Khóa luận Xác định thành phần bệnh hại chính trên cây đậu phộng ngoài đồng, sau thu hoạch và hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm sinh học

• Đậu phộng là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. • Việt Nam là một trong những nước sản xuất đậu phộng hàng đầu trong châu Á và trên thế giới. • Hạt đậu phộng lại dễ bị xâm nhiễm và là nơi trú ẩn của nhiều loài vi sinh vật, đặc biệt là các loài nấm gây bệnh như Aspergilus spp., Sclerotium spp., Rhizoctonia spp., Rhizopus spp.,

pdf61 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xác định thành phần bệnh hại chính trên cây đậu phộng ngoài đồng, sau thu hoạch và hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Võ Thị Thu Oanh ThS. Bùi Thị Thùy Trang SVTH: Lê Thị Phương Loan Khoa: Nông học Đề tài: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG NGOÀI ĐỒNG, SAU THU HOẠCH VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC Bố cục trình bày Chương 1. Mở đầu Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Chương 4. Kết luận và đề nghị Chương 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề • Đậu phộng là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. • Việt Nam là một trong những nước sản xuất đậu phộng hàng đầu trong châu Á và trên thế giới. • Hạt đậu phộng lại dễ bị xâm nhiễm và là nơi trú ẩn của nhiều loài vi sinh vật, đặc biệt là các loài nấm gây bệnh như Aspergilus spp., Sclerotium spp., Rhizoctonia spp., Rhizopus spp., • Với mục tiêu an toàn, thân thiện với môi trường và đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững. Ngày nay, các biện pháp sinh học và sử dụng các chế phẩm sinh học đang được các nước trên thế giới khuyến khích sử dụng. • Do đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định thành phần bệnh hại chính trên cây đậu phộng ngoài đồng, sau thu hoạch và hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm sinh học”. 1.2. Mục tiêu đề tài • Điều tra thành phần bệnh trên đậu phộng giai đoạn đồng ruộng. • Thu thập và giám định thành phần bệnh nấm gây hại trên hạt đậu phộng sau thu hoạch. • Xác định mức độ gây hại của từng loại nấm trên mẫu hạt giống thu thập. • Mô tả đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh trên hạt giống và trong môi trường nuôi cấy. • Xác định sự ảnh hưởng của các tác nhân nấm gây bệnh đến khả năng nảy mầm của hạt giống đậu phộng. • So sánh hiệu quả của một số chế phẩm sinh học trong điều kiện in-vitro và nhà lưới. 1.3. Giới hạn đề tài • Điều tra ngoài đồng được tiến hành trên 2 huyện của tỉnh Tây Ninh, giai đoạn sau trồng 80 - 85 ngày. • Xác định thành phần bệnh hại trên hạt đậu phộng trong bảo quản sau thu hoạch, ảnh hưởng của nấm bệnh đến khả năng nảy mầm của hạt giống và hiệu quả của một số biện pháp xử lý hạt giống được thực hiện trong điều kiện in-vitro và nhà lưới. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Hình 2.1. 