Doanh nghiệp sản xuất giữmột vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế, trong đó, thông tin chi phí giữvai trò quan trọng trong doanh
nghiệp sản xuất.
Sựphát triển vềquy mô, môi trường sản xuất kinh doanh đặt các
doanh nghiệp luôn đứng trước tình hình sản xuất kinh doanh mới,
một nhu cầu thông tin mới và cũng làm phát sinh tính phức tạp vềchi
phí, đặt ra nhu cầu thông tin chi phí ngày càng nhanh chóng, linh
hoạt, thích hợp và hữu ích hơn cho các quyết định quản trị, công bố
tình hình kinh tếtài chính của doanh nghiệp.
Kếtoán chi phí được hình thành từthực tiễn này và đáp ứng thông tin
cho nhu cầu trên.
Chính sựhình thành kếtoán chi phí sẽgiúp nhà quản trị, kếtoán có
cách nhìn đúng, đầy đủhơn vềkếtoán chi phí đểxây dựng, hoàn
thiện, ứng dụng thích hợp hơn các mô hình kếtoán chi phí sản xuất
và tính giá thành, tạo điều kiện phát huy tốt được chức năng, vai trò
kếtoán chi phí trong thực tiễn, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu cung cấp
thông tin chi phí sản xuất và giá thành hiện nay và tương lai.
Chính vì vậy, kếtoán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất giữvai trò
rất quan trọng, cần được tổchức tốt đểhoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất mang lại hiệu quảcao.
53 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng hệ thống kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hoàn Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LƯƠNG PHƯỢNG UYỂN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY TNHH HOÀN PHÚ
Chuyên ngành : Kế toán doanh nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 - năm 2009
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY TNHH HOÀN PHÚ
Chuyên ngành : Kế toán doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện : LƯƠNG PHƯỢNG UYỂN
Lớp : ĐH6KT2
Mã số sinh viên : DKT052247
GV hướng dẫn : Th.S VÕ NGUYÊN PHƯƠNG
Long Xuyên, tháng 05 - năm 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : ……………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : ……………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 :……………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày…….tháng……năm……
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................04
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN……………………………………………………...........05
Mục đích chương 1………………………………………………………………………05
1.1 Cơ sở hình thành..…………………………………………………………………..05
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..………………………………………………………………05
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu………...…………………………………...06
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu…….…………………………………………………………...06
Kết luận chương 1………………………………………………………………………………..07
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………….08
Mục đích chương 2………………………………………………………………………………08
2.1 Vai trò của hệ thống kế toán chi phí……………………………………………....08
2.2 Phân loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.…………………..…….09
2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp
2.2.3 Chi phí sản xuất chung
2.3 Xây dựng hệ thống kế toán để tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm………………………………………………………………….............................10
2.3.1 Hệ thống báo cáo kế toán chi phí
2.3.1.1 Báo cáo chi phí nguyên vật liệu tổng hợp hoặc chi tiết theo từng giai
đoạn cho công trình xây dựng
2.3.1.2 Báo cáo chi phí nhân công tổng hợp hoặc chi tiết theo từng giai
đoạn sản xuất kinh doanh
2.3.1.3 Báo cáo chi phí sản xuất chung phân bổ chi tiết cho từng giai đoạn
sản xuất kinh doanh
2.3.1.4 Báo cáo giá thành sản phẩm
2.3.2 Hệ thống các tài khoản thiết lập để ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh phát
sinh và tính giá thành sản phẩm
2.3.2.1 Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.3.2.2 Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp
2.3.2.3 Tài khoản chi phí sản xuất chung
2.3.3 Hệ thống sổ kế toán ghi nhận chi phí phát sinh và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
