Khóa luận Vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự chủ và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN. Dưới sự soi sáng của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra năm 1986 với mục tiêu cơ bản là đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Trải qua 20 năm đổi mới, kinh tế- xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển: kinh tế phát triển tương đối nhanh và bền vững, nền chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, các vấn đề về văn hóa, giáo dục, y tế đều có bước phát triển lớn so với trước đây. Nông thôn Việt Nam là một bộ phận cấu thành trọng yếu của đất nước. Trong xu thế phát triển chung, nông thôn Việt Nam cũng có những bước phát triển đáng kể so với trước đây. Nhìn lại 20 năm sau đổi mới có thể nhận thấy diện mạo của nông thôn đang thay da đổi thịt, những ngôi nhà tranh vách đất, những dấu ấn về một nông thôn Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu đang dần biến mất. Thay vào đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, những tòa nhà được xây dựng kiên cố, những làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, đời sống của dân cư nông thôn từng bước được nâng lên. Sự khởi sắc, những đổi thay của cả nước nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng là kết quả của những đường lối, chủ trương đúng đắn do Đảng ta đề ra, là hiệu quả của sự quản lý của Nhà nước và cũng là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của toàn dân ta. Tuy nhiên tất cả những vẻ bề ngoài đó không thể che lấp được tất cả những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại đã và đang gây ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội cả nước nói chung và đối với khu vực nông thôn nói riêng. Trong số những vấn đề còn tồn tại ấy thì vấn đề nước sạch hiện nay đang là một vấn đề bức xúc, là một mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam cũng như rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới đều quan tâm và hướng tới giải quyết. Trong điều kiện phát triển còn thấp ở nông thôn Việt Nam hiện nay thì nước sạch đã và đang trở thành một nhu cầu thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của nhân dân. Vậy, thực tế hiện nay liệu người dân đã có những nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nước sạch hay chưa, nhu cầu về nước sạch của người dân đã được đáp ứng ở mức độ nào và những giải pháp nào là thực sự cần thiết cho vấn đề nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay ? Trong phạm vi đề tài nghiên cứu sẽ trình bày dưới đây sẽ góp phần giải quyết lần lượt những vấn đề ấy. Quá trình tìm hiểu và viết bài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của cô, thầy.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự chủ và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN. Dưới sự soi sáng của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra năm 1986 với mục tiêu cơ bản là đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Trải qua 20 năm đổi mới, kinh tế- xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển: kinh tế phát triển tương đối nhanh và bền vững, nền chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, các vấn đề về văn hóa, giáo dục, y tế đều có bước phát triển lớn so với trước đây. Nông thôn Việt Nam là một bộ phận cấu thành trọng yếu của đất nước. Trong xu thế phát triển chung, nông thôn Việt Nam cũng có những bước phát triển đáng kể so với trước đây. Nhìn lại 20 năm sau đổi mới có thể nhận thấy diện mạo của nông thôn đang thay da đổi thịt, những ngôi nhà tranh vách đất, những dấu ấn về một nông thôn Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu đang dần biến mất. Thay vào đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, những tòa nhà được xây dựng kiên cố, những làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, đời sống của dân cư nông thôn từng bước được nâng lên. Sự khởi sắc, những đổi thay của cả nước nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng là kết quả của những đường lối, chủ trương đúng đắn do Đảng ta đề ra, là hiệu quả của sự quản lý của Nhà nước và cũng là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của toàn dân ta. Tuy nhiên tất cả những vẻ bề ngoài đó không thể che lấp được tất cả những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại đã và đang gây ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội cả nước nói chung và đối với khu vực nông thôn nói riêng. Trong số những vấn đề còn tồn tại ấy thì vấn đề nước sạch hiện nay đang là một vấn đề bức xúc, là một mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam cũng như rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới đều quan tâm và hướng tới giải quyết. Trong điều kiện phát triển còn thấp ở nông thôn Việt Nam hiện nay thì nước sạch đã và đang trở thành một nhu cầu thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của nhân dân. Vậy, thực tế hiện nay liệu người dân đã có những nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nước sạch hay chưa, nhu cầu về nước sạch của người dân đã được đáp ứng ở mức độ nào và những giải pháp nào là thực sự cần thiết cho vấn đề nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay…? Trong phạm vi đề tài nghiên cứu sẽ trình bày dưới đây sẽ góp phần giải quyết lần lượt những vấn đề ấy. Quá trình tìm hiểu và viết bài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của cô, thầy. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC HIỆN NAY VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 1. Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, nó là khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước không thể tồn tại và con người cũng không là ngoại lệ . Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy con người có thể nhịn đói được 3 tuần nhưng sẽ chết khát nếu 3 ngày không được uống nước. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng cơ thể người, con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt… 2. Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho hoạt động của các ngành kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nước nhiều nhất, chiếm 75-80% tổng lượng nước sử dụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt. . Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta vào năm 2010 là 122 tỷ m3, trong đó có ngành nông nghỉệp dùng 92 tỷ m3, công nghiệp dùng 17 tỷ m3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m3. Tỷ trọng của các ngành cũng có những thay đổi đáng kể: nôn0g nghiệp và dịch vụ dùng 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3. 3. Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, số lượng cùng với chất lượng nguồn nước mà con người có và sử dụng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của con người hiện nay. II. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tiềm năng về tài nguyên nước Theo tính toán hiện nay, tài nguyên nước trên thế giới là 1.39 tỉ km3, tập trung trong thủy quyển 97,2% (1.35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển; 94% lượng nước là nước mặt, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực; 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông, hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0.001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Ngoài ra lượng nước mưa trên trái đất là 105.000 km3/năm. Đối với Việt Nam, nhìn chung tài nguyên nước là khá phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km3/ năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324 km3/năm, vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang 4000-5000 mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái khoảng 3000-4000 mm/năm …,vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận vào khoảng 600-700 mm/năm. Đối với nước dưới đất, hình thức sử dụng phổ biến hiện nay là cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Hiện nay khoảng 70-80% nguồn nước sinh hoạt cấp cho nông thôn là nước từ dưới đất bằng các loại công trình giếng đào, giếng khoan và mạch lộ. Khả năng khai thác nước dưới đất để phục vụ cho tưới tiêu là khá lớn, chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá trị kinh tế như: cà phê ở Tây Nguyên, vải ở Bắc Giang… theo thống kê sơ bộ, lượng nước dưới đất sử dụng cho tưới khoảng 425 triệu m3/năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào với số lượng khoảng 550km3. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một năm và 10 triệu m3 nước ngầm một ngày. 2. Hiện trạng tài nguyên nước hiện nay Nước thiết yếu là như vậy, nhưng loài người hiện nay đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng, chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm, do đó đã và đang gây ra những tác hại rất lớn đối với sức khỏe và đời sống con người. Theo thống kê cho thấy trên thế giới hiện có 80 quốc gia và 40% dân số không đủ nước dùng, 1/3 các điểm dân cư phải dùng các nguồn nước ô nhiễm để ăn uống và sinh hoạt, hệ quả là hàng năm có trên 500 triệu người mắc bệnh, 10 triệu người (chủ yếu là trẻ em) bị chết, riêng bệnh tiêu chảy đã cướp đi mạng sống của 2,5 triệu trẻ em mỗi năm. Năm 2008, trong nhận xét về báo cáo của các quốc gia UNICEF và WHO về “Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu nước uống và vệ sinh”, ông David Agnew, chủ tịch kiêm tổng giám đốc UNICEF Canada phát biểu như sau: “Báo cáo này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng thế giới. Hiện nay chúng ta phải chứng kiến 40% dân số thế giới thiếu nước sạch cho sinh hoạt và điều kiện vệ sinh tối thiểu. Chúng ta mất đi 4000 trẻ em mỗi ngày- đó là một thực