Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010 bắt nguồn từ khủng hoảng
thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự
đổ vỡ của hàng loạt định chế tài chính lớn, nhiều tổ chức tín dụng bị quốc hữu hoá
và sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Nhiều nhà kinh tế
coi cuộc khủng hoảng này là một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại
khủng hoảng những năm 30 thế kỷ trước. Cuộc khủng hoảng này đã làm tiêu tan
một lượng tài sản lớn ước tính có gía trị hàng ngàn tỉ USD.
Để đối phó với nguy cơ nền kinh tế thế giới lâm vào vòng xoáy giảm phát,
Cục dự trữ Liên bang Mỹ cùng với các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng
cung tiền cho nền kinh tế nhằm ngăn chặn việc suy giảm tiêu thụ trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ các nước cũng có các gói kích cầu bằng cách cho vay và
chi để bù đắp việc cắt giảm chi tiêu từ khối kinh tế tư nhân và hộ gia đình. Riêng
Mỹ có tất cả 2 gói kích cầu có tổng trị giá l à 1.000 tỉ USD trong năm 2008 v à 2009.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng dẫn tới hiện tượng đóng băng
trên thị trường tín dụng, đẩy hệ thống tài chính thế giới tới bờ vực phá sản. Trước
tình thế này, Cục dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cùng
nhiều ngân hàng trung ương khác, đã có những phản ứng kịp thời mang tính chất
gay cấn. Trong Quý IV năm 2008, các ngân hàng trung ương đã mua lại tổng cộng
là 2.500 tỉ USD nợ công và các tài sản xấu từ các ngân hàng. Đây được coi là một
trong những động thái mạnh mẽ nhất trong chính sách tiền tệ từ trước tới nay. Chính
phủ các nước Châu Âu và Mỹ cũng đã tăng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng lên
1.500 tỉ USD dưới hình thức mua cổ phiếu ưu đãi tại các ngân hàng chính.
Chính phủ các nước cũng cứu trợ các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, đẩy nợ công lên cao. Cho đến nay, các cơ quan Chính phủ Mỹ đã chi
hoặc cam kết hàng ngàn tỉ USD dưới dạng tín dụng, mua tài sản, bảo đảm hay chi
trực tiếp. Tổng giá trị cam kết là 11.000 tỉ USD, giải ngân thực tế là 3.000 tỉ USD,
cụ thể :
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Cái nhìn toàn cảnh, khuyến nghị giải pháp cho tiền thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU : CÁI NHÌN TOÀN CẢNH,
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO TTCK VIỆT NAM
Thạc sĩ Kinh tế Nguyễn Ngọc Cảnh
Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010 bắt nguồn từ khủng hoảng
thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự
đổ vỡ của hàng loạt định chế tài chính lớn, nhiều tổ chức tín dụng bị quốc hữu hoá
và sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Nhiều nhà kinh tế
coi cuộc khủng hoảng này là một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại
khủng hoảng những năm 30 thế kỷ trước. Cuộc khủng hoảng này đã làm tiêu tan
một lượng tài sản lớn ước tính có gía trị hàng ngàn tỉ USD.
Để đối phó với nguy cơ nền kinh tế thế giới lâm vào vòng xoáy giảm phát,
Cục dự trữ Liên bang Mỹ cùng với các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng
cung tiền cho nền kinh tế nhằm ngăn chặn việc suy giảm tiêu thụ trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ các nước cũng có các gói kích cầu bằng cách cho vay và
chi để bù đắp việc cắt giảm chi tiêu từ khối kinh tế tư nhân và hộ gia đình. Riêng
Mỹ có tất cả 2 gói kích cầu có tổng trị giá là 1.000 tỉ USD trong năm 2008 và 2009.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng dẫn tới hiện tượng đóng băng
trên thị trường tín dụng, đẩy hệ thống tài chính thế giới tới bờ vực phá sản. Trước
tình thế này, Cục dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cùng
nhiều ngân hàng trung ương khác, đã có những phản ứng kịp thời mang tính chất
gay cấn. Trong Quý IV năm 2008, các ngân hàng trung ương đã mua lại tổng cộng
là 2.500 tỉ USD nợ công và các tài sản xấu từ các ngân hàng. Đây được coi là một
trong những động thái mạnh mẽ nhất trong chính sách tiền tệ từ trước tới nay. Chính
phủ các nước Châu Âu và Mỹ cũng đã tăng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng lên
1.500 tỉ USD dưới hình thức mua cổ phiếu ưu đãi tại các ngân hàng chính.
