Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa

Bước sang thế kỷ 21, do tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nhất là thị trường tài chính. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia để tìm kiếm những cơ hội tốt nhất cho sự phát triển của họ. Đối với Việt Nam, là một nước đang trên đà phát triển, vì thế để thu hút các nhà đầu tư thì trước hết các doanh nghiệp nước ta phải khẳng định khả năng kinh doanh hiệu quả của mình thông qua các báo cáo tài chính để có thể mời gọi đầu tư. Thế nhưng khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng rất lớn. Chính vì thế đã làm tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính và các thông tin khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kiểm toán ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên kèm theo đó là những thách thức lớn lao cho nghề nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, để có thể đưa ra một báo cáo kiểm toán đảm bảo tính hợp lý các thông tin trên báo cáo tài chính. Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên phải vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm dựa trên các chế độ kế toán và các chuẩn mực kiểm toán để kiểm tra nhiều khoản mục như nợ phải thu, hàng tồn kho, thu nhập, chi phí, ... Bên cạnh đó, khoản mục nợ phải trả là khoản mục có vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp mà những sai lệch có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về mặt tình hình tài chính hay kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Năm 2009 nền kinh tế thế giới tiếp tục khủng hoảng và suy giảm, diễn biến rất phức tạp. Đối với ngành mía đường Việt Nam, do diện tích trồng mía ngày càng giảm, cộng với thời tiết khắc nghiệt và tình hình sâu bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng. Dù vậy, tình hình tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa năm 2009 vẫn rất tốt. Vì những lý do trên nên em đã quyết định chọn đề tài “Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa” để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của khoản mục nợ phải trả tại công ty.

doc56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6790 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước sang thế kỷ 21, do tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nhất là thị trường tài chính. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia để tìm kiếm những cơ hội tốt nhất cho sự phát triển của họ. Đối với Việt Nam, là một nước đang trên đà phát triển, vì thế để thu hút các nhà đầu tư thì trước hết các doanh nghiệp nước ta phải khẳng định khả năng kinh doanh hiệu quả của mình thông qua các báo cáo tài chính để có thể mời gọi đầu tư. Thế nhưng khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng rất lớn. Chính vì thế đã làm tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính và các thông tin khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kiểm toán ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên kèm theo đó là những thách thức lớn lao cho nghề nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, để có thể đưa ra một báo cáo kiểm toán đảm bảo tính hợp lý các thông tin trên báo cáo tài chính. Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên phải vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm dựa trên các chế độ kế toán và các chuẩn mực kiểm toán để kiểm tra nhiều khoản mục như nợ phải thu, hàng tồn kho, thu nhập, chi phí, ... Bên cạnh đó, khoản mục nợ phải trả là khoản mục có vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp mà những sai lệch có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về mặt tình hình tài chính hay kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Năm 2009 nền kinh tế thế giới tiếp tục khủng hoảng và suy giảm, diễn biến rất phức tạp. Đối với ngành mía đường Việt Nam, do diện tích trồng mía ngày càng giảm, cộng với thời tiết khắc nghiệt và tình hình sâu bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng. Dù vậy, tình hình tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa năm 2009 vẫn rất tốt. Vì những lý do trên nên em đã quyết định chọn đề tài “Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa” để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của khoản mục nợ phải trả tại công ty. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả, nhằm kiểm tra khoản mục Nợ phải trả có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Đường Biên Hòa không. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. - Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát đồng thời xác lập mức trọng yếu. - Thực hiện thử nghiệm cơ bản. - Đưa ra ý kiến của kiểm toán viên và đánh giá khoản mục Nợ phải trả của công ty có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính hay không. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp phỏng vấn Trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với nhân viên trong công ty. 3.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu từ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, và báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Thu thập thông tin trên Intrenet, báo, tạp chí. 3.3 Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1 và mục tiêu 2: Dùng phương pháp thống kê, đối chiếu, phương pháp đánh giá để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Và xác định mức trọng yếu của khoản mục Nợ phải trả được dựa trên cơ sở phân tích định lượng, định tính. - Mục tiêu 3: Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích để đánh giá sự khác biệt giữa số liệu năm trước và năm nay và một số chỉ số khi thực hiện các thủ tục phân tích. Dùng phương pháp thống kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu thu thập với số liệu trên báo cáo tài chính. Đồng thời đưa ra các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. - Mục tiêu 4: Từ mô tả và phân tích ở trên, sử dụng phương pháp biện luận để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về khoản mục Nợ phải trả có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa hay không. 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. 4.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu liên quan trong bài viết thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 17/05/2010 đến ngày 20/06/2010. 4.3 Phạm vi về nội dung Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 1.1.1 Nội dung - Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua mà trong tương lai doanh nghiệp phải thanh toán bằng nguồn lực của mình. 1.1.2 Đặc điểm - Là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, do đơn vị sử dụng nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. - Những sai lệch về nợ phải trả có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về các mặt như: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán - Các khoản nợ phải trả được trên báo cáo tài chính là hiện hữu và thật sự là nghĩa vụ của đơn vị. - Các khoản nợ phải trả được ghi chép đầy đủ trên báo cáo tài chính. - Các khoản nợ phải trả được cộng dồn chính xác, và thống nhất với sổ cái và các sổ chi tiết. - Các khoản nợ phải trả được đánh giá đúng. - Các khoản nợ phải trả được phân loại và trình bày đúng đắn trên báo cáo tài chính. Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng và các khoản dự phòng phải trả phải được khai báo đầy đủ. 1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 1.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 1.2.1.2 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ - Tìm hiểu những bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ - Tìm hiểu các chính sách của công ty - Xem xét việc xử lý các nghiệp vụ. - Tìm hiểu về những hoạt động giám sát - Vẽ lưu đồ để kiểm tra quá trình lưu chuyển chứng từ 1.2.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát - Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát dự kiến ở mức cao nhất có thể đối với cơ sở dẫn liệu bằng định lượng. 