Đi vào hoạt động từ tháng 7/2000, đến nay, Thị trường chứng khoán Việt
Nam đã có những bước phát triển đáng kể, bước đầu góp phần hình thành một mô
hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn
trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tầm quan trọng có tính tất yếu của thị trường
chứng khoán đã thu hút sự tham gia của không chỉ các cá nhân nhà đầu tư, mà còn
của các tổ chức, trong đó, có các định chế tài chính mà cụ thể là hệ thống Ngân
hàng thương mại.
Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại
có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự tham gia và tác động của loại hình tổ
chức tín dụng này trên thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự rõ nét và hiệu quả.
Điều này được thể hiện cụ thể như các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại liên
quan đến chứng khoán vẫn còn đơn giản, mang tính chất thăm dò, thử nghiệm, chưa
kể một số nghiệp vụ vẫn chưa được thực hiện, nhiều ngân hàng vẫn chưa khẳng
định được vị thế của mình trên thị trường chứng khoán do những nguyên nhân từ
phía cơ sở pháp lý, cũng như từ chính các ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán trong
mối liên hệ với các Ngân hàng thương mại trong thời gian tới, đề tài: “Vai trò của
Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt
Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
---------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Đặng Thu Hiền
Lớp : Anh 1
Khóa : K45A - TCNH
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tú Uyên
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT0
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU0
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................. 3
I. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán .............................................. 3
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán ................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về chứng khoán: ........................................................ 3
1.1.2. Các quan điểm về TTCK ............................................................. 4
1.2. Phân loại thị trường chứng khoán .................................................. 6
1.2.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các luồng vốn .................................. 6
1.2.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường ..................... 6
1.2.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch ............................................. 7
1.2.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hoá lưu hành trên thị trường
chứng khoán ......................................................................................... 7
1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán ................................................ 8
1.3.1. TTCK góp phần thúc đẩy việc tích luỹ và tập trung vốn. ............. 8
1.3.2. TTCK phản ánh hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. ................. 8
1.3.3. TTCK tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở
cửa, cải cách kinh tế. ............................................................................ 8
II. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán9
2.1. Các khái niệm .................................................................................. 9
2.1.1. Định nghĩa ngân hàng thương mại ............................................. 9
2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ....................................... 9
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................... 9
2.1.4. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại ......................... 10
2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng
khoán .................................................................................................... 10
2.2.1. Mô hình hoạt động.................................................................... 10
2.2.2. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trên TTCK ..................... 12
III. Mối quan hệ giữa ngân hàng thƣơng mại và thị trƣờng chứng
khoán ..................................................................................................... 23
3.1. Hoạt động của NHTM tạo ra hàng hoá cho TTCK ....................... 23
3.2. Vai trò trung gian chứng khoán của các ngân hàng thương mại ........ 24
3.3. Điều chỉnh cung cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán ..... 24
3.4. Vai trò của ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin
trên thị trường chứng khoán ................................................................ 24
3.5. Vai trò của ngân hàng thương mại về định chế quản lý thị trường
chứng khoán ......................................................................................... 25
IV. Điều kiện cần thiết để ngân hàng thƣơng mại hoạt động trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam ............................................................ 25
4.1. Điều kiện pháp lý ........................................................................... 25
4.2. Uy tín, tiềm lực tài chính, quy mô và chất lượng hoạt động ......... 26
4.3. Công nghệ ngân hàng ................................................................... 28
4.4. Trình độ nhân sự ........................................................................... 28
Chƣơng II: .................................................................................................... 30
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................... 30
I. Quá trình hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam ........................................................................................................ 30
1.1. Sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam ......................... 30
1.2. Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam ........................ 31
1.2.1. Nguyên tắc trung gian .............................................................. 31
1.2.2. Nguyên tắc đấu giá: .................................................................. 31
1.2.3. Nguyên tắc công khai ............................................................... 32
1.3. Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán .................. 32
1.3.1. Giai đoạn đầu (2000-2005) ...................................................... 32
1.3.2. Giai đoạn năm 2006-2007 ........................................................ 32
1.3.3. Giai đoạn 2008- nửa đầu năm 2009 ......................................... 33
1.3.4. Giai đoạn nửa cuối năm 2009 đến nay: .................................... 33
II. Thực trạng các nghiệp vụ của NHTM trên TTCK Việt Nam ........ 34
2.1. Khái quát về các ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 34
2.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường
chứng khoán ......................................................................................... 36
2.2.1. Hoạt động phát hành chứng khoán ........................................... 36
2.2.2. Kinh doanh chứng khoán .......................................................... 40
2.2.3. Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán các giao dịch
chứng khoán ....................................................................................... 44
2.2.4. Hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu ......................................... 45
2.2.5. Hoạt động môi giới chứng khoán .............................................. 48
2.2.6. Hoạt động tư vấn, đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán ...... 49
2.2.7. Về thực hiện vai trò ngân hàng giám sát ................................... 52
2.2.8. Về góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán 53
III. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM ............................... 53
3.1. Những thành tựu đạt được ............................................................ 53
3.1.1. Hoạt động phát hành chứng khoán tạo nguồn cung hàng hoá
quan trọng cho TTCK. ........................................................................ 53
3.1.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán đã được triển khai khá tốt,
góp phần tạo hiệu quả cho thị trường, và thực hiện đa dạng hoá hoạt
động của các NHTM. ......................................................................... 54
3.1.3. Hoạt động tư vấn, môi giới chứng khoán phát triển khá mạnh.. 55
3.1.4. Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán tạo cơ sở
phát triển hàng hoá cho thị trường, và hỗ trợ nhà phát hành huy động
vốn. .................................................................................................... 55
3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 56
3.2.1. Hạn chế trong việc phát huy vai trò của NHTM đối với sự phát
triển của TTCK................................................................................... 56
3.2.2. Nguyên nhân. ............................................................................ 58
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI PHÁT HUY VAI TRÒ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ................................................................................................. 62
I. Định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn
2010-2020 ............................................................................................... 62
II. Định hƣớng phát triển NHTM Việt Nam ....................................... 63
III. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến
trình xây dựng và phát triển của TTCK ở Việt Nam .......................... 64
3.1. Giải pháp vĩ mô .............................................................................. 65
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ngân hàng,
tạo khuôn khổ pháp lý khuyến khích NHTM tham gia hoạt động chứng
khoán. ................................................................................................ 65
3.1.2. Thực hiện các biện pháp phát triển TTCK. ............................... 66
3.1.3. Tiếp tục tiến hành cổ phần hoá các NHTMNN nhằm đổi mới
phương thức tạo vốn, thay đổi phương thức quản lý điều hành, góp
phần lành mạnh hoá và minh bạch hoá tình hình tài chính của các
NHTM. ............................................................................................... 66
3.1.4. Xây dựng và phát triển một số NHTM theo mô hình tập đoàn
kinh tế đa năng. .................................................................................. 67
3.1.5. Đẩy mạnh thị trường OTC với nòng cốt là hoạt động của các
NHTM và CTCK. ................................................................................ 67
3.1.6. Tiếp tục khuyến khích phát triển các công ty quản lý quỹ do các
NHTM tự thành lập hoặc liên doanh với nước ngoài. ......................... 68
3.2. Giải pháp vi mô .............................................................................. 68
3.2.1. Tăng cường tiềm lực tài chính của các NHTM. ........................ 68
3.2.2. Nâng cao trình độ nhân sự ....................................................... 69
3.2.3. Hiện đại hoá và quốc tế hoá công nghệ ngân hàng................... 69
3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM ....................... 70
3.2.5. Xây dựng mô hình hoạt động của NHTM trên thị trường chứng
khoán ................................................................................................. 71
3.2.6. Kết hợp hoạt động của NHTM với hoạt động của công ty chứng
khoán thuộc ngân hàng thương mại ................................................... 72
IV. Một số kiến nghị ............................................................................. 73
4.1. Đối với UBCKNN ........................................................................... 73
4.1.1. Phối hợp với NHNN xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho thị
trường chứng khoán phát triển. .......................................................... 73
4.1.2. Thực hiện điều hành TTCK theo nguyên tắc liên thông. ........... 74
4.2. Đối với các NHTM ......................................................................... 74
4.2.1. Có chiến lược thích hợp phát triển các dịch vụ phi ngân hàng. 74
4.2.2. Chủ động, tích cực phối hợp giữa các NHTM với TTCK. ......... 74
4.2.3. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro ......................................... 74
4.2.4. Nâng cao năng lực tài chính ..................................................... 75
4.2.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ liên quan đến TTCK .......... 76
KẾT LUẬN ................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 79
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CK Chứng khoán
CTCK Công ty chứng khoán
CTCP Công ty cổ phần
IPO Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà Nước
SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCK Thị trường chứng khoán
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán
TPCĐ Trái phiếu chuyển đổi
UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Quy mô vốn điều lệ hiện nay và dự kiến của một số ngân hàng cổ
phần ............................................................................................................. 38
Bảng 2: Giá trị vốn hoá cổ phiếu ngân hàng ................................................. 38
Bảng 3: Lợi nhuận trước thuế của một số ngân hàng trong năm 2009 .......... 39
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn/tổng dư nợ phân theo nhóm ngân hàng
..................................................................................................................... 60
.
