Khóa luận Vai trò của hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt - Trung

1.Lý do chọn đề tài Ngày nay trên thế giới xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đòi hỏi các quốc gia tham gia vào hội nhập, mở rộng mối quan hệ với các nước nhằm tăng cường hợp tác phát triển kinh tế vì vậy đã có nhiều hình thức liên kết kinh tế được sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại song phương và đa phương. Các hình thức liên kết đó có thể là liên kết toàn cầu, liên kết kinh tế khu vực hoặc liên kết tiểu vùng. Vì vậy Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập vào các Tổ chức Thương mại trên thế giới (WTO), tham gia vào tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN), khu vực (ASEAN) cũng như các nước láng giềng trong đó có mối quan hệ Việt Nam–Trung Quốc . Đây là mối quan hệ lâu đời và đang phát mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng. Trong đó quan hệ kinh tế giữa hai nước luôn được coi trọng. Hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, công bố nhiều thỏa thuận hợp tác thương mại và nhiều vấn đề khác. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đa phương: tăng cường hợp tác trong các thể chế khu vực, liên khu vực và quốc tế, thúc đẩy hợp tác toàn diện ASEAN–Trung Quốc nhanh chóng triển khai “Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác song phương” đẩy nhanh tiến trình xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Hành lang kinh tế: Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh và Nam Ninh –Lạng Sơn –Hà Nội –Hải Phòng, đây là tuyến huyết mạch nối liền giữa các tỉnh miền núi phía bắc của Việt Nam và các tỉnh miền Tây Trung Quốc nhằm khai thác lợi thế của các tỉnh vùng biên giới, cải thiện đời sống nhân dân vùng biên, đồng thời thống nhất hoạt động biên giới với chiến lược phát triển chung. Hành lang kinh tế: Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Hành lang này có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước ta, nó đã phát triền ra sao ? và chúng ta phải làm gì để hành lang này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đây là lý do em chọn đề tài “vai trò của Hành lang kinh tế: Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung ”. Đề tài của em đã có nhiều người đi trước nghiên cứu và dựa trên những nghiên cứu đó em tiếp thu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và đặt nó vào bối cảnh hiện nay để thấy được tầm quan trọng của nó đối với quan hệ thương mại của hai nước nói riêng và với nước khác nói chung. Ngoài phần mở đầu, kết luận thì khóa luận được kết cấu thành 3 chương :  Chương 1: Hành lang kinh tế Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng Quảng Ninh và vai trò của nó.  Chương 2: Thực trạng phát triển của hành lang Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng –Quảng Ninh  Chương 3: Các giải pháp và triển vọng của hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

doc58 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt - Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ngày nay trên thế giới xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đòi hỏi các quốc gia tham gia vào hội nhập, mở rộng mối quan hệ với các nước nhằm tăng cường hợp tác phát triển kinh tế vì vậy đã có nhiều hình thức liên kết kinh tế được sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại song phương và đa phương. Các hình thức liên kết đó có thể là liên kết toàn cầu, liên kết kinh tế khu vực hoặc liên kết tiểu vùng. Vì vậy Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập vào các Tổ chức Thương mại trên thế giới (WTO), tham gia vào tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN), khu vực (ASEAN) cũng như các nước láng giềng trong đó có mối quan hệ Việt Nam–Trung Quốc . Đây là mối quan hệ lâu đời và đang phát mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng. Trong đó quan hệ kinh tế giữa hai nước luôn được coi trọng. Hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, công bố nhiều thỏa thuận hợp tác thương mại và nhiều vấn đề khác. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đa phương: tăng cường hợp tác trong các thể chế khu vực, liên khu vực và quốc tế, thúc đẩy hợp tác toàn diện ASEAN–Trung Quốc nhanh chóng triển khai “Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác song phương” đẩy nhanh tiến trình xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Hành lang kinh tế: Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh và Nam Ninh –Lạng Sơn –Hà Nội –Hải Phòng, đây là tuyến huyết mạch nối liền giữa các tỉnh miền núi phía bắc của Việt Nam và các tỉnh miền Tây Trung Quốc nhằm khai thác lợi thế của các tỉnh vùng biên giới, cải thiện đời sống nhân dân vùng biên, đồng thời thống nhất hoạt động biên giới với chiến lược phát triển chung. Hành lang kinh tế: Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Hành lang này có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước ta, nó đã phát triền ra sao ? và chúng ta phải làm gì để hành lang này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đây là lý do em chọn đề tài “vai trò của Hành lang kinh tế: Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh trong hợp tác thương mại giữa hai nước Việt –Trung ”. Đề tài của em đã có nhiều người đi trước nghiên cứu và dựa trên những nghiên cứu đó em tiếp thu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và đặt nó vào bối cảnh hiện nay để thấy được tầm quan trọng của nó đối với quan hệ thương mại của hai nước nói riêng và với nước khác nói chung. Ngoài phần mở đầu, kết luận thì khóa luận được kết cấu thành 3 chương : Chương 1: Hành lang kinh tế Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng Quảng Ninh và vai trò của nó. Chương 2: Thực trạng phát triển của hành lang Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng –Quảng Ninh Chương 3: Các giải pháp và triển vọng của hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh CHƯƠNG 1 HÀNH LANG KINH TẾ CÔN MINH–LÀO CAI–HÀ NỘI–HẢI PHÒNG–QUẢNG NINH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ 1.1. KHÁI NIỆM HÀNH LANG 1.1.1 khái niệm chung: Hành lang kinh tế là một tuyến đường nối liền về mặt địa lý tự nhiên các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mụch đích liên kết hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa –kinh tế nằm trên một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng biên trong cũng như các vùng cận kề hành lang này [1 (Tr.19-20)]. Tuyến liên kết này được hình thành trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng có khả năng tạo ra sự phát triển của nhiều ngành nghề kinh tế, từ đó làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế của một vùng nhất định thuộc một hoặc nhiều quốc gia mà hành lang kinh tế đi qua và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của những quốc gia đó. Thực chất thuật ngữ “hành lang kinh tế” được dùng chủ yếu để chỉ một khu vực rộng lớn trải dài hai bên trên một tuyến giao thông huyết mạch đó là (đường cao tốc, đường sắt, đường thủy) đã có hoặc chuẩn bị được xây dựng. Ở tuyến đường trục này cho phép giao thông một cách thuận tiện từ điểm đầu đến điểm cuối và ngay cả bên trong hành lang phát triển đó, có vai trò đặc biệt quan trọng để liên kết toàn khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc theo hành lang này. Hành lang phát triển có thể là trục đường giao thông, đường bộ, đường biển, các mạch ống dẫn dầu, mạng viễn thông và trong nhiều trường hợp thì mục tiêu xây dựng hành lang phát triển nhằm phát triển một ngành nào đó như hành lang dược phẩm, hành lang du lịch. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp hai khái niệm này được sử dụng như nhau dùng để chỉ sự phát triển của một khu vực địa lý nhất định liên kết bởi một trục tuyến giao thông[nguồn 1.1.2. Giải thích hành lang kinh tế Côn Minh–Lào Cai–Hà Nôi–Hải Phòng Quảng Ninh Hành lang kinh tế này nằm trong chiến lược giữa hai nước Việt–Trung về hợp tác xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” đã được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Đó là hành lang kinh tế “Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội–Hải Phòng”; hành lang “Nam Ninh–Lạng Sơn–Hà Nội–Hải Phòng” và một “vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ” nó hình thành trên cơ sở lấy trục giao thông và các hoạt động kinh tế làm nòng cốt, phát huy tác động lôi kéo và lan toả ra bên ngoài trong quá trình phát triển. Mục đích trong tương lai là: Tăng tốc các tuyến đường cao tốc và hệ thống đường sắt tiêu chuẩn quốc tế. Về không gian lãnh thổ, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, khu vực tự trị dân tộc choang (Quảng Tây) của Trung Quốc .Hành lang kinh tê “Côn Minh –Lào Cai –Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh”(tên tếng Anh: Kuming –Lao Cai –Ha Noi –Hai phong – Quang Ninh economic corridor) là tuyến trục giao thông liên kết kinh tế giữa vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn với các tỉnh phía Bắc của Việt Nam là cầu nối khu vực này với khu vực khác của vùng Đông Nam Á và khu vực khác trên thế giới. Trục giao thông này bao gồm tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy kết nối các trung tâm kinh tế như Côn Minh (Vân Nam Trung Quốc) thông qua cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, đến trung tâm kinh tế Hà Nội (Việt Nam) và qua cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) thông thương với các khu vực khác. Đây là hành lang tạo thành một khu vực tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có hai cực tăng trưởng kinh tế là Côn Minh, Hà Nội, có điểm lan toả là cảng Hải Phòng cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và có tuyến lan toả, có cảng nội địa và hải cảng. Khu vực kinh tế theo mô hình này rất dễ thích ứng, thuận lợi cho giao thông buôn bán giữa các quốc gia bên ngoài và sự phân công ngành nghề thuân lợi. Do vậy việc xây dựng và phát triển hành lang này là rất cần thiết và phù hợp với thời kỳ hội nhập. Việc xây dựng tuyến hành lang này đã dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có của nó như về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và kết cấu hạ tầng. 1.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Một là, vị trí địa lý Vị trí địa lý của các tỉnh nằm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Cai –Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh mang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển thương mại, đẩy mạnh hợp tác đầu tư. Mặc dù các tỉnh trên hành lang có trình độ phát triển khác nhau, nhưng sự phát triển này mang tính liên kết và được sự hỗ trợ của các trung tâm kinh tế Côn Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Các trung tâm kinh tế này sẽ là trụ cột chính thúc đẩy sự phát triển của toàn hành lang và đóng vai trò liên kết các tỉnh trên toàn tuyến. Một điều thuận lợi nữa là, tuyến hành lang này mở tiếp giáp với các khu vực Đông Nam Á và có khả năng vươn ra những khu vực thị trường xa hơn. Một mặt là cửa ngõ thông thương với Trung Quốc rộng lớn, các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan, Mianma. Mặt khác có thể tiếp cận với các khu vực khác trên thế giới. Như vậy vị trí thuận lợi đó sẽ giúp cho hai bên Việt –Trung có thể tiếp cận thị trường, đẩy mạnh hoạt động buôn bán hai nước đồng thời hàng hoá có thể thâm nhập vào các thị trường khác. Hai là, tài nguyên thiên nhiên Hành lang kinh tế này là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng tạo điều kiện phát triển nhiều ngành nghề cũng như tạo nên môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ các tỉnh của hai nước cũng như nước ngoài cụ thể : Tài nguyên khoáng sản: Vân Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, được coi là “vương quốc kim loại” bao gồm 92 loại kim loại khác nhau, trong đó có 54 loại có mặt trong danh sách về trữ lượng lớn nhất của Trung Quốc. Vân Nam có các mỏ thiếc, đồng, nhôm, kẽm, chì có trữ lượng rất lớn. Ngoài ra có các loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp hóa chất. Đây là kiện thuận lợi cho nền công nghiệp chế biến kim loại và công nghiệp hoá chất của Vân Nam phát triển sớm [1 (Tr.44)]. Còn đoạn hành lang phía Việt Nam tập trung rất nhiều tài nguyên khoáng sản, rải khắp từ Lào Cai cho đến Vĩnh Phúc với các nhóm khoáng sản kim loại bao gồm: Quặng sắt, quặng Mangan, mỏ đồng có trữ lượng rất lớn. Ngoài ra còn có các mỏ chì, kẽm, vàng, bạc, thuỷ ngân. Khoáng sản phi kimloại như Apatit (Lào Cai) có trữ lượng lớn nhất tập trung ở Cam Đường (1,4 tỷ tấn) các mỏ đá vôi ở (Hải Phòng, Ninh Bình, Hòa Bình), đá Granit, cao lanh ở (Thanh Hoá, Hòa Bình). Vùng đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện hơn 500 mỏ và điểm quặng gần 40 loại khoáng sản khác nhau. khoáng sản cháy cứng có than đá (Quảng Ninh) than nâu, than bùn. Khoáng sản kim loại màu, khoáng sản kim loại quí như vàng, khoảng sản nguyên liệu sứ như: Fenspat, Kaolin, sét. Khoáng sản kim loại lỏng có nước khoáng. Với khu vực giàu tài nguyên khoáng sản cả về trữ lượng lẫn số lượng cho phép phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản [1 (Tr.46)]. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh vật: Hành lang này trải dọc lưu vực sông Hồng và nằm trên các khu vực địa hình chia sẻ phức tạp nên sở hữu nhiều vùng đất thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, do đó có thảm động thực vật rất đa dạng và phong phú. Vì vậy nơi đây có khả năng phát triển nền nông nghiệp đa ngành, đa sản phẩm hết sức độc đáo và đặc trưng. 1.1.4. Điều kiện kinh tế -xã hội Mặc dù khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cực đầu và cực cuối của hành lang là những trung tâm kinh tế lớn của hai nước như Hải Phòng, Hà Nội, Ngọc Khuê, Côn Minh. Sự phát triển nhanh của các trung tâm kinh tế này sẽ là động lực phát triển toàn hành lang, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh ở các vùng khác khó khăn hơn. Chẳng hạn như trước đây Vân Nam chưa đưa ra chính sách về biên mậu tự do thông thoáng thì vùng biên cương lúc đó còn nghèo nàn heo hút nhưng kể từ khi tỉnh Vân Nam đưa ra chính sách về biên mậu theo đúng tinh thần tự do thông thoáng thì kinh tế của các tỉnh tăng trưởng khá, bộ mặt vùng biên cương đóng cửa trước đây đã thay đổi căn bản. Mậu dịch Vân Nam gần đây được đánh giá là “phát triển chưa từng có” và “thời kỳ hoàng kim đang đến” [1(Tr.47)]. Sự phát triển nhanh chóng ở khu vực này có thể tác động tích cực đến vùng núi khó khăn phía bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây, vùng hành lang phía Tây Bắc Việt Nam đã có những bước phát triển căn bản về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh do nhà nước Việt Nam có những chủ trương đầu tư, dành ưu đãi đáng kể trong chiến lược phát triển khu vực này. Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ của Việt Nam thuộc hành lang kinh tế này là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển cao nhất trong cả nước với thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế nơi có hoạt động thương mại sôi động và chứa đầy tiềm năng phát triển dồi dào. Vùng này sẽ là thị trường có sức mua lớn nhất trong hành lang và là đầu mối thương mại từ đó tạo luồng hàng đi nơi khác để thúc đẩy sự cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường của các quốc gia khác cũng như các khu vưc vực khác trên thế giới. Đây cũng là vùng tập trung tiềm năng về lao động và khoa học kỹ thuật nên có ảnh hưởng tích cực đối với các vùng khác trên hành lang. Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế của các vùng trên hành lang có nhiều thuận lợi để tạo ra mối liên kết bền vững, hỗ trợ cho nhau thúc đẩy phát triển chung của toàn tuyến. 1.1.5. Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng nhất đối với một hành lang kinh tế hay hành lang phát triển. Các yếu tố như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, cảng biển, khu mậu dịch biên giới, khu kinh tế cửa khẩu ..là những yếu tố có ý nghĩa rất lớn đến sự thúc đẩy tốc độ trao đổi thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh–Lào Cai–Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh. Hành lang này nằm trên những tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và có những cảng biển nước sâu rất thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai nước phát triển hơn nữa cụ thể: Về tuyến đường sắt: Đường sắt Vân Nam –Việt Nam là đường sắt duy nhất của tỉnh Vân Nam thông với các nước xung quanh. Đường sắt khổ 1m Vân Nam, phía Bắc nối liền với các tuyến đường sắt tiêu chuẩn (1,435m) Qúy Dương–Côn Minh–Thành Đô và Nam Ninh–Côn Minh. Còn phía nam thông với đường sắt khổ 1m của Việt Nam là đường đi chính cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, mở rộng thương mại với Việt Nam từ trước tới nay và thông qua Việt Nam để đưa hàng hóa sang nước khác. Trung Quốc đã xây dựng tuyến đường mới tiêu chuẩn quốc tế khổ 1,4m từ Côn Minh–Hà Khẩu hoàn thành vào năm 2007. Hạ tầng giao thông là một trong những vần đề trọng tâm và cấp bách nhất, nhằm là nâng cao năng lực vận tải đường sắt. Phía Việt Nam, Lào Cai đã xúc tiến xây dựng mới ga hàng hóa và một cảng cạn với công suất 1.000 container/ngày. Từ cuối năm 2004, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tổ chức đôi tàu chuyên chở container tốc hành Hải Phòng–Lào Cai làm giảm thời gian lưu lượng toa xe và container từ 7 ngày xuống còn 1 ngày. Năm 2006, ga quốc tế Lào Cai sẽ được tách thành ga hàng hóa và ga hành khách. Đồng thời Việt Nam ưu tiên nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện có dài 260 Km từ Hà Nội đi Lào Cai, tuyến này sẽ nâng năng lực vận tải lên 4 triệu tấn vào năm 2007tuyến [16]. Tiếp đến là nâng cấp tuyến đường sắt từ Yên Viên –Hải Phòng. Năm 2010 Việt Nam cũng có kế hoạch xây mới tuyến đường sắt từ Lào Cai đi Hải Phòng đạt tiêu chuẩn kết nối [16]. Theo số liệu ước tính của Trung Quốc, nhu cầu vận tải qua tuyến đường sắt Vân Nam –Việt Nam từ năm 2005 sẽ tăng đến 3-4 triệu tấn/năm và đến năm 2010, sẽ khoảng 7-8 triệu tấn/năm và chủ yếu là hàng quá cảnh [16]. Về đường bộ: Hiện phía Trung Quốc đã xây dựng tuyến đường khá hiện đại từ Côn Minh đến Hà Khẩu (giáp Lào Cai ) và thông suốt vào năm 2008. Đây là tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất của Vân Nam sang Việt Nam, cùng với đường bộ Hà Khẩu –Lào Cai thông xe vào tháng 1 năm 2001 đã tạo điều kiện tăng tốc quá cảnh cho xe cộ và người hai nước Việt Nam –Trung Quốc. Ngoài ra cửa khẩu Thiên Bảo và Kim Thủy của Vân Nam đều có đường ô tô thông vào biên giới và đi sâu vào nội địa Việt Nam. Hợp tác vận tải đường bộ giữa Lào Cai và Hà Khẩu đã có những thuận lợi quan trọng với chính sách cho phép ô tô chở hàng hóa của Việt Nam vào sâu nội địa Trung Quốc tới 250km, thời gian mở cửa khẩu cũng kéo dài tới 10 giờ đêm. Tỉnh Lào Cai đang kiến nghị Bộ Giao Thông Vận tải Trung Quốc cho phép xe Việt Nam được đi và về trong toàn bộ phạm vi Châu Hồng Hà (cách Lào Cai 300km ) và xe chở mặt hàng tươi sống được đi thẳng đến thành phố Côn Minh (thủ phủ Vân Nam ) cách Lào Cai 460km. Như vậy hàng hóa Việt Nam qua các cửa khẩu sẽ không phải chuyển tải, giảm tối đa chi phí. Phía Việt Nam, chính phủ đang khẩn trương nâng cấp quốc lộ 70. Quốc lộ 70 bắt đầu từ Đoan Hùng (Phú Thọ ) qua làng Đát (địa phận tỉnh Yên Bái), phố Ràng và kết tại Bản Phiệt (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai ) dài 190 Km đang được nâng cấp mặt đường, mở rộng một số đoạn cua trong giai đoạn 2006-2010. Quốc lộ này được sử dụng vốn trái phiếu chính phủ. Từ đầu năm 2005, bắt đầu khởi công xây dựng cầu mới qua sông Hồng nối liền khu thương mại Kim Thành của Việt Nam với khu thương mại Hà Khẩu của Trung Quốc vvv….sẽ đẩy mạnh tuyến đường cao tốc như Hà Nội – Lạng Sơn, Hạ Long – Móng Cái, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Nhiều đoạn trong các tuyến đường nêu trên, như Hà Nội –Hải Phòng – Hạ Long, theo Quyết định 412/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ được đầu tư bằng hình thức