1.2.1.3 Thiết kế và thức hiện các thử nghiệm kiểm soát - Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn, kiểm tra, đối chiếu tài liệu, quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát để thu thập bằng chứng bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.2.1.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát - Sau khi hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên xem xét về chất lượng của bằng chứng kiểm toán để đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dữ liệu bằng định lượng. 1.2.2 Thử nghiệm cơ bản 1.2.2.1 Thủ tục phân tích a) Đối với nợ phải trả người bán - Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn. b) Đối với các khoản vay - So sánh chi phí lãi vay năm nay so với năm trước - So sánh số dư nợ vay năm nay so với năm trước 1.2.2.2 Thử nghiệm chi tiết a) Đối với nợ phải trả người bán và các khoản vay - Đối chiếu bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay với sổ cái và sổ chi tiết. - Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả và các khoản vay. - Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan đối với các khoản phải trả và các khoản vay. - Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép - Kiểm tra việc tính toán chi phí lãi vay. So sánh với số ước tính b) Đối với tiền lương - Đối chiếu tên và mức lương trên bảng lương với hồ sơ nhân viên tại phòng hành chính. - Đối chiếu số ngày công trên bảng lương với bảng chấm công của bộ phận sử dụng lao động. - Đối chiếu giữa chi tiết với tổng hợp. khoản mục tiền lương phải trả công nhân viên - Tính độc lập số lương phải trả cho người lao động dựa trên bảng tính lương và bảng chấm công và hợp đồng lao động. Chương 2: KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Ngày 27/03/2001 Công ty Đường Biên Hòa chuyển thành công ty cổ phần và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000014 vào ngày 16/05/2001. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. - Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061 3836199. (Fax: 061 3836213) - Web site: www.bienhoasugar.com.vn, Email: bsc@hcm.vnn.vn - Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa hiện nay: 162.000.000.000 VNĐ. - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường và sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường. 2.1.2 Sơ đồ tổ chức 2.1.3 Chuẩn mực, chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung 2.1.4 Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán - Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ) 2.1.5 Các chính sách kế toán áp dụng 2.1.5.1 Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác - Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoăc sản xuất tài sản dở dang đựợc tính vào giá trị của tài sản đó khi doanh nghiệp chắc chắn thu được ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Tỷ lệ vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt. 2.1.5.2 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả và dự phòng phải trả - Chi phí phải trả ghi nhận căn cứ vào các thông tin có được vào thời điểm cuối năm và các ước tính dựa vào thống kê kinh nghiệm. - Theo Luật Bảo hiểm Xã Hội, công ty và các nhân viên phải đóng góp vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam quản lý. Mức đóng bởi mỗi bên được tính bằng 1% của mức thấp hơn giữa lương cơ bản của nhân viên hoặc 20 lần mức lương tối thiểu chung được Chính phủ quy định trong từng thơi kỳ. - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo tỷ lệ 2% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội 2.1.5.3 Nguyên tắc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. 2.2 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.2.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 2.2.1.1 Bảng câu hỏi Bảng 2.1 – BẢNG CÂU HỎI Câu hỏi  Trả lời  Ghi chú    Có  Không  Yếu kém       Quan trọng  Thứ yếu    1 Bộ phận kho, bộ phận mua hàng, kế toán nợ phải trả, bộ phận tài vụ có được tách biệt không?  X       2 Bộ phận kho có lập phiếu đề nghị mua hàng trước khi mua hàng không?  X       3 Phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng có được trưởng bộ phận xét duyệt không?  