Tác phẩm Khải huyền được viết vào một thời đại rối ren và có một mục đích rất đặc biệt. Cũng như sách tiên tri Ðaniel, sách Khải huyền chứa đựng một sứ điệp vượt quá các hoàn cảnh trực tiếp của cuộc khủng hoảng, đồng thời là một lời tuyên xưng đức tin và niềm hy vọng kitô giáo mà cũng là một kiểu cách chống lại đa thần giáo được đế quốc Roma chính thức hóa. Tác giả là một nhân chứng, nói với thế giá của các tiên tri thời xa xưa, làm vang dội lời của các Ngài và hình ảnh các Ngài đã sử dụng. Sách Khải huyền của thánh Gioan là một tập chú giải lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Trong thế gian, các con phải chịu đau khổ, nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16,33). Sách Khải huyền còn có mục đích là yên ủi và củng cố các kitô hữu đang phải chịu cảnh bách hại vì Ðức Kitô (Kh 2, 8-11.12-13 ; 6,9-11 ; 7,14 ; 13,11 ; 17,16 ; 20,4). Ðối với họ chỉ có Ðức Kitô là Chúa và họ phải "giữ vững Danh Người" (Kh 2,13).
Về phương diện văn chương, sách Khải huyền chứa đựng nhiều giai tầng văn học khác nhau : Nó vừa phản ánh quan điểm của các kitô hữu gốc Do thái ở Palestines ; vừa cho thấy nhãn quan của các kitô hữu gốc ngoại giáo thuộc thế giới Hy lạp. Vincent Taylor viết :
Sách Khải huyền có điều này đáng chú ý là nó phối hợp nhiều yếu tố nguyên thủy với một kitô học rất cao siêu . Kitô học của sách này cho thấy một cách rõ ràng là niềm tin nguyên thủy còn sống động ở thời đại này (tức là cuối thế kỷ thứ nhất), đồng thời nó cũng hé mở cho thấy những yếu tố mà nó chứa đựng như những mầm non so với những khai triển sau này. (La personne du Christ dans le Nouveau Testament, p. 147)
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3796 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ki tô học theo sách Khải Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - DẪN NHẬP
Ðức Giêsu hỏi : "Anh em bảo Thầy là ai ? "(Mt 16,15)Ông Phê rô trả lời : "Thầy là Ðấng Kitô" (Mc 8, 29)"Ðấng Kitô của Thiên Chúa" (Lc 9, 20)"Ðấng Kitô con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16, 16)
Thánh Phaolô đã nói cho chúng ta biết Ðức Giêsu thành Nazareth là tất cả đối với đời sống của Ngài : "Ðối với tôi, sống chính là Ðức Kito" (Pl 3, 8) ; "Vì Người, tôi đành thua lỗ mọi sự để được Ðức Kitô và thuộc về Người" (Pl 3, 8).
Trải qua 20 thế kỷ, có biết bao kitô hữu khác cũng đã gặp được Ðức Kitô và sống kinh nghiệm thần bí của thánh Phaolô và của các Tông đồ. Trong thế giới,có biết bao nhiêu người, từ thế hệ này tiếp nối thế hệ kia sẵn sàng tin và theo Ðức Giêsu Kitô.
Vậy Ðức Giêsu Kitô là ai ?
Trả lời câu hỏi này, người viết muốn tìm hiểu Ðức Giêsu là ai theo kinh nghiệm các Tông đồ, theo chứng tá của chính bản thân Người, theo lời dậy của Hội Thánh, theo các nhà chú giải, các nhà thần học, và theo suy tư của con người có những nhận thức về những khám phá của khoa học, triết học, tâm lý học . Như các sách Tin mừng, sách Khải huyền giới thiệu Chúa Giêsu cho chúng ta cùng với những tước hiệu như nhau. Nhưng người viết sẽ đề cập tới khoa Kitô học trong cách trình bày riêng của Khải huyền về mầu nhiệm Chúa Kitô. Sách Khải huyền của Thánh Gioan vẫn có những điểm độc sáng trong cái chung cơ bản của Kitô học trong các sách Tin mừng.
