Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm
gần đây khi quan hệ kinh tế-thương mạiViệt Nam và Trung Quốc đãcó những
bước phát triển mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các
tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên giới. Bên
cạnh đóViệt Nam còn có biên giới với Lào và Campuchia, tuy họ là các quốc gia
nhỏ, còn khó khăn về kinh tế, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng là nằm trong
tiểu vùng sông Mêkông. Giữa các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang
có nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành
lang Đông-Tây trên cơsở dòng chảy tự nhiên của sông Mêkông. Tât cả các điều
kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích hợp,
trong đóphải kể đến khu kinh tế cửa khẩu.
Để đưa ra được khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu, cần phải dựa trên cơsở của
nhiều khái niệm có liên quan. Khái niệm được đề cập đến đầu tiên là “giao lưu
kinh tế qua biên giới”, từ trước đến nay khái niệm về “giao lưu kinh tế qua biên
giới” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi thương mại, trao
đổi hàng hoá giữa cưdân sinh sống trong khu vực biên giới, hoặc giữa các doanh
nghiệp nhỏ đóng tại các địa b àn biên giới xác định, thuộc tỉnh có cửa khẩu biên
giới.
103 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng
Đông Bắc
I. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu:
1. Khái niệm:
Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm
gần đây khi quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã có những
bước phát triển mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các
tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên giới. Bên
cạnh đó Việt Nam còn có biên giới với Lào và Campuchia, tuy họ là các quốc gia
nhỏ, còn khó khăn về kinh tế, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng là nằm trong
tiểu vùng sông Mêkông. Giữa các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang
có nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành
lang Đông-Tây trên cơ sở dòng chảy tự nhiên của sông Mêkông. Tât cả các điều
kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích hợp,
trong đó phải kể đến khu kinh tế cửa khẩu.
Để đưa ra được khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu, cần phải dựa trên cơ sở của
nhiều khái niệm có liên quan. Khái niệm được đề cập đến đầu tiên là “giao lưu
kinh tế qua biên giới”, từ trước đến nay khái niệm về “giao lưu kinh tế qua biên
giới” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi thương mại, trao
đổi hàng hoá giữa cư dân sinh sống trong khu vực biên giới, hoặc giữa các doanh
nghiệp nhỏ đóng tại các địa bàn biên giới xác định, thuộc tỉnh có cửa khẩu biên
giới. Thương mại qua các cửa khẩu biên giới có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau: trao đổi hàng hoá qua các cặp chợ biên giới, nơi cư dân 2
bên biên giới thực hiện các hoạt động mua/bán hàng hoá trên cơ sở tuân thủ các
quy định của Nhà nước về tổng khối lượng hoặc tổng giá trị trao đổi. Địa điểm
cho các cặp chợ này do chính quyền của cả 2 bên thỏa thuận. Hoặc là các hoạt
động thương mại biên giới thực hiện dưới dạng trao đổi hàng hoá giữa hai xí
nghiệp nhỏ tại địa phương với các đối tác của mình ở bên kia biên giới. Thông
thường, đây là các hoạt động trao đổi hàng hoá với giá trị không lớn lắm. Trong
khi đó, hiểu theo nghĩa rộng, giao lưu kinh tế qua biên giới bao gồm các dạng
hoạt động trao đổi kinh tế, kĩ thuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó các hoạt
động trao đổi thương mại là một trong những yếu tố cấu thành. Trong vòng hơn
một thập kỉ vừa qua , nội dung của giao lưu kinh tế đã có những thay đổi lớn và
trở thành các hoạt động hợp tác kinh tế, kĩ thuật ngày càng đầy đủ và toàn diện
hơn. Trong đó, các hoạt động giao lưu kinh tế không chỉ đơn thuần là việc buôn
bán, trao đổi hàng hoá thông thường mà còn bao gồm cả các hoạt động hợp tác
kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, thực hiện các liên doanh xuyên biên giới,
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của phía bên kia biên giới, buôn bán các
trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch qua biên giới,
v..v… Như vậy, có thể trao đổi hàng hoá đơn giản thành các hoạt động hợp tác
sản xuất kinh doanh. Tại một số nước (như Trung Quốc, Thái Lan) xu hướng này
ngày càng trở nên rõ ràng và trở thành hướng đi chính, dẫn tới việc thành lập các
khu mậu dịch tự do biên giới, hoăc thành lập các khu hợp tác kinh tế khu vực và
quốc tế.
