hay bất cứ tập thể nào khác gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau như một số quốc gia châu Á. Tự do cá nhân ở Mỹ có thể được giải thích bởi chính sự đa dạng trong xã hội Mỹ: Để cùng tồn tại và phát triển một xã hội đa dạng và không có khoảng cách giai cấp như thế, các cá nhân trong xã hội đó không thể không tôn trọng quyền tự do cá nhân của nhau. Tự do cá nhân ở Mỹ được thể hiện ở tất cả các khía cạnh của xã hội. Các bậc cha mẹ người Mỹ luôn dành cho con cái phòng ngủ riêng khi còn ẵm ngửa với ý nghĩ in sâu vào tâm trí rằng mỗi người đều có nơi của chính mình, tự do với các tài sản của mình. Thậm chí ở Mỹ, bố mẹ cho con cái tự mình quyết định từ rất sớm, kể cả việc sử dụng tiền bạc. Và một số câu nói như: “Nếu bạn không quan tâm đến chính mình thì sẽ không ai làm điều đó cả” hay “Bạn sẽ phải quyết định điều đó cho chính bạn” là những câu nói thường xuyên với người Mỹ. Tự do cá nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của người Mỹ. Đó là sự thoải mái, cởi mở ban đầu nhưng có những suy nghĩ riêng tư sẽ không chia sẻ với bất cứ ai. Ngoài ra, tự do cá nhân cũng gắn liền với tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, tạo nên đặc điểm độc lập trong suy nghĩ của người Mỹ. Người Mỹ cho rằng con người cần tự lập, tự chủ để không bị mất đi quyền tự do cá nhân của mình. Bởi vậy, mẫu người lý tưởng của người Mỹ là người độc lập tự chủ và tự đứng trên đôi chân của mình. Quan niệm về tự do cá nhân của người Mỹ cũng đặt chính họ trong thế cạnh tranh với người khác bởi ai cũng muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình, tạo ra tính cạnh tranh rất cao trong xã hội Mỹ. 6  Cơ hội bình đẳng ( Equality of Opportunity) Lý do mà người nhập cư từ xa xưa bị thu hút đến Mỹ là niềm tin rằng mọi người đều có cơ hội để thành công ở đó, nơi không có hệ thống giai cấp chính thức, không có những dòng họ quý tộc, và những người sinh ra ở tầng lớp thấp hơn không bị tước mất cơ hội để tiến lên tầng lớp cao hơn. Trong quan niệm của người Mỹ, mỗi người là một lá phiếu và mọi người đều có giá trị và đáng được chú ý ngang nhau. Nói như thế không có nghĩa là mọi người đều như nhau, mà mọi người có cơ hội như nhau để thành công. Nếu xem cuộc sống như một đường đua thì người Mỹ xem sự bình đẳng chính là cơ hội được lao vào đường đua và chiến thắng. Đường đua đó công bằng và một người không thắng cuộc chỉ vì anh ta sinh ra trong một gia đình giàu có hay thua cuộc bởi vì tôn giáo và màu da của anh ta. Ta có thể thấy điều này qua luật cấm phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ, cũng như trong cách xưng hô, ví dụ như thay cho từ “black American” (người Mỹ đen) người ta dùng một từ khác lịch sự và ít phân biệt chủng tộc hơn là “African American” (người Mỹ gốc Phi). Do tính đa chủng tộc nên ở Hoa Kì sự đối xử bình đằng này là điều hết sức cần thiết và gần như đã trở thành thói quen của người Mỹ. Họ thường cảm thấy không thoải mái khi một người nào đó với thái độ kính trọng quá mức. Họ không thích trở thành đối tượng để trình diễn lòng kính trọng công khai – được vái chào, được trọng vọng hay được đối xử như thể họ không đời nào làm điều gì sai và đưa ra các yêu câu vô lý. Thêm nữa, theo quan điểm của người Mỹ, đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng như nhau. Tuy trong thực tế, người Mỹ có thể vi phạm lý tưởng này (như việc phụ nữ được trả lương thấp hơn nam giới trong công việc) nhưng họ vẫn luôn cho rằng phụ nữ và nam giới đều đáng được tôn trọng như nhau. Phụ nữ có thể khác biệt hơn nam giới nhưng không thấp kém hơn nam giới. 7 Chính quan niệm về bình đẳng này tạo nên sự thân mật trong cách cư xử nói chung của người Mỹ với những người khác. Trong giao tiếp hàng ngày, tiếng lóng và thành ngữ được sử dụng khá tùy tiện. Mọi người thuộc bất cứ địa vị cao nào trong xã hội đều có thể xuất hiện ở nơi công cộng với quần Jeans, xăng đan hay các loại quần áo thông thường khác. Mọi người thường hay dựa vào tường hoặc đồ đạc trong nhà hơn là việc duy trì một dáng điệu đứng thẳng khi nói chuyện. Mặt khác, quan niệm bình đẳng về cơ hội này cũng tạo ra tâm lý cạnh tranh trong xã hội Mỹ. Nếu như mỗi người có cơ hội ngang nhau để thành công ở Mỹ thì nhiệm vụ của mỗi người là dùng năng lực và tài trí của mình để vượt qua người khác trong cuộc đua đi đến thành công. Người ta phải cạnh tranh để xác định là người chiến thắng (winner) hay thua cuộc (loser).  Sự giàu có về vật chất (Wealth) Nước Mỹ được hình thành cùng với khát vọng làm giàu của hàng triệu người nhập cư từ khắp các châu lục. Đó là giấc mơ Mỹ được làm giàu qua một đêm, được đổi đời ( going from rags to riches) [30]. Mặc dù không phải người Mỹ nào cũng “giàu lên qua một đêm”, thậm chí một số đã phải rất khổ cực nhưng hầu hết họ đều nâng được mức sống của mình hơn rất nhiều. Họ đạt được sự giàu có về vật chất khi đến Mỹ và chính sự giàu có về vật chất đã trở thành một giá trị với người Mỹ. Mặc dù người Mỹ không muốn được gọi là người thực dụng, coi tiền bạc là duy nhất nhưng trong quan niệm của họ, sự giàu có về tiền bạc là thước đo được phổ biến rộng rãi để đo địa vị xã hội. Xã hội Mỹ không có những tầng lớp quy ước như các xã hội châu Âu và châu Á khác nên họ xem số lượng của cải vật chất mà một người sở hữu để đo sự thành công và địa vị của anh ta. Số lượng của cải vật chất đó không chỉ là bằng chứng hữu hình cho thấy công việc của một người mà còn cho thấy năng lực của anh ta. Nếu như 8 xét theo quan niệm về bình đẳng cơ hội đã đề cập ở trên thì người đó vượt năng lực và trí lực so với những người khác để là người chiến thắng. Bởi tầm quan trọng của vật chất được chấp nhận rộng rãi trong xã hội Mỹ, xem như một giá trị nên người Mỹ thường có ý thức làm việc chăm chỉ để tạo ra của cải vật chất, để thành công. Xét về mặt lịch sử, lục địa Bắc Mỹ dù rất phong phú về tài nguyên nhưng từ thuở sơ khai còn chưa được khai phá nên chỉ có làm việc chăm chỉ mới có thể biến nguồn tài nguyên đó thành của cải vật chất. Giá trị này thể hiện sự nhận thức đúng về giá trị lao động, sẵn sàng đổ mồ hôi để đổi lấy thành quả của người Mỹ. 1.1.2.1. Lối sống Mỹ Những giá trị trong xã hội có mức ảnh hưởng to lớn đến lối sống trong xã hội đó. Có thể những giá trị đó trong cuộc sống không được thực hiện trọn vẹn nhưng vẫn là định hướng phát triển cho xã hội nói chung và những con người trong xã hội đó nói riêng. Tương tự như thế, với những giá trị về tự do cá nhân, bình đẳng cơ hội và sự giàu có về mặt vật chất, chúng ta có