Kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia châu á đạt mức sinh thấp dưới mức thay thế

Trong suốt50 nă m cuốicủathếkỷ20, châu Á đãgiảm đáng kểmứcsinh và mứcchết.Tổngtỷsuất sinh vàokhoảng 6 con (1950-1955) đãgiảm hơn mộtnửa, xuống còn 2,7 (1995-2000). Tại thời điểm năm 2001,đã có 14 quốc gia châu Á đạt mức sinh dưới mức thay thế trong giai đoạn 1995-2000. Trong sốcácquốcgia khu vực Đông Ávà Đông Nam Á, NhậtBảnvàXinh-ga-po đạtmứcsinh thay thếvào năm 1975. Cùngthờikỳ đó,tổngtỷsuấtsinh của HànQuốclà3,2, Trung Quốc3,6 vàThái Lan 4,9. Sau 25 năm, tấtcả5 quốcgia này đều cómứcsinh thấp dướimức thay thế. Mức sinh thấp nhất thế giới đã trở thành hiện thực ở Hồng Kông, thành phố Thượng Hải và thành phố Tokyo và cácmô hình sinh không khác gì mấy so với các mô hình sinh của các nước có mức sinh thấp nhất ở Châu Âu. Ngay cả ở những nước chưa đạt mức sinh thay thế thì cũng đã có những vùng, thành phố đạt mức sinh thấp như Bali (Indonesia), Kerala (Ấn Độ). Trong giới chuyên gia nhân khẩu học cũng đã có ý kiến tranh luận rằng một khi mức sinh đã giảm xuống quá thấp dưới mức thay thế thì gần như không có khả năng khôi phục mức sinh thay thế trong một thời gian ngắn 1 . Đãcóngườiquan sátvàrútra nhận xét rằng ởnhững quốcgia châu Á đã đạt mứcsinh thấp, những yếutốsau tác độnglàm giảmmứcsinh: Xu thếkết hôn, mô hìnhkết hôn, trình độhọcvấnnhấtlàtrình độhọcvấncủaphụnữ, tỷlệchếttrẻem, tỷlệsửdụngbiệnpháp tránh thai hiện đại. Ngoàira còncó ảnhhưởngcủanhững biến độngkinh tế-xãhội, tỷlệ đôthịhoá. Ởcả05 quốcgia NhậtBản, HànQuốc, Trung Quốc, Xinh-ga-po vàTháiLan, hơn ba phầntưsốphụnữtrên 15 tuổibiết chữ. Riêng TháiLan, chỉcó hơn 1/3 nữvịthànhniên còn đang đi họcvàTrung Quốclàtrườnghợpngoạilệvớicácmứcchết trẻem xấpxỉ20. Tỷlệkết hôn vị thành niên (dưới18 tuổi) ởnhững nướcnàyhầunhưrấtthấpvàtuổikết hôn lầnđầu làkhácao. 2 Mứcsinh củaNhậtBảnbắt đầugiảmxuốngdướimứcthay thếtrong thập niên 70 do tác độngcủaviệctăng sửdụngbiệnpháp tránh thai hiện đại, đặcbiệtlà biệnpháp triệtsản, vànạopháthai đượccoi làhợppháp. Mứcsinh thấp dao động ở mức1,8 cho đến năm 1985, sau đótiếp tục giảm(1,5 giai đoạn1990-94, 1,34 nă m 1999, 1,3 nă m 2001). Ngoàira còncónhững nguyên nhân khácnhưgiảmtỷlệphụ nữ15-49 tuổicóchồng, giảmmứcsinh củaphụnữcóchồng. (Atoh 2001). Sau nă m 1985, ngoàinhững nguyên nhân này, mứcsinh củaNhậtBản cònchịu ảnhhưởng củanhữngbiến độngkinh tếxãhộivídụnhưthu nhậpbình quân đầungườităng vọt, tỷlệdân sốthànhthịtăng từ37% lên 77% vàtuổithọtăng từ54 lên 82 tuổivới 1 Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Ávà Đông Nam Á: Hệquảvàcácchính sách thích ứng , Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003 2 Bruce K. Caldwell vàJohn C. Caldwell, Mứcsinh thấp dướimứcthay thế: Cácyếutốquyết địnhvàviễncảnh ở Nam Á, Tạpchínghiên cứudân sốVol.20, No 1, 2003 2 nữ và50 lên 76 tuổivớinam. (Retherford, Ogawa vàSakamoto1996). 3 Theo Ogawa, sởdĩNhậtBảnduy trìmứcsinh quáthấptrong một thờigian dài vìcóthay đổicơbảntrong cácgiátrị về hôn nhân vàgia đình. Khi môhình hôn nhân thông qua mai mốisuy giảmcũnglàlúcchấmdứtkhái niệm“mọingười đều lậpgia đình” đồng thờixuấthiệnkháiniệm“độcthân mới”. Đólànhững ngườicon đãtrưởng thànhkhông chịulậpgia đìnhvàvẫn sốngcùngcha mẹ, không phảilo nghĩgìnhiề u vềmọichi tiêu hay việcnhà. Tìnhtrạngnàyngày càngtrởnên phổbiến. Sinh hoạt tìnhdụctrướchôn nhân, sốngchung nhưvợchồnggia tăng. Chương trình KHHGĐ quốc gia củaXinh-ga-po được chính thức triển khai vào tháng 1 năm 1966, đánh dấu thời kỳ thực hiện chính sách giảm sinh. Để kiểm soát tăng trưởng dân số, Xinh-ga-po đã thực hiện nhiều biện pháp khá “cứng rắn”, thi hành các chính sách thưởng phạt gắn với lợi ích kinh tế, phúc lợi dành cho bà mẹ và trẻ em nhằm mục tiêu sớm đạt mức sinh thay thế và duy trì ổn định dân số với mức tăng trưởng dân số bằng không. Nhờ đó tỷ suất sinh thô đã giảm từ 32%o (1964) xuống còn 17,81%ovà đạt mức sinh thay thế vào năm 1975, trước 5 năm so với kế hoạch. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1976-80) mục tiêu đặt ra là duy trì mức sinh thay thế để ổn định dân số vào năm 2030. Chính phủ bắt đầu có những điều chỉnh trong chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình: Giai đoạn 1970-75 Chính phủ khuyến khích triệt sản và nạo phá thai với những quy định khá “cởi mở”, Chính phủ trợ giá hoặc cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí tuỳ thuộc vào mức thu nhập của đối tượng. Sau 1975,những quy định này bị bãi bỏ. Năm 1980, tổng tỷ suất sinh đã giảm xuống còn 1,8 và Chính phủ bắt đầu nới lỏng các rào cản hạn chế sinh đồng thời triển khai một số biện pháp khuyến khích phụ nữ có trình độ học vấn cao sinh nhiều con. Chính sách khuyến sinh có chọn lọc của Xinh-ga-po chính thức bắt đầu vào tháng 3 năm 1987. MặcdùChính phủ đãtập trung nỗlựctrong thựchiệncácchính sáchkhuyến sinh song tổng tỷsuấtsinh vẫn tiếp tụcsuy giảmdướimứcthay thế. VớitrườnghợpXinh-ga-po, tuổitrung bìnhkết hôn lần đầuvàtuổitrung bình sinh con lần đầu, tỷlệphụnữchưa từngkết hôn ở mứccao; tỷlệsửdụngbiệnpháp tránhthai hiện đạivànạopháthai không ngừng tăng lànhững yếu tốchính là m giảmnhanh mứcsinh vàtiếptụclàmgiảmmứcsinh dướimứcthay thế. Năm 1962, trước sức ép của bùng nổdân sốdo hiện tượng sinh bù sau Đạ i chiến tranh thếgiới thứ2, Hàn Quốc triển khai chính sách kiểm soát sinh thông qua chương trình KHHGĐ. Trong thực tế, chương trình chỉthực sựbắt đầu trên phạ m vi cảnước vào năm 1965. Khi đó tổng tỷsuất sinh là 6,0 con, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 2,9%, một tỷ lệ cao nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Những năm 70 chứng kiến mức sinh giảm liên tục từ 4,5 con xuống còn 2,7 con vào năm 1982 và đạt mức sinh thay thế 2,1 con vào năm 1983. Kết quả đạt mức sinh thay thế trong vòng 25 nă m là 3 Bruce K. Caldwell vàJohn C. Caldwell, Mứcsinh thấp dướimứcthay thế: Cácyếutốquyết địnhvàviễncảnh ở Nam Á, Tạpchínghiên cứudân sốVol.20, No 1, 2003. 3 ngoài sự tiên liệu của nhiều nhà hoạch định chính sách và quản lý chương trình dân số-KHHGĐ. Mặc dù kết quả của nhiều cuộc điều tra cho thấy kết hôn muộn, nạo phá thai và thực hiện KHHGĐbằng các biện pháp tránh thai là 3 yếu tố chủ yếu quyết định giảm sinh nhanh trong những năm 70-80, song số sinh tăng trở lại vào những nă m đầu thập niên 80 đã khiến cho các nhà lãnh đạo đất nước lo ngại việc “bùng nổ dân số” lần hai. Với quyết tâm nhanh chóng ổn định dân số, Chính phủ Hàn Quốc quyết định thực hiện chương trình kiểm soát gia tăng dân số toàn diện với những biện pháp mạnh hơn, coi đó là một phần của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 5. Thay vì khuyến khích người dân thực hiện quy mô gia đình 3 con, 2 con như những năm 60-70, nhànước đã có nhiều chính sách tập trung khuyến khích thực hiện quy mô gia đình 1 con, triển khai rộng rãi biện pháp triệt sản (Tỷ lệ triệt sản nam và nữ đã tăng từ 8,3% năm 1974 lên 48,2% năm 1988 và dao động lên xuống trong khoảng 40% những năm đầu 90). Tỷlệ tham gia của nam giới trong kế hoạch hoá gia đình tăng vượt trội nhờ những biện pháp tuyên truyền vận động nhằm đả phá tưtưởng trọng nam còn khá nặng nề trong người dân. Ngân sách nhà nước đầu tư cho chương trình kế hoạch hoá gia đình năm 1980 tăng gấp 10 lần so với năm 1975; sau khi đạt được mức sinh thay thế ngân sách nhà nước nă m 1985 tiếp tục tăng gấp 3 so với nă m 1980, tương ứng với 0,25% tổng ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả những yếu tố như đô thị hoá nhanh, tốc độ nâng cao trình độ văn hoá cũng như tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao của phụ nữ Hàn Quốc đã góp phần quan trọng trong việc chấp nhận quy mô gia đình ít con và ổn định xu thế giảm sinh (Cho và Lee 1999) 4 . Trên cơsở kết quả giảm sinh của giai đoạn 1985-1995, mức sinh dao động lên xuống trong khoảng 1,7-1,6 con, nă m 1996, Hàn Quốc chuyển từ chính sách kiểm soát dân số sang chính sách nâng cao chất lượng dân số và phúc lợi xã hội nhằm duy trì mức sinh 1,6 con. Tuy nhiên, kết quả điều chỉnh chínhsách dân số không được nhưmong đợi. Mức sinh tiếp tục giảm nhanh từ 1,34 (năm 2000) xuống 1,17 (2004) và 1,08 (2005). Đây là mức sinh thấp nhất trong lịch sử thế giới. Quátrìnhchuyển đổimứcsinh củaTrung Quốckhácvớicácquốcgia