Các lý thuyết kinh tế học phát triển đã chỉ rõ rằng giao lưu kinh tế qua biên giới
với tư cách là một hình thức mở cửa kinh tế giữa các nước láng giềng có thể
mang lại nhiều lợi thế cho các nước này. Sơ lược có thể đưa ra bốn lợi thế như
sau: Thứ nhất, các nước láng giềng có ưu thế về vị trí địa lý, khoảng cách nối liền
qua biên giới sẽ làm giảm nhiều chi phí giao thông vận tải và liên lạc; các vùng
biên giới lại thường là các vùng có nguồn tài nguyên dồi dào, sản vật quý đa
dạng, là những tiền đề tốt để phát triển thương mại và du lịch. Thứ hai, khu vực
các cửa khẩu biên giới trên bộ hiện còn chưa phải đối mặt với cạnh tranh thương
trường ở mức gay gắt như các vùng cửa khẩu hàng không hàng hải, mà chỉ là
một thị trường mới mở, mang tính chất bổ sung cho các nhu cầu của nhau. Thứ
ba, các nước láng giềng có trình độ phát triển không quá chênh lệch về cơ cấu
ngành nghề, sản phẩm, nguyên liệu, nhu cầu thị trường. Thứ tư, buôn bán biên
giới trên bộ có thể có những hình thức đa dạng hơn so với buôn bán qua các cửa
khẩu hàng không, hàng hải. Nhân dân vùng biên giới hai nước qua lại buôn bán,
giao lưu, làm thúc đẩy nhu cầu quan hệ, trao đổi chính thức ở cấp Nhà nước.
Giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới là hình thức tiếp cận mới để
thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các nước láng giềng. Cho đến
nay, lịch sử hợp tác kinh tế đã biết đến nhiều hình thức liên kết kinh tế thông
thường. Trong đó, ở trình độ cao, phải kể đến các hình thức như:
- Khu vực thương mại tự do
- Liên minh thuế quan
- Thị trường chung
- Liên minh kinh tế
Trong khi đó, tại các vùng, các địa phương có trình độ phát triển kinh tế còn
thấp, các hoạt động hợp tác kinh tế còn được thực hiện dưới nhiều dạng thức
khác nhau. Trong đó phải kể đến là:
- Các vùng tăng trưởng: là hình thức hợp tác kinh tế mới giữa các vùng nằm kề
nhau về mặt địa lý của các nước làng giềng, cho phép đạt được mục tiêu tăng
trưởng nhanh hơn về thời gian, thấp hơn về chi phí. Đồng thời, chúng còn có các
ưu điểm khác nhau cho phép khai thác các thế mạnh bổ sung của mỗi nước thành
viên, tận dụng hiệu quả kinh tế qui mô lớn.
- Các thỏa thuận về thương mại miễn thuế: cũng là một hình thức liên kết thương
mại được xem xét tại một số nước đang phát triển ở châu á (ví dụ: giữa ấn Độ và
Nêpan. Trung Quốc và một số nước láng giềng,vv…). Những thỏa thuận này có
thể dẫn đến việc thực hiện các qui định về miễn thuế quan cho một số loại hàng
hoá được trao đổi gữa các nước thành viên, và thậm chí có thể làm tiền đề cho
một liên minh thuế quan về sau.
- Các đặc khu kinh tế (như khu chế suất, khu công nghiệp tập trung) được áp
dụng tại nhiều nước Đông á và Đông-Nam á trong vài thế kỉ gần đây, và ở Việt
Nam hiện nay, cũng là một trong những hình thức đặc thù này.
Yếu tố chính qui định sự khác biệt về mức độ hợp tác và các hình thức được lựa
chọn là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của các nước đang thực hiện
liên kết. Tính đa dạng trong các loại hình và yếu tố quyết định sự cho sự lựa chọn
một mô hình cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện
cần và đủ để quyết định hình thức này hay hình thức kia sao cho phù hợp hơn và
có hiệu quả hơn.
Do đó, thông qua các hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên kết kinh
tế, căn cứ theo đặc điểm của một loại hình kinh tế gắn liền với cửa khẩu, cho
phép áp dụng những chính sách riêng trong một phạm vi không gian và thời gian
xác định mà ở đó đ• có giao lưu kinh tế biên giới phát triển… sẽ hình thành khu
kinh tế cửa khẩu. Vì vậy, có thể hiểu khu kinh tế cửa khẩu là một không gian
kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và
được thực hiện những cơ chế chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm ở
đó nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn do Chính phủ hoặc Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập. Hay khu kinh tế cửa khẩu có thể được hiểu là
một vùng lãnh thổ bao gồm một hoặc một số cửa khẩu biên giới được Chính phủ
cho áp dụng một số chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội
nhằm tăng cường giao lưu kinh tế với các nước, tạo nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước và đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế các địa phương có cửa khẩu.