1
LỜI NÓI ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Đi vào hoạt động từ tháng 7/2000, đến nay, Thị trường chứng khoán Việt
Nam đã có những bước phát triển đáng kể, bước đầu góp phần hình thành một mô
hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn
trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tầm quan trọng có tính tất yếu của thị trường
chứng khoán đã thu hút sự tham gia của không chỉ các cá nhân nhà đầu tư, mà còn
của các tổ chức, trong đó, có các định chế tài chính mà cụ thể là hệ thống Ngân
hàng thương mại.
Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại
có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự tham gia và tác động của loại hình tổ
chức tín dụng này trên thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự rõ nét và hiệu quả.
Điều này được thể hiện cụ thể như các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại liên
quan đến chứng khoán vẫn còn đơn giản, mang tính chất thăm dò, thử nghiệm, chưa
kể một số nghiệp vụ vẫn chưa được thực hiện, nhiều ngân hàng vẫn chưa khẳng
định được vị thế của mình trên thị trường chứng khoán do những nguyên nhân từ
phía cơ sở pháp lý, cũng như từ chính các ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán trong
mối liên hệ với các Ngân hàng thương mại trong thời gian tới, đề tài: “Vai trò của
Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt
Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục đích chính sau:
Làm rõ thực trạng của những nghiệp vụ trực tiếp và gián tiếp được thực
hiện bởi các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Đánh giá về những đóng góp tích cực cũng như những hạn chế của Ngân
hàng thương mại đối với sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
2
Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp và
kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Ngân hàng thương mại trên Thị trường
chứng khoán Việt Nam.
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các Ngân hàng thương mại, công ty
chứng khoán trực thuộc các Ngân hàng thương mại và hoạt động của các tổ chức
này trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Các NHTM tại Việt Nam.
Thời gian: 25/1 đến 15/5/2010
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp
với các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên
cứu.
V. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được trình bày theo 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về Thị trường chứng khoán và hoạt động của
Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy các Ngân hàng thương mại phát huy vai trò
trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhân đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ nhiệt tình,
tận tâm của Ths. Nguyễn Tú Uyên trong quá trình hoàn thành khoá luận. Do thời gian có
hạn, nguồn tài liệu hạn chế, khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự ý kiến đóng góp, bổ sung để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Đặng Thu Hiền.
3
Chƣơng I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
I. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán
1.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán
1.1.1. Khái niệm về chứng khoán:1
Chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán. Đó là những tài sản
tài chính dài hạn vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu có thể bán nó để
thu tiền về.
Chứng khoán thường được chia thành 4 nhóm chính: Cổ phiếu, Trái phiếu,
các công cụ chuyển đổi, và các công cụ phái sinh.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc
bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ
phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu có thể được phát
hành vào lúc thành lập công ty hoặc lúc công ty cần thêm vốn để mở rộng.
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản
tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả
khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm
giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng
khoán khác. Thông thường có: cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu
thường, trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được sinh ra từ một chứng
khoán gốc và giá cả của nó phụ thuộc vào giá cả của chứng khoán gốc. Có các loại
chứng khoán phái sinh cơ bản là:
Quyền mua cổ phần là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông
1
Đào Lê Minh (2002), Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc Gia, tr. 72 – 97, Hà Nội.
4
hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt
phát hành cổ phiếu phổ thông mới, tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong
công ty, tại một mức giá xác định, thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và
trong một thời hạn nhất định.
Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền
được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường là cổ phiếu
thường, với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Quyền này được
phát hành khi tổ chức lại các công ty hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà
đầu tư tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém
thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối
với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.
Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó, một người mua và một
người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một
thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ
mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo
một mức giá đã định trước.
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được
mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối
lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.
1.1.2. Các quan điểm về TTCK
Một trong những kênh dẫn vốn quan trọng, làm cầu nối giữa bên cần vốn
và bên có vốn trong nền kinh tế đó là thông qua các trung gian tài chính theo
nguyên tắc tín dụng, trong đó, quan trọng nhất là hệ thống ngân hàng. Đây được coi
là kênh dẫn vốn gián tiếp. Một hình thức khác mà ở đó, người có vốn có thể có điều
kiện chuyển vốn của mình trực tiếp vào sản xuất thông qua nguyên tắc đầu tư, đó là
khi dòng vốn được lưu chuyển thông qua