Chính phủ các nước cũng cứu trợ các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, đẩy nợ công lên cao. Cho đến nay, các cơ quan Chính phủ Mỹ đã chi
hoặc cam kết hàng ngàn tỉ USD dưới dạng tín dụng, mua tài sản, bảo đảm hay chi
trực tiếp. Tổng giá trị cam kết là 11.000 tỉ USD, giải ngân thực tế là 3.000 tỉ USD,
cụ thể :
- Chương trình cứu trợ đối với các tài sản xấu : tổng giá trị cam kết của
Chính phủ Mỹ là 700 tỉ USD, đã đầu tư thực tế là 300 tỉ USD;
- Các nỗ lực cứu trợ các ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang Mỹ : tổng giá
trị cam kết là 6.400 tỉ USD, đầu tư thực tế là 1.500 tỉ USD;
- Các chương trình kích cầu : tổng giá trị cam kết là 1.200 tỉ USD, giải ngân
thực tế là 577,8 tỉ USD;
- Chương trình hỗ trợ Tập đoàn bảo hiểm AIG : tổng giá trị cam kết là 182 tỉ
USD, giải ngân thực tế là 127,4 tỉ USD;
- Chi cho việc thôn tính các ngân hàng gặp khó khăn của Công ty bảo hiểm
tiền gửi Liên bang : đã chi 45,4 tỉ USD;
- Các sáng kiến cứu trợ ngành tài chính khác : tổng giá trị cam kết là 1.700 tỉ
USD, giải ngân thực tế là 366,4 tỉ USD;
- Các sáng kiến ứu trợ ngành bất động sản khác : tổng giá trị cam kết là 745
tỉ USD, giải ngân thực tế là 130,6 tỉ USD;
Kết quả từ các gói cứu trợ là nền kinh tế Mỹ nói riêng, và nền kinh tế thế
giới nói chung đã bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc từ năm 2009, và xu hướng
này ngày càng rõ hơn trong năm 2010. Theo phân tích tình hình thực tế hiện nay,
cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã cơ bản vượt qua thời kỳ xấu nhất, kinh tế
thế giới bắt đầu đi lên từ đáy, nhân tố chủ yếu chính là chỉ số khủng hoảng (tỉ lệ bất
ổn) đã giảm xuống dưới 30%. Theo báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế
giới năm 2010" do Liên Hợp Quốc ban bố thì dự tính năm 2010, tỉ lệ tăng trưởng
kinh tế thế giới chỉ là 2,4%. Tăng trưởng âm của năm 2009 chuyển thành tăng
trưởng thực sự vào năm 2010 là một chuyển biến tích cực quan trọng.
Nhưng theo định nghĩa truyền thống của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tỉ lệ
tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức dưới 2,5% được định nghĩa là suy thoái kinh tế
thế giới, vì thế năm 2010, kinh tế thế giới vẫn nằm trong suy thoái hoặc bên bờ của
suy thoái. Trong nghịch cảnh kinh tế thế giới như vậy, theo dự tính, năm 2010, các
nước đang phát triển được coi là một chỉnh thể sẽ tăng tốc là 5,1%, trong đó tỉ lệ
tăng trưởng kinh tế của nhóm kinh tế mới nổi là 6%, còn các nước phát triển chỉ
khoảng 1,75% (dự báo của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 1,3%).