nê u trên. Chính sáchdân sốcủaChính phủ, thường đượcgọilàchính sách“mộtcon”, đóngvai tròchính làmgiảmmứcsinh. Những năm cuốicủathậpniên 70 Chính phủ triểnkhai đồngbộvàtoàn diệnchương trìnhKHHGĐ, khuyến khíchthựchiện đẻ muộn, đẻthưa, đẻ íttrên phạmvi cảnước. Tổng tỷsuấtsinh đãgiảmtừ3,6 1975 xuốngcòn2,3 1980 . Do nớilỏngchính sáchdân số bằngcách cho phép mộtsố đối tượng đượcsinh trên 2 con, TFR củaTrung Quốcdao độngxung quanh mốc2,2 cho đến năm 1990. Từsau 1990, Trung Quốclạixiếtchặtchính sách1 con vàvìthế mứcsinh đãgiả m xuốngdướimứcthay thế(Zeng 1996). Tỷlệphụnữ15-49 tuổicó 4 Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Ávà Đông Nam Á: Hệquảvàcácchính sách thích ứng , Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 4 chồng đang sửdụngbiệnpháp tránh thai hiện đại đãtăng mạnhtừ71%1988 lê n 85% 1992 . 5 Năm2003, tổngtỷsuất sinh củaTrung Quốc đãgiảmxuốngmức1,7. Thành công củachương trìnhKHHGĐTrung Quốcđãgiảiphóng phụnữkhỏigánh nặngsinh vànuôi nhiều con, những gánh nặngvànỗilo toan mưu sinh cho gia đình, giúp phụnữcónhiều cơ hộitham gia vàocáchoạt độngkinh tếxãhội. Mứcchết trẻ em kháthấp, tuổithọkhông ngừng đượcnâng cao, đàtăng trưởngkinh tế-xãhội đượcduy trì ởmứccao trong nhiềunăm đãtạomôi trườngthuậnlợi đểduy trìmức sinh thấpnày. Trong sốcácquốcgia Đông Nam Á, TháiLan làquốcgia giảmsinh nhanh nhất, từTFR= 6,5 trong những năm đầuthậpniên 60 đãgiảm mạnhxuốngcòn5,4 sau khoảng10 nă m (1970-74), 3,9 vào đầuthậpniên 90 và đạtdướimứcsinh thay thế(1,9) vàonăm 1996 6 . Trong nửacuốithậpniên 90, cácnhàhoạch địnhchính sáchvàcáchọcgiảTháiLan đã đặtvấn đềliệumứcsinh củaTháiLan cótiếptục giảmxuốngnữahay không. Những ngườitheo trườngphái khuyến sinh cho rằng mứcsinh củaTháiLan sẽtiếp tụcgiảmvàTháiLan sẽphải đốimặtvớinhững hậu quảdo mứcsinh thấp nhưcácnướcphát triển ởChâu Âu. Những ngườiquátảcòn khẳng địnhmứcsinh thấpsẽlàm dân tộcTháisuy vong. Song cũngcóngườicho rằngmứcsinh củaTháidao độngxung quanh mứcsinh thay thếtrên cơ sởphân tích sốliệucủacáccuộc điều tra vềsốcon mong muốn. Knodel và đồng sự(1996) đãcó phát hiệnkhálýthúvềxu thếgiảmsinh trên cơsởphân tíchtổnghợpkếtquả của mộtloạt điều tra khảosátcấpquốcgia. Qua phân tíchcho thấytỷlệphụnữ15-49 tuổicóchồngmong muốncó2 con đãtăng không ngừng từ19% trong những nă m 1969-70 lên 64% năm 1993. Trong khi đó, tỷlệmong muốncódưới2 con hầunhư không thay đổiqua cácnăm. Khácvớinhững quốcgia cónềnvăn hoáNho giáo, mô hình gia đìnhlýtưởngcủangườiTháilà2 con đủcảnếp tẻ. Tạithời điểm nă m 2000, (năm tiến hànhTổng điềutra dân số) TháiLan cũngkhông dễdàng gìtrong dự báo xu thếmứcsinh. Kết quả điều tra cho thấy, khủnghoảng kinh tế1997 cũng làmộttrong những nguyên nhân tác động đến giảmmứcsinh. Mặcdùlạmphát khiến cho chi phí dịchvụKHHGĐtăng lên, tỷlệsửdụngbiệnpháp tránh thai của cáccặpvợchồngthuộcnhóm chịu ảnhhưởngnhiềucủakhủnghoảngkinh tế đã tăng lên nhằmhoãnsinh đứacon thứhai. Kết quả điều tra mẫu nhỏcho thấy, 10% phụnữthuộcnhóm chịu ảnh hưởngnhiềucủa khủnghoảngcho biết họsẽnạophá thai nếu không may cóthai trong thờigian khủnghoảngkinh tếnày. 7 Đến nă m 2003, thựctế mứcsinh củaTháiLan đãgiảmxuốngcòn1,7 8 . Với TháiLan, tuổikết hôn lần đầu củacảnam vànữ làyếu tốquyết địnhnhất đốivới giảmmứcsinh vìviệcsinh con thườngchỉdiễn ra trong hôn nhân. Tuổi kết hôn lần 5 Như trên. 6 Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dướimức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách thích ứng ,Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 7 Vipan Prachuabmoh vàPreeya Mithranon, Mứcsinh thấp dướimứcthay thế ởTháiLan vàcácgiảipháp chính sách thíc h ứng ,Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 8 BộY tếThái Lan, TháiLan vàKHHGĐ: Tổngquan kết quảthựchiện 5 đầucủaThái Lan đãtăng từ22 lên 24 vớinữvà24,4 lên 27,2 vớinam. Tỷlệphụnữ chưa từngkết hôn tiếptụctăng rõrệt ởtấtcảcác nhóm tuổi, nhóm 20-24 là38% 1970 -48% 1990 -56% 2000 ; nhóm tuổi40-44 là3,9% 1970 -7,0% 1990 -9,3% 2000 . Khảnăng sinh sản cũnggiảmkhi tuổikết hôn lần đầu tăng lên. Quan trọnghơn cảlàsau mộtthờigian dàitrìhoãnviệc kết hôn, ngườiphụnữbịthu hútvào những vấn đềquan tâm khác vìthế màsuy giảmvai tròlàmvợvàlàmmẹ.Tỷlệphụnữ15-49 cóchồng đang sử dụngbiện pháp tránh thai cũngtăng nhanh từ34% 1975 -72% 1996 -79,2% 2000 , chủyếulà viên uốngtránh thai (26,8% CPR), triệtsảnnữ(22,6%), thuốctiêm (22%). Vòng tránh thai chỉchiế m 3,1% CPR. Nhu cầuchưa được đáp ứngkhoảng6% 9 .

