Chính phủViệt Nam và các Tổchức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam camkết đạt
được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ(MDG) và thực hiện những giá trịvà
nguyên tắc của Tuyên bốThiên niên kỷ.
Tuyên bốThiên niên kỷkhẳng định khát vọng chung của chúng ta là xóa bỏbần cùng
và nghèo đói ởViệt Nam, tạo điều kiện thuận lợi đểnhân dân Việt Namphát huy hết
tiềm năng của mình vềcác mặt kinh tế, thểchất, trí tuệvàkhảnăng sáng tạo. Tuyên
bốThiên niên kỷcũng đưa ra tầm nhìn chung của chúng ta vềmột thếgiới mà ở đó
các dân tộc, cộng đồng và người dân cùng sát cánh bên nhau vì tựdo, bình đẳng, đoàn
kết, khoan dung và tôn trọng tựnhiên.
Được xây dựng dựa trên những kết quảphân tích trong báo cáo Đánh giá chung của
LHQ vềViệt Nam(CCA), Khuôn khổHỗtrợpháttriển của LHQ (UNDAF) xác định
những vấn đềphát triển cụthể đã được nêu rõ trong Chiến lược Phát triển kinh tế- xã
hội 10 nămvà các kếhoạch 5 năm của Chính phủ. UNDAF cũng xác định những mục
tiêu phát triển phù hợp nhất với các lĩnh vực màcác Tổchức LHQ quan tâmvà có thế
mạnh vềmặt chuyên môn, và tập trung vào các nỗlực xây dựng chương trình đểtối
đa hóa hiệu quảlàmviệc tập thểcủa các Tổchức LHQ.
Năm năm tới đây là giai đoạn quan trọng đểViệt Nam phấn đấu đạt được các Mục
tiêu Pháttriển Thiên Niên Kỷvào năm2015 và gia nhập nhómnhững nước có thu
nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu đặt ra trong khuôn khổnày là rất lớn, nhưng
đạt được những mục tiêu này một cách kịp thời có ý nghĩa thiết yếu đối với chiến
lược phát triển dài hạn của Chính phủ.
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khuôn khổ hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc dành cho nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNITED
NATIONS
V
IE
T
N
A
M
Hµ Néi, th¸ng 6/2005
Liªn hîp quèc
t¹i viÖt nam
ChÝnh phñ
níc chxhcn viÖt nam
Mét c©y lµm ch¼ng nªn non,
Ba c©y chôm l¹i nªn hßn nói cao.
(Tôc ng÷ ViÖt Nam)
“ ”
Khu«n khæ Hç trî Ph¸t triÓn
cña Liªn Hîp Quèc
dµnh cho níc Céng hßa X· héi Chñ nghÜa ViÖt Nam
(UNDAF)
Giai ®o¹n 2006 - 2010
GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè: 217/Q§-CXB do Côc XuÊt b¶n,
Bé V¨n hãa-Th«ng tin níc CHXHCN ViÖt Nam
CÊp ngµy: 16 Th¸ng 8 n¨m 2005
Anhr b×a: L¹i DiÔn §µm
ThiÕt kÕ mü thuËt: §Æng H÷u Cù / UNDP ViÖt Nam
In t¹i ViÖt Nam
i
Lời nói đầu
Chính phủ Việt Nam và các Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam cam kết đạt
được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và thực hiện những giá trị và
nguyên tắc của Tuyên bố Thiên niên kỷ.
Tuyên bố Thiên niên kỷ khẳng định khát vọng chung của chúng ta là xóa bỏ bần cùng
và nghèo đói ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Việt Nam phát huy hết
tiềm năng của mình về các mặt kinh tế, thể chất, trí tuệ và khả năng sáng tạo. Tuyên
bố Thiên niên kỷ cũng đưa ra tầm nhìn chung của chúng ta về một thế giới mà ở đó
các dân tộc, cộng đồng và người dân cùng sát cánh bên nhau vì tự do, bình đẳng, đoàn
kết, khoan dung và tôn trọng tự nhiên.