trạng đau lòng và bức xúc hiện nay”. Riêng đối với Việt Nam - một nước đang phát triển, mặc dù tài nguyên nước là tương đối đa dạng, phong phú nhưng lại có sự phân bố không đều về mặt không gian và thời gian. Hàng năm hiện tượng mưa bão gây ra lũ lụt cũng như tình trạng hạn hán, khan hiếm nguồn nước vẫn còn xảy ra phổ biến ở nhiều vùng, địa phương trên phạm vi cả nước. Hơn thế nữa tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã và đang là vấn đề cơ bản, bức xúc hiện nay. Sự tác động của nhiều yếu tố như: sự bùng nổ dân số, chất thải sinh hoạt khu dận cư, chất thải bệnh viện, công nghiệp, nông nghiệp và các hành vi, thói quen không hợp vệ sinh của con người… chúng đã trở thành nguyên nhân khiến cho nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh họat của người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của hàng triệu người dân ở cả thành thị và nông thôn. Theo thống kê, tháng 6/2006 ở Việt Nam với số lượng 600 trăm đô thị lớn nhỏ đang thải ra một lượng rác thải rất lớn. Kết quả nghiên cứu tại khu dân cư cạnh bãi rác Nam Sơn (Hà Nội), bãi rác Lạng Sơn cho thấy tất cả các mẫu xét nghiệm nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần cho phép, chất lượng nước ăn uống của người dân không đạt tiêu chuẩn cho phép về tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 97,5%. Bên cạnh đó 1047 bệnh viện với hơn 140 nghìn giường bệnh và trên 10.000 trạm y tế xã đang thải ra khoảng 400 tấn rác thải y tế/ ngày, tuy nhiên đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khâu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải y tế. Thời báo kinh tế Việt Nam số 84 ngày 26/05/2003 viết: tính chung trên toàn quốc có tới 73% số doanh ngiệp xử lý tác thải không đạt tiêu chuẩn do không có các công trình thiết bị xử lý nước thải, 6% công trình xử lý nước thải không đạt yêu cầu. Điều này dẫn tới 90% số doanh nghiệp được khảo sát không đạt tiêu chuẩn dòng xả nước thải ra môi trường. Nước thải sinh hoạt đô thị đựơc thải trực tiếp vào hệ thống sông suối dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước cục bộ. Và hiện nay mặc dù nhà nước đã quan tâm đến vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là các biện pháp trong vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và đời sống nhân dân, song tình trạng thiếu nước hoặc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh vẫn còn phổ biến. Ở nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn hiện nay người dân vẫn còn phải sử dụng những nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nhiều dịch bệnh liên quan đến nước phát sinh và ngày càng trở nên phổ biến. Để bảo vệ tài nguyên nước và cung cấp đủ lượng nước sạch đáp ứng cho nhân dân đang là một vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Đó là mục tiêu mang tính chiến lược, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sự tham gia và phối hợp thực hiện của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền cũng như toàn thể nhân dân nói chung. CHƯƠNG II NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI I. THẾ NÀO LÀ NƯỚC SẠCH Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại. II. VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG 1. Nước sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày, là vấn đề đang ngày càng trở nên cấp thiết và cũng là trọng tâm của các mục tiêu phát tiển thiên niên kỷ. 2. Nước sạch góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động và sản xuất cho con người. 3. Nước sạch cũng được coi là một nhân tố thiết yếu góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh, tiến bộ cho con người. III. CÁC LOẠI HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH 1. Bể chứa nước mưa - Hệ thống thu hứng nước mưa gồm: mái hứng, máng dẫn, bể chứa. - Khi hứng nước mưa cần chú ý: + Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và bể chứa. + Nước của trận mưa đầu mùa và 15 phút đầu của các trận mưa phải loại bỏ. + Bể chứa phải có nắp đậy. + Lắp vòi hoặc dùng gầu sạch để múc nước, gầu phải có chỗ treo cao, sạch. + Phải nuôi cá vàng, cá cờ trong bể chứa để diệt bộ gậy. 2. Giếng khơi - Giếng đào cách xa chuồng gia súc, nhà tiêu ít nhất là 10m.Thành giếng xây cao khoảng 0,8m, trong lòng giếng có thể xây gạch, đá hộc, đá ong, bê tông. - Sân giếng lát gạch hoặc xi măng dốc về phía rãnh thoát nước. Miệng giếng có nắp đậy, rãnh thoát nước có độ dốc vừa phải và dẫn ra xa hoặc đổ vào các hố thấm nước thải. Có thể lắp bơm tay để lấy nước. 3. Giếng hào lọc - Ở những vùng không có nước ngầm hoặc ven biển, người ta đào giếng ven suối hoặc cạnh ao, hồ, mương, máng để lấy nước vào giếng qua hệ thống hào lọc. - Hào lọc có chiều dài 1-2m, sâu 0,5m, rộng 0,7m và dốc thoai thoải đến giếng. - Vách giếng trát bằng xi măng. - Ao, hồ dùng để lấy nước dẫn vào giếng