10 giống đậu phộng đã được tách vỏ 2.1. Vật liệu Bảng 2.1. Phả hệ của 10 giống đậu phộng thu thập STT Tên dòng Phả hệ 1 GV3 Cúc Nghệ An x ICGV 95276 2 GV6 HL25 x Sen Nghệ An 3 GV10 Tuyển chọn từ tổ hợp (GV3 x LVT) 4 GV12 Tuyển chọn từ tổ hợp (GV3 x V97) 5 VD1 Do Viện Cây có dầu chọn thuần từ giống Lỳ địa phương 6 VD7 Chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Úc 7 OMDP13 (Chưa xác định) 8 HL25 ICGSE 56 chọn lọc nhập nội từ IRRI 9 L24 Chọn lọc từ tập đoàn nhập nội từ Trung Quốc 10 Lỳ Địa phương • Giấy thấm, hộp nhựa, thước đo, rỗ nhựa, vỉ xốp, đất sạch cao cấp giàu dinh dưỡng Lavamix. • Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm • Chế phẩm sinh học: Chubeca 1.8DD, E.M và NLU-Tri. Hình 3.2. Dụng cụ và 3 chế phẩm sinh học sử dụng trong thí nghiệm 2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài • Thời gian: từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 • Địa điểm thực hiện: + Điều tra ngoài đồng ruộng tại 2 huyện Châu Thành và Dương Minh Châu của tỉnh Tây Ninh. + Nghiên cứu in-vitro tại phòng thí nghiệm Bệnh Cây – bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học, trường Đại học Nông lâm Tp.HCM. + Nghiên cứu nhà lưới tại nhà lưới của Trại Khoa Nông Học, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. 2.3. Nội dung nghiên cứu • Điều tra tình hình bệnh hại trên đậu phộng ngoài đồng. • Thu thập và xác định thành phần nấm bệnh sau thu hoạch của một số giống đậu phộng. • Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của 10 giống đậu phộng thu thập trong điều kiện in-vitro và nhà lưới. • So sánh hiệu quả của 3 chế phẩm sinh học trong điều kiện in-vitro và nhà lưới. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Điều tra tình hình bệnh hại trên đậu phộng ngoài đồng • Phương pháp: ngẫu nhiên mỗi huyện 2 xã, mỗi xã 3 ruộng, mỗi ruộng quan sát 5 điểm chéo gốc, mỗi điểm quan sát 20 cây, ở giai đoạn quả vào chắc và chuẩn bị thu hoạch. • Chẩn đoán bệnh: dựa vào triệu chứng biểu hiện bệnh bên ngoài điển hình. • Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính: TLB (%) = (Số cây bệnh/số cây điều tra)x100 2.4.2. Thu thập và xác định thành phần nấm bệnh sau thu hoạch của một số giống đậu phộng thu thập năm 2011 2.4.2.1. Thu thập mẫu hạt đậu phộng Thu thập 10 giống đậu phộng còn nguyên vỏ tại Trung tâm giống Nông Nghiệp Tây Ninh - ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Mỗi mẫu lấy ngẫu nhiên 10 điểm trong kho bảo quản, thu 100 g mỗi điểm, mỗi giống thu 1000 (g). Sau khi mang về đậu được tách vỏ và lấy ngẫu nhiên hạt để làm mẫu điều tra. 2.4.2.2. Xác định thành phần nấm bệnh sau thu hoạch của một số giống đậu phộng thu thập năm 2011 • Bố trí thí nghiệm: theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. o Sắp xếp 10 hạt trên 1 đĩa petri; o 10 giống tương ứng với 10 NT; o Mỗi giống bố trí 100 hạt chia làm 5 lần lập lại (tương ứng với 10 đĩa petri). o Tổng số hạt đậu phộng thí nghiệm là 1000 hạt. Hình 2.3. A - Đĩa petri Ф = 9 cm đã được đặt giấy lọc làm ẩm; B - Đĩa petri Ф = 9 cm đã được đặt giấy lọc làm ẩm và đặt hạt A B • Mẫu hạt đậu phộng phân tích được đặt trên 3 lớp giấy lọc đã hút no nước trong đĩa petri. Mẫu hạt được ủ trong 7 ngày ở nhiệt độ 30 ± 20C, chu kì ánh sáng12h sáng và 12h tối. • Tiến hành quan sát và định danh tác nhân nấm ở các giai đoạn: 3, 5, 7 NSU. Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính: o Tần suất (%) = (số hạt nhiễm nấm/số hạt thí nghiệm)x100 o Mức độ phổ biến của bệnh theo thang 4 cấp: +: Tỷ lệ nhiễm dưới 5 % ++: Tỷ lệ nhiễm từ 5 % đến 15 % +++: Tỷ lệ nhiễm trên 15 % o Khi thấy nấm xuất hiện trên hạt giống và môi trường xung quanh hạt thì tiến hành định danh nấm, cấy chuyền nấm trên môi trường WA để làm thuần nấm. o Sau đó tiếp tục cấy chuyền nấm qua môi trường PGA để tiếp tục định danh loài nấm gây hại. 2.4.3. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của các mẫu đậu phộng thu thập trong điều kiện in-vitro và nhà lưới 2.4.3.1. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của các mẫu đậu phộng thu thập trong điều kiện in-vitro • Bố trí thí nghiệm: theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 NT (tương ứng với 10 giống), mỗi giống bố trí 50 hạt chia làm 5 lần lập lại (tương ứng 10 đĩa petri). Tổng hạt thí nghiệm là 500 hạt. • Phương pháp: khử trùng hạt bằng HgCl2 1 0/00 và cồn 70°. Sau đó gieo hạt trên đĩa petri đã chứa môi trường WA. Đặt hạt trong điều kiện 30 ± 2 ℃ với chu kỳ 12h sáng, 12h tối. Thời gian theo dõi: 7 NSG. Các chỉ tiêu theo dõi: • Hạt nảy mầm • Hạt nảy mầm bình thường • Hạt nảy mầm dị dạng • Hạt nảy mầm bị thối • Mầm nhiễm nấm bệnh Hình 2.4. Môi trường thí nghiệm và các dạng hạt theo dõi trong điều kiện in-vitro; A – Hạt đậu phộng được đặt trong đĩa petri chứa môi trường WA; B – Hạt nảy mầm bình và mầm dị dạng; C – Hạt nảy mầm bị thối; D – Hạt nảy mầm bị nhiễm nấm A B C D Các công thức tính: + Tỷ lệ nảy mầm = (số hạt nảy mầm/số hạt gieo) x 100 + Tỷ lệ mầm bình thường = (số mầm bình thường/số hạt gieo)x100 + Tỷ lệ mầm dị dạng = (số mầm dị dạng/số hạt gieo) x 100 + Tỷ lệ mầm bị thối = (số mầm bị thối/số hạt gieo) x 100 + Tỷ lệ mầm bị thối = (số mầm bị thối/số hạt gieo) x 100 + Tỷ lệ mầm nhiễm nấm = (số mầm nhiễm nấm/số hạt gieo)x100 2.4.3.2. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của các mẫu đậu phộng thu thập trong điều kiện nhà lưới • Bố trí thí nghiệm: theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 NT (tương ứng 10 giống) và 3 lần lập lại (tương ứng 3 khay). Tổng số khay của thí nghiệm là 30 khay. • Phương pháp: khay nhựa có kích thước 35x50x14 cm, dùng đất sạch cao cấp giàu dinh dưỡng Lavamix đổ vào khay với chiều cao lớp đất khoảng 7 cm. Sau đó gieo hạt đậu phộng vào khay với 15 hạt trên 1 khay, theo 3 hàng, mỗi hàng gieo 5 hạt. Theo dõi và thu thập số liệu ở 14 NSG, chọn ngẫu nhiên 10 cây trên 1 NT để đo chiều cao cây. Các chỉ tiêu theo dõi: • Số cây mọc • Chiều cao cây • Số lá • Số cành Công thức tính toán: Tỷ lệ mọc = (số cây mọc/số hạt thí nghiệm) x 100 2.4.4. So sánh hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong điều kiện in-vitro và nhà lưới Thí nghiệm được thực hiện trên giống đậu phộng VD1 2.4.4.1. So sánh hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong điều kiện in-vitro • Bố trí thí nghiệm: theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi NT xử lý 100 hạt chia làm 5 lần lập lại (tương ứng 20 đĩa petri). Tổng số hạt thí nghiệm là 400 hạt. • Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT) như sau: NT1: Đối chứng (không xử lý chế phẩm sinh học). NT2: Xử lý bằng chế phẩm NLU-Tri (nồng độ 10%) trong 5 phút. NT3: Xử lý bằng chế phẩm Chubeca 1.8 DD (nồng độ 10%) trong 5 phút. NT4: Xử lý bằng chế phẩm E.M (nồng độ 10%) trong 5 phút. Bảng 2.2. Đặc điểm các chế phẩm sinh học dùng trong thí nghiệm xử lý hạt giống STT Tên thuốc Dạng thuốc Tên hoạt chất Nơi sản xuất 1 Chubeca 1.8DD Dung dịch Polyphenol chiết suất từ cây núc nắc (Oroxylum indicum) và lá, vỏ cây liễu (Salix babylonica) Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Hóa Sinh 2 NLU-Tri Bột Trichoderma viren (T.41).109 cuf/g Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM 3 E.M Dung dịch Tổ hợp các vi sinh vật có ích Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao khoa học công nghệ • Phương pháp: o Mẫu hạt giống đã khử trùng và xử lý thuốc được gieo trên đĩa petri đã chứa môi trường Agar nước. o Đặt hạt trong điều kiện 30 ± 2 ℃ với chu kỳ 12h sáng, 12h tối. • Thời gian theo dõi: 3, 5, 7 NSG. • Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính: +Tỷ lệ nảy mầm = (số hạt nảy mầm/số hạt gieo)x100 +Tỷ lệ mầm bình thường = (số mầm bình thường/số hạt gieo)x100 +Tỷ lệ mầm dị dạng = (số mầm dị dạng/số hạt gieo)x100 +Tỷ lệ mầm bị thối = (số mầm bị thối/số hạt gieo)x100 +Tỷ lệ mầm nhiễm nấm = (số mầm nhiễm nấm/số hạt gieo)x100 2.4.4.2. So sánh hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong điều kiện nhà lưới • Bố trí thí nghiệm: theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 4 lần lập lại (tương ứng với 4 khay), gieo 15 hạt trên 1 khay. Tổng số khay thí nghiệm: 16 khay. • Thí nghiệm gồm với 4 nghiệm thức (NT) như sau: o NT1: Đối chứng (không xử lý chế phẩm sinh học) o NT2: Xử lý bằng chế phẩm NLU-Tri (nồng độ 10%) trong 5 phút. o NT3: Xử lý bằng chế phẩm Chubeca 1.8DD (nồng độ 10%) trong 5 phút. o NT4: Xử lý bằng chế phẩm E.M (nồng độ 10%) trong 5 phút. • Hạt sau khi xử lý được gieo trong khay nhựa với số lượng 15 hạt trên 1 khay. • Thời gian theo dõi: 7, 14, 21 NSG. • Các chỉ tiêu theo dõi: o Chiều cao cây o Số cành trên cây o Số lá o Cây mọc o Cây bình thường o Cây dị dạng o Số mầm bị nhiễm nấm o Hạt chết Hình 2.5. Cây đậu phộng gieo trong nhà lưới; A – Cây bình thường; B – Cây dị dạng; C – Mầm bị nhiễm nấm Aspergilus niger Van Tiegh; D – Hạt chết do nấm Aspergilus niger Van Tiegh và Aspergilus sp. A B C D • Các công thức tính toán: + Tỷ lệ cây mọc = (số cây mọc/số hạt gieo)x100 + Tỷ lệ cây bình thường = (số cây bình thường/số