Tác phẩm Khải huyền được viết vào một thời đại rối ren và có một mục đích rất đặc biệt. Cũng như sách tiên tri Ðaniel, sách Khải huyền chứa đựng một sứ điệp vượt quá các hoàn cảnh trực tiếp của cuộc khủng hoảng, đồng thời là một lời tuyên xưng đức tin và niềm hy vọng kitô giáo mà cũng là một kiểu cách chống lại đa thần giáo được đế quốc Roma chính thức hóa. Tác giả là một nhân chứng, nói với thế giá của các tiên tri thời xa xưa, làm vang dội lời của các Ngài và hình ảnh các Ngài đã sử dụng. Sách Khải huyền của thánh Gioan là một tập chú giải lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Trong thế gian, các con phải chịu đau khổ, nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16,33). Sách Khải huyền còn có mục đích là yên ủi và củng cố các kitô hữu đang phải chịu cảnh bách hại vì Ðức Kitô (Kh 2, 8-11.12-13 ; 6,9-11 ; 7,14 ; 13,11 ; 17,16 ; 20,4). Ðối với họ chỉ có Ðức Kitô là Chúa và họ phải "giữ vững Danh Người" (Kh 2,13).
Về phương diện văn chương, sách Khải huyền chứa đựng nhiều giai tầng văn học khác nhau : Nó vừa phản ánh quan điểm của các kitô hữu gốc Do thái ở Palestines ; vừa cho thấy nhãn quan của các kitô hữu gốc ngoại giáo thuộc thế giới Hy lạp. Vincent Taylor viết :
Sách Khải huyền có điều này đáng chú ý là nó phối hợp nhiều yếu tố nguyên thủy với một kitô học rất cao siêu . Kitô học của sách này cho thấy một cách rõ ràng là niềm tin nguyên thủy còn sống động ở thời đại này (tức là cuối thế kỷ thứ nhất), đồng thời nó cũng hé mở cho thấy những yếu tố mà nó chứa đựng như những mầm non so với những khai triển sau này. (La personne du Christ dans le Nouveau Testament, p. 147)
Vậy đâu là đặc tính của sách Khải huyền, xét về phương diện mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Người viết tìm hiểu điều đó dựa vào các phương thức tác giả dùng, những nét tinh tế, những điểm nổi, được tác giả chú ý khai triển trong bản văn.Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.
1.1- Bối cảnh vấn đề
1.1.1/ - Ðiểm thư tịch
- Vấn đề chứng tá :
Tác giả Durwell, "Mầu nhiệm Ðức Kitô Phục Sinh". Cần hiểu việc làm chứng tá cho Tin Mừng tức toàn thể Hội thánh, liên tục làm chứng tá về Ðức Kitô chứ không phải một số người trong một gia đoạn nhất định.
- Vấn đề Thánh Khí :
Norberto, "Dẫn nhập và Phê bình vào truyền thống Gioan".
Người viết nhìn nhận Thánh Khí của Ðức Kitô như một số người công nhận.Trong sách Khải huyền, vần đề Thánh Khí không rõ ràng ; Thánh Khí của Ðức Kitô hay là Chúa Thánh Thần hoặc Thiên Thần, những mối tương quan giữaThánh Khí và Ðức Kitô chưa được rõ ràng.
Công trình nghiên cứu của Norbertô, tác giả Nhận định : Kitô học của sách Khải huyền tuy đã là giàu ý ; nhưng còn đòi hỏi một giáo lý phong phú hơn nữa để giải quyết những vấn đề được đặt ra trước những ưu phẩm mà sách đã gán cho Ðức Kitô.
Trước vấn đề này, người viết dựa vào các sách Tin mừng để so sánh mối liên hệ giữa các ưu phẩm của Ðức Kitô trong sách Khải huyền với các ưu phẩm của Ðức Kitô trong các sách Tin mừng để làm rõ thêm vấn đề mà sách Khải huyền gán cho ưu phẩm của Ðức Kitô.
- Vấn đề Chúa Con lệ thuộc Chúa Cha :
Chúa Kitô được đặt vào trong thế giới thần thiêng, nhưng mặc khải mà thánh Gioan viết ra là "mặc khải mà Thiên Chúa đã ban cho Ðức Giêsu Kitô để Người tỏ cho các tôi tớ ." (Kh 1,1). Ðức Giêsu ngồi trên một ngai với Chúa Cha, nhưng lý do làNgười đã chiến thắng các địch thủ (Kh 3,21). Người là "uyên nguyên của tạo thành" (Kh 3,14), nhưng chính Thiên Chúa là Tạo Hóa (Kh 4,11 ; 14,7) và là đấng chủ sự việc chung thẩm (Kh 20,11-15).