hào lọc phải sạch, vệ sinh quang cảnh thường xuyên, không giặt giũ và cho người, trâu, bò, ngan, vịt tắm ở ao hồ này. 4. Nước tự chảy - Nguồn nước lấy tư khe núi đá, mạch lộ dẫn về thôn, bản, làng, nhà dân bằng máy dẫn nước. - Máng dẫn nước có thể là tre, vầu, ống nhựa. - Tốt nhất nên xây 1 bể lọc từ đầu nguồn, từ đó đặt hệ thống ống dẫn về thôn, bản, tại đây xây bể chứa. Từng gia đình có thể lấy nước tại bể hoặc dùng ống cao su dẫn về nhà. - Máng dẫn phải kín để tránh lá cây, bụi bẩn, phân suc vật rơi vào. - Cần rào xung quanh khu vực lấy nước và đóng cổng khi không có người lấy nước. 5. Giếng khoan bơm tay hay bơm điện - Lấy nước từ các mạch nước ngầm sâu từ 20m trở lên. - Xây sân giếng và rãnh thoát nước. - Làm bể lọc sắt (nếu nước có sắt) - Định kỳ bảo dưỡng máy bơm. - Nên có xét nghiệm thạch tím (arsenic) 6. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ - Nước lấy từ giếng khoan hay sông hồ được lọc qua bể lắng, bể lọc, dàn mưa rồi chứa trong bể chứa. - Nước từ bể chứa được bơm lên tháp nước cao, từ đó nước chảy theo ống dẫn về tận hộ gia đình. CHƯƠNG III TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG THÔN VIỆT NAM SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI Trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều các chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Với việc thực hiện các chính sách theo tiêu chí “cởi trói” và “thúc đẩy” để chuyển từ nền kinh tế Nhà nước hóa, bao cấp, kế hoạch hóa tập trung quan liêu chuyển sang kinh tế thị trường trong nông nghiệp, nông thôn , hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.Ngày nay, nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đạt được những thành tựu rất lớn trên con đường xây dựng và phát triển. 1. Những thành tựu đạt được 1.1 Về kinh tế Thành tựu to lớn nhất của nông nghiệp, nông thôn trong những năm vừa qua là mức độ tăng trưởng nhanh và liên tục. Bình quân tăng trưởng hàng năm của Nông - Lâm - Ngư nghiệp nước ta thời kỳ 1991-2000 là 4,5%, năm 2003 là 3,25% mặc dù thời tiết, khí hậu và thị trường nông sản có nhiều bất ổn. Trong kết quả chung đó, điều nổi bất nhất là thành tựu trong việc giải vấn đề lương thực, thực phẩm, chẳng những nông nghiệp nước ta đã bảo đảm đủ ăn mà còn tạo ra được một khối lượng lớn lương thực phục vụ cho xuất khẩu và an ninh lương thực, Nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ để tăng trưởng kinh tế. Nông- lâm- thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong những năm vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu nông- lâm- thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng lên và đạt giá trị hàng tỷ Đô la Mỹ, đó là nguồn ngoại tệ quý giá để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội nông thôn cũng như cả nước nói chung. Cơ cấu ngành nghề ở nông thôn cũng có những chuyển biến rõ nét: ngành nông- lâm- ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tính chất thuần nông, thuần lương thực mang tính tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp đa dạng mang tính chất sản xuất hàng hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa và sản xuất hàng hóa là điều kiện cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của từng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.2 Về xã hội Cùng với những chuyển biến về kinh tế, trong xã hội nông thôn cũng có những chuyển biến tích cực về tư duy và lối sống. So với trước đây, người nông dân hiện nay năng động hơn, chủ động hơn, biết theo những “tín hiệu của thị trường” để điều chỉnh sản xuất với mong muốn tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì vậy đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ rệt. Với những nỗ lực của các tầng lớp dân cư nông thôn và với sự nỗ lực của nhà nước, tỷ lệ đói nghèo đã giảm đi nhanh chóng (tỷ lệ người nghèo tính theo chuẩn quốc tế giảm từ 29% năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004). Lao động và việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh…Nhờ vậy, số lượng lao động có công ăn việc làm ngày càng tăng lên, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng tốt hơn trước, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đựợc bảo đảm, tình trạng mất ổn định ở một số vùng nông thôn đã cơ bản được xóa bỏ. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước được coi trọng, những vấn đề người dân quan tâm đã được công khai hóa, dân chủ cơ sở ngày càng tiến bộ. 1.3 Về môi trường sinh thái Trong những năm vừa qua bộ mặt nông thôn nước ta đã có những thay đổi to lớn, trong đó vấn đề môi trường đã được lãnh đạo các ngành và người dân quan tâm tổ chức thực hiện như: Vấn đề cung cấp nước sạch, vệ sinh làng xã, trồng rừng và bảo vệ rừng, một số tỉnh đã dành đất cho các hộ ngành nghề sản xuất tập trung để giảm ô nhiễm môi trươ