Kĩ năng sinh tồn trong sa mạc

Hiện nay đa phần chúng ta đều có cuộc sống khá đầy đủ, thanh bình nên chúng ta ít khi trang bị cho bản thân những kiến thức về dã ngoại. Và chúng thực sự quá mong manh khi phải rời xa môi trường sống quen thuộc hàng ngày. Chúng sẽ ra sao khi đối mặt với những biến cố bất ngờ? Vì vậy, qua bài thuyết trình này, tôi hy vọng các bạn sẽ bổ sung cho mình những kiến thức về kĩ năng dã ngoại, những kiến thức sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong thế giới thực

pptx21 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kĩ năng sinh tồn trong sa mạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 4/24/2013 ‹#› KĨ NĂNG SINH TỒN TRONG SA MẠC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN GVHD: TS. HỒ VĂN CỬ GIỚI THIỆU 1. 2. CÁC MỐI NGUY HIỂM TRONG SA MẠC CÁC KĨ NĂNG SINH TỒN TRONG SA MẠC 3. NỘI DUNG 4. KẾT LUẬN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sa mạc chiếm 20% bề mặt trái đất. Đó là một vùng khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ trong sa mạc biến động rất lớn, có nơi lên đến 58°C như ở sa mạc Mexico, có nơi lại lạnh đến – 45°C sa mạc Gobi thuộc Châu Á. 1. GIỚI THIỆU Các loại động vật trong sa mạc Tuy hiếm hoi nhưng cũng không phải là ít. Chúng đã tự thích nghi với môi trường sa mạc nên chúng khá tinh quái và cẩn trọng.Chúng thường hoạt động về đêm để tránh cái nóng gay gắt ban ngày. Các loài động vật trong sa mạc chủ yếu là :  Các loài thú : Báo núi, dê núi, cáo sa mạc, sóc đất, chuột túi,dơi... Cáo sa mạc - loài vật rất nhanh nhẹn và cẩn thận trên vùng đất khô cằn này.  Các loài côn trùng: Nhện, rết, đa túc (có họ hàng với rết), bọ cạp Các loài chim: Sẻ sa mạc, kền kền, chim tước xương rồng, gà lôi sa mạc… Các loài bò sát: Rùa sa mạc, các loại thằn lằn, các loại rắn . Các loại bò sát ở sa mạc chiếm thành phần đông đảo và hầu như là có thể ăn được Sát thủ nơi sa mạc: tia nắng, gió và cát. • Tia nắng của mặt trời dù trực tiếp hay phản chiếu đều có thể gây mỏi mắt, và tổn thương thị giác.  2. NHỮNG MỐI NGUY HIỂM TRONG SA MẠC • Gió và cát sa mạc có thể làm bỏng rát, da và môi sẽ bị nứt nẻ nếu không được bảo vệ. Mắt các bạn có thể bị rát và viêm kết mạc do những hạt bụi li ti bay vào. • Bão cát là chuyện thường xuyên xảy ra trong sa mạc. Những cơn gió cực mạnh thổi bắn tung những hạt cát lên gây đau rát khi chạm vào những nơi da không được che chở. a. Lựa chọn trang phục trong sa mạc Quần áo Trong sa mạc nên mặc áo quần sáng màu ( tránh tia bức xạ nhiệt), ko mặc đồ quá dày mà mặc nhiều quần áo mỏng hoặc quần áo nhiều lớp.  Quần áo phải che kín toàn bộ cơ thể (từ vùng cổ trở xuống ) tránh cho cát lọt vào trong cơ thể mình 3. CÁC KĨ NĂNG SINH TỒN TRONG SA MẠC Giầy dép Nên dùng giầy cao cổ, nếu không có thì hãy quấn thêm mảnh vải làm xà cạp để ngăn cát vào giầy và giảm sức nóng tỏa ra từ cát Dùng vớ dầy để giảm sức nóng Trước khi mang giầy trở lại, luôn luôn kiểm tra xem có côn trùng hay rắn rết gì ở trong không.  Nón, Mũ Mũ cối và trùm khăn lên kiểu mấy bác thợ hay mũ trùm của người ả rập đều được. Điều quan trọng ở đây là nó bảo vệ được đầu càng kín càng tốt. b. Nước trong sa mạc Nước là nhu cầu số một của sự sinh tồn. Hãy lấy tối đa nước mà các bạn có thể. Trong sa mạc tồn tại những ốc đảo, giếng nước hay thậm chí là sông suối. Kĩ năng tìm kiếm nước Một số cây cỏ báo hiệu có sự xuất hiện của nước trong vùng nó mọc. Cây cỏ mặn, cây chà là, cây bông và cây liễu đều cho ta thấy là quanh nó (dưới độ sâu từ 2-3 mét) có nguồn nước. Những lòng sông, rạch tuy đã cạn khô nhưng khả năng có nước phía dưới rất lớn. Hãy bỏ công đào xuống khoảng 1-2 mét, có lẽ bạn sẽ không phải thất vọng.  