Được xây dựng dựa trên những kết quả phân tích trong báo cáo Đánh giá chung của
LHQ về Việt Nam (CCA), Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ (UNDAF) xác định
những vấn đề phát triển cụ thể đã được nêu rõ trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm và các kế hoạch 5 năm của Chính phủ. UNDAF cũng xác định những mục
tiêu phát triển phù hợp nhất với các lĩnh vực mà các Tổ chức LHQ quan tâm và có thế
mạnh về mặt chuyên môn, và tập trung vào các nỗ lực xây dựng chương trình để tối
đa hóa hiệu quả làm việc tập thể của các Tổ chức LHQ.
Năm năm tới đây là giai đoạn quan trọng để Việt Nam phấn đấu đạt được các Mục
tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ vào năm 2015 và gia nhập nhóm những nước có thu
nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu đặt ra trong khuôn khổ này là rất lớn, nhưng
đạt được những mục tiêu này một cách kịp thời có ý nghĩa thiết yếu đối với chiến
lược phát triển dài hạn của Chính phủ.
Chúng tôi chân thành cám ơn các đồng nghiệp của các cơ quan Chính phủ và các đối
tác phát triển đã đóng góp thời gian và công sức trong quá trình tham vấn cũng như
tham gia vào các tổ công tác để xây dựng văn kiện UNDAF này.
Chúng tôi quan niệm rằng UNDAF cùng quá trình xây dựng văn kiện này là đóng góp
hữu ích cho quá trình hài hòa hóa các hoạt động của các Tổ chức LHQ tại Việt Nam
và cho những nỗ lực chung của chúng ta nhằm khẳng định các mục tiêu và giá trị của
Tuyên bố Thiên niên kỷ.
Võ Hồng Phúc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Jordan D. Ryan
Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam
ii
Thông điệp của các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
Tuyên bố Thiên niên kỷ đưa ra các nguyên tắc, giá trị và các mục tiêu phát triển tạo
thành một khuôn khổ chung cho các hoạt động của chúng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi
rất vinh dự được sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy những giá trị
này cũng như cùng nhau hợp tác để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giảm
tỷ lệ nghèo và mở rộng các khả năng lựa chọn cho người dân. Mặc dù vậy, chúng tôi
nhận thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo không một ai bị tụt hậu, và quyền
của mọi người dân, không phân biệt dân tộc, giới tính và vùng địa lý, đều được bảo vệ
và khuyến khích sử dụng.
Nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên, chúng tôi, các Tổ
chức LHQ tại Việt Nam, xin khẳng định lại cam kết của mình là phấn đấu đạt được
những mục tiêu đặt ra trong Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển này. Chúng tôi cam kết sẽ
hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển khác sử dụng hợp lý và có
hiệu quả những nguồn lực dành cho mục đích này, và sẽ tôn trọng những nguyên tắc
và giá trị của Tuyên bố Thiên niên kỷ trong mọi hoạt động của mình.
iii
Tóm tắt nội dung
Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDAF) dành cho Việt Nam đặt ra
những mục tiêu phát triển cụ thể cho các tổ chức LHQ trong giai đoạn 2006 - 2010.
Những mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở một quá trình tham vấn có sự tham gia
của Chính phủ, các Tổ chức LHQ và các đối tác phát triển khác. Báo cáo Đánh giá
chung của LHQ về Việt Nam (CCA) được xuất bản năm 2004, Chiến lược Phát triển
kinh tế-xã hội của Chính phủ cùng các kế hoạch hành động ra đời từ Chiến lược này
đã cung cấp tư liệu phân tích cho quá trình hình thành UNDAF. Phương thức phát
triển dựa trên quyền trong báo cáo CCA cũng được áp dụng trong cách tiếp cận phân
tích của UNDAF.
Bảng tổng hợp kết quả UNDAF bao gồm ba chủ đề chính và một số vấn đề liên ngành
được xác định trong CCA. Những chủ đề này được phản ánh trong ba mục tiêu của
UNDAF, đó là: các chính sách kinh tế của Chính phủ hỗ trợ quá trình tăng trưởng
mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững hơn; nâng cao chất lượng cung cấp các
dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cũng như khả năng tiếp cận công bằng với các dịch
vụ này; và, các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ cho phương
thức phát triển dựa trên quyền nhằm thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố
Thiên niên kỷ. Những vấn đề liên ngành bao gồm tính công bằng và sự hòa nhập của
các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; thanh niên Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi; sự
tham gia, trao quyền và trách nhiệm giải trình; và thách thức về HIV/AIDS. Ngoài ra,
vấn đề giới cũng được lồng ghép vào trong toàn bộ văn kiện UNDAF nhằm đề cập
đến những khuôn mẫu truyền thống về vai trò của phụ nữ và nam giới, và cải thiện
các số liệu và thông tin được phân tách theo giới một cách có hệ thống về các vấn đề
giới cụ thể.
Để đạt được những mục tiêu này cần huy động sự tham gia của các cơ quan Chính
phủ từ cấp trung ương xuống cấp tỉnh và các cấp địa phương, các Tổ chức LHQ, các
nhà tài trợ và xã hội dân sự. Do số lượng lớn và sự đa dạng của các bên liên quan, các
Tổ chức LHQ cần phải thực hiện một loạt chiến lược hợp tác và cộng tác. Cần có sự
linh hoạt khi tình hình thay đổi và số lượng các đối tác phát triển ở Việt Nam tăng lên,
kể cả khi có sự tham gia nhiều hơn của xã hội dân sự.
Các Tổ chức LHQ ước tính cần có một khoản kinh phí khoảng 425 triệu Đô la Mỹ
cho việc thực hiện các mục tiêu của UNDAF như được trình bày trong văn kiện này.
Tổng số tiền này bao gồm tất cả các khoản phân bổ kinh phí của các Tổ chức LHQ
đang hoạt động tại Việt Nam và số tiền mà những tổ chức này hy vọng sẽ huy động
được từ các nguồn bên ngoài. LHQ tin tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ ở mức cao nhất
của Chính phủ để đạt được các chỉ tiêu huy động kinh phí này.
Các Tổ chức LHQ và Điều phối viên Thường trú LHQ chịu trách nhiệm thực hiện
UNDAF. UNDAF xác định những lĩnh vực phối hợp và xây dựng chương trình hỗ trợ
chung giữa các Tổ chức LHQ nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu của UNDAF
và các mục tiêu trong chương trình quốc gia của từng Tổ chức. Các tổ công tác
chuyên môn sẽ được thành lập cho từng mục tiêu của UNDAF, và những nhóm này sẽ
gặp gỡ thường xuyên để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu được đề cập trong
văn kiện này.
iv
Bảng tổng hợp Theo dõi và Đánh giá UNDAF, được nêu trong phụ lục của văn kiện
này, tập hợp các chỉ số theo dõi và đánh giá cho tất cả các kết quả cụ thể cũng như
cung cấp các dữ liệu cơ sở ban đầu khi có các dữ liệu đó. Các bên tham gia đã rất cố
gắng xây dựng được một bộ chỉ số mang tính thực tiễn, có khả năng tiếp cận và có
khả năng kiểm soát. Hệ thống theo dõi và đánh giá có thể cung cấp các thông tin cập
nhật và đáng tin cậy về tiến độ thực hiện và các thách thức mà không đòi hỏi quá
nhiều nỗ lực báo cáo của các Tổ chức LHQ hay của phía Chính phủ. Cuộc họp kiểm
điểm giữa kỳ chung của Chính phủ và LHQ sẽ trình bày kết quả đánh giá độc lập về
tiến độ thực hiện các mục tiêu của UNDAF.