pdf9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia châu á đạt mức sinh thấp dưới mức thay thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á ĐẠT MỨC SINH THẤP DƯỚI MỨC THAY THẾ Trong suốt 50 năm cuối của thế kỷ 20, châu Á đã giảm đáng kể mức sinh và mức chết. Tổng tỷ suất sinh vào khoảng 6 con (1950-1955) đã giảm hơn một nửa, xuống còn 2,7 (1995-2000). Tại thời điểm năm 2001, đã có 14 quốc gia châu Á đạt mức sinh dưới mức thay thế trong giai đoạn 1995-2000. Trong số các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Nhật Bản và Xinh-ga-po đạt mức sinh thay thế vào năm 1975. Cùng thời kỳ đó, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc là 3,2, Trung Quốc 3,6 và Thái Lan 4,9. Sau 25 năm, tất cả 5 quốc gia này đều có mức sinh thấp dưới mức thay thế. Mức sinh thấp nhất thế giới đã trở thành hiện thực ở Hồng Kông, thành phố Thượng Hải và thành phố Tokyo và các mô hình sinh không khác gì mấy so với các mô hình sinh của các nước có mức sinh thấp nhất ở Châu Âu. Ngay cả ở những nước chưa đạt mức sinh thay thế thì cũng đã có những vùng, thành phố đạt mức sinh thấp như Bali (Indonesia), Kerala (Ấn Độ). Trong giới chuyên gia nhân khẩu học cũng đã có ý kiến tranh luận rằng một khi mức sinh đã giảm xuống quá thấp dưới mức thay thế thì gần như không có khả năng khôi phục mức sinh thay thế trong một thời gian ngắn1. Đã có người quan sát và rút ra nhận xét rằng ở những quốc gia châu Á đã đạt mức sinh thấp, những yếu tố sau tác động làm giảm mức sinh: Xu thế kết hôn, mô hình kết hôn, trình độ học vấn nhất là trình độ học vấn của phụ nữ, tỷ lệ chết trẻ em, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Ngoài ra còn có ảnh hưởng của những biến động kinh tế-xã hội, tỷ lệ đô thị hoá. Ở cả 05 quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xinh-ga-po và Thái Lan, hơn ba phần tư số phụ nữ trên 15 tuổi biết chữ. Riêng Thái Lan, chỉ có hơn 1/3 nữ vị thành niên còn đang đi học và Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ với các mức chết trẻ em xấp xỉ 20. Tỷ lệ kết hôn vị thành niên (dưới 18 tuổi) ở những nước này hầu như rất thấp và tuổi kết hôn lần đầu là khá cao. 2 Mức sinh của Nhật Bản bắt đầu giảm xuống dưới mức thay thế trong thập niên 70 do tác động của việc tăng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, đặc biệt là biện pháp triệt sản, và nạo phá thai được coi là hợp pháp. Mức sinh thấp dao động ở mức 1,8 cho đến năm 1985, sau đó tiếp tục giảm (1,5 giai đoạn 1990-94, 1,34 năm 1999, 1,3 năm 2001). Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như giảm tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng, giảm mức sinh của phụ nữ có chồng. (Atoh 2001). Sau năm 1985, ngoài những nguyên nhân này, mức sinh của Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế xã hội ví dụ như thu nhập bình quân đầu người tăng vọt, tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 37% lên 77% và tuổi thọ tăng từ 54 lên 82 tuổi với 1 Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách thích ứng , Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003 2 Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh thấp dưới mức thay thế: Các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở Nam Á, Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003 2 nữ và 50 lên 76 tuổi với nam. (Retherford, Ogawa và Sakamoto 1996).3 Theo Ogawa, sở dĩ Nhật Bản duy trì mức sinh quá thấp trong một thời gian dài vì có thay đổi cơ bản trong các giá trị về hôn nhân và gia đình. Khi mô hình hôn nhân thông qua mai mối suy giảm cũng là lúc chấm dứt khái niệm “mọi người đều lập gia đình” đồng thời xuất hiện khái niệm “độc thân mới”. Đó là những người con đã trưởng thành không chịu lập gia đình và vẫn sống cùng cha mẹ, không phải lo nghĩ gì nhiều về mọi chi tiêu hay việc nhà. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến. Sinh hoạt tình dục trước hôn nhân, sống chung như vợ chồng gia tăng. Chương trình KHHGĐ quốc gia của Xinh-ga-po được chính thức triển khai vào tháng 1 năm 1966, đánh dấu thời kỳ thực hiện chính sách giảm sinh. Để kiểm soát tăng trưởng dân số, Xinh-ga-po đã thực hiện nhiều biện pháp khá “cứng rắn”, thi hành các chính sách thưởng phạt gắn với lợi ích kinh tế, phúc lợi dành cho bà mẹ và trẻ em nhằm mục tiêu sớm đạt mức sinh thay thế và duy trì ổn định dân số với mức tăng trưởng dân số bằng không. Nhờ đó tỷ suất sinh thô đã giảm từ 32%o (1964) xuống còn 17,81%o và đạt mức sinh thay thế vào năm 1975, trước 5 năm so với kế hoạch. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1976-80) mục tiêu đặt ra là duy trì mức sinh thay thế để ổn định dân số vào năm 2030. Chính phủ bắt đầu có những điều chỉnh trong chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình: Giai đoạn 1970-75 Chính phủ khuyến khích triệt sản và nạo phá thai với những quy định khá “cởi mở”, Chính phủ trợ giá hoặc cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí tuỳ thuộc vào mức thu nhập của đối tượng. Sau 1975, những quy định này bị bãi bỏ. Năm 1980, tổng tỷ suất sinh đã giảm xuống còn 1,8 và Chính phủ bắt đầu nới lỏng các rào cản hạn chế sinh đồng thời triển khai một số biện pháp khuyến khích phụ nữ có trình độ học vấn cao sinh nhiều con. Chính sách khuyến sinh có chọn lọc của Xinh-ga-po chính thức bắt đầu vào tháng 3 năm 1987. Mặc dù Chính phủ đã tập trung nỗ lực trong thực hiện các chính sách khuyến sinh song tổng tỷ suất sinh vẫn tiếp tục suy giảm dưới mức thay thế. Với trường hợp Xinh-ga-po, tuổi trung bình kết hôn lần đầu và tuổi trung bình sinh con lần đầu, tỷ lệ phụ nữ chưa từng kết hôn ở mức cao; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại và nạo phá thai không ngừng tăng là những yếu tố chính làm giảm nhanh mức sinh và tiếp tục làm giảm mức sinh dưới mức thay thế. Năm 1962, trước sức ép của bùng nổ dân số do hiện tượng sinh bù sau Đại chiến tranh thế giới thứ 2, Hàn Quốc triển khai chính sách kiểm soát sinh thông qua chương trình KHHGĐ. Trong thực tế, chương trình chỉ thực sự bắt đầu trên phạm vi cả nước vào năm 1965. Khi đó tổng tỷ suất sinh là 6,0 con, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 2,9%, một tỷ lệ cao nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Những năm 70 chứng kiến mức sinh giảm liên tục từ 4,5 con xuống còn 2,7 con vào năm 1982 và đạt mức sinh thay thế 2,1 con vào năm 1983. Kết quả đạt mức sinh thay thế trong vòng 25 năm là 3 Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh thấp dưới mức thay thế: Các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở Nam Á, Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 3 ngoài sự tiên liệu của nhiều nhà hoạch định chính sách và quản lý chương trình dân số-KHHGĐ. Mặc dù kết quả của nhiều cuộc điều tra cho thấy kết hôn muộn, nạo phá thai và thực hiện KHHGĐ bằng các biện pháp tránh thai là 3 yếu tố chủ yếu quyết định giảm sinh nhanh trong những năm 70-80, song số sinh tăng trở lại vào những năm đầu thập niên 80 đã khiến cho các nhà lãnh đạo đất nước lo ngại việc “bùng nổ dân số” lần hai. Với quyết tâm nhanh chóng ổn định dân số, Chính phủ Hàn Quốc quyết định thực hiện chương trình kiểm soát gia tăng dân số toàn diện với những biện pháp mạnh hơn, coi đó là một phần của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm lần thứ 5. Thay vì khuyến khích người dân thực hiện quy mô gia đình 3 con, 2 con như những năm 60-70, nhà nước đã có nhiều chính sách tập trung khuyến khích thực hiện quy mô gia đình 1 con, triển khai rộng rãi biện pháp triệt sản (Tỷ lệ triệt sản nam và nữ đã tăng từ 8,3% năm 1974 lên 48,2% năm 1988 và dao động lên xuống trong khoảng 40% những năm đầu 90). Tỷ lệ tham gia của nam giới trong kế hoạch hoá gia đình tăng vượt trội nhờ những biện pháp tuyên truyền vận động nhằm đả phá tư tưởng trọng nam còn khá nặng nề trong người dân. Ngân sách nhà nước đầu tư cho chương trình kế hoạch hoá gia đình năm 1980 tăng