2.3.3.1 Nhật ký sổ cái
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 1
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.3.3.2 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
2.3.3.3 Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
2.3.4 Hệ thống chứng từ ghi nhận chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh
2.3.4.1 Hoá đơn giá trị gia tăng
2.3.4.2 Các hợp đồng, biên nhận
2.3.4.3 Các hoá đơn ghi nhận các chi phí khác phát sinh
Kết luận chương 2………………………………………………………………………………14
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH HOÀN PHÚ……………………………………………………………..15
Mục đích chương 3……………………………………………………………………………..15
3.1 Đôi nét về Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng và dịch vụ đầu tư phát triển
đô thị Hoàn Phú……………………………………………………………………….15
3.1.1 Lĩnh vực hoạt động và đặc điểm các loại dịch vụ của công ty
3.1.1.1 Lĩnh vực hoạt động
3.1.1.2 Đặc điểm của các dịch vụ
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
3.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
3.2 Thực trạng công tác kế toán tại doanh nghiệp……………………………………17
3.2.1 Kế toán cho dịch vụ vệ sinh
3.2.2 Kế toán cho dịch vụ thiết kế tư vấn – giám sát
3.2.3 Kế toán cho dịch vụ xây lắp
3.3 Đánh giá sơ bộ về hoạt động của công ty……………...…………………………..20
3.3.1 Một số vấn đề rủi ro trong kinh doanh của công ty
3.3.2 Một số yếu kém về mặt quản lý sản xuất
Kết luận chương 3………………………………………………………………………………..22
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ CHO CÔNG TY
HOÀN PHÚ……………………...........................23
Mục đích chương 4……………………………………………………………………………….23
4.1 Mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán chi phí……………..……………………….23
4.2 Thiết kế sơ bộ hệ thống kế toán chi phí…………...………………………………23
4.2.1 Hệ thống kế toán chi phí đối với dịch vụ vệ sinh
4.2.1.1 Hệ thống báo cáo chi phí
4.2.1.2 Sơ đồ tài khoản hạch toán
4.2.1.3 Các loại sổ theo dõi
4.2.1.4 Các loại chứng từ hợp lệ
4.2.2 Hệ thống kê toán chi phí đối với dịch vụ thiết kế tư vấn – giám sát
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 2
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
4.2.2.1 Hệ thống báo cáo chi phí
4.2.2.2 Sơ đồ hạch toán
4.2.2.3 Các loại sổ theo dõi
4.2.2.4 Các loại chứng từ hợp lệ
4.2.3 Hệ thống kế toán chi phí cho dịch vụ xây lắp
4.2.3.1 Hệ thống báo cáo chi phí
4.2.3.2 Sơ đồ hạch toán
4.2.3.3 Các loại sổ theo dõi
4.2.3.4 Các loại chứng từ hợp lệ
4.3 Đưa thiết kế vào thử nghiệm……………………………………………………….38
4.3.1 Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh năm 2008 bằng hệ thống thiết kế
4.3.2 Một số báo cáo được trích lập
Kết luận chương 4………………………………………………………………………………..45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ………………..…………………………………………….46
Mục đích chương 5…………………………………………………………………………….....46
5.1 Kết quả ứng dụng hệ thống kế toán chi phí……………..………………………. 46
5.2 Một số kiến nghị…………………………………………………………………….47
Danh mục các bảng
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2008……………………………17
Bảng 4.1 Báo cáo tình hình nhập-xuất-tồn dầu DO cuối tháng 12/2008……………41
Bảng 4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2008………………..42
Bảng 4.3 Bảng giá mới cho dịch vụ vệ sinh…………………………………………...43
Bảng 4.4 Báo cáo chênh lệch chi phí…………………………………………………..44
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hoàn Phú……………………………..16
Sơ đò 4.1 Kế toán chi phí sản xuất đối với dịch vụ vệ sinh…………………………..24
Sơ đồ 4.2 Kế toán chi phí sản xuất đối với dịch vụ tư vấn thiết kế - giám sát………29
Sơ đồ 4.3 Kê toán chi phí sản xuất đối với hoạt động xây lắp……………………….33
Sơ đồ 4.4 Quy trình kế toán chi phí năm 2008 của công ty TNHH Hoàn Phú theo
thiết kế mới……………………………………………………………………………...39
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 3
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 4
Doanh nghiệp sản xuất giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế, trong đó, thông tin chi phí giữ vai trò quan trọng trong doanh
nghiệp sản xuất.