2. Những điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa khẩu với các khu kinh tế
khác.
Nội hàm của khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu đã đề cập ở trên cho ta thấy, nó
có một số điểm giống và khác nhau so với một số mô hình kinh tế như khu công
nghiệp, khu chế xuất… Và thông qua sự so sánh này chúng ta sẽ có cái nhìn toàn
diện hơn về mô hình khu kinh tế cửa khẩu.
- Trên thế giới có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao. Đối với Việt Nam các khái niệm trên được hiểu
một cách thống nhất theo cơ chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo NĐ số
36/Chính phủ ngày 24/4/1997. Các khái niệm được hiểu như sau:
Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới xác định không có
dân cư sinh sống, được hưởng một chế độ ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên của Chính
phủ hay địa phương, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập. Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn, hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài, là đối tượng đầu tư chủ yếu vào các khu công nghiệp vì họ hi vọng
vào thị trường nội địa, một thị trường mới, có dung lượng lớn để tiêu thụ hàng
hoá của mình. Hơn nữa, việc mở của thị trường nội địa cũng phù hợp với xu
hướng tự do hóa mậu dịch trên thế giới và khu vực… Việc cho phép tiêu thụ
hàng hoá tại thị trường trong nước không những tạo nên yếu tố kích thích cạnh
tranh sản xuất trong nước từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu mà còn góp phần
tích cực đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập lậu.
- Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao
và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu -
triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới
địa lý xác định được hưởng một số chế độ ưu tiên nhất định, do Chính phủ hoặc
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Đặc khu kinh tế là một khu vực không gian kinh tế, mà ở đó thiết lập một chế
độ ưu tiên riêng, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập. Chế độ ưu
tiên này được hình thành nhờ một loạt các điều kiện ưu đãi nhất định (như được
miễn giảm các loại thuế, nới lỏng qui tắc thuế quan và ngoại hối…), nhằm thúc
đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học trong khu vực.
Như vậy, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao là ba loại của đặc
khu kinh tế, chúng có những đặc điểm khác nhau xuất phát từ sự khác nhau về
mục đích, đối tượng tham gia hay mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế.
Qua các khái niệm trên có thể thấy một số điểm giống và khác nhau giữa khu
kinh tế cửa khẩu với các loại hình kinh tế trên là:
- Điểm giống nhau, trước hết về tư cách pháp nhân, chúng được thành lập do
quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ và được hưởng một số chế
độ ưu đ•i của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương,có một không gian kinh tế
hay một vị trí xác định. Ngoài ra, các hình thức kinh tế này đều nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, địa phương, thông qua việc
phát huy đặc điểm hoạt động của từng loại hình này đối với vùng, địa phương,
hay kinh tế cả nước.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa khu kinh tế cửa khẩu với các hình thức kinh tế
này, là ở vị trí và điều kiện hình thành. Để thành lập khu kinh tế cửa khẩu trước
hết phải gắn với vị trí cửa khẩu, đây là khu vực có dân hoặc không có dân sinh
sống, có các doanh nghiệp trong nước ngoài. Hơn nữa, mực đích thành lập khu
kinh tế cửa khẩu nhằm ưu tiên phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du
lịch và công nghiệp. Trong đó, qua trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ,
bao gồm: hoạt động xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá
cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế… Như vậy, nguồn hàng hóa trao đổi ở
đây có thể là tại chỗ, hoặc từ nơi khác đưa đến, khác với khu công nghiệp và khu
chế xuất. Do đó các chính sách ưu tiên cũng khác nhau, phù hợp với đặc thù của
vùng, địa phương nơi các loại hình này được thành lập.
II. Mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
1. Mô hình không gian.
Các khu kinh tế cửa khẩu đều có đặc điểm chung về hành chính là nơi tiếp giáp
hai hay nhiều quốc gia, có vị trí địa lý riêng trên đất liền, biển, sông hồ…. nằm
trong tài liệu phân chia biên giới theo Hiệp Định và được Nhà nước cho áp đặt
một số chính sách riêng.
1.1. Nguyên tắc chung của mô hình không gian:
ơ- Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thuỷ, thềm lục địa, vùng trời theo hiệp
định đã ký và các quy ước quốc tế.
- Các hoạt động ở khu vực phải xét đến yếu tố địa lý, tự nhiên để không làm tổn
hại đến lợi ích các bên về các mặt, chú ý đến lĩnh vực môi trường.
- Bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các yếu tố tự nhiên để các bên cùng có lợi.
- Cần có sự bàn bạc cụ thể khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo
ra sự hợp tác các nguồn lực của các bên.
- Tìm kiếm các các yếu tố tương đồng, tìm kiếm và hướng tới các vị trí mà ở đó
có mối liên hệ tốt trong nội địa để bù đắp các thiếu hụt về nguồn lực, về trao đổi
hàng hoá.
- Tránh các vị trí bất lợi, vị trí để tội phạm hoạt động hoặc có thể xảy ra tranh
chấp, lấn chiếm, vị trí dễ nảy sinh mâu thuẫn.
1.2. Một số mô hình không gian:
Mô hình đường thẳng: Đây là mô hình tốt, một mặt giảm tập trung cao về biên
giới, đồng thời là nơi sử dụng hàng hoá nhập khẩu và tạo ra hàng xuất khẩu dựa
trên cơ sở lợi thế về mặt giao thông. Để đáp ứng về điều đó các bên phải có tuyến
đường bộ, đường sắt, đường sông, hoặc liền bờ biển, ngoài ra trên các tuyến giao
thông đó cần hình thành các, khu công nghiệp, đô thị, bến cảng ở mỗi bên với cự
ly hợp lý, có mối liên hệ kinh tế mật thiết với khu kinh tế cửa khẩu. Mô hình này
gần như đã tồn tại một cách “tự nhiên” trong lịch sử, từ một lối mòn dân chúng
qua lại sau đó nhu cầu trao đổi tăng giao thông phát triển trở thành cửa khẩu. Có
thể cho rằng mô hình này là cơ sở của các mô hình khác. (hình 1a)
Mô hình quát giao nhau ở cán: là mô hình dựa trên hai bên có hành loạt các đô
thị, khu công nghiệp, các vùng sản xuất nhưng cách biên giới một khoảng do tự
nhiên hoặc quy ước một cách phù hợp, việc trao đổi hàng hoá đều tập trung về
khu kinh tế theo đường giao thông gần nhất. Mô hình này có tính tập trung cao
về thương mại, có thể gọi là cảng khô hay khu thương mại tự do. (hình1b)
Mô hình quạt giao nhau ở cánh: là mô hình mà biên giới có các khu đô thị, khu
công nghiệp tập trung, hàng hoá hai bên được trao đổi một cách phân tán ở nhiều
cặp chợ biên giới. Mô hình này thích hợp với biên giới có địa hình phẳng đông
dân cư để có thể xây dựng các phố biên giới dài hàng km. (hình 1c)
Mô hình lan toả: là mô hình dựa trên cơ sở tập quán sinh hoạt của dân cư nên mô
hình này mang tính tự phát và phát triển theo yêu cầu lợi dụng các yếu tố tự
nhiên. Mô hình này thích hợp với các cặp chợ, thị trấn biên giới, hay các công
trình hạ tầng do hai bên hợp tác, hoặc sẵn có.
1c. Mô hình quạt giao ở cánh
1.3. Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu:
Là mô hình căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, khả năng giao
lưu với nước thứ ba nhờ hệ thống giao thông như đường bộ, sân bay bến cảng
đường thủy; dựa trên các điều kiện tự nhiên thuận lợi các nước sẽ bố trí các cặp
cửa khẩu quốc tế, quốc gia và địa phương.
Mô hình này được dựa trên một số các nguyên tắc như: thuận lợi cho việc kiểm
soát các phương tiện, người và hàng hoá qua lại, trong đó cần có sự phối hợp hỗ
trợ về các tiện ích công cộng như điện, nước, chiếu sáng, cây xanh, môi trường.
Ngoài ra cần có dịch vụ tốt cho sự lưu trú của người cũng như của hàng hoá và
các phương tiện quá cảnh,... Có hai mô hình cụ thể sau:
- Mô hình đối xứng: là mô hình được xây dựng theo định hướng phát triển của
mỗi bên và thoả thuận quốc gia, mỗi bên xây dựng khu kinh tế cửa khẩu độc lập,
cạnh tranh phát triển, do vậy nó có nét đối xứng mỗi bên có kết cấu hạ tầng giống
nhau do đó chúng có những điểm bố trí tương đồng với nhau về kết cấu bao gồm:
khu dân cư, khu thương mại, khu sản xuất, khu vui chơi giải trí, khu hành chính.