gấp 10 lần so với năm 1975; sau khi đạt được mức sinh thay thế ngân sách nhà nước năm 1985 tiếp tục tăng gấp 3 so với năm 1980, tương ứng với 0,25% tổng ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả những yếu tố như đô thị hoá nhanh, tốc độ nâng cao trình độ văn hoá cũng như tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao của phụ nữ Hàn Quốc đã góp phần quan trọng trong việc chấp nhận quy mô gia đình ít con và ổn định xu thế giảm sinh (Cho và Lee 1999)4. Trên cơ sở kết quả giảm sinh của giai đoạn 1985-1995, mức sinh dao động lên xuống trong khoảng 1,7-1,6 con, năm 1996, Hàn Quốc chuyển từ chính sách kiểm soát dân số sang chính sách nâng cao chất lượng dân số và phúc lợi xã hội nhằm duy trì mức sinh 1,6 con. Tuy nhiên, kết quả điều chỉnh chính sách dân số không được như mong đợi. Mức sinh tiếp tục giảm nhanh từ 1,34 (năm 2000) xuống 1,17 (2004) và 1,08 (2005). Đây là mức sinh thấp nhất trong lịch sử thế giới. Quá trình chuyển đổi mức sinh của Trung Quốc khác với các quốc gia nêu trên. Chính sách dân số của Chính phủ, thường được gọi là chính sách “một con”, đóng vai trò chính làm giảm mức sinh. Những năm cuối của thập niên 70 Chính phủ triển khai đồng bộ và toàn diện chương trình KHHGĐ, khuyến khích thực hiện đẻ muộn, đẻ thưa, đẻ ít trên phạm vi cả nước. Tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 3,61975 xuống còn 2,31980. Do nới lỏng chính sách dân số bằng cách cho phép một số đối tượng được sinh trên 2 con, TFR của Trung Quốc dao động xung quanh mốc 2,2 cho đến năm 1990. Từ sau 1990, Trung Quốc lại xiết chặt chính sách 1 con và vì thế mức sinh đã giảm xuống dưới mức thay thế (Zeng 1996). Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có 4 Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách thích ứng , Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 4 chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng mạnh từ 71%1988 lên 85%1992.5 Năm 2003, tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc đã giảm xuống mức 1,7. Thành công của chương trình KHHGĐ Trung Quốc đã giải phóng phụ nữ khỏi gánh nặng sinh và nuôi nhiều con, những gánh nặng và nỗi lo toan mưu sinh cho gia đình, giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Mức chết trẻ em khá thấp, tuổi thọ không ngừng được nâng cao, đà tăng trưởng kinh tế- xã hội được duy trì ở mức cao trong nhiều năm đã tạo môi trường thuận lợi để duy trì mức sinh thấp này. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia giảm sinh nhanh nhất, từ TFR= 6,5 trong những năm đầu thập niên 60 đã giảm mạnh xuống còn 5,4 sau khoảng 10 năm (1970-74), 3,9 vào đầu thập niên 90 và đạt dưới mức sinh thay thế (1,9) vào năm 19966. Trong nửa cuối thập niên 90, các nhà hoạch định chính sách và các học giả Thái Lan đã đặt vấn đề liệu mức sinh của Thái Lan có tiếp tục giảm xuống nữa hay không. Những người theo trường phái khuyến sinh cho rằng mức sinh của Thái Lan sẽ tiếp tục giảm và Thái Lan sẽ phải đối mặt với những hậu quả do mức sinh thấp như các nước phát triển ở Châu Âu. Những người quá tả còn khẳng định mức sinh thấp sẽ làm dân tộc Thái suy vong. Song cũng có người cho rằng mức sinh của Thái dao động xung quanh mức sinh thay thế trên cơ sở phân tích số liệu của các cuộc điều tra về số con mong muốn. Knodel và đồng sự (1996) đã có phát hiện khá lý thú về xu thế giảm sinh trên cơ sở phân tích tổng hợp kết quả của một loạt điều tra khảo sát cấp quốc gia. Qua phân tích cho thấy tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng mong muốn có 2 con đã tăng không ngừng từ 19% trong những năm 1969-70 lên 64% năm 1993. Trong khi đó, tỷ lệ mong muốn có dưới 2 con hầu như không thay đổi qua các năm. Khác với những quốc gia có nền văn hoá Nho giáo, mô hình gia đình lý tưởng của người Thái là 2 con đủ cả nếp tẻ. Tại thời điểm năm 2000, (năm tiến hành Tổng điều tra dân số) Thái Lan cũng không dễ dàng gì trong dự báo xu thế mức sinh. Kết quả điều tra cho thấy, khủng hoảng kinh tế 1997 cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến giảm mức sinh. Mặc dù lạm phát khiến cho chi phí dịch vụ KHHGĐ tăng lên, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng kinh tế đã tăng lên nhằm hoãn sinh đứa con thứ hai. Kết quả điều tra mẫu nhỏ cho thấy, 10% phụ nữ thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng cho biết họ sẽ nạo phá thai nếu không may có thai trong thời gian khủng hoảng kinh tế này.7 Đến năm 2003, thực tế mức sinh của Thái Lan đã giảm xuống còn 1,7 8. Với Thái Lan, tuổi kết hôn lần đầu của cả nam và nữ là yếu tố quyết định nhất đối với giảm mức sinh vì việc sinh con thường chỉ diễn ra trong hôn nhân. Tuổi kết hôn lần 5 Như trên. 6 Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách thích ứng ,Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 7 Vipan Prachuabmoh và Preeya Mithranon, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Thái Lan và các giải pháp chính sách thích ứng ,Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 8 Bộ Y tế Thái Lan, Thái Lan và KHHGĐ: Tổng quan kết quả thực hiện 5 đầu của Thái Lan đã tăng từ 22 lên 24 với nữ và 24,4 lên 27,2 với nam. Tỷ lệ phụ nữ chưa từng kết hôn tiếp tục tăng rõ rệt ở tất cả các nhóm tuổi, nhóm 20-24 là 38%1970- 48%1990-56%2000; nhóm tuổi 40-44 là 3,9%1970-7,0%1990-9,3%2000. Khả năng sinh sản cũng giảm khi tuổi kết hôn lần đầu tăng lên. Quan trọng hơn cả là sau một thời gian dài trì hoãn việc kết hôn, người phụ nữ bị thu hút vào những vấn đề quan tâm khác vì thế mà suy giảm vai trò làm vợ và làm mẹ. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai cũng tăng nhanh từ 34%1975-72%1996-79,2%2000, chủ yếu là viên uống tránh thai (26,8% CPR), triệt sản nữ (22,6%), thuốc tiêm (22%). Vòng tránh thai chỉ chiếm 3,1% CPR. Nhu cầu chưa được đáp ứng khoảng 6% 9. Theo Prachuabmoh và Mithranon, tiến trình toàn cầu hoá ở Thái Lan đã làm cho những mối quan hệ ràng buộc của gia đình ngày thêm lỏng lẻo và công chúng chấp nhận chủ nghĩa cá nhân dễ dàng hơn. Nhật Bản Hồng Công Thái Lan Trung Quốc Ma Cao Singapore Hàn Quốc Nhóm nước Đài Loan Dân số 2001 (triệu người 127 83 63 1.273 Khởi điểm giảm mức sinh 1930s 1960-62 1965-70 1969 HDI tại khởi điểm giảm sinh 0,58-0,67 0,60 0,51 Thời điểm đạt mức sinh dưới mức thay thế 1960-65 1976-86 1994 1990 TFR 2001 1,3 1,0-1,7 1,8 1,8 Tuổi kết hôn lần đầu của PN thập niên 90 27 16-29 24 22 Tỷ suất chết trẻ em 2001 3 3-8 22 31 Thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (USD)1999 25,170 15,530- 22,640 5,950 3,550 Tỷ lệ dân số thành thị 2001 78 77-100 30 36 Tỷ lệ PN 15+ biết chữ 99 88-96 93 75 Tỷ lệ PN có trình độ THPT 104 70-102 37 67 % sử dụng BPTT ở PN 15-49 tuổi có chồng 48 48-66 70 81 Nguồn: Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh dưới mức thay thế: các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở Nam Á. In-đô-nê-xia cũng đã nhanh chóng đạt được mục tiêu giảm mức sinh xuống còn một nửa trong 24 năm (5,611971-2,861994) với nét đặc trưng là sự thay đổi đáng kể trong mức sinh của nhóm 20-24 và 25-29 chủ yếu do tuổi trung bình kết hôn lần đầu 9 Bộ Y tế Thái Lan, Thái Lan và KHHGĐ: Tổng quan kết quả thực hiện 6 và tuổi trung bình sinh con lần đầu tăng lên. Nếu đầu thập niên 70, tỷ suất sinh đặc trưng của nhóm phụ nữ 20-24 là cao nhất thì đầu thập niên 80, mức sinh của nhóm phụ nữ 25-29 là cao nhất. Theo H. Hull, những chuyển biến lớn trong hành vi xã hội là nguyên nhân chủ yếu khiến cho mức chết và mức sinh giảm đáng kể. Ông cho rằng In-đô-nê-xia đã có những thay đổi lớn từ chỗ chú tâm cho gia đình chuyển sang quyền và lợi ích của cá nhân. Việc chuyển đổi hình thái hôn nhân thông qua mai mối, gả bán sang hôn nhân tự nguyện; nam nữ được tự do lựa chọn và quyết định cũng làm cho tuổi trung bình kết hôn lần đầu của thế hệ con cái (23-27) tăng lên hơn 10 tuổi so với thế hệ cha mẹ (13-15 tuổi). Vai trò và vị thế của phụ nữ thay đổi thể hiện rõ qua số năm đi học ngày một tăng và mức độ tham gia vào các hoạt động kinh tế. Trẻ em gái và phụ nữ được học hành nhiều hơn, tiếp nhận nhiều thông tin, kiến thức mới cũng như hưởng lợi trực tiếp từ những thành tựu y học nên các mức chết trẻ em đã giảm nhanh. Tình trạng hôn nhân và vai trò làm mẹ của phụ nữ trong một xã hội tạo nền tảng cho các “gia đình hạt nhân” cũng ảnh hưởng đến cuộc tranh đấu của phụ nữ vì sự bình đẳng trong việc làm và thu nhập. Trong xã hội cũng đã xuất hiện những thanh nữ không muốn lo toan thu xếp công việc trong gia đình. Chi phí cơ hội của việc làm, thu nhập và khả năng hội nhập trong xã hội hiện đại là động lực để giới trẻ phấn đấu và sẵn sàng thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Trong năm 1997, những người làm công tác KHHGĐ In-đô-nê-xia đã từng lo sợ khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác dân số -KHHGĐ; việc Chính phủ cắt giảm ngân sách đầu tư cho chương trình, việc thiếu phương tiện tránh thai và người lao động thất nghiệp ngày một tăng có thể khiến “bùng nổ” dân số trở lại. Song kết quả thực hiện KHHGĐ của hai năm 1998-1999, đỉnh điểm của khủng hoảng, thì tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai lại tăng nhẹ, đặc biệt là hai biện pháp thuốc tiêm và thuốc uống tránh thai.10 Quốc gia Nam Á thu hút sự chú ý của các chuyên gia nhân khẩu học là Sri Lanka. Quốc gia này đã đạt mức sinh thay thế 2,1 vào năm 2001 khi mà tỷ lệ dân số thành thị mới chỉ là 20% và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 44%. Các chỉ số khác tương đương với chỉ số của các nước nêu trên. Theo Bruce, sở dĩ Xơ-ri-lan-ka mất 10 năm để giảm mức sinh từ 2,2 xuống 2,1 (1991-2001) là do tỷ lệ sử dụng BPTT thấp 11. Duy trì mức sinh thấp dưới mức thay thế trong nhiều năm sẽ làm thay đổi cơ cấu tuổi, và phân bố dân số của từng nhóm tuổi của dân số các quốc gia này. Hệ quả trực tiếp nhất là tỷ trọng dân số trẻ so với tổng dân số đang giảm rõ rệt. Đối với những quốc gia đã bước vào dân số già như Nhật Bản và Xinh-ga-po, xu thế giảm này ngày càng làm trầm trọng thêm tình trạng già hoá. Đối với những quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, khi tỷ trọng dân số phụ thuộc già còn ở dưới ngưỡng của dân số già đã phải đối mặt với 2 thách thức kép: Đó là dân số tiếp tục 10 Terence H. Hull, Viễn cảnh dân số và gia đình người In-đô-nê-xia trong tương lai. Vol 20.No1.2003 11 Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh thấp dưới mức thay thế: Các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở Nam Á, Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003. 7 tăng trong bối cảnh già hoá với tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay và áp lực do vừa phải đảm bảo việc làm và thu nhập cho nhóm dân số lao động vừa phải chuẩn bị để sẵn sàng đón đầu dân số già. Cùng với mức sinh thấp, tuổi thọ không ngừng nâng lên đã đặt những quốc gia châu Á này vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Năm 1958, Coal và Hoover đã đề cập đến tác động tích cực của thay đổi cơ cấu tuổi do giảm mức sinh đối với phát triển kinh tế xã hội. Gần đây có nhiều tác giả (ví dụ như Mason 1988, Birdsall, Kelley và Sinding 2001) khẳng định cơ hội “ngàn năm có một” của những quốc gia bước vào nửa sau của thời kỳ quá độ nhân khẩu học. Đó chính là cơ hội dân số vàng; các quốc gia có thể dành đầu tư ở mức cao nhất cho phát triển nguồn nhân lực, sức khoẻ nhân dân và hạ tầng cơ sở. Về mặt lý thuyết, thời kỳ quá độ nhân khẩu học hay còn gọi là chuyển đổi nhân khẩu học sẽ chấm dứt khi đạt mức sinh thay thế; cơ cấu tuổi sẽ ổn định trong vòng 75-100 năm sau và; quy mô dân số sẽ ổn định khi tỷ lệ tăng trưởng hàng năm bằng 0. Song thực tế của tất cả các quốc gia châu Á đã đạt mức sinh thay thế là mức sinh tiếp tục giảm. Nếu loại trừ yếu tố nhập cư, với mức sinh rất thấp này tỷ lệ tăng trưởng dân số nhanh chóng tiếp cận hạn định zêrô và sau đó quy mô dân số sẽ giảm. Dân số giảm khởi đầu cho một quá trình chuyển đổi nhân khẩu khác. Theo Van de Kaa (1987) trong thời kỳ chuyển đổi nhân khẩu học lần thứ hai, các hành vi của cá nhân sẽ do các giá trị, các quyền và kết quả tự hoàn thiện của cá nhân quyết định thay vì các chuẩn mực xã hội và thiết chế. Hôn nhân sẽ lỏng lẻo hơn và vai trò can thiệp của nhà nước trong các vấn đề tái sinh sản sẽ không còn phù hợp. Liệu việc giảm mức sinh xuống dưới mức thay thế có ảnh hưởng gì đến hành vi