Sự phát triển về quy mô, môi trường sản xuất kinh doanh đặt các
doanh nghiệp luôn đứng trước tình hình sản xuất kinh doanh mới,
một nhu cầu thông tin mới và cũng làm phát sinh tính phức tạp về chi
phí, đặt ra nhu cầu thông tin chi phí ngày càng nhanh chóng, linh
hoạt, thích hợp và hữu ích hơn cho các quyết định quản trị, công bố
tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán chi phí được hình thành từ thực tiễn này và đáp ứng thông tin
cho nhu cầu trên.
Chính sự hình thành kế toán chi phí sẽ giúp nhà quản trị, kế toán có
cách nhìn đúng, đầy đủ hơn về kế toán chi phí để xây dựng, hoàn
thiện, ứng dụng thích hợp hơn các mô hình kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành, tạo điều kiện phát huy tốt được chức năng, vai trò
kế toán chi phí trong thực tiễn, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu cung cấp
thông tin chi phí sản xuất và giá thành hiện nay và tương lai.
Chính vì vậy, kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất giữ vai trò
rất quan trọng, cần được tổ chức tốt để hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất mang lại hiệu quả cao.
Đó cũng là mục tiêu cần đạt được của đề tài.
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương I : Tổng quan
Mục đích chương 1
Trong chương 1 giới thiệu về lý do lựa chọn đề tài, các mục tiêu mong muốn thực hiện
được trong quá trình nghiên cứu. Đề ra các phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài đã
chọn. Đồng thời giới hạn phạm vi nghiên cứu nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu cụ thể
hơn – Nghiên cứu thiết lập hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất để định giá thành
sản phẩm.
1.1 Cơ sở hình thành
Hoàn Phú là một đơn vị kinh doanh với sản phẩm rất đa dạng và khá chuyên biệt. Công
ty hiện có các loại dịch vụ như : thiết kế kiến trúc công trình, theo dõi, giám sát thi công;
khảo sát vẽ bản đồ; xây dựng công trình dân dụng; thu gom rác thải vệ sinh; lắp đặt hệ
thống chiếu sáng công cộng….
Chính vì vậy, hệ thống kế toán cần được thiết lập sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm
vốn có tính chất khác biệt nhau. Trong đó, trọng yếu nhất là sản phẩm các công trình xây
dựng dân dụng, đòi hỏi phải có các hạch toán và xử lý thông tin một cách chính xác và
đáng tin cậy.
Hoàn Phú là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh ở tất cả các giai đoạn hoạt
động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy,
thông tin chi phí giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
Nhu cầu thông tin chi phí luôn gia tăng về tốc độ, tính linh hoạt, chính xác để phục vụ
cho các quyết định kinh tế liên quan đến giá trị thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận,
kiểm soát và định mức chi phí của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
Do đó, vấn đề quản lý chi phí cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bởi vì Hoàn Phú
là công ty tư nhân, điều hành theo chế độ gia đình, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Như
vậy, cần thiết phải quản lý chi phí chặt chẽ, để có thể định giá sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh. Từ ý tưởng trên, đề tài “ Xây dựng hệ thống kế toán chi phí sản xuất tại công ty
TNHH Hoàn Phú ” được hình thành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết lập hệ thống kế toán chi phí sản xuất bao gồm hệ thống báo cáo chi phí phản ánh
tình hình thực hiện chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hệ thống tài khoản và sổ kế toán
để ghi nhận kịp thời các chi phí sản xuất phát sinh, nhằm xác định giá vốn hợp lý và cung
cấp thông tin phục vụ cho việc định giá sản phẩm và hệ thống chứng từ kế toán phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 5
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đối với dữ liệu sơ cấp
o Quan sát cách thức xử lý chi phí đầu vào của công ty trực tiếp tại các công
trình đang thi công để nắm bắt được các hoạt động quản lý chi phí.
o Phỏng vấn các nhân viên công ty để tìm hiểu các mặt hoạt động kinh doanh
của công ty (Phó giám đốc, kế toán, nhân viên thừa hành).
- Đối với dữ liệu thứ cấp
o Nghiên cứu các tài liệu được lưu tại công ty như các hoá đơn ghi nhận chi
phí đầu vào các nguyên vật liệu, nhật ký sổ cái, sổ ghi chép chi phí.