Mô hình đặc biệt: đây là mô hình liên kết hai giai đoạn, tạo ra vùng lãnh thổ đặc
biệt, hai bên có thể thoả thuận bằng một hiệp ước, theo đó chỉ ra vùng lãnh thổ
hợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống. Điểm khác biệt về nguyên tắc
của mô hình là hình thành một công ty kinh doanh hạ tầng cho thuê toàn bộ các
tiện ích trong khu theo danh mục ngành nghề kinh doanh. Mô hình này có lợi thế
khai thác tốt nhất hạ tầng và có khả năng thu hút đầu tư quốc tế. Tuy nhiên cơ
chế qui định trách nhiệm và lợi ích mỗi bên cần được phân định một cách thật rõ
ràng.
Khu sản xuất (công ty liên doanh đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng thuê
đất) Các cửa kiểm soát Khu hành chính Khu thương mại và dịch vụ
2. Mô hình thể chế.
2.1. Nguyên tắc chung:
- Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thoả thuận, quốc gia, khu vực trên cơ
sở bảo đảm hoà bình, thịnh vượng và cùng có lợi.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng
mắc dựa trên sự tôn trọng truyền thống và tập quán, bản sắc văn hóa của mỗi dân
tộc.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng làm
ăn.
- Phân cấp giải quyết các vấn đề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền
khu vực theo nguyên tắc đối xứng.
Giữa các quốc gia có chung biên giới cần có sự trao đổi thông tin một cách
thường xuyên về tình hình xây dựng cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế cửa
khẩu của mỗi nước, để cùng phối hợp điều chỉnh và thực hiện cho phù hợp.
Những nội dung mà các bên cùng quan tâm là :
- Khảo sát thực tế nguồn lực trong khu vực qui ước như điều kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội, văn hóa, dân tộc và tập quán, các ưu thế và các hạn chế.
- Những vấn đề về cơ chế chính sách chung như đường lối, chủ trương, chính
sách, những văn bản pháp lý, các hiệp định, mô hình thể chế tại các khu vực cửa
khẩu.
- Các chính sách cụ thể trong hoạt động xuất nhập khẩu, các biểu thuế và thủ tục
hải quan, xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện; những văn bản quy định
về đầu tư nước ngoài vào khu vực này, cũng như các biện pháp đảm bảo an ninh,
trật tự và các biện pháp bảo vệ môi trường cho sự phát triển khu kinh tế cửa
khẩu.
- Các văn kiện thỏa thuận dự kiến đưa ra trao đổi và phân cấp hợp tác. Các dự án
đầu tư hỗn hợp và danh sách các đối tác trực tiếp tham gia.
2.2. Vùng giao thoa các chính sách khuyến khích
Các khu kinh tế cửa khẩu thuộc khu vực hành chính đến cấp cơ sở (thôn, tổ dân
phố) được chính quyền Trung ương phân cấp quản lý theo hướng khuyến khích
phát triển hơn các vùng khác nhưng không phải khu hành chính riêng như các
đặc khu kinh tế vì vậy khu kinh tế cửa khẩu là vùng giao thoa chính sách.
2.3. Một cửa áp dụng cho hình thức phân cấp quản lý :
Một trong những vấn đề được mọi nguời quan tâm và lo ngại đó là vấn đề trong
việc ra vào khu kinh tế cửa khẩu và xuất nhập cảnh. Cần phải có sự công khai
công việc và thống nhất trong các đơn vị làm dịch vụ về vấn đề thu lệ phí.
Các khu kinh tế cửa khẩu có nhiều hình thức và phân cấp quản lý khác nhau
nhưng đều theo nguyên tắc một cửa cho các hoạt động đầu tư và thương mại.
- Cửa khẩu độc lập, hình thành theo điều ước quốc tế mà chính phủ nước sở tại
phê chuẩn giao cho ngành hải quan quản lý có qui chế riêng.
- Khu thương mại tự do trong đó có khu công nghiệp tự do cấp tỉnh hoặc cấp
quốc gia, khu vực này không có dân cư, hàng hoá vào được miễn thuế, việc
chuyển đổi hàng hoá như thay đổi nhãn hiệu, bao bì, lắp ráp,… không chịu sự
giám sát của hải quan và khi tái xuất hoặc nhập khẩu phải lập sổ sách chịu sự
giám sát của hải quan, phải nộp thuế.
Khu kinh tế cửa khẩu cấp tỉnh trong đó có khu thương mại tự do như trên, có dân
cư và có đặc quyền riêng về đầu tư và thương mại, ở vùng thuận lợi có sân bay,
bến cảng có thể hình thành đặc khu kinh tế với vùng lãnh thổ rộng, thiết chế hành
chính riêng.
3. Mô hì