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI HẬU KHỦNG HOẢNG
Bên cạnh những chính sách đối phó mang tính chất tức thời kể trên, Chính
phủ các nước cũng đã có những nỗ lực không nhỏ trong việc cải cách nền kinh tế,
đặc biệt là hệ thống tài chính vốn được chỉ trích nhiều nhất trong cuộc khủng
hoảng tài chính này. Vào tháng 6 năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa
ra một serie chính sách cải cách, bao gồm bảo vệ người tiêu dùng, quản lý mức thù
lao cho lãnh đạo cao cấp doanh nghiệp, yêu cầu cao hơn về vốn đối với ngân hàng,
tăng cường quản lý hệ thống tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các loại chứng
khoán, tài sản phái sinh, tăng quyền lực cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
Ngày 21/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức ký thành luật dự
thảo cải cách ngành tài chính sâu rộng nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm
1930, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo sự ổn định kinh tế tốt hơn. Đạo
luật mới dài 2.323 trang, mang tên "Bảo vệ người tiêu dùng và cải cách Phố Wall
Dodd-Frank", trong đó Dodd-Frank là từ ghép tên của Thượng nghị sĩ Christopher
Dodd và Hạ nghị sĩ Barney Frank, hai nhà tài trợ chính của đạo luật này trong
Quốc hội Mỹ.
Dodd-Frank được xem là một bước ngoặt mang tính lịch sử, khi đánh giá lại
toàn bộ các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ. Đây là dự luật cải cách mạnh mẽ
và sâu rộng nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930 tới nay. Đạo luật
Dodd-Frank sẽ mang lại cho Chính phủ Mỹ những quyền lực mới để ngăn chặn các
công ty có khả năng đe doạ tới nền kinh tế, thành lập một cơ quan mới bảo vệ
người tiêu dùng và giám sát chặt chẽ hơn thị trường tài chính.
Đạo luật đưa ra một loạt biện pháp cải cách thị trường Phố Wall, ngăn chặn
nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đổ gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, kiểm soát
các khoản tiền thưởng và ngăn chặn những khoản đầu tư rủi ro. Đồng thời, tạo ra
một cơ chế bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng dưới sự giám sát của Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED). Cụ thể, Dodd-Frank sẽ áp dụng các khoản phí và hạn chế
mới đối với các ngân hàng lớn nhất Mỹ, đặt ra những giới hạn đối với thị trường
phái sinh trị giá 450.000 tỉ USD cũng như bảo vệ người tiêu dùng trước các tài sản
thế chấp và thẻ tín dụng.
Các quy định mới về tổ chức xếp hạng tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư, và
lĩnh vực thế chấp trị giá 450.000 tỉ USD có thể diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên,
đạo luật yêu cầu các nhà điều hành nhanh chóng áp dụng các điều khoản mới trong
vòng 6 đến 18 tháng. Ví dụ như Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) dự kiến sẽ chịu
trách nhiệm thực thi 95 điều khoản và FED thực hiện 54 điều khoản.
Đạo luật yêu cầu hội đồng giám sát bình ổn tài chính hợp tác cùng với FED
trong việc yêu cầu các ngân hàng "có nhiều khả năng phá sản" áp dụng các giới
hạn nghiêm ngặt về vốn và đòn bẩy; hướng dẫn Chính phủ tổ chức các cuộc kiểm
toán bất thường và liên tục đối với các chương trình tín dụng của FED; và thành
lập "Quy tắc Volcker" để giới hạn các hoạt động giao dịch tự doanh của các ngân
hàng lớn.
Bên cạnh đó, Dodd-Frank cũng buộc các ngân hàng lớn dần rút hầu hết vốn
ra khỏi các quỹ đầu cơ và tư nhân trong vài năm, thành lập hệ thống mới để xoá bỏ
các ngân hàng khổng lồ bị thua lỗ tương tự như Lehman, từ đó sự phá sản của các
ngân hàng này không đẩy các thị trường vào vòng xoáy chết.