1.3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Đối chiếu các thông tin thu thập được từ thực tế và thông tin từ các dữ liệu lưu tại
công ty.
- Liệt kê và phân loại các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Thiết lập các tài khoản kế toán cần thiết để ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản
xuất chung. Không nghiên cứu về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu chủ yếu được tiến hành thông qua khảo sát hiện trạng các công trình
đang xây dựng ở Chợ Mới , TP.Long Xuyên và sổ sách kế toán thủ công của công
ty, từ năm 2007 đến năm 2008.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu hy vọng giúp cho quý công ty có thể hoàn thiện hệ thống kế toán, xây dựng
mức giá cho các sản phẩm phù hợp. Đồng thời, mong muốn công ty có thể quản lý được
hệ thống sản xuất một cách chặt chẽ và hiệu quả, góp phần thúc đẩy kết quả hoạt động
kinh doanh tốt hơn.
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 6
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Kết luận chương 1
Chương 1 chỉ rõ mục tiêu hướng đến và cách thức thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trong
quá trình thu thập các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp sẽ có các thông tin
không cần thiết cho mục tiêu của đề tài, cần được loại bỏ sau khi hoàn thành phần
nghiên cứu sơ bộ, không gây ảnh hưởng đến các bước tiếp theo. Phương pháp xử lý dữ
liệu tốt sẽ ngăn chặn các thông tin không cần thiết. Đồng thời đề tài được giới hạn trong
các vấn đề cần nghiên cứu để có thể làm rõ và khai thác sâu các vấn đề có liên quan đến
mục tiêu cần đạt được – là cơ sở ban đầu cho các bước tiếp theo được triển khai và
hoạch định.
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 7
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương II : Cơ sở lý luận
Mục đích chương 2
Chương 2 hoạch định các cơ sở để xây dựng hệ thống kế toán chi phí cho doanh nghiệp
sản xuất, bao gồm các yếu tố cấu thành nên hệ thống kế toán chi phí, giúp kế toán có
thể ghi nhận đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cũng như hạch toán chính xác các
chi phí thích hợp với nguồn gốc phát sinh ra nó. Đồng thời cho thấy vai trò không thể
thiếu của kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.
2.1 Vai trò của hệ thống kế toán chi phí
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh ở tất cả các giai đoạn hoạt động của
doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống kế
toán chi phí giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
Quản trị chi phí và giá thành sản phẩm là một trong những nội dung có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản
xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao như công ty Hoàn Phú Hiện nay.
Để thực hiện được mục tiêu quản trị chi phí và giá thành sản phẩm, nhằm tối đa hoá lợi
nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập
kinh tế có tính toàn cầu thì thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm có vai trò đặc biệt
quan trọng và hết sức hữu ích cho các nhà quản trị thuộc nhiều cấp độ khác nhau trong
doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp sản xuất, cần tách kế toán chi phí thành bộ phận kế toán riêng trong
hệ thống kế toán của doanh nghiệp sản xuất nhằm thực hiện tốt các vai trò sau :
- Cung cấp thông tin chi phí, giá vốn, giá bán, lợi nhuận, định hướng kinh doanh,
thương lượng với khách hàng, điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị trường.
- Cung cấp thông tin chi phí để phục vụ quá trình kiểm soát chi phí bảo đảm tiết
kiệm, hiệu quả và gia tăng năng lực cạnh tranh.
- Cung cấp thông tin chi phí để phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
định mức chi phí.
Sự phát sinh và chuyển hoá của chi phí rất nhanh chóng, phức tạp và luôn gắn liền với
những chi phí thực tế và chi phí cơ hội. Các chi phí phát sinh cần được thu thập đúng,
chính xác, kịp thời các chi phí thực tế và hạn chế bớt những chi phí cơ hội để tạo điều
kiện tiền đề cho các quyết định quản trị hợp lý và có hiệu quả trong môi trường kinh
doanh có nhiều biến động nhanh chóng.