- Vấn đề văn chương :
V. Taylor, la personne du Christ dans le Nouveau Testament. Kitô học sách Khải huyền phối hợp nhiều yếu tố nguyên thủy với một Kitô học rất cao siêu, nó còn sống động ở thời đại này.
Linh Tiến Khải, Dung Mạo Chúa Kitô Trong Sách Khải Huyền. Tác giả nhậnđịnh : Kitô học trong sách Khải huyền là một Kitô học đa diện với những nhận định khác nhau nhưng bổ túc cho nhau.
- Vấn đề ở chương 12 :
A. Feuillet, Jésus Et Sa Mère, Paris 1973. Nhiều nhà chú giải khác không nghĩ là ám chỉ đến Ðức Maria. Nhưng là biểu tượng của dân Thiên Chúa, là Sion lý tưởng mà các ngôn sứ loan báo. Nhưng sự khai triển của A. Feuillet làm cho mọi người nghĩ đến Ðức Maria, Ông viết :
Chứng lý quyết liệt nhất cho phép chúng ta áp dụng Khải huyền chương 12 cho Ðức Maria nữa, đối với chúng tôi là như sau : Người ta có thể quan niện một tác giả kitô hữu vào cuối thế kỷ thứ nhất gợi lại hình ảnh Mẹ Ðức Kitô mà lại hoàn toàn không kể gì đến Ðức Trinh Nữ Maria sao ? Ðiều đó lại càng đặc biệt lạ lùng khi tác giả ấy có biết tới quyển Tin Mừng thứ ba, vì quyển Tin Mừng này đặt cho Ðức Trinh Nữ Maria một địa vị phi thường trong lịch sử cứu rỗi do sự kiện Bà là Mẹ của Ðấng Messia và của Con Thiên Chúa. Và quả thật tác giả của sách Khải huyền có biết tới quyển Tin Mừng thứ ba. Chúng tôi chỉ trích dẫn hai đoạn giống nhau rất có ý nghĩa : Kh 6,16 và Lc 23,30 đều trích dẫn một sấm ngôn của Hosê (10,8) và đều sửa đổi bản văn của sấm ngôn như sau ( "Hãy đổ trên chúng tôi và hãy đè lấp chúng tôi" thay vì " Hãy đè lấp chúng tôi và hãy đổ trên chúng tôi") ; Kh11,2 và Lc 21, 24 đều nói tới việc Giêrusalem bị các dân ngoại chà đạp. (x. Jésus et Sa Mère, Paris 1973, p. 36)
Người viết cũng nhận quan điểm này, như vậy sẽ làm rõ hơn về nhân tính Ðức Giêsu.
- Vấn đề Chúa quang lâm chung tận :
Nguyễn An Ninh, les Epitres de Jean et l' Apocalipse, texte ronéo. Tác giả cho rằng đoạn Kh 19,11-21 và đoạn Kh 20,1-6 chỉ diễn tả cuộc chiến thắng của Ðức Kitô.
- Vấn đề Ðức Kitô Vua :
Fx Tân Yên, giáo trình Kitô học. Ðức Giêsu theo nhân tính vẫn là Ðấng ThủLãnh các Thiên Thần. Thiên Thần cũng như loài người thu nhận ảnh hưởng của Người (St 3,4) ảnh hưởng trên trật tự cánh chung. Ðức Kitô là cứu cánh của vũ trụ không những trên phạm vi tri hành mà còn trên giai đoạn chủ ý. Về Ðức Kitô là nguyên nhân dụng cụ vinh quang các Thiên Thần, nhiều nhà thần học, nhất là phái Tôma công nhận ảnh hưởng này, liên hệ với hạnh phúc tùy thể : sự kiện nhập thể, các Thiên Thần nhận được thần quang mới.
Ðức Kitô thi hành quyền làm Vua trên khắp vũ trụ. Nếu có người sống trên một hành tinh khác, Người vẫn thi hành quyền, nhưng ta không biết Người thi hành cách nào, cũng không loại trừ một cuộc nhập thể khác.
1.1.2 - Cơ sở lý thuyết
Bài viết này, người viết cố gắng tìm trong sách Khải huyền tất cả các yếu tố nền tảng đóng vai trò quan trọng cho vấn đề Kitô học.