Khu vực có nhiều dấu chân thú. Đi theo những dấu chân đó, sẽ có nước. Bạn gặp 1 con rùa trong sa mạc. Chắc chắn 100% cách đó không xa có nước. Đi theo dấu chân thú hoang cũng dễ tìm được đến khu vực có nước Xương rồng sống không phụ thuộc vào nước nhưng bản thân cây xương rồng lại rất mọng nước. Tự tạo ra nước bằng phương pháp chưng cất. Đây là phương án cuối cùng, không đến mức khó khăn nhưng cũng có thể tạo cho mình 1 nguồn cung cấp nước nho nhỏ từ bùn đất, thân cây cỏ, lá xanh… Kĩ năng bảo quản và sử dụng nước Chúng ta cần ít nhất là 4 -5 lít nước mỗi ngày. Nước uống phải chứa trong những bình, can... riêng biệt, để không nhầm lẫn. Phải bảo đảm an toàn, không bị rỉ chảy và phải để nơi thoáng mát. Đi tìm nước ngay trước khi nước dự trữ của các bạn cạn kiệt. Các bạn nên uống từng ngụm một và uống nhiều lần trong ngày. c. Chỗ trú ẩn trong sa mạc Trong sa mạc, sau nước, chỗ trú ẩn là yếu tố rất quan trọng để có thể tồn tại, nó giúp cho chúng ta tránh những cái nóng như thiêu đốt, những luồng gió hừng hực lửa làm khô kiệt con người, những cơn bão cát tối trời và đau rát như kim châm...  Nếu bị tai nạn máy bay hay xe bị hỏng máy giữa sa mạc thì nên lưu lại trong thùng xe, hay dưới thân xe, thân cánh máy bay, đây là nơi trú ẩn rất tốt và dễ được các toán cứu hộ tìm thấy Phủ cát lên người cũng giúp cho các bạn tránh được sức nóng và làm giảm sự mất nước qua da. Ở những vùng sa mạc cát, các bạn đào một lỗ cạn, dài (hay tìm một lỗ có sẵn). Che phủ lên 2 lớp cách nhau bằng vải bạt, vải dù... hay các vật liệu khác như cây, ván, gỗ... Dàn các mép lại cho kỹ và nếu có thể thì nên phủ thêm một lớp cát. d. Cách di chuyển trong sa mạc Chỉ đi lại vào sáng sớm hay chiều tối. Vào những lúc nóng trong ngày, phải tìm nơi trú ẩn. Tránh đổ nhiều mồ hôi. Cố gắng tìm cho được một con đường thường có người qua lại, một nơi có nước hoặc một khu vực có dân cư. Sử dụng con đường nào ít tốn sức nhất. Không đi tắt băng ngang qua các đụn cát, cát lún hoặc địa hình lỗi lõm. Nên đi theo dấu vết đừơng mòn, các chỏm của đụn cát hay vùng thấp giữa những đụn cát. Đi bộ trong sa mạc, cần chú ý đến những vùng cát trôi và cát lún. Khi thiếu thực phẩm, cần săn bắn đánh bắt, cũng chỉ nên làm vào ban đêm, vừa có nhiều thú, vừa ít hao tổn sức lực và đổ nhiều mồ hôi. Không di chuyển trong bão cát. Nếu không có gì che chắn, hãy che mặt lại, đưa lưng về hướng gió... Hiện nay đa phần chúng ta đều có cuộc sống khá đầy đủ, thanh bình nên chúng ta ít khi trang bị cho bản thân những kiến thức về dã ngoại. Và chúng thực sự quá mong manh khi phải rời xa môi trường sống quen thuộc hàng ngày. Chúng sẽ ra sao khi đối mặt với những biến cố bất ngờ? Vì vậy, qua bài thuyết trình này, tôi hy vọng các bạn sẽ bổ sung cho mình những kiến thức về kĩ năng dã ngoại, những kiến thức sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong thế giới thực 4. KẾT LUẬN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH NHÓM 1.Nguyễn Văn Quảng 09157146 2.Phạm Thị Liên 11157175 3.Võ Thị Diễm Kiều 11157168 4.Trần Linh Hạnh 11157125 5.Nguyễn Thị Thuỳ Linh 11157179 6.Hồ Mỹ Tuyết 11157349 7.Mã Thị Hạnh 11157451 8.Trương Thị Hội 11157452 9.Trần Thị Kiều Nhi 11157228 10.Huỳnh Như Ngân 11157205 11. Đoàn Vũ Anh Đài 11157104 12.Võ Hoàng Nam 11157201 13.Phạm Thị Cẩm Nhung 12149051 14.Huỳnh Thị Phươc 12149616 15.Nguyễn Thị Như Trang 12149082 Cám ơn thầy & các bạn đã chú ý lắng nghe
Luận văn liên quan