Như vậy, với những cải cách sâu rộng trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán
nêu trên, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và công ty chứng khoán sẽ bị
kiểm soát chặt chẽ hơn trên thị trường chứng khoán Mỹ, việc sử dụng các công cụ
tài chính, đặc biệt là đòn bảy tài chính sẽ gặp phải nhiều hạn chế, cũng như các tổ
chức tài chính phải trích nhiều hơn cho các quỹ dự phòng rủi ro.
VIỆT NAM VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
Phản ứng của Việt Nam
Trong một thế giới toàn cầu hoá như ngày nay, cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã tạo ra những "sang chấn" đáng kể đổi với nền kinh tế
vĩ mô của Việt Nam. Các tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng này có thể bao
gồm :
Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp (hơn 50% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản) : Đến hết
quý 1-2009, khi so với cùng kỳ, xuất khẩu chỉ tăng 2,4% (nếu loại trừ 2,3 tỉ đô la
tái xuất vàng thì kim ngạch xuất khẩu giảm tới 15%).
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và
Việt Nam không phải là một ngoại lệ : trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu
được 2,1 tỉ USD đầu tư nước ngoài, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi
nguồn vốn FDI cam kết đạt 6 tỉ USD, tương đương 60% số vốn của cùng kỳ năm
2008. Thực tế, nguồn vốn FDI đăng ký sụt giảm ngay từ tháng 1, chỉ đạt 185 triệu
USD. Sang tháng 2, tổng vốn tăng mạnh do có 3 dự án lớn được cấp phép tại Bà
Rịa - Vũng Tàu, và một dự án tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỉ USD. Các dự án
khác tăng vốn rất ít, và trong 3 tháng, chỉ có 34 lượt dự án xin tăng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2009, lượng kiều
hối chuyển về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng và các công ty chuyển tiền là 3,2
tỉ đô la, giảm 20% so với mức của năm 2008. Lượng kiều hối trong năm 2009 bị
giảm là điều không thể tránh khỏi, một phần do nạn thất nghiệp tại những quốc gia
có cộng đồng người Việt sinh sống. Theo thẩm định của giới chuyên gia, thì tổng
lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong 2009, theo những con đường khác nhau
có thể giao động từ 6 đến 6,8 tỉ đô la, trong khi đó, lượng kiều hối trong năm 2008
là 7,2 tỉ đô la.
Những yếu tố trên sẽ làm cán cân thanh toán trở nên xấu đi, đe doạ sự ổn
định của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để đối phó với tác
động của cuộc khủng hoảng, Đảng và Chính phủ đã kịp thời đề ra các giải pháp
quyết liệt và có hiệu quả nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội,
phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức 5-6%. Để đảm bảo mục tiêu
trên, Việt Nam đã triển khai một loạt các chính sách tài chính tiền tệ, các giải pháp
kích cầu đầu tư tiêu dùng.
Thứ nhất, trong lĩnh vực tiền tệ, Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ linh
hoạt, từng bước cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%, giảm dự trữ bắt buộc từ
5% xuống 1%, duy trì sự ổn định của tỉ giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại
hối.
Thứ hai, trong lĩnh vực tài chính, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp giãn
và cắt giảm thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25%, giảm
30% thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm và miễn thuế đối với các
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, giãn việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân,
thuế thu nhập chứng khoán. Ngoài ra, Chính phủ đã giảm thuế xuất khẩu, tăng thuế
nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng, giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên
liệu và đầu vào sản xuất.
Thứ ba, Chính phủ đã triển khai gói kích cầu trị giá 17 nghìn tỉ đồng (tương
đương 1 tỉ USD) dưới hình thức hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Sau gần 2 tháng thực hiện
đến nay đã có hơn 200 nghìn tỉ đồng (tương đương 12 tỉ USD) tín dụng đã được
giải ngân từ ngân hàng với sự hỗ trợ của gói kích cầu này.
Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả tổng hợp của gói kích cầu là góp phần
tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, quý sau cao hơn trước, quý 4 năm 2009
GDP tăng 6,8% và cả năm đạt mục tiêu 5-5,2% và cơ bản thực hiện được mục tiêu
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, chỉ số
giá tiêu dùng ở mức 7%; bội chi ngân sách là 6,9%... là thành tích lớn trong bối
cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm
11,4%, và vốn FDI giảm 11,2% so với năm 2008 trong khi tổng vốn đầu tư tăng
14,4% chủ yếu nhờ vốn đầu tư nhà nước tăng tới tới 45,5%.
Nới lỏng chính sách tài khoá đã dẫn tới hệ quả trực tiếp là bội chi ngân sách
lên đến 6,9% GDP chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các
khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Nợ chính phủ cũng tăng mạnh
từ 36,5% GDP năm 2008 lên đến 40% GDP năm 2009 và năm 2010 dự kiến
khoảng 44% GDP. Theo công bố từ nguồn tin Bộ Tài chính thị nợ nước ngoài cho
đến thời điểm hiện nay của Việt nam là 29% GDP.
Thị trường chứng khoán khởi sắc
Những dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế, kèm theo hiệu ứng của gói kích
cầu, đã giúp năm 2009 để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát
triển của thị trường chứng khoán. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần
lượt được thiết lập : phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy
235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong
lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư (NĐT)
đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ
tháng 11-2008 : VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch
cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm
(42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm
2008. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ
tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi
tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại
sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ
quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu.
Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh
mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày
22-10, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Đây
cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14-3-2008.
Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn. Đối
với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập
kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136
triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn
tỉ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng
cùng 3,04 nghìn tỉ đồng được giải ngân. TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài
dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục
hồi nhanh nhất châu Á.
Một ấn tượng khác của TTCK là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô. Tính đến
tháng hết tháng 07-2010, đã có 571 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết.
Tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu lên tới hơn 694 nghìn tỉ đồng (hơn 36 tỉ
USD), tương đương 40% GDP của năm 2009. Năm 2009 cũng đánh dấu sự lên sàn
của hàng loạt doanh nghiệp (DN) lớn như Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và
Vietinbank... Sự góp mặt của các "đại gia" này đồng nghĩa với việc nguồn cung
trên thị trường ngày càng đa dạng hơn. Trong đó, Vietcombank giao dịch 112,3
triệu cổ phiếu, là DN có vốn hoá lớn nhất thị trường, với trên 56.000 tỉ đồng, gấp
hơn 2 lần "quán quân" trước đó là ACB (28.000 tỉ đồng). Trong khi đó, Bảo Việt
(BVH) niêm yết toàn bộ 573 triệu cổ phiếu và Vietinbank có 121,2 triệu cổ phiếu.
Các "đại gia" này đều chào sàn thành công, đáp ứng được mong đợi của NĐT. Giá
cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng nhờ vậy đã tăng trong một thời
gian khá dài và trở thành những cổ phiếu "blue chip" trên thị trường.
Những lo ngại từ hậu khủng hoảng
Bước sang năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi
nhanh. Hầu hết các ngành, lĩnh vực thời gian qua đều đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn cùng kỳ năm trước, mặc dù phải liên tiếp đối mặt với nhiều thách thức mới
nảy sinh từ trong và ngoài nước. Mặt được lớn nhất là các cân đối vĩ mô của nền
kinh tế nhìn chung vẫn được duy trì tương đối ổn định. Sự ổn định tương đối này
được đánh giá là chưa vững chắc, bởi vừa qua đã có lúc xảy ra những diễn biến
chưa thật lành mạnh như lãi suất tín dụng tăng vọt, tỉ giá đồng đôla Mỹ lên xuống
thất thường, gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh..