1.1.2.1/ Con người Giêsu
Tên Giêsu (Kh 1,9 ; 12,17 ; 14,12 ; 17,6 ; 19,10 ; 22,16) . Tước hiệu Giêsu-Kitô (Kh 1,1.2 ; 1,5). Ðức Kitô thuộc chi tộc Giuđa (Kh 5,5). Những câu ám chỉ được sinh ra (Kh 12,5) ; bị đóng đinh (Kh 11,8) ; sống lại (Kh 1,5) ; được siêu thăng vào địa vị Ðức Chúa (Kh 3,21).
1.1.2.2/ Ðức Giêsu khải hoàn
"Con Người" (Kh 1,13 ; 14,14) con người ở đây không phải là một khuôn mặt nhân bản, nhưng là một Ðấng mặc oai phong siêu phàm, vị Thẩm phán mà Thiên Chúa sai đến để tiêu diệt các địch thủ của dân Người ; các tước hiệu ám chỉ Ðức Kitô vinh hiển (Kh 1,5 ; 1,18) ; Ðức Giêsu đi giữa bảy trụ đăng vàng, cầm bảy ngôi sao trong tay mặt và truyền những lời khiển trách và những lời hứa cho các giáo đoàn (Kh 1, 8-16) ; Người là Chúa tể các quốc gia, cai trị, chăn dắt muôn dân với cây trượng sắt (Kh 2,27 ; 12,5 ; 19,15) ; Người là "Chúa các chúa và Vua trên các vua" (Kh 17,14 ; 19,16) ; Ðấng thẩm phán cánh chung trong ngày tận thế (Kh 1,7 ;14,14.18-20 ; 19,11-16 ; 22,12).
1.1.2.3/ Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa
Ðức Giêsu sống lại khải hoàn đích thực là con Thiên Chúa (Kh 2,18), còn được ám chỉ trong các đoạn (Kh 1,6 ; 2,28 ; 3,5.21 ; 14,1) ; Lời của Thiên Chúa (Kh 18,15-16) ; nguyên lý tạo thành (Kh 3,14 // Cl 1,15-18) ; ngồi trên cùng ngai với Thiên Chúa (Kh 5,21 ; 7,17 ; 5,12-13 ; 22,1.3) ; tước hiệu Con Chiên ngụ ý Người là của lễ thánh thiêng, cũng là Ðấng mục tử và là niềm hy vọng (Kh 5,6.12 ; 12,11 ; 13,8) ; Ðấng dẫn dắt linh thiêng của loài người (Kh 7,17 ; 14,1.4 ; 5,6).
1.1.3 - Phát biểu vấn đề
Chủ đích bài nghiên cứu này là cố gắng làm nổi bật Kitô học trong sách Khải huyền, Ðức Kitô là ai, Người có vai trò gì trong lịch sử cứu độ nhân loại, Người thi hành chương trình của Thiên Chúa, Người cũng định liệu số phận của người Kitô hữu (13,10). Trong viễn cảnh sách Khải huyền, người Kitô hữu thời đại nào cũng có thể làm sống lại lòng tin vào Ðức Kitô, niềm hy vọng lãnh nhận phần thưởng vĩnh cửu là cùng hưởng vinh quang với Người trong trời mới đất mới.
1.1.4 - Giả thuyết, mục tiêu
Với việc tìm hiểu này, người viết muốn tìm hiểu Ðức Kitô được trình bày trong sách Khải huyền.
Nhân tính của Ðức Giêsu ? Thần tính của Ðức Kitô ?
1.1.5 - Tính cấp thiết, ý nghĩa
Sách Khải huyền của Thánh Gioan có mục đích an ủi, khích lệ, động viên những ki-tô hữu chịu bách hại vì lòng tin, xác nhận những lời dạy và những lời hứa của Chúa Giêsu. Chính vì thế, đây là Mặc khải của Ðức Kitô. Trong các thư gửi các giáo đoàn Tiểu Á, mỗi lá thư đều chuyển tải sứ điệp của Ðức Kitô và mỗi lần Ngài đều hứa ban Thánh Khí "Ai có tai thì nghe Thánh Khí nói với Hội Thánh" (Kh 2,7.11.17.29 ; 3,6.13.22) và "kẻ nào kiên nhẫn đến cùng, kẻ ấy được cứu" (Mc 13,13). Trong niềm tin vững vàng Thiên Chúa đã biểu lộ quyền năng của Người và sẽ ban cho Giáo hội của Người vinh quang vĩnh cửu vào ngày quang lâm. Sách Khải huyền của thánh Gioan chiếu ngời một niềm thâmtín : Cuộc chiến thắng đã đạt được rồi nhờ máu Con Chiên và những ai đi theo Người thì chẳng bao lâu nữa sẽ được mặc áo của những kẻ chiến thắng. Sách Khải huyền đã khích lệ mọi người sống an hòa và tin tưởng vì sẽ được thông phần vào cuộc chiến của Ðức Kitô Phục sinh.