hạt gieo)x100 + Tỷ lệ cây dị dạng = (số cây dị dạng/số hạt gieo)x100 + Tỷ lệ mầm nhiễm nấm = (số mầm nhiễm nấm/số hạt gieo)x100 + Tỷ lệ hạt chết = (số hạt chết/số hạt gieo)x100 Hình 2.6. Khu thí nghiệm so sánh hiệu lực thuốc trong điều kiện nhà lưới A B 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu • Số liệu thô và số liệu tinh: được ghi chép và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel. • Số liệu tinh được chuyển đổi theo điều kiện chuyển đổi số liệu, sau đó phân tích ANOVA bằng phần mềm thống kê MSTATC 1.2 (1991), dùng phép thử Duncan’s để so sánh mức ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Chương 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thành phần bệnh hại trên đậu phộng ngoài đồng S T T Tên bệnh Tên tác nhân TLB (%) Huyện Châu Thành Huyện Dương Minh Châu 1 Đốm nâu Cercospora archidicola Hori 83,33 97,33 2 Gỉ sắt Puccinia archidis Speg 79,17 88,00 3 Héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc 47,17 10,00 Bảng 3.1. Thành phần và mức độ gây hại đậu phộng ngoài đồng tại huyện Châu Thành và Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh vụ Xuân năm 2011 Hình 3.1. Các bệnh hại chính trên cây đậu phộng điều tra ngoài đồng; A – Gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc; B – Ruộng bị bỏ hoang do bệnh héo rũ gốc mốc trắng; C – Bệnh đốm nâu trên lá; D – Bệnh đốm nâu và gỉ sắt trên lá A B C D 3.2. Thành phần nấm bệnh trên hạt đậu phộng sau thu hoạch thu thập năm 2011 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm nấm bệnh của 10 giống đậu phộng điều tra STT Giống Tỷ lệ nhiễm nấm (%) 1 VD1 73,77 a 2 VD7 54,95 f 3 GV3 60,04 e 4 GV6 55,57 f 5 GV10 68,95 b 6 GV12 66,45 bc 7 HL25 61,37 de 8 L14 55,57 f 9 OMDP13 69,83 b 10 Lỳ 64,26 cd CV (%) 3,55 LSD0,01 3,83 Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0,01. Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến một số loài nấm gây hại trên hạt của 10 giống đậu phộng khảo sát 3.2.1. Nấm Pythium sp. Hình 3.2. Nấm Pythium sp. A – Hạt đậu phộng nhiễm Pythium sp.; B – Khuẩn lạc trên môi trường PGA; C, D – Tế bào sợi nấm phình to A B C D D 3.2.2. Nấm Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich Hình 3.3. Nấm Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich; A – Hạt đậu phộng nhiễm nấm; B – Khuẩn lạc trên môi trường PGA; C, D – Các vi hạch màu đen A B C D 3.2.3. Nấm Aspergilus flavus Link Hình 3.4. Nấm Aspergilus flavus Link; A – Hạt đậu phộng nhiễm nấm; B – Khuẩn lạc trên mỗi trường PGA; C, D – Cành bào tủ phân sinh và bào tủ phân sinh A B C D 3.2.4. Nấm Aspergilus niger Van Tiegh Hình 3.5. Nấm Aspergilus niger Van TieghA – Hạt đậu phộng nhiễm nấm; B – Khuẩn lạc trên môi trường PGA; C, D – Cành bào tủ phân sinh và bào tử phân sinh A B C D 3.2.5. Nấm Aspergilus parasiticus Speare Hình 3.6. Nấm Aspergilus parasiticus Speare; A – Hạt nhiễm nấm; B – Khuẩn lạc trên môi trường PGA; C, D – Cành bào tủ phân sinh và bào tử phân sinh A B C D 3.2.6. Nấm