Khóa luận Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Nam giai đoạn 2010-2015

Sựbiến động ngày càng nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Điều đó mang lại nhiều cơhội đồng thời vô sốrủi ro cho doanh nghiệp. Vì thế, đểtồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đánh giá đúng khảnăng của mình, linh hoạt xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Mặc dù với nguồn vốn còn nhỏ, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu nhưng Công ty TNHH Huy Nam đã khẳng định vịthếcủa mình bằng khảnăng quản lý nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhờ đó mà giá cảcủa Huy Nam rất cạnh tranh. Đểxây dựng chiến lược xuất khẩu cho Công ty, tác giả đã sửdụng công cụxây dựng chiến lược SWOT và QSPM đểlựa chọn chiến lược khảthi. Sau quá trình phân tích này, tác giả đã đưa ra ba chiến lược phù hợp cân đối với các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là: - Chiến lược thâm nhập thịtrường Nga - Chiến lược phát triển sản phẩm - Chiến lược tích hợp dọc xuôi chiều

pdf102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Nam giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ MỸ HẠNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 05 - năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Giáo viên hướng dẫn: ThS. LƯU THỊ THÁI TÂM Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ MỸ HẠNH Lớp DH7KD – MSSV: DKD062016 Long Xuyên, tháng 05 - năm 2010 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Thạc sĩ Lưu Thị Thái Tâm Người chấm, nhận xét 1: ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm 2010 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Huy Nam với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và cô chú, anh chị trong Công ty tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trường Đại học An Giang đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập ở trường. Đặc biệt là cô Lưu Thị Thái Tâm đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám đốc Công ty cùng các cô chú, anh chị trong cơ quan đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và những thông tin khác để hoàn thành khóa luận. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự bổ sung, góp ý của quý thầy cô và các anh chị, cô chú trong Công ty để báo cáo thực tập được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phạm Thị Mỹ Hạnh i TÓM TẮT Sự biến động ngày càng nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Điều đó mang lại nhiều cơ hội đồng thời vô số rủi ro cho doanh nghiệp. Vì thế, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đánh giá đúng khả năng của mình, linh hoạt xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Mặc dù với nguồn vốn còn nhỏ, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu nhưng Công ty TNHH Huy Nam đã khẳng định vị thế của mình bằng khả năng quản lý nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhờ đó mà giá cả của Huy Nam rất cạnh tranh. Để xây dựng chiến lược xuất khẩu cho Công ty, tác giả đã sử dụng công cụ xây dựng chiến lược SWOT và QSPM để lựa chọn chiến lược khả thi. Sau quá trình phân tích này, tác giả đã đưa ra ba chiến lược phù hợp cân đối với các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là: - Chiến lược thâm nhập thị trường Nga - Chiến lược phát triển sản phẩm - Chiến lược tích hợp dọc xuôi chiều Với các chiến lược trên tôi hi vọng sẽ giúp Công ty TNHH Huy Nam phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ----------------------------------------------------------------------------------------------- i Tóm tắt --------------------------------------------------------------------------------------------------- ii Mục lục --------------------------------------------------------------------------------------------------- iii Danh mục hình ------------------------------------------------------------------------------------------vi Danh mục bảng ------------------------------------------------------------------------------------------vi Danh mục biểu đồ ---------------------------------------------------------------------------------------vii Danh mục các từ viết tắt--------------------------------------------------------------------------------viii Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài ----------------------------------------------------------------------------------1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------2 1.3 Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------2 1.4 Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------2 1.6 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu -----------------------------------------------------------------2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT-MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm cơ bản ----------------------------------------------------------------------------4 2.1.1. Khái quát xuất khẩu-----------------------------------------------------------------------4 2.1.2. Chiến lược kinh doanh -------------------------------------------------------------------5 2.1.3. Marketing quốc tế-------------------------------------------------------------------------5 2.1.4. Các tỷ số tài chính ------------------------------------------------------------------------6 2.2. Phân tích môi trường hoạt động doanh nghiệp---------------------------------------------7 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô--------------------------------------------------------------9 2.2.2. Phân tích môi trường tác nghiệp --------------------------------------------------------10 2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ -------------------------------------------------------------14 2.3. Các công cụ để xây dựng phương án và lựa chọn chiến lược ----------------------------16 2.3.1. Các công cụ để xây dựng phương án chiến lược--------------------------------------16 2.3.2. Các công cụ lựa chọn chiến lược--------------------------------------------------------18 2.4. Mô hình nghiên cứu------------------------------------------------------------------------------20 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu--------------------------------------------------------------------------------22 3.2. Quy trình nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------22 iii Chương 4: GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM 4.