Kinh nghiệm dạy bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm tháng trôi qua, bụi thời gian sẽ xoá mờ tất cả. Trên trái đất này, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác sẽ viết lên những trang sử mới. Nhưng có những con người, những sự kiện, những giá trị tinh thần vẫn sống mãi với lịch sử, với thời gian trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Người. Trong cuộc đời, Người không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương. Ấy vậy mà trong thực tế, Hồ Chí Minh đã để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn chương không nhỏ. Qua những sáng tác văn học của Người giúp thế hệ chúng ta ngày nay và ngay cả mai sau hiểu rõ những vẻ đẹp tâm hồn của một vĩ lãnh tụ vĩ đại của cách mạng đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đó là minh chứng hùng hồn nhất mà không cần đến một lời thuyết minh ca ngợi nào cho chân dung cuả một “Danh nhân văn hoá thế giới”. Trong sự nghiệp thơ văn của Hồ Chí Minh, tập thơ “Nhật ký trong tù” có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Tác phẩm được đưa vào giảng dạy cho học sinh ở cả hai cấp học: THCS và PTTH. Ở cấp THCS tập thơ được giảng dạy trong chương trình văn học lớp 8 với số thời gian là 5 tiết học. Trong đó một tiết dạy khái quát về tập thơ “Nhật ký trong tù” 3 tiết giảng dạy 3 bài thơ tiêu biểu: “Không ngủ được”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” và một tiết đọc thêm. Vì dung lượng kiến thức phong phú mà điều kiện chỉ có hạn, chúng tôi chưa có tham vọng đặt ra vấn đề kinh nghiệm dạy cả bài khái quát, các bài thơ học và đọc thêm mà chỉ đi vào một bài thơ cụ thể: “Ngắm trăng”. Từ đó chúng tôi mong muốn có thể rút kinh nghiệm để giảng dạy thành công bài thơ và các bài thơ khác.

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh nghiệm dạy bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan