Khóa luận Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây tỷ giá biến động bất ổn dẫn đến rủi ro tỷ giá mà các doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư gặp phải luôn ở mức cao. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu quả nặng nề với sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính lớn. Điều này khiến đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY biến động mạnh, gây ra nhiều rủi ro, khiến cho các định chế tài chính, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tổn thất nhiều chi phí. Vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá trở nên cấp thiết và được tất cả mọi chủ thể tham gia thị trường tài chính quan tâm. Trước tình hình đó, công cụ phái sinh tiền tệ đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hạn chế những thua lỗ có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các chủ thể. Doanh số giao dịch trên thị trường tập trung cũng như thị trương OTC trên toàn thế giới liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiệp vụ này chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và mới chỉ được áp dụng ở một số NHTM lớn, trong khi rủi ro tỷ giá ngày càng tăng cao, và xuất hiện với tất cả mọi chủ thể. Do vậy, để có thể tìm hiểu sâu hơn việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thế giới, từ đó góp phần vào việc phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu tốt việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá khóa luận cần làm sáng tỏ các vấn đề sau: Thứ nhất, phải hiểu rõ rủi ro tỷ giá là gì, các nhân tố tác động và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó phải tìm hiểu rõ từng loại công cụ phái sinh tiền tệ và cơ chế phòng ngừa rủi ro của từng loại công cụ. Thứ hai, tìm hiểu về diễn biến tỷ giá và tình hình sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại một số thị trường tiêu biểu trên thế giới. Trên cơ sở đó tìm ra những bài học kinh nghiệm cho thị trường Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường việc ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh Chính phủ có nhiều biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối và tình hình các thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lenin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời khóa luận còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh Nguồn số liệu trong khóa luận lấy từ báo cáo hàng năm của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, cũng như số liệu thống kê của các tổ chức như IMF, Bloomberg. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số dữ liệu từ báo cáo thường niên của NHNN và từ một số tạp chí, trang web. 4. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bên cạnh Lời mở đầu, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, Kết luận thì khóa luận có kết cấu ba chương. Chương I: Cơ sở lý thuyết về rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh tiền tệ Trong chương I, tác giả đi sâu vào phân tích tỷ giá, rủi ro tỷ giá và các nhân tố tác động đến rủi ro tỷ giá. Trên cơ sở đó, nghiên cứu các công cụ phái sinh tiền tệ và cơ chế phòng ngừa rủi ro tỷ giá của từng loại công cụ. Chương II: Thực tiễn sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thế giới Dựa trên việc phân tích rủi ro tỷ giá và cơ chế phòng ngừa rủi ro tỷ giá của từng loại công cụ phái sinh tiền tệ ở chương I, chương II đi sâu phân tích thực trạng biến động tỷ giá và tình hình ứng dụng từng loại công cụ phái sinh tiền tệ tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phái sinh tiền tệ Thông qua việc tìm hiểu diễn biến tỷ giá của VNĐ và thực trạng áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại thị trường Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa việc ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam.

doc97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH 4 1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ 4 1.1.1. Định nghĩa tỷ giá 4 1.1.2. Phân loại tỷ giá 5 1.1.2.1. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá 5 1.1.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 5 1.1.3. Các phương pháp yết tỷ giá 6 1.1.3.3. Yết tỷ giá trong thực tế 7 1.1.4. Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng 7 1.2. Rủi ro tỷ giá 8 1.2.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá 8 1.2.2. Trạng thái ngoại tệ 10 1.2.2.1. Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ 10 1.2.2.2. Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ 11 1.3. Các công cụ phái sinh tiền tệ 14 1.3.1. Khái niệm 14 1.3.2. Các công cụ phái sinh tiền tệ 15 1.3.2.1. Hợp đồng kỳ hạn 15 1.3.2.2. Hợp đồng tương lai 24 1.3.2.3. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ 27 1.3.2.4. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ 31 CHƯƠNG II 36 2.1. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ 36 2.1.1. Diễn biến tỷ giá của đồng USD từ 2005 – 2010 36 2.1.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Mỹ 41 2.1.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 41 2.1.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 44 2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 48 2.2.1. Diễn biến tỷ giá của đồng EUR từ 2006 – 2010 48 2.2.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Châu Âu 52 2.2.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 52 2.2.2.2. Từ năm 2008 đến cuối năm 2010 53 2.3. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 54 2.3.1. Diễn biến tỷ giá của đồng JPY từ 2006 – 2010 54 2.3.2. Thực tiễn áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Nhật Bản 58 2.3.2.1. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 58 2.3.2.2. Từ năm 2008 đến năm 2010 62 CHƯƠNG III 65 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ 65 3.1. DIỄN BIẾN TỶ GIÁ GIỮA MỘT SỐ NGOẠI TỆ MẠNH VÀ VNĐ TỪ 2006 – 2010 65 3.1.1. Giai đoạn 2005 – 2007 65 3.1.2. Giai đoạn 2008 – 2010 66 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM TỪ 2006 - 2010 69 3.2.1. Sử dụng hợp đồng kì hạn 69 3.2.1.1. Cơ sở pháp lý 69 3.2.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn 71 3.2.1.3. Doanh số giao dịch 73 Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Eximbank 75 3.2.2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi 76 3.2.2.1. Cơ sở pháp lý 76 3.2.2.2. Tỷ giá hoán đổi 77 3.2.2. Doanh số giao dịch 78 Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng VCB 79 3.2.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn 79 3.2.3.1. Cơ sở pháp lý 79 3.2.3.2. Về phía ngân hàng tham gia 80 3.2.3.3. Về doanh số giao dịch 81 3.2.3.4. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ) 81 3.2.4. Đánh giá tình hình áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỉ giá ở Việt Nam 84 3.2.4.1. Nguyên nhân 84 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 86 3.3.1.Với NHNN-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------*+ 86 3.3.2. Với NHTM 86 3.3.3. Với doanh nghiệp 88 KẾT LUẬN 90 Danh mục tài liệu tham khảo 91  LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây tỷ giá biến động bất ổn dẫn đến rủi ro tỷ giá mà các doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư gặp phải luôn ở mức cao. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu quả nặng nề với sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính lớn. Điều này khiến đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY biến động mạnh, gây ra nhiều rủi ro, khiến cho các định chế tài chính, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tổn thất nhiều chi phí. Vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá trở nên cấp thiết và được tất cả mọi chủ thể tham gia thị trường tài chính quan tâm. Trước tình hình đó, công cụ phái sinh tiền tệ đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hạn chế những thua lỗ có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các chủ thể. Doanh số giao dịch trên thị trường tập trung cũng như thị trương OTC trên toàn thế giới liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiệp vụ này chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và mới chỉ được áp dụng ở một số NHTM lớn, trong khi rủi ro tỷ giá ngày càng tăng cao, và xuất hiện với tất cả mọi chủ thể. Do vậy, để có thể tìm hiểu sâu hơn việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thế giới, từ đó góp phần vào việc phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu tốt việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá khóa luận cần làm sáng tỏ các vấn đề sau: Thứ nhất, phải hiểu rõ rủi ro tỷ giá là gì, các nhân tố tác động và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó phải tìm hiểu rõ từng loại công cụ phái sinh tiền tệ và cơ chế phòng ngừa rủi ro của từng loại công cụ. Thứ hai, tìm hiểu về diễn biến tỷ giá và tình hình sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại một số thị trường tiêu biểu trên thế giới. Trên cơ sở đó tìm ra những bài học kinh nghiệm cho thị trường Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường việc ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh Chính phủ có nhiều biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối và tình hình các thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lenin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời khóa luận còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh… Nguồn số liệu trong khóa luận lấy từ báo cáo hàng năm của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, cũng như số liệu thống kê của các tổ chức như IMF, Bloomberg. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số dữ liệu từ báo cáo thường niên của NHNN và từ một số tạp chí, trang web. 4. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bên cạnh Lời mở đầu, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, Kết luận thì khóa luận có kết cấu ba chương. Chương I: Cơ sở lý thuyết về rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh tiền tệ Trong chương I, tác giả đi sâu vào phân tích tỷ giá, rủi ro tỷ giá và các nhân tố tác động đến rủi ro tỷ giá. Trên cơ sở đó, nghiên cứu các công cụ phái sinh tiền tệ và cơ chế phòng ngừa rủi ro tỷ giá của từng loại công cụ. Chương II: Thực tiễn sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thế giới Dựa trên việc phân tích rủi ro tỷ giá và cơ chế phòng ngừa rủi ro tỷ giá của từng loại công cụ phái sinh tiền tệ ở chương I, chương II đi sâu phân tích thực trạng biến động tỷ giá và tình hình ứng dụng từng loại công cụ phái sinh tiền tệ tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phái sinh tiền tệ Thông qua việc tìm hiểu diễn biến tỷ giá của VNĐ và thực trạng áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại thị trường Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa việc ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do những hạn chế về năng lực, trinh độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luân chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn. Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Ths. Nguyễn Vân Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả hoàn thành bài khóa luận trong suốt thời gian qua. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ Định nghĩa tỷ giá Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Các quan hệ mua bán, trao đổi, đầu tư,… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Vậy, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “ Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. Ví dụ: 1 USD = 20.000 VNĐ. Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VNĐ và 1 USD có giá là 20.000 VNĐ. Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết giá, còn đồng kia đóng vai trò đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng một đơn vị. Đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Ví dụ: Theo forex.com, tỷ giá đóng cửa ngày 01/03/2011 của cặp EUR/USD là: EUR/USD = 1,3864/66 ( Nghĩa là tỷ giá mua vào EUR/USD = 1.3864, tỷ giá bán ra EUR/USD = 1.3866. Để thống nhất, khóa luận áp dụng cách viết trên với tất cả các đồng tiền) Với cách công bố tỷ giá trên, đồng tiền đứng trước (EUR) là đồng tiền yết giá, còn USD là đồng tiền định giá. Phân loại tỷ giá Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức. Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép. Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định. Tỷ giá cố đinh: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, NHTW buộc phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi. Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp. Tỳ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang mua vào đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang bán ra đồng tiền yết giá. Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thảo thuận hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo ( nếu không có thỏa thuận khác thì thường là ngày làm việc thứ hai). Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên. Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao dịch trong ngày. Thông thường, ngân hàn không công bố tỳ giá của tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Đây là một chỉ tiêu chủ yết về tình hình biến động tỳ giá trong ngày. Cần chú ý tỳ giá đóng cửa ngày hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau. Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba (còn gọi là đồng tiền trung gian). Các phương pháp yết tỷ giá Trên thế giới có rất nhiều đồng tiền khác nhau. Chúng đều là tiền, nhưng xét từ góc độ một quốc gia, thì chỉ có nội tệ mới đóng vai trò là tiền tệ, còn các đồng tiền khác là ngoại tệ, đóng vai trò là hàng hóa. Chính vì vậy, xét từ góc độ quốc gia, ta có hai phương pháp yết tỷ giá là: Yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp. Yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp quy định giá ngoại tệ được bộc lộ trực tiếp bằng tiền. Khi đó ngoại tệ là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định bằng một; còn nội tệ là đồng tiền định giá. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước trừ Anh, Hoa Kỳ và các nước đồng tiền chung EURO Ví dụ: Ngày 01/03/2011, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá giữa USD và VNĐ như sau: USD/VND = 20.865/20.875. Với phương pháp công bố tỳ giá như vậy, giá của ngoại tệ USD được bộc lộ trực tiếp bằng VND. Tỷ giá mua vào USD là 20.865 VND, tỷ giá bán ra USD là 20.875 VND Yết tỷ giá gián tiếp: là phương pháp quy định giá không bộc lộ trực tiếp bằng tiền. Để biết được giá ngoại tệ, chúng ta phải tính toán suy đoán mới ra. Lúc này, ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá. Anh, Hoa Kỳ và các nước đồng tiền chung EURO áp dụng phương pháp này Ví dụ: Ngày 05/03/2011, Reuters công bố tỷ giá giữa USD và JPY như sau: USD/JPY = 80.8200/80.8800. Từ cách yết giá USD gián tiếp trên, ta thấy một USD mua được 80.8200 JPY, và bán 80.8800 JPY thu được 1 USD. Tỷ giá mua JPY = 1/ 80.8800 USD = 0.012364 USD. Tỷ giá bán JPY = 1/ 0.7113 USD = 0.012373 USD. 1.1.3.3. Yết tỷ giá trong thực tế Với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, trên thị trường Interbank các tỷ giá đều được yết với USD. Trong đó USD đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là GBP, AUD, NZD, EUR và SDR; đóng vai trò là đồng tiền yết giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại. Chính vì vậy, khi niêm yết tỷ giá, các NHTM và các tổ chức tài chính không thể hiện USD mà vẫn không có sự nhầm lẫn Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng Trong chế độ tỷ giá thả nổi, tỷ giá được xác định bởi các lực lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do đó, những nhân tố làm cho tỷ giá biến động, cũng chính là những nhân tố tác động lên cung cầu tiền tệ. Cụ thể, công thức tính cung và cầu ngoại tệ được xác định như sau Công thức tính cầu ngoại tệ D = P*. MQ = P/E. MQ Trong đó: D là cầu ngoại tệ P* là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ P là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ MQ là khối lượng cầu nhập khẩu nội tệ Công thức tính cung ngoại tệ S = D/E = P/E. XQ Trong đó: S là cung nội tệ E là tỷ giá nội tệ và ngoại tệ P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ Từ công thức tính cung và cầu ngoại tệ ta thấy những nhân tố tác động lên cung cầu đồng tiền của một quốc gia được phản ánh trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó. Những hạng mục trong cán cân thanh toán phản ánh các dòng chu chuyển tiền tệ giữa các quốc gia. Do đó, việc giải thích các nhân tố làm biến động tỷ giá dựa trên các hạng mục của cán cân thanh toán quốc tế nhấn mạnh các dòng chu chuyển tiền tệ (tức là khối lượng tiền được giao dịch trong một thời kỳ nhất định) phát sinh do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá bao gồm Điều kiện thương mại và khối lượng thương mại: khi điều kiện thương mại của một nước được cải thiện sẽ làm cho đồng tiền nước này lên giá. Lạm phát: nếu một nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với các nước khác thì đồng tiền nước này giảm giá. Nếu tỷ lệ lạm phát giữa hai nước là như nhau thì tỷ giá giữ nguyên không thay đổi. Dịch vụ, thu nhập và chuyển tiền một chiều: với các nhân tố khác không thay đổi, nếu một nước có xuất khẩu dịch vụ nhiều hơn nhập khẩu dịch vụ thì đồng tiền nước này lên giá. Đồng tiền của một quốc gia có xu hướng lên giá nếu lãi suất và lợi nhuận dự tính của nước này tăng so với nước khác. Kiểm soát của chính phủ và yếu tố kỳ vọng. Rủi ro tỷ giá Khái niệm rủi ro tỷ giá Rủi ro là những tổn thất, sai lệch so với dự tính xảy ra nằm ngoài ý muốn của con người. Rủi ro tỷ giá là những rủi ro phát sinh từ sự thay đổi giá một đồng tiền so với đồng tiền khác (Bent Flyvbjerg, Nils Bruzelius, và Werner Rothengatter, 2003) Thông thường có ba loại rủi ro tỷ giá: rủi ro chuyển đổi, rủi ro giao dịch, và rủi ro kinh tế. Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch xảy ra khi một doanh nghiệp thực hiện mua bán ngoại tệ, các tài sản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đi vay, cho vay bằng ngoại tệ. Trong khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi dẫn đến sự thay đổi vể giá trị của tài sản, của khoản vay hoặc cho vay. Hãy xem xét trường hợp sau. Một nhà nhập khẩu người Anh và đối tác của họ - một nhà cung cấp Hoa Kỳ ký kết một hợp đồng thanh toán. Nếu nhà nhập khẩu trả tiền bằng đồng USD, họ có nguy cơ gặp phải rủi ro giao dịch vì phải mua đồng USD để trả cho nhà cung cấp. Và ngược lại, rủi ro tỷ giá sẽ thuộc về người cung cấp nếu đồng tiền quy định trong hợp đồng là GBP. Rủi ro kinh tế Rủi ro kinh tế được đo bằng sự thay đổi giá trị hiện tại của doanh nghiệp mà nguyên nhân là do sự thay đổi giá trị các dòng tiền tương lai gây ra bởi sự biến động không mong muốn của tỳ giá hối đoái. Dòng tiền tương lai bao gồm dòng tiền từ các hợp đồng đã được ký kết và dòng tiền từ các giao dịch có thể xảy ra trong tương lai. Như vậy, rủi ro kinh tế bao gồm cả rủi ro giao dịch. Tuy nhiên, hai loại rủi ro này vẫn có sự khác biệt: rủi ro giao dịch tăng khi các hợp đồng được ký tăng và lượng tiền nhận được là đã biết. Còn trong rủi ro kinh tế lượng tiền này chưa chắc chắn mà chỉ là dự đoán. Rủi ro chuyển đổi Rủi ro chuyển đổi phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính ở nước ngoài tính bằng đồng tiền nước ngoài sang đồng tiền của nước sở tại. Khi một công ty thống nhất kết quả của tất cả các chi nhánh nước ngoài để trình bày một báo cáo cuối cùng cho các cổ đông thì những con số trong báo cáo này được trình bày bằng một loại tiền tệ. Nhưng tỷ giá tại thời điểm vào sổ kế toán và thời điểm lập báo cáo cuối cùng lại khác nhau. Điều này dẫn đến rủi ro tỷ giá. Trạng thái ngoại tệ Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ trường: Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường ngoại tệ đó. Trạng thái ngoại tệ đoản: Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản ngoại tệ đó. Trạng thái ngoại tệ ròng: Là chênh lệch giữa tài sản có (TSC) và tài sản nợ (TSN) của một ngoại tệ tại một thời điểm. Vì là trạng thái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại thời điểm tính toán Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là ngay tại thời điểm ký hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán. Ví dụ, nếu một hợp đồng mua bán giao ngay được ký kết ngày hôm nay với số lượng 100.000 EUR tại tỷ giá EUR/USD = 1.4689, thì ngay lập tức sau khi ký hợp đồng người mua EUR ở trạng thái trường và người bán EUR ở trạng thái đoản, cho dù việc thanh toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tương tự, các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ ngay lập tức sau khi ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán. Bảng 1.1: Các giao dịch phát sinh trạng thái ngoại tệ Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường  Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản   Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn) Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ Thu phí dịch vụi bằng ngoại tệ Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ Tìm thấy ngoại tệ bị mất…  Bán một ngoại tệ Chi lãi huy động vốn bằng ngoại tệ Chi trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng…   Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ Trạng thái ngoại tệ ròng trong một thời kỳ nhất định NEPF(t) = LFCF(t0 - t) - SFCF(t0 - t) Trong đó: NEPF(t) : Trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ F tại thời điểm t. LFCF(t0 - t) : Doanh số phát sinh trạng thái ngoại tệ trường của ngoại tệ F trong kỳ. SFCF(t
Luận văn liên quan