Mặt được nổi trội nữa là toàn nền kinh tế đã và đang lấy lại đà tăng trưởng.
Tiêu biểu là GDP quý II tăng 6,2-6,4%, tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng
đạt khoảng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Công nghiệp được xem là mảng toả
sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay với mức tăng trưởng giá trị sản
xuất toàn ngành 6 tháng qua ở mức 13,8% so với mức tăng 6,18% và 5,32% của cả
năm 2008 và 2009, hay so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2010 là tăng 12%.
Công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên tốc độ
tăng trưởng 15,7% của kim ngạch xuất khẩu 6 tháng qua, vượt gấp đôi so với mức
tăng 6% mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2010, và đặc biệt, nếu so với mức giảm
9,7% của kim ngạch xuất khẩu năm 2009.
Điều chưa làm được đáng quan tâm nhất hiện nay là việc nâng cao hiệu quả
đầu tư. Cụ thể là, thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng qua đã
được huy động đến mức cao nhất từ trước tới nay, bằng 43,5% GDP, mà tốc độ
tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 6,1% là hiệu quả rất thấp. Một nỗ lực khác cũng
chưa mang lại kết quả như mong muốn là giảm nhập siêu. Trong khi xuất khẩu
tăng 15,7% thì nhập khẩu tăng 29,4%. Hơn nữa, đã xuất hiện dấu hiệu chững lại
của xuất khẩu, như trong tháng 6 vừa qua, do thị trường EU và một số thị trường
khác đang gặp khó khăn.
Trái với dự kiến về sự tăng trưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam trong năm 2010, nguồn vốn này đang có xu hướng giảm. Theo báo
cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/7, vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đạt 6,4 tỉ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng vốn FDI giải ngân so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm dần trong 3 tháng trở
lại đây, từ mức tăng 7,1% trong tháng 4 xuống còn tăng 6% trong tháng 6, và tháng
này chỉ còn tăng 1,6%. Hơn nữa, sự sụt giảm này đã thể hiện trong vài tháng gần
đây, từ mức khoảng 1,5 tỉ USD trong tháng 5, giảm xuống còn trên 800 triệu USD
trong tháng 6 và đến tháng này chỉ còn hơn nửa tỉ USD.
Một trong các nguyên nhân khiến các chỉ số kinh tế vĩ mô nêu trên không
mấy lạc quan là do các nước công nghiệp đang bắt đầu thực hiện chính sách tài
khoá hà khắc nhất trong hơn 40 năm qua. Theo đó, các nước giàu sẽ giảm thâm hụt
ngân sách khoảng 1,6% trong năm tới, cao hơn mức cắt giảm cao nhất mà Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thực hiện vào năm 1970, việc cắt giảm này sẽ
làm GDP năm 2011 giảm 0,9%. Vấn đề đòn bẩy tại châu Á không trầm trọng như
tại các nước phát triển do mức tiết kiệm tại châu Á cao hơn, chỉ có điều là khu vực
này còn lệ thuộc nặng nề vào thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển, ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong bối
cảnh chung của toàn Châu Á.
Thị trường chứng khoán chịu sự tác động chung của khủng hoảng
Sau khi phục hồi và đạt đỉnh điểm vào phiên giao dịch ngày 6/5 với Vn-
index và Hn-index lần lượt là 549,25 điểm và 187,22 điểm, thị trường chứng khoán
(TTCK) Việt Nam bắt đầu xu hướng giảm và kết thúc quý II không mấy khả quan.
Không dừng lại ở đó, TTCK đã trở về điểm xuất phát đầu năm ngay từ những ngày
đầu tháng 7.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6, chỉ số Vn-Index giảm 13 phiên liên tiếp
và đóng cửa ở mốc 507,14 điểm, giảm 9,52 điểm so phiên giao dịch trước đó, tăng
lần lượt 7,9 điểm và 12,37 điểm so với phiên gi