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 8
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đây cũng là bài toán đặt ra cho việc tổ chức kế toán nói chung và kế toán chi phí nói
riêng, để áp dụng thích hợp các công cụ, mô hình kế toán chi phí trong các doanh nghiệp
sản xuất hiện nay và tăng cường thông tin chi phí phục vụ tốt hơn cho việc kiểm soát,
điều chỉnh, đánh giá và dự báo.
2.2 Phân loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đây là loại chi phí được kết chuyển vào thời điểm cuối kỳ, phản ánh tất cả các chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh bao
gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu
…Trong đó
• Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm giá mua và chi phí mua những loại
nguyên vật liệu chính được sử dụng trực tiếp trong từng quá trình sản xuất.
Loại nguyên vật liệu này cấu thành nên sản phẩm và chi phí của nó chiếm
tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm.
• Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm giá mua và chi phí mua các nguyên
vật liệu kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, vẻ
thẩm mỹ của sản phẩm.
• Chi phí nhiên liệu bao gồm giá mua và chi phí mua nhiên liệu. Thực chất
chi phí nhiên liệu cũng là chi phí nguyên vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò
quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, chi phí này cần được tách ra để quản lý và đôi khi để kiểm
soát khi có sự xáo trộn do tình hình biến động trên thị trường.
- Loại chi phí này chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí, dễ nhận diện, định lượng chính
xác.
- Đối với hoạt động xây dựng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định
mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất,
định mức vật tư trực tiếp.
2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp
- Đây là loại chi phí được kết chuyển vào thời điểm cuối kỳ, bao gồm tiền lương
chính, phụ cấp theo lương phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
của công nhân trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất.
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 9
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Chi phí nhân công là cơ sở để nhà quản trị hoạch định mức tiền lương bình quân
cho người lao động, tiền đề điều chỉnh chính sách lương đạt được sự cạnh tranh
lành mạnh về nguồn lực lao động.
2.2.3 Chi phí sản xuất chung
- Đây là loại chi phí bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 02 khoản mục chi phí
nói trên. Chi phí sản xuất chung thường bao gồm
o Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất.
o Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong
hoạt động sản xuất.
o Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa
chữa, bảo hiểm tài sản…
- Chi phí sản xuất chung gồm nhiều thành phần có nguồn gốc phát sinh, đặc điểm
khác nhau, ít biểu hiện một cách cụ thể. Chi phí sản xuất chung khó tập hợp, phân
bổ, dễ làm sai lệch chi phí.
2.3 Xây dựng hệ thống kế toán để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
2.3.1 Hệ thống báo cáo kế toán chi phí
2.3.1.1 Báo cáo chi phí nguyên vật liệu tổng hợp hoặc chi tiết theo từng
giai đoạn cho các công trình xây dựng
Giúp nhà quản trị quản lý chi phí theo từng giai đoạn để điều chỉnh quyết định trong
tương lai và quản lý toàn bộ chi phí phát sinh cho một sản phẩm hoàn thành, từ đó xác
định giá vốn và lợi nhuận trong kinh doanh.
2.3.1.2 Báo cáo chi phí nhân công tổng hợp hoặc chi tiết theo từng giai
đoạn sản xuất kinh doanh
Giúp nhà quản trị quản lý nguồn lực lao động và điều chỉnh nhân công phù hợp với khối
lượng công trình đã hoạch định sẵn.
2.3.1.3 Báo cáo chi phí sản xuất chung phân bổ chi tiết cho từng giai
đoạn sản xuất kinh doanh
Giúp nhà quản trị quản lý được toàn bộ các chi phí phát sinh ngoài các chi phí trực tiếp,
từ đó ra các quyết định kinh doanh thích hợp.
Lương Phượng Uyển – DH6KT2 10
Trường Đại học An Giang – Khoa KT QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.3.1.4 Báo cáo giá thành sản phẩm
Tổng hợp tất cả chi phí phát sinh cho một loại sản phẩm, giúp nhà quản trị hoạch định
chiến lược kinh doanh trong tương lai, cũng như lợi nhuận kế hoạch cho tương lai.
2.3.2 Hệ thống các tài khoản thiết lập để ghi nhận chi phí sản xuất kinh
doanh phát sinh và tính giá thành sản phẩm
2.3.2.1 Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Ký hiệu : 621
- Tài khoản 621 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chu