X       4 Công ty có văn bản quy định nhân viên mua hàng không được nhận hoa hồng và thay đổi nhân viên mua hàng không?   X   X    5 Bộ phận nhận hàng có lập phiếu nhập kho hay báo cáo nhận hàng không?  X       6 Phiếu nhập kho có được kiểm tra, đối chiếu với đơn đặt hàng, giấy giao hàng không?  X       7 Phiếu nhập kho có đầy đủ chữ ký của người giao hàng, bộ phận nhận hàng, và thủ kho k?  X       8 Hóa đơn có được đối chiếu với đơn đặt hàng và phiếu nhập kho không?  X       9 Phiếu chi có được đối chiếu với hóa đơn, đơn đặt hàng, và phiếu nhập kho không?  X       10 Phiếu chi có được cấp có thẩm quyền xét duyệt trước khi chi không?  X       11 Phiếu chi, hóa đơn sau khi thanh toán có được đóng dấu đã thanh toán không?  X       12 Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phiếu chi trước khi chi hay không?  X       13 Phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu chi có được đánh số thứ tự trước khi sử dụng không?  X       14 Hóa đơn chưa thanh toán có được tách biệt với hóa đơn đã thanh toán không?  X       15 Người phụ trách tài chính có lập báo cáo về kế hoạch vay và trả nợ vay không?  X       16 Kế toán có mở sổ chi tiết theo từng chủ nợ và theo từng khoản vay không?  X       17 Kế toán nợ phải trả có lập danh sách các hóa đơn đến hạn thanh toán không?   X  X     18 Định kỳ kế toán nợ phải trả có đối chiếu số phải trả với chủ nợ không?  X       19 Hàng tháng bộ phận kế toán nợ phải trả, bộ phận nhận hảng, bộ phận tài vụ có đối chiếu phiếu nhập kho, hóa đơn, đơn đặt hàng, và phiếu chi không?  X       20 Cuối tháng kế toán nợ phải trả có đối chiếu giữa sổ chi tiết người bán và đơn đặt hàng không?  X       21 Hàng tháng kế toán có đối chiếu giữa sổ chi tiết mở theo từng chủ nợ, theo từng khoản vay với sổ cái không?  X       22 Đầu niên độ mỗi bộ phận có lập dự toán chi phí tiền lương hay không?  X       QUY ƯỚC: 1 câu trả lời có hay 1 câu trả lời không là quan trọng = 1 điểm. 1 câu trả lời không là thứ yếu = 0,5 điểm. ĐÁNH GIÁ: Tổng số câu hỏi: 22 câu. Trong đó câu trả lời “có” là 20 câu, câu trả lời “không” quan trọng là 1 câu và câu trả lời “không” thứ yếu là 1 câu. Câu trả lời  Điểm  Tỷ lệ %   Có  20  93,02   Không  1.5  6,98   Kết luận: Qua bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thực hiện bằng cách phỏng vấn cho thấy thông qua 22 câu hỏi với 20 câu trả lời “có” chiếm 93,02% và 2 câu trả lời “không” chiếm 6,98%. Điều này cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thiết kế khá hoàn thiện. Và 6,98% còn lại là những yếu kém cò tồn tại mà kiểm toán viên cần phải chú ý. 2.2.1.2 Lưu đồ chu trình mua hàng 2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 2.2.2.1 Đánh giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng (IR) - Dựa vào đặc điểm của khoản mục nợ phải trả và đặc điểm kinh doanh, tính chất ngành nghề nên rủi ro tiềm tàng của khảon mục này được đánh giá là khá cao - Xác định mức độ rủi ro tiềm tàng IR = 70% 2.2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát (CR) - Dựa vào bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thực hiện bằng cách phỏng vấn nhân viên có liên quan kết hợp quan sát chu trình mua hàng của công ty được mô tả qua lưu đồ chu chuyển chứng từ. Kiểm toán viên cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khá hữu hiệu nên đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ở mức thấp. - Xác định mức độ rủi ro kiểm soát CR = 25% 2.2.2.3 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán (AR) - Xác định mức độ rủi ro kiểm toán AR = 5% 2.2.2.4 Đánh giá sơ bộ rủi ro phát hiện (DR) - Xác định mức độ rủi ro phát hiện DR DR  =  AR  =  5%  =  28,57%     CR x IR   25% x 70%     2.2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm 1: Căn cứ các nhật ký liên quan để kiểm tra việc ghi chép trên sổ cái Nợ phải trả. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP TRÊN SỔ CÁI NỢ PHẢI TRẢ - Thời gian: Từ 07 giờ 30 đến 10 giờ 30 ngày 20 tháng 05 năm 2010. - Địa điểm: Tại phòng tài chính kế toán. - Kiểm toán viên: Cao Phương Anh. - Công việc: + Yêu cầu đơn vị cung cấp các sổ cái và các nhật ký liên quan (nhật ký chứng từ thanh toán, hay nhật ký ghi quỹ) + Chọn ngẫu nhiên 10 nghiệp vụ trên sổ cái Nợ phải trả và kiểm tra ngược lại đến các nhật ký liên quan. Kết luận: Các nghiệp vụ trên Sổ Cái là có thực. TP. HCM, ngày 20/05/2010 Kế toán trưởng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Bảng 2.2 – BẢNG KÊ CÁC NGHIỆP VỤ ĐÃ KIỂM TRA Đvt: triệu đồng STT  Ngày tháng  Số CT  Nội dung  Số tiền  Ghi chú   1  21/04/09  PC0340  Trả nợ Cty CP Mía đường Lam Sơn  307     2  09/06/09  HDCV2010  Vay ngắn hạn NH BIDV  300     3  14/07/09  HDBH2040  Mua nguyên liệu chưa trả tiền  300     4  03/08/09  GBN425  Trả lãi vay NH Vietcombank  37     5  07/09/09  BLNV0611  Trả lương nhân viên  4.454,4     6  14/09/09  BKNT0320  Nộp thuế GTGT  33     7  05/10/09  PC0365  Trả tiền điện  102     8  16/10/09  PC0368  Trả tiền Cty CP Mía đường La Ngà  23     9  02/11/09  BLNV0613  Trả lương nhân viên  4.542,56     10  23/11/09  HDCV1702  Vay ngắn hạn của NH Agribank  400     : Đối chiếu đã khớp đúng giữa sổ cái và các nhật ký liên quan (nhật ký chứng từ thanh toán, hay nhật ký ghi quỹ) Thử nghiệm 2: Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM TRA CHỨNG TỪ GỐC CỦA CÁC NGHIỆP VỤ GHI CHÉP TRÊN MỘT SỐ SỔ CHI TIẾT - Thời gian: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 ngày 20 tháng 05 năm 2010 - Địa điểm: Tại phòng tài chính kế toán. - Kiểm toán viên: Cao Phương Anh - Công việc: + Yêu cầu đơn vị cung cấp các chứng từ gốc và các sổ chi tiết liên quan + Chọn ngẫu nhiên 10 nghiệp vụ trên các sổ chi tiết và đối chiếu đến bộ chứng từ gốc có liên quan. - Kết luận: Các nghiệp vụ trên sổ chi tiết đã khớp đúng với bộ chứng từ gốc. TP HCM, ngày 20/05/2010 Kế toán trưởng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Bảng 2.3 – BẢNG KÊ CÁC NGHIỆP VỤ ĐÃ KIỂM TRA Đvt: triệu đồng STT  Ngày tháng  Số CT  Nội dung  Số tiền  Ghi chú   1  02/04/09  HDBH2010  Mua thiết bị văn phòng của công ty Nguyệt Ánh  100     2  04/05/09  HDBH2015  Mua nhiên liệu của công ty xăng dầu Đồng Nai  200     3  13/07/09  PC0349  Trả nợ cho Cty Xăng dầu KVII  117     4  21/08/09  HDBH2043  Mua đường thô trong nước  80     5  21/09/09  GBN210  Trả lãi vay cho NH Agribank  32     6  25/09/09  PC0352  Trả tiền cho công ty vận chuyển Minh Phước  35     7  07/10/09  HDBH2301  Mua bao bì của công ty bao bì nhựa Thành Phú  504     8  22/10/09  PC058  Trả tiền cho công ty bao bì nhựa Thành Phú  90     9  05/11/09  GB1080  Nhận được giấy báo tiền nước  150     10  25/11/09  BLNV0528  Trả lương tăng ca cho nhân viên ở phân xưởng  80     : Đối chiếu đã khớp đúng giữa sổ chi tiết và chứng từ gốc. Thử nghiệm 3: Kiểm toán viên kiểm tra các phiếu chi về việc đánh số trước liên tục, đóng dấu đã thanh toán khi đã thanh toán, và được xét duyệt bởi người có thẩm quyền. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC ĐÁNH SỐ TRƯỚC LIÊN TỤC, ĐÓNG ĐẤU VÀ XÉT DUYỆT CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN - Thời gian: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 ngày 20 tháng 05 năm 2010. - Địa điểm: Tại phòng tài chính kế toán. - Kiểm toán viên: Cao Phương Anh - Công việc: + Yêu cầu đơn vị cung cấp các phiếu chi trong năm 2009 + Chọn ngẫu nhiên 10 phiếu chi, giấy báo Nợ để xem xét việc đánh số trước liên tục, đóng dấu và xét duyệt bởi người có thẩm quyền. - Kết luận: Kế toán đã thực hiện đúng theo qui định của công ty về việc các phiếu chi được đánh số trước liên tục, đóng dấu và xét duyệt bởi người có thẩm quyền. TP HCM, ngày 20/05/2010 Kế toán trưởng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Bảng 2.4 – BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ ĐÃ KIỂM TRA Đvt: triệu đồng : Đối chiếu với các phiếu chi đã khớp đúng và có xét duyệt trước khi chi Công ty CP Đường Biên Hòa Khu CN Biên Hòa 1, P. An Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai PHIẾU CHI Ngày:15/10/2009 TK Có: 111 Số PC0366 Lô 000805 Họ tên người nhận: Phạm Hùng Mã đơn vị: PT0024 Tên đơn vị: Cô
Luận văn liên quan