v
Danh mục các từ viết tắt
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BLĐTB&XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
BNN& PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BYT Bộ Y tế
CCA Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam
CPVN Chính phủ Việt Nam
DFID Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
IOM Tổ chức Di cư Quốc tế
KĐGK Kiểm điểm giữa kỳ
LHQ Liên Hợp Quốc
M&E Theo dõi và Đánh giá
MDG Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
NGO Các tổ chức phi chính phủ
OHCHR Văn phòng Cao uỷ LHQ về Quyền con người
SARS Hội chứng viêm đường hô hấp cấp
TCTK Tổng cục Thống kê
TWG Nhóm công tác kỹ thuật
UNCT Các Tổ chức LHQ tại Việt Nam
UNDAF Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ
UNDP Chương trình Phát triển LHQ
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ
UNFPA Quỹ Dân số LHQ
UNICEF Quỹ Nhi đồng LHQ
UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ
UNIFEM Quỹ Phát triển vì Phụ nữ của LHQ
UNODC Văn phòng LHQ về Phòng chống ma tuý và tội phạm
UNV Chương trình Tình nguyện viên LHQ
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
vi
Mục lục
Lời nói đầu
Thông điệp của các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
Tóm tắt nội dung
Danh mục các từ viết tắt
I. Giới thiệu
II. Kết quả
Các mục tiêu của UNDAF
Các vấn đề liên ngành
Các mục tiêu khác của Chương trình Quốc gia
Các chiến lược hợp tác
III. Huy động nguồn lực
IV. Thực hiện
Phương thức phát triển dựa trên quyền
Quá trình hài hòa hóa của LHQ
Các cơ chế phối hợp
V. Theo dõi và đánh giá
Các nguyên tắc đánh giá chung
Theo dõi và đánh giá thường kỳ
Đánh giá độc lập
Phụ lục
A. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF
B. Bảng tổng hợp theo dõi và đánh giá UNDAF
vii
I. Giới thiệu
Các Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam vừa hoàn thành bản báo cáo Đánh
giá chung của LHQ về Việt Nam (báo cáo CCA). Báo cáo CCA phân tích những
thành tựu phát triển mới nhất và dự báo những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối
mặt trong những năm sắp tới. Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ (UNDAF) phản
ánh những kết quả phân tích được trình bày trong báo cáo CCA đề cập đến, đặc biệt là
phương thức phát triển dựa trên quyền.
Là một thành viên của LHQ và là nước đã ký Tuyên bố Thiên niên kỷ, Việt Nam ủng
hộ các Tổ chức LHQ áp dụng phương thức phát triển lấy con người làm trung tâm và
dựa trên quyền con người. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (MDG) đã đưa ra tầm nhìn về phát triển hoà nhập, mở rộng hơn phạm vi lựa
chọn cho mọi người dân thuộc các thành phần xã hội, ưu tiên xóa bỏ những rào cản về
cơ cấu, thể chế và văn hóa đối với việc tham gia của người dân vào quá trình phát
triển quốc gia.
Tâm điểm của Tuyên bố Thiên niên kỷ chính là sự khẳng định phát triển không chỉ là
tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo mà còn là xây dựng một xã hội hòa đồng,
thịnh vượng dựa trên các nguyên tắc tự do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn
trọng thiên nhiên.
Khái niệm tự do trong Tuyên bố Thiên niên kỷ bao gồm cả sự thoát khỏi đói nghèo và
thiếu thốn vật chất như được đề cập ở mục tiêu thứ nhất trong tám MDG. Nhưng để
đảm bảo phát triển con người một cách thực sự, ngoài sự thoát khỏi nghèo đói, con
người còn phải được tự do phát huy tiềm năng của cá nhân và tập thể cũng như tự do
thể hiện tính cách riêng của mỗi người về các phương diện văn hóa, sáng tạo và trí
tuệ.
Tương tự như vậy, khái niệm bình đẳng cũng không chỉ giới hạn ở việc có cơ hội như
nhau để gây dựng được một cuộc sống ấm no về vật chất, mà còn là sự bình đẳng theo
pháp luật và có phẩm giá như nhau trong mối tương tác giữa chúng ta với Chính phủ,
giữa chúng ta với nhau và với người dân ở những nơi khác trên thế giới. Sẽ không thể
có tự do trên toàn cầu nếu thiếu sự bình đẳng giữa những người không cùng chủng
tộc, giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau, giữa phụ nữ và nam giới và giữa
trẻ em gái với trẻ em trai.
Phát triển con người một cách thực sự còn đòi hỏi phải có tình đoàn kết và sự khoan
dung, vì nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau và không có mong ước cùng nhau phấn
đấu đạt được những mục tiêu chung, thì chúng ta sẽ không thể có hòa bình ở trong
nước hay trên thế giới. Sự gắn kết xã hội xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau, sự khoan
dung và cùng chung ý thức về vận mệnh quốc gia là yếu tố quyết định đối với sự
nghiệp phát triển đất nước. Đoàn kết cũng có nghĩa là đầu tư cho tương lai để chuẩn
bị đối phó với các thảm họa và các tình huống khẩn cấp, vốn có tác động rất lớn đối
với người nghèo.