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty----------------------------------------------------24 4.2 Cơ cấu tổ chức của công ty ----------------------------------------------------------------------25 4.3 Tầm nhìn của công ty-----------------------------------------------------------------------------26 4.4 Sản phẩm kinh doanh ----------------------------------------------------------------------------26 4.5 Thị trường tiêu thụ--------------------------------------------------------------------------------26 Chương 5: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM 5.1 Phân tích môi trường bên ngoài ----------------------------------------------------------------28 5.1.1. Môi trường vĩ mô----------------------------------------------------------------------------28 ™ Tự nhiên ----------------------------------------------------------------------------------28 ™ Văn hóa-xã hội ---------------------------------------------------------------------------29 ™ Kỹ thuật-công nghệ ---------------------------------------------------------------------30 ™ Kinh tế ------------------------------------------------------------------------------------31 ™ Chính trị-pháp luật ----------------------------------------------------------------------34 5.1.2. Môi trường vi mô----------------------------------------------------------------------------36 ™ Khách hàng-------------------------------------------------------------------------------39 ™ Đối thủ cạnh tranh -----------------------------------------------------------------------41 ™ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn -------------------------------------------------------------49 ™ Sản phẩm thay thế -----------------------------------------------------------------------49 ™ Nhà cung cấp-----------------------------------------------------------------------------49 5.2 Phân tích môi trường bên trong----------------------------------------------------------------51 5.2.1. Các hoạt động chủ yếu----------------------------------------------------------------------53 ™ Hậu cần đầu vào -------------------------------------------------------------------------53 ™ Vận hành----------------------------------------------------------------------------------54 ™ Hậu cần đầu ra ---------------------------------------------------------------------------55 ™ Marketing và bán hàng------------------------------------------------------------------55 5.2.2. Các hoạt động hỗ trợ------------------------------------------------------------------------57 ™ Thu mua-----------------------------------------------------------------------------------57 ™ Phát triển công nghệ---------------------------------------------------------------------57 ™ Quản trị nguồn nhân lực ----------------------------------------------------------------58 ™ Cơ sở hạ tầng-----------------------------------------------------------------------------59 Chương 6: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 6.1. Mục tiêu của công ty -----------------------------------------------------------------------------64 6.1.1. Căn cứ xây dựng mục tiêu -----------------------------------------------------------------64 iv 6.1.2. Mục tiêu doanh nghiệp ---------------------------------------------------------------------64 6.2.Xây dựng chiến lược kinh doanh---------------------------------------------------------------64 6.2.1. Ma trận SWOT ------------------------------------------------------------------------------64 6.2.2. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng-----------------------------------------------67 6.3. Giải pháp thực hiện chiến lược ----------------------------------------------------------------71 ™ Chiến lược thâm nhập thị trường Nga ------------------------------------------------71 ™ Chiến lược phát triển sản phẩm--------------------------------------------------------71 ™ Chiến lược tích hợp dọc xuôi chiều ---------------------------------------------------72 6.4. Thực hiện chiến lược-----------------------------------------------------------------------------73 ™ Kiểm tra lại các mục tiêu, điều kiện môi trường và các chiến lược---------------73 ™ Phân bổ các nguồn lực ------------------------------------------------------------------73 ™ Kế hoạch ngân sách ---------------------------------------------------------------------74 6.5. Kiểm tra và đánh giá chiến lược---------------------------------------------------------------75 6.5.1. Nội dung kiểm tra ---------------------------------------------------------------------------75 6.5.2. Phương pháp định lượng kết quả thực hiện ----------------------------------------------75 6.5.3. So sánh kết quả đạt được với các tiêu chuẩn --------------------------------------------75 6.5.4. Tìm kiếm nguyên nhân sai lệch -----------------------------------------------------------75 6.5.5. Sửa chữa sai lệch ----------------------------------------------------------------------------76 Chương 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 7.1. Kết luận---------------------------------------------------------------------------------------------77 7.2. Hạn chế của đề tài --------------------------------------------------------------------------------77 7.3. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------------------77 Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------------------------------- a Phụ lục 1 ------------------------------------------------------------------------------------------------------b Phụ lục 2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ c Phụ lục 3 ------------------------------------------------------------------------------------------------------d Phụ lục 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ f Phụ lục 5 ------------------------------------------------------------------------------------------------------h Phụ lục 6 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ i Phụ lục 7 ------------------------------------------------------------------------------------------------------k Phụ lục 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ l Phụ lục 9 ------------------------------------------------------------------------------------------------------n v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2-1: Mối quan hệ giữa ba môi trường --------------------------------------------------------------8 Hình 2-2: Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter -------------------------------------------------11 Hình 2-3: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh --------------------------------12 Hình 2-4: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ----------------------------------------------------------------14 Hình 2-5: Khung phân tích hình thành chiến lược ------------------------------------------------------16 Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------------20 Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------23 Hình 4-1: Một số sản phẩm kinh doanh của công ty ----------------------------------------------------26 Hình 5-1: Chuỗi giá trị của Công ty TNHH Huy Nam -------------------------------------------------52 Hình 5-2: Quy trình chế biến thuỷ sản --------------------------------------------------------------------54 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2-1: Mô hình ma trận SWOT------------------------------------------------------------------------20 Bảng 3-1: Các bước nghiên cứu đề tài --------------------------------------------------------------------22 Bảng 5-1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty TNHH Huy Nam ------------------------------48 Bảng 5-2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty---------------------------------51 Bảng 5-3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm ------------------------------------------------59 Bảng 5-4: Một số chỉ số tài chính cơ bản của Công ty TNHH Huy Nam ----------------------------60 Bảng 5-5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty----------------------------------63 Bảng 6-1: Sứ mệnh và mục tiêu của Công ty TNHH Huy Nam đến năm 2015 ---------------------64 Bảng 6-2: Ma trận SWOT của Công ty TNHH Huy Nam----------------------------------------------65 Bảng 6-3: Ma trận QSPM của công ty TNHH Huy Nam – Nhóm chiến lược về thị trường-------------------------------------------------68 Bảng 6-4: Ma trận QSPM của công ty TNHH Huy Nam – Nhóm chiến lược về sản phẩm -------------------------------------------------69 Bảng 6-5: Ma trận QSPM của công ty TNHH Huy Nam – Nhóm chiến lược tăng trưởng tích hợp----------------------------------------70 Bảng 6-6: Kinh phí đầu tư cho nguồn nhân lực----------------------------------------------------------74 Bảng 6-7: Kinh phí đầu tư cho việc thực hiện các chiến lược -----------------------------------------74 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 5-1: Giá trị xuất khẩu ngành thủy sản qua các năm -------------------------------------------37 Biểu đồ 5-2: Giá trị sản xuất ngành thủy sản qua các năm---------------------------------------------37 Biểu đồ 5-3: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam -------------------------------------------------------39 Biểu đồ 5-4: Trị giá xuất khẩu thuỷ sản của Công ty TNHH Huy Nam qua các thị trường thống kê 2009 ---------------------------------------------53 Biểu đồ 5-5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ - công nhân viên của Công ty TNHH Huy Nam--------------------------------------------------------------58 vii viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBXKTS Chế biến xuất khẩu thủy sản CCTC Cảng cá Tắc Cậu DN Doanh nghiệp EC Hội đồng Châu Âu EU Liên minh châu Âu FAO Tổ chức lương thực thế giới GDP Tổng sản phẩm nội địa HAACP Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HC-LĐTL Hành chính - Lao động tiền lương HĐQT Hội đồng quản trị IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế ITC Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm KD Kinh doanh LHQ Liên Hợp Quốc NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần ODA Viện trợ không hoàn lại QLCL Quản lý chất lượng R&D Nghiên cứu và phát triển SPS Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật SX Sản xuất TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân USD Đồng đôla VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới Xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho Công ty TNHH Huy Nam Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có cả thị trường thế giới khổng lồ để đẩy mạnh xuất khẩu nên điều này sẽ mang lại cơ hội cơ bản để mở rộng thị trường. Hàng thủy sản Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập vào thế giới, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến để đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực của ngành kinh tế thủy sản vốn dĩ còn non yếu. Ngoài ra, Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, tiếp cận công nghệ tiên tiến và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện. Bên cạnh những thuận lợi trên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt nhiều những khó khăn, thách thức khi gặp cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản nhập ngoại có chất lượng cao. Song song đó, ngành thủy sản còn gặp sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu đánh bắt, nuôi trồng và khu vực chế biến xuất khẩu thủy sản bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch còn kém. Cơ chế phối hợp giữa hai lĩnh vực trên chậm hình thành, trình độ quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thủy sản Việt nam còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Thêm nữa, hàng thủy sản nước ta đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản còn nhỏ bé, manh mún, còn yếu kém về năng lực sản xuất. Cho nên thủy sản Việt Nam sẽ rơi vào thế yếu khi phải sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Đây cũng là những cơ hội và đe dọa đặt ra cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và đặc biệt là các công ty có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó có CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUY NAM được thành lập 2003 với quy mô tương đối nhỏ. Thị trường chủ yếu của công ty bao gồm: Châu Âu, Nga và Nhật. Lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khác, công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Nam cũng phải đối mặt môi trường kinh doanh phức tạp và luôn thay đổi thường xuyên như hiện nay, những thay đổi đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Vì thế, vai trò của quản trị chiến lược ngày càng được coi trọng vì nó giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình; giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt nguy cơ đồng thời giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong “cuộc chơi” cũng như giú