Aspergilus sp. Hình 3.7. Nấm Aspergilus sp.; A – Hạt nhiễm nấm; B – Khuẩn lạc trên môi trường PGA; C, D – Cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh A B C D 3.2.7. Nấm Rhizopus sp. Hình 3.8. Nấm Rhizopus sp. A – Hạt nhiễm nấm; B – Tản nấm trên môi trường PGA; C – Rễ giả; D – Túi và bào tủ túi A B C D 3.2.8. Nấm Sclerotium rolfsii Sacc Hình 3.9. Nấm Sclerotium rolfsii Sacc; A – Tản nấm phát triển trên hạt đậu phộng; B – Tản nấm trên môi trường PGA; C, D – Hạch nấm A B C D Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm của từng loài nấm trên 10 giống đậu phộng khảo sát 3.3. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu hạt đậu phộng thu thập trong điều kiện in-vitro và nhà lưới 3.3.1. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu hạt đậu phộng trong điều kiện in-vitro Giống Tỷ lệ (%) Hạt nảy mầm Mầm bình thường Mầm dị dạng Mầm bị thối Mầm nhiễm nấm Mầm nhiễm nấm/Hạt nảy mầm VD1 66 d 26 b 10 d 34 e 66 e 100 VD7 84 c 6 e 28 b 52 c 78 cd 92,86 GV3 96 a 12 c 24 bc 72 a 96 a 100 GV6 86 c 2 g 38 a 46 d 86 b 100 GV10 84 c 22 b 38 a 26 f 82 bc 97,62 GV12 94 ab 44 a 24 bc 26 f 86 b 91,49 HL25 78 cd 26 b 20 c 34 e 76 d 97,44 L14 78 cd 4 f 14 d 64 b 78 cd 100 OMDP13 90 bc 24 b 24 bc 38 e 84 b 93,33 Lỳ 86 c 8 d 14 d 66 b 86 b 100 CV (%) 7,94 9,23 7,23 4,44 3,23 LSD0,01 9,25 3,45 3,48 3,24 3,64 Bảng 3.5. Khả năng nảy mầm của 10 giống đậu phộng thu thập trong điều kiện in-vitro ở giai đoạn 7 ngày sau gieo Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0,01. 3.3.2. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu đậu phộng trong điều kiện nhà lưới STT Giống TLNM (%) CCC (cm) Số nhánh (nhánh) Số lá (lá) 1 VD1 46,67 9,53 1,8 ab 5,6 b 2 VD7 51,11 8,67 1,8 ab 6,1 ab 3 GV3 60,00 7,64 1,4 b 4,8 c 4 GV6 60,00 9,57 1,8 ab 5,9 ab 5 GV10 66,67 10,4 1,4 b 5,6 b 6 GV12 66,67 9,3 1,6 ab 5,8 b 7 HL25 68,89 8,4 1,8 ab 4,8 c 8 L14 77,78 11,91 2 a 6,4 a 9 OMDP13 66,67 8,22 2 a 5,7 b 10 Lỳ 71,11 8,87 1,6 ab 6,2 ab CV (%) LSD ns ns 24,51 0,37 8,18 0,55 Bảng 3.6. Tỷ lệ nảy mầm và khả năng sinh trưởng của 10 giống đậu phộng ở giai đoạn 14 ngày sau gieo Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa về mặt thống kê. CCC: Chiều cao cây TLNM: Tỷ lệ nảy mầm 3.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến khả năng phòng trừ nấm bệnh trên hạt giống đậu phộng trong điều kiện in-vitro và nhà lưới 3.4.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến khả năng phòng trừ nấm bệnh trên hạt giống đậu phộng trong điều kiện in-vitro Nghiệm thức Tỷ lệ (%) Hạt nhiễm nấm Hạt nảy mầm Mầm bình thường Mầm dị dạng Mầm bị thối Mầm nhiễm nấm Đối chứng 96 a 67 b 8 b 38 a 58 a 64 a NLU – Tri 94 a 76 a 16 a 29 b 34 b 63 a Chubeca 1.8 DD 39 b 15 c 8 b 6 c 2 c 6 b E.M 93 a 72 ab 14 a 27 b 48 a 64 a CV (%) 5,03 5,24 11,77 8,27 9,56 5,85 LSD0,01 6,25 4,75 0,74 4,43 6,16 4,67 Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0,01. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm sinh học đến tỷ lệ nhiễm nấm và khả năng nảy mầm của hạt đậu phộng trong điều kiện in-vitro ở 7 ngày sau gieo 3.4.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến khả năng phòng trừ nấm bệnh trên hạt giống đậu phộng trong điều kiện nhà lưới Nghiệm thức Tỷ lệ (%) Cây mọc Cây bình thường Cây dị dạng Mầm nhiễm nấm Hạt không mọc Đối chứng 50,00 bc 41,67 8,33 16,67 a 30,00 b NLU – Tri 58,33 ab 51,67 6,67 10,00 b 31,67 b Chubeca 1.8 DD 45,00 c 33,33 11,67 3,34 c 51,67 a E.M 60,00 a 53,33 6,67 13,34 ab 26,67 b CV (%) 12,76 9,28 14,02 LSD 8,56 ns ns 1,96 10,89 α 0,05 0,01 0,01 Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng 3.8. Ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm sinh học đến khả năng nảy mầm của hạt đậu phộng trong điều kiện nhà lưới ở 21 ngày sau gieo Bảng 3.9. Ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng của cây đậu phộng trong điều kiện nhà lưới ở 21 ngày sau gieo STT Nghiệm thức Chiều cao cây (cm) Số nhánh (nhánh) Số lá (lá) 1 Đối chứng 12,18 b 2,3 b 8,5 a 2 NLU – Tri 14,42 a 2,7 ab 7,5 b 3 Chubeca 1.8 DD 12,03 b 3,0 a 8,8 a 4 E.M 15,37 a 2,5 ab 8,6 a CV 7,63 16,43 7,2 LSD0,01 1,25 0,52 0,73 Ghi chú: giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa về mặt thống kê. Chương 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận • Ngoài đồng, xác định được 3 loại bệnh chính gây hại phổ biến ở cả huyện Châu Thành và Dương Minh Châu là đốm nâu, rỉ sắt, và héo rũ gốc mốc trắng. • Xác định được 8 loài nấm gây hại chủ yếu trên hạt đậu phộng: Pythium sp., Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich, Aspergilus flavus Link, Aspergilus niger Van Tiegh, Aspergilus parasiticus Speare, Aspergillus sp., Rhizopus sp., Sclerotium rolfsii Sacc. • Qua các kết quả điều tra cho thấy nấm Sclerotium rolfsii Sacc có khả năng lan truyền từ giai đoạn cây ngoài đồng sang hạt đậu phộng sau thu hoạch. • Giống đậu phộng VD1 có tỷ lệ nhiễm nấm bệnh cao nhất. Giống L14 có tỷ lệ nhiễm nấm thấp nhất, tỷ lệ nảy mầm và khả năng sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhà lưới. • Trong 3 chế phẩm dùng để xử lý hạt giống đậu phộng trước khi gieo trồng, thì chế phẩm nấm đối kháng NLU – Tri và chế phẩm tổ hợp các vi sinh vật hữu ích E.M có hiệu quả trong điều kiện in-vitro và điều kiện gieo trồng trong nhà lưới. • Chế phẩm tổ hợp dầu thực vật Chubeca 1.8 DD không phù hợp với việc xử lý hạt giống trực tiếp trước khi gieo trồng. 4.2. Đề nghị • Tiếp tục điều tra bệnh hại trên đậu phộng ở nhiều giai đoạn khác nhau trước và sau thu hoạch với diện tích rộng hơn để có kết luận rõ hơn về bệnh hại đậu phộng trong giai đoạn đồng ruộng và sự truyền bệnh từ giai đoạn đồng ruộng sang hạt giống đậu phộng sau thu hoạch. • Tiếp tục nghiên cứu hiệu lực của 3 chế phẩm sinh học nấm đối kháng NLU – Tri, tổ hợp dầu thực vật Chubeca 1.8 DD và tổ hợp các vi sinh vật có ích E.M để có kết quả rõ hơn. Cám ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!!!
Luận văn liên quan