Cuối cùng, để tôn trọng thiên nhiên và dạy cho con cái chúng ta về tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, chúng ta kêu gọi mọi người - cả thế hệ hôm
nay cũng như các thế hệ mai sau - hãy thực hiện quyền được hưởng bầu không khí và
nguồn nước trong sạch cũng như tận hưởng những nguồn lợi của rừng, biển, các hệ
1
sinh thái nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản được con người quản lý một cách
sáng suốt.
Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ giai đoạn 2006-2010 được xây dựng dựa trên
những nguyên tắc cơ bản đó và áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền của LHQ để đưa
ra một số vấn đề nội dung chính đã được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ
xác định là đặc biệt quan trọng trong giai đoạn kế hoạch tới đây. Khuôn khổ cũng xác
định một số lượng hạn chế các mục tiêu cụ thể, phù hợp với khả năng của các Tổ chức
LHQ. Dựa trên kết quả của quá trình tham vấn với sự tham gia của các cơ quan chính
phủ, các Tổ chức LHQ và rất nhiều đối tác liên quan, UNDAF đề ra những mục tiêu
này và qua đó mở ra cơ hội tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức và các chương
trình hợp tác chung của LHQ cũng như đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ của LHQ
nhất quán và phù hợp hơn với nỗ lực của Chính phủ trong các lĩnh vực này.
Quá trình tham vấn về UNDAF đã tập trung vào ba nhóm vấn đề: (i) chất lượng tăng
trưởng, nghĩa là tăng trưởng mang tính hiệu quả, hoà nhập và bền vững; (ii) nâng cao
chất lượng và khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cho tất cả mọi
người bất kể họ là ai, đang sống ở đâu; và iii) các bộ luật, chính sách và cơ cấu quản
trị quốc gia tạo thuận lợi cho việc khuyến khích và bảo vệ các quyền phát triển của
con người.
Khuôn khổ này còn phát triển mẫu văn kiện UNDAF tiêu chuẩn bằng việc xác định
một số lượng có chọn lọc các vấn đề liên ngành có liên quan trực tiếp đến ba chủ đề
chính được nêu ở trên. Những vấn đề này bao gồm: tính công bằng và sự hòa nhập
của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; cơ hội và thách thức mà thanh niên Việt Nam
đang phải đối mặt; người dân được tham gia và trao quyền để có trách nhiệm giải
trình cao hơn trong đời sống xã hội; và, sự ứng phó một cách hiệu quả của quốc gia
nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS và bảo vệ quyền của những người sống
chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Ba chủ đề chính được nhắc đến ở trên đều bắt nguồn từ kết quả phân tích dựa trên
quyền của báo cáo CCA cũng như các đánh giá khác về tình hình ở Việt Nam do
Chính phủ, các nhà tài trợ và các đối tác phát triển khác thực hiện. Ba chủ đề này
cũng phản ánh lợi thế rõ ràng của các tổ chức LHQ tại Việt Nam trong việc thực hiện
các chương trình có chất lượng trên một số lĩnh vực hoạt động cụ thể. Việc bổ sung
các vấn đề liên ngành là một sáng kiến xây dựng kế hoạch quan trọng do sự hòa nhập
xã hội, thanh niên, HIV/AIDS, sự tham gia và trao quyền đều là những vấn đề trọng
tâm trong từng chủ đề thuộc ba chủ đề chính này. Mối quan hệ qua lại giữa các chủ đề
và các vấn đề liên ngành này đã minh họa cho tính chất liên kết của quá trình phát
triển và tiềm năng cho việc phối hợp giữa các Tổ chức LHQ tại Việt Nam.