Hiện giờ chúng ta đang còn trên đường lữ hành, để đạt được phần thưởng chắc chắn mà Ðức Kitô đã hứa ban, chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng. Ðiều đưa chúng ta đến điểm cuối cùng : Ðó là ý nghĩa của sách Khải huyền đối với độc giả thời xưa và đối với kitô hữu hôm nay.
Từ sau công đồng Vaticanô II, Giáo Hội trở về nguồn, Giáo Hội đã lưu ý và đặt nặng khoa Kitô học trong Thần học. Việc dạy và học Kinh Thánh, Công đồng nhấn mạnh : "việc nghiên cứu Thánh Kinh Phải như linh hồn của khoa học Thánh" (Dei Verbum số 24 ).
Mầu nhiệm Ðức Kitô là trung tâm của tất cả đời sống của Kitô hữu và của Giáo Hội. Vì thế, việc tìm hiểu và học hỏi về Ðức Kitô càng sâu bao nhiêu thì càng giúp ích cho việc thực hành niềm tin sống động sâu sắc bấy nhiêu, việc học hỏi càng giúp ích cho việc khám phá và kín múc kho tàng ân sủng vô cùng phong phú. Ðức Kitô trong sách Khải huyền có đích thực là Ðức Kitô trong các sách Tin Mừng không ?
Ðức Kitô là nguồn chân lý vô tận, là cứu cánh của cả đời sống mình. Trong cầu nguyện giúp ta được dễ dàng hiểu, kết hợp và tâm giao với Người, trong hành động dễ dàng tìm thấy đâu là thánh ý Thiên Chúa. Khi hiểu và sống niềm tin vào Ðức Kitô cách sống động, thì trong việc truyền giáo, giới thiệu Người cho người khác, mới có thể thu hút được người khác tin theo Ðức Kitô.
1.2- Phương pháp nghiên cứu
1.2.1- Kế hoạch nghiên cứu
Trong bài viết này, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu bản văn và phân tích nội dung các tước hiệu được gán cho Ðức kitô và đối chiếu bản văn Cựu Ước tiên báo về Người.
Các tài liệu mà người viết có được tuy bị giới hạn và cũng không phải tất cả các tài liệu đều bàn thẳng đến vấn đề mà người viết cần. Mặc dù vậy , người viết vẫn cố gắng tìm hiểu với hết khả năng của mình và với những tài liệu người viết có được có lẽ cũng đủ để người viết tham khảo cho việc nghiên cứu của mình. Người viết sẽ sử dụng các tài liệu này để tổng hợp, làm rõ thêm Kitô học trong các sách Tin Mừng mà người viết có dịp học tập và đọc thêm, sách Khải huyền là sách sau cùng của bộ Kinh Thánh cũng trình bày Kitô học như Kitô học trong toàn bộ Tân Ước
1.2.2 - Ðối tượng nghiên cứu
Vì đề tài của bài viết này hoàn toàn mang tính lý thuyết và không phải là đề tài mới mà chỉ là tiếp tục tìm hiểu theo hướng của những người khác đã nghiên cứu Kitô học trong Kinh thánh. Người viết sẽ sử dụng các tư liệu là kinh thánh, các sách chú giải về sách Khải huyền, các giáo trình Kitô học nơi các sách Tân-Cựu Ước để áp dụng vào bài viết của mình.
1.2.3 - Phương tiện nghiên cứu
1.2.3.1/ Công cụ
- Từ khóa chính : Kitô học
Ðịnh nghĩa từ Kitô học : ta có thể định nghĩa cách chung rằng Kitô học là môn thần học về Ðức Giêsu. Ðịnh nghĩa như vậy có tính cách tương đối và không thể diễn tả trong một vài từ ngắn ngủi tất cả nội dung của môn học. Vì thế ta cần tìm hiểu kỹ hơn qua định nghĩa của tác giả khác.
"Kitô học là sự diễn đạt, trong một hoàn cảnh cụ thể của một người Kitô hữu có ý thức, để nói rằng mình hiểu hay mình có thái độ nào đó đối với Ðức Kitô"(the Indian j. of Th., số tháng 7-12, 1974, tr 135). Ðịnh nghĩa này diễn tả tính năng động và hiện sinh của người học về Ðức Kitô.
a- Mặt tiêu cực : Kitô học không phải là một môn học lịch sử về Ðức Kitô. Nhưng nghiên cứu lịch sử về Người tuy cần thiết nhưng chỉ ở mặt hiện tượng. Những giải thích hiện tượng về Người vẫn chỉ ở mức độ có thể đúng chứ không chắc chắn đúng. Ðức Kitô không phải chỉ là một con người của quá khứ, nhưng Ðức Kitô vẫn đang sống, hôm qua, hôm nay và muôn thuở (Dt 13,8).
Kitô học cũng không phải là một sự tuyên xưng lòng tin vào Ðức Kitô bởi vì nếu tin vào một con người lịch sử thì lòng tin đó không cần thiết, lòng tin vào một người đang sống lại vượt quá giới hạn của Kitô học. Kitô học cũng không phải là bảng tổng kết những dữ liệu về Ðức Giêsu Kitô, giống như người ta có thể tìm ra những dữ liệu về một con người nào đó trong một cuốn sách tự điển có giá trị. Các dữ liệu chỉ là chất liệu để hình thành nên Kitô học mà thôi.Kitô học còn đi xa hơn nữa, nó đòi ta phải biết nhào nặn những chất liệu sao cho hòa hợp để hình thành nên một tổng hợp có hệ thống.
b- Mặt tích cực : Kitô học theo nguyên ngữ (Christo-logos) là một lời về Ðức Kitô. Một lời hợp lý hay một bài nói chuyện, một sự nghiên cứu rành mạch, tập hợp được những dữ liệu mà mặc khải đã cung cấp cho ta về con người cũng như về hành động của Ðức Giêsu. Ðây là một công trình vừa có tính khoa học, vừ có ý nghĩa tinh thần. Nó tạo nên một tổng hợp về các tín điều và nền thần học của Kitô giáo. Ðức Kitô là điểm gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, Kitô học diễn tả sự hiểu biết rành mạch của Thiên Chúa về con người, cũng như của con người về Thiên Chúa, vì cả hai sự hiểu biết này đều hội tụ nơi Ðức Kitô, cộng thêm với di sản của Giáo Hội, nghĩa là sự hiểu biết của Giáo Hội về mầu nhiệm Ðức Kitô.
Hơn nữa, theo cách hiện sinh thì Kitô học tùy thuộc vào từng con người tự do để hiểu và đón nhận Ðức Kitô. Ðời sống của người Kitô hữu không là gì khác hơn là một thứ Kitô học đang được sống. Do đó, người Kitô hữu sống tốt hoặc xấu chính là phản ánh loại Kitô học họ đã chọn lựa. Nếu người Kitô hữu chọn lựa Ðức Kitô là Thiên Chúa và hướng về Người, họ phải sống như Người. Còn nếu họ nghĩ Ðức Kitô chỉ là một nhân vật khác thường theo cách hiểu hời hợt của họ thì đời sống của họ không biểu lộ được sự hiện diện của Thiên Chúa trong mình.
- Một số từ khóa khác : Con người, Vị Chứng Nhân Trung Thành, Trưởng Tử, Thủ Lãnh, Ðấng Hằng Sống, Con Chiên bị sát tế, Ðức Giêsu-Kitô, Lời của Thiên Chúa và vai trò của Ðức Giêsu sau phục sinh .
1.2.3.2/ Nguồn dữ liệu
Bài viết này dựa trên những tài liệu là Kinh thánh, điển ngữ thần học thánh kinh, các sách dẫn nhập vào Tân Ước, các giáo trình Kitô học, các sách chú giải sách Khải huyền . điển hình như :
Sách "Pour Lire L'Apocalyse" của J. Piere đã liệt kê những tước hiệu của Ðức Kitô trong sách Khải huyền, phân tích về nguồn gốc và ý nghĩavề hình ảnh Con Chiên rất sâu sắc. Sách này có hai đề mục lớn nói về Kitô học : chương I có tựa đề "Découvrir Le Christ De L'Apocalypse", chương VII với tựa đề "L'Agneau Immolé Et Debout, Ou Le Vrai Visage De Dieu".
Sách "Dung Mạo Ðức Kitô Trong Sách Khải Huyền" của Linh Tiến Khải cũng đề cập đến Kitô học rất nhiều, cụ thể sách này có những đề mục bàn thẳng đến vấn đề Kitô học như : "các tước hiệu của Chúa Giêsu Kitô ; gương mặt Chúa Giêsu Kitô ; Chúa Giêsu Kitô-Chiên Con được trao quyền thống trị mọi loài ; Chúa Giêsu Kitô Ngôi Lời trong trận chiến cánh chung thứ I". Tác giả đã đọc những biến cố lịch sử Giáo Hội theo ý nghĩa của sách Khải huyền, và như vậy giúp ta hiểu được các biến cố xảy ra trong lịch sử Giáo Hội nhờ sách Khải huyền soi sáng.
Sách "Ðức Giêsu trong ánh sáng Chúa Thánh Thần" của Nguyễn Ngọc Sơn đã trình bày rất sâu sắc về nhân vật "Con Người" trong sách Ða-ni-en, rồi tác giả đối chiếu và áp dụng cho Ðức Kitô. Mầu nhiệm sâu thẳm của thiên tính Ðức Giêsu được ẩn giấu trong vẻ khiêm tốn của một con người và Mầu nhiệm về sự hiện diện của Người trong Giáo Hội.
Sách "Mầu nhiệm Ðức Kitô Phục Sinh" của F. Durrwell đã khai triển những vai trò của Ðức Kitô sau khi đã phục sinh.
Các sách "Dẫn nhập Tân Ước" của các tác giả đã cho người viết thấy được nguồn gốc hay bối cảnh của các tước hiệu, chúng có ý nghĩa gì và ban đầu Giáo Hội áp dụng ra sao. Vì trong Tân Ước các tước hiệu Kitô học là những dữ kiện quan trọng, giáo huấn Kitô học rõ ràng mà chúng cung cấp cho chúng ta liên quan đến Ðức Giêsu và vai trò của Người trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
1.2.4 - Qui trình nghiên cứu
Người viết sẽ làm theo trình tự các bước :
Bước 1 : Tìm tất cả các sách bàn về tác phẩm Khải Huyền và những tác phẩm có liên quan đến vấn đề.
Bước 2 : Ðọc và ghi chú các vấn đề có liên quan đến vấn đề chính cần tìm.
Bước 3 : Phân tích và khai triển các đoạn văn các tước hiệu và các biểu tượng quan trọng, đặc biệt là trong bản văn Kinh Thánh.
bước 4 : Tổng hợp và sắp xếp theo tiến trình nghiên cứu.
Bước 5 : Rút ra kết luận.
Với trình tự trên, người viết sẽ cố gắng dẫn đến kết luận về kitô học trong sách Khải huyền có cùng một nền tảng trong toàn bộ Kinh Thánh và có thể hiểu được phần nào chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại.
II-ÐỨC GIÊSU LỊCH SỬ
Khi nghiên cứu Kitô học, trong truyền thống Giáo Hội có nhiều hướng nghiên cứu Kitô học khác nhau : Kitô học từ trên xuống ; Kitô học từ dưới lên ; Kitô học hữu thể ; Kitô học chức năng . . . . Nhưng để thực hiện bài này, người viết muốn dựa theo lược đồ Kitô học từ dưới lên, nghĩa là tìm hiểu Ðức Giêsu Kitô trong sách Khải huyền với điểm khởi đầu là Ðức Giêsu Nazareth trong lịch sử, rồi dẫn đến Ðức Giêsu của niềm tin. Trước tiên, người viết muốn có một cái nhìn thực tế và cụ thể về đối tượng là Ðức Giêsu trong ánh sáng đức tin của Giáo Hội. Kế đó, Ðức Giêsu lịch sử cũng chính là đối tượng đức tin của Giáo Hội, nghĩa là khía cạnh siêu lịch sử của Ðức Giêsu, sứ vụ thần linh của đức Giêsu, Người chính là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa.
Sách Khải huyền của Thánh Gioan là tác phẩm sau cùng của Kinh thánh mặc khải mầu nhiệm Ðức Kitô, có ngư