thể hiểu về lối sống của người Mỹ trong những phương diện dưới đây:  Thời gian là vàng bạc Trước hết ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tiền bạc. Người ta không lãng phí thời gian vì những nghi lễ xã giao rườm rà mà luôn đi thẳng vào vấn đề trong mọi cuộc gặp. Bởi vậy, nhịp sống ở Mỹ luôn gấp gáp, thậm chí nhiều người còn cho rằng người Mỹ làm việc như một cái máy. Người Pháp cho rằng Người Mỹ sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống. Có thể nói điều này xuất phát tự nhiên từ sự coi trọng thời gian và sức lao động của người Mỹ. Dù sẵn sàng làm việc vất vả để đạt được mục tiêu của mình nhưng người Mỹ luôn có ý thức tìm ra 9 phương pháp để tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt hiệu quả cao. Một trong những đặc trưng thể hiện lối sống này là các cửa hàng ăn nhanh ra đời và phát triển nhanh ở Mỹ - trở thành một nét văn hóa của xã hội Mỹ.  Tính thực dụng cao Như chúng ta đã đề cập phần ở giá trị của tiền bạc đối với người Mỹ, họ rất coi trọng đồng tiền bởi vì theo quan niệm của họ đồng tiền thể hiện cho công sức và tài năng của mỗi người trên đường đua tới thành công. Làm ra tiền, kiếm được tiền là động lực thúc đẩy mọi người ở đây vận động nhanh hơn so với các nơi khác. Muốn thu được tiền, kiếm được nhiều lợi nhuận, một mặt người ta phải ráo riết bươn chải chạy đua với thời gian, mặt khác cần tỉnh táo để không phải chi phí quá mức từ nguyên vật liệu, công sức và tiền bạc. Điều này dẫn đến thái độ của họ trong các mối quan hệ xã hội. Họ chỉ hợp tác khi nhận thấy thu được lợi ích trong mối quan hệ đó. Thậm chí, người Mỹ còn có thói quen con cái trả tiền ăn và tiền phòng cho bố mẹ và bố mẹ cũng làm tương tự như thế khi về già. Lối sống này không giống chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh đến cái thực của châu Âu, đi ngược lại lý tưởng duy mỹ nhấn mạnh đến cái đẹp của châu Á, chủ nghĩa thực dụng nhấn mạnh đến cái lợi.  Coi trọng pháp luật Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng ở Mỹ, là công cụ để bảo vệ quyền tự do cá nhân trong xã hội, quyền bình đẳng của mỗi cá nhân. Theo quan niệm của người Mỹ, nếu có vấn đề gì không thỏa thuận được thì hãy đem ra tòa án phán xử. Thêm nữa, hệ thống pháp luật ở Hoa Kỳ rất phức tạp và chặt chẽ bởi vì ngoài luật của liên bang còn có luật cho mỗi bang điều chỉnh. Ngoài ra, Hoa kỳ và tất cả các bang (trừ bang Louisiana ) đều theo hệ thống luật Anh – Mỹ (common law system - thường được dịch sang tiếng Việt là hệ thống thông luật). Điều này có nghĩa là những giải thích luật của toà án sẽ trở thành luật áp dụng trong các trường hợp sau và tương tự. Bởi vậy, pháp luật 10 càng trở nên có sức mạnh với người dân ở đây. Đặc biệt trong thương mại, các doanh nhân thường phải có luật sư riêng và không tin ai hơn luật sư riêng của mình. 1.1.2.3. Trình độ phát triển xã hội Mỹ Xã hội Mỹ có trình độ phát triển cao vào loại bậc nhất trên thế giới. Trình độ phát triển này có được trước hết là nhờ trình độ công nghệ kỹ thuật phát triển vượt bậc trong những năm đầu thế kỷ 20. Nước Mỹ có những tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới như Microsoft, Intel, GM, Boeing,v.v. Nhờ ảnh hưởng của công nghệ, cùng với tính cách năng đ
Luận văn liên quan