BOT (xây dựng, vận hành và chuyển giao) được khởi công năm 2008. Đoạn còn lại, Nội Bài – Hạ Long và Hải Phòng bắt đầu từ Thăng Long, Nội Bài sẽ được đầu tư tiếp sau trong giai đoạn 2010 –2020 cùng với việc phát triển quy mô hàng qua cảng Cái Lân và cụm cảng Hải Phòng, đoạn Nội Bài –Uông Bí sẽ được xây dựng với quy mô 4 đến 6 làn xe [3]. Theo dự kiến, sau năm 2010, sẽ tiếp tục đầu tư thêm đoạn Hạ Long – Mông Dương – Móng Cái với tổng chiều dài là 175 km và sẽ cho nâng cấp tiếp đoạn Cửa Ông – Móng Cái đạt tiêu chuẩn cấp III [3], để nhằm phục vụ việc vận chuyển hàng hóa theo dọc tuyến hành lang, thúc đẩy trao đổi buôn bán với các nước khác. Cùng với phát triển giao thông là phát triển chuỗi đô thị dọc hành lang này, nhất là các điểm cửa khẩu đầu nối với Trung Quốc. Việt Nam cần phải hình thành các đô thị -cửa khẩu đối đẳng với Trung Quốc, tạo thành các điểm kết nối mạnh, làm khởi điểm lan tỏa phát triển cho toàn bộ tuyến hành lang và vùng kinh tế phía sau. Tuyến đường cao tốc Hà Nội –Lào Cai: giai đoạn I tổng mức đầu tư là 1.217 triệu USD tương đương với 20.000 tỷ đồng được đầu tư bằng các nguồn vốn vay của ADB ( vay ưu đãi ADF và vay tín dụng thông thường OCR) và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước (NSNN). Đoạn Nội Bài –Yên Bái (123Km) 4 làn xe, đoạn Yên Bái –Lào Cai (121Km) 2 làn xe có vận tốc tổi thiếu 80 Km [14]. Giai đoạn II dự kiến đầu tư 19 Km còn lại đoạn Bến Đền- Cầu Kim Thành (Cầu Kim Thành được khởi công bằng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức khoảng 96.52 tỷ đồng ). Đồng thời đoạn đường Nội Bài –Lào Cai sẽ được mở rộng toàn tuyến 4-6 làn xe. Về đường hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài của Việt Nam được Phát triển thành điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa có sức cạnh tranh trong khu vực đạt tiêu chuẩn quốc tế với năng lực 15 triệu hành khách/ năm. Việt Nam còn dự kiến nâng cấp sân bay Cát Bi (Hải phòng ) xây dựng sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh ). Đường hàng không mới chỉ đưa vào khai thác tuyến Hà–Nội–Côn Minh. Để nâng cao năng lực giao thông nói chung và tiến tới khai thác vận tải đa phương tiện trong hành lang kinh tế, chính phủ cho phép tỉnh Lào Cai phối hợp với tổng cục hàng không Việt Nam nghiên cứu xây dựng sân bay Lào Cai để thành lập tuyến bay Côn Minh – Lào Cai –Hà Nội năm 2012[16]. Về đường thủy: Hai bên đang triển khai nghiên cứu thực hiện dự án cải tạo, khai thác tuyến đường thủy dọc theo sông Hồng theo khuôn khổ hiệp định hợp tác tiểu vùng sông MêKông. Về cảng biển: Cảng Hải Phòng bao gồm 4 cảng: Hoàng Diệu, Vật Các, Chùa Vẽ và Đoạn xá, là thương cảng tổng hợp quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc. Đến năm 2010, tập trung chỉ đạo, nạo vét luồng vào cảng, bảo đảm loại tàu 1 Vạn tấn ra vào cảng thường xuyên; tập trung đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị bốc. Mở rộng nâng cấp cảng Hải Phòng, tiếp tục xây dựng các bến bãi Container đồng thời phát triển vận tải đa phương thức chủ yếu là đường bộ và đường sắt. Năm 2008, Việt Nam khởi công xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện Hải Phòng, đảm bảo công suất 25 triệu tấn/năm 2010 và 40 triệu tấn vào năm 2020 [116 ]. Cảng Hải Phòng cùng với cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tạo thành cụm cảng có qui mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hóa đi các vùng khác trên thế giới cũng như tham gia vào vận tải quá cảnh cho phía nam Trung Quốc. Cảng Cái Lân đã được xây dựng là cảng nước sâu ở phía Bắc, hiện nay đã triển khai nạo vét luồng vào cảng đoạn từ Hòn Một đến Cửa Lục đảm bảo đón tàu có trọng tải đến 5 vạn tấn vào cảng và tiếp tục gọi vốn đầu tư các bến còn lại [22] . Như vậy hệ thống giao thông của Quảng Ninh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận tải và thương mại đối với tuyến hành lang Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cho cỡ tàu tới 50.000DWT vào làm hàng; cảng Cái L
Luận văn liên quan