Sự giao thoa giữa các chủ đề và các vấn đề liên ngành cũng nhấn mạnh vai trò của
hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển ở Việt nam. Việt Nam đang phải đối mặt
với thách thức lớn trong việc thúc đẩy những chuyển biến sâu rộng về kinh tế, chính
trị và xã hội trên mặt trận trong nước, đồng thời đối phó với tiến trình hội nhập quốc
tế đang diễn ra nhanh chóng, trong đó có những thách thức đặt ra từ việc gia nhập
WTO. Một trong những mục tiêu chính của hệ thống LHQ trong giai đoạn thực hiện
UNDAF là giúp Việt Nam tranh thủ ở mức tối đa những lợi ích của toàn cầu hóa,
đồng thời giảm thiểu những tổn hại về mặt xã hội của quá trình hội nhập.
2
II. Kết quả
Chiến lược phát triển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được nêu rõ
trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm do Đảng và Chính phủ thông qua
năm 2001, trong các kế hoạch 5 năm và các kế hoạch ngành được xây dựng trên cơ sở
đó. Chiến lược và các kế hoạch này đã được Đảng và các tổ chức quần chúng như Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc tổ chức tham
vấn rộng rãi trên toàn quốc. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các cam kết
quốc tế khác là những chuẩn mực để Việt Nam có thể đo được tiến độ của mình.
UNDAF là sản phẩm của quá trình tham vấn tích cực trong nội bộ các Tổ chức LHQ
cũng như giữa các Tổ chức LHQ với các Cơ quan Chính phủ. Các đối tác phát triển
khác cũng đã tham gia thảo luận trong vào một số thời điểm quan trọng và đã có
những đóng góp quí báu cho văn kiện trong thời gian soạn thảo. Tuy ý thức được rằng
UNDAF phù hợp với Chiến luợc phát triển cũng như nhất quán với các kế hoạch của
Chính phủ, song các bên đã cùng nhau tập trung vào những lĩnh vực mà các Tổ chức
LHQ có kinh nghiệm và chuyên môn, và những lĩnh vực này đặc biệt phù hợp với
phương thức phát triển dựa trên quyền của LHQ.
Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ được xây dựng vào thời điểm Chính phủ đang
tích cực xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Các Tổ
chức LHQ đã thu nhận được rất nhiều thông tin từ những cuộc thảo luận sâu rộng với
các đối tác chính phủ về nội dung và phương hướng của Kế hoạch 5 năm để sử dụng
cho công tác chuẩn bị CCA và UNDAF và cũng là một phần trong cuộc đối thoại
chính sách của mỗi tổ chức. Vì vậy, các mục tiêu của UNDAF bám rất sát các mục
tiêu trung hạn của Chính phủ mà các tổ chức LHQ đã được các đối tác phía Chính phủ
thông báo trong giai đoạn này.
1. Các mục tiêu của UNDAF
Như đã trình bày ở trên, các Tổ chức LHQ xác định ba chủ đề chính và một số vấn đề
liên ngành trong quá trình chuẩn bị CCA và tham vấn với Chính phủ và các đối tác
phát triển khác. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF (Phụ lục 1) phản ánh bố cục chung
của các chủ đề và vấn đề liên ngành này. Ba mục tiêu UNDAF được trình bày ở dưới
đây. Các mục tiêu của Chương trình Quốc gia được trình bày trong hai tiểu phần có
liên quan đến các vấn đề liên ngành và các vấn đề phát triển riêng theo từng mục tiêu
UNDAF.
MỤC TIÊU UNDAF 1: Các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng
trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững
Tăng trưởng kinh tế nhanh có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo
và nâng cao mức sống cho đại bộ phận dân cư Việt Nam. Trong Kế hoạch 5 năm sắp
tới, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu lớn cho tăng trưởng trong tương lai. Việc
nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp Việt Nam đạt được những mục
tiêu này.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải là yếu tố duy nhất gắn phát triển
kinh tế với những thành quả của phát triển con người. Một thách thức lớn trong tương
lai là nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo lợi ích tăng trưởng được chia sẻ một
3
cách hết sức rộng rãi cho mọi thành phần xã hội, dân tộc và kinh tế, cũng như được
chia sẻ một cách bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, giữa trẻ em gái và trẻ em trai.
Toàn cầu hóa có thể tạo ra những cơ hội cho tăng trưởng, nhưng nó cũng đặt ra những
nguy cơ làm gia tăng sự bất bình đẳng