Vấn đề chất lượng sản phẩm trên thị trường không chính thức ở các nước đang phát triển

Một đặc trưng của nhiều thành phố ở các nước đang phát triển là sự song song tồn tại của các hãng kinh doanh lớn , có tổ chức tốt và công nghệ cao với những người buôn bán nhỏ (mà chỉ cần có một cái hòm gỗ làm chỗ bán hàng. Tổ chức lao động quốc tế (ILO gọi hai khu vực khác nhau này là “thị trường chính thức” và “thị trường không chính thức”.Thị trường không chính thức được đặc trưng bởi sự tồn tại của rất nhiều người buôn bán nhỏ được tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường và không có thể chế pháp lý để kiểm soát chất lượng sản phẩm. Loại thị trường này khác với thị trường cạnh tranh thông thường ở cách thức tiến hành trao đổi, buôn bán hàng hoá. Trong thị trường không chính thức quá trình trao đổi hàng hoá không tập trung và giá cả được định ra nhờ quá trình mặc cả ,thương lượng giữa người mua và người bán nhưng trong thị trường cạnh tranh quá trình trao đổi hàng hoá lại tập trung và giá cả đồng nhất. Các hoạt động bán hàng rong trên đường phố ở hầu hết mọi nơi trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển là những ví dụ điển hình của thị trường không chính thức hợp pháp. Những người bán hàng rong trên đường phố được coi là những người làm tư, những người bán lẻ tham gia vào quá trình phân phối nhiều loại hàng hoá sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu. Trong cuốn Chickering và Salahdine 1991 Alonzo viết: tại Philippines, trong số những người buôn bán lẻ thì những người bán hàng rong trên đường phố chiếm số lượng đông nhất. Thậm chí ở cả những khu vực nghèo nhất cứ cách 4 đến 5 nhà lại có một loại quầy hàng. Các quầy hàng thực phẩm bầy dọc theo vỉa hè rất phổ biến. Chính quyền địa phương ở Metro Manila không bao giờ can thiệp vào những người bán hàng rong miễn là họ trả đủ thuế kinh doanh cho chính quyền thành phố. Nhưng họ vẫn bị chính quyền địa phương buộc phải rời đi hết nơi này đến nơi khác vì lấn chiếm viả hè không có giấy phép. Tại Hồng Kông ở phố Shui Wo cứ 100m đường có đến hơn 300 người bán hàng rong. Chính phủ địa phương đã cố gắng di dời những người này vào các khu chợ nhưng đều vô ích. Ngoài ra thì chính phủ không bao giờ can thiệp vào công việc kinh doanh của họ. Mọi người đều tin rằng trên thị trường ô tô cũ “lemons”, chỉ sau khi mua hàng thì khách hàng mới biết được chất lượng của hàng hoá do đó uy tín bán hàng là một yếu tố ngăn cản rất hữu hiệu đối với những người bán hàng. Vì những người bán hàng rất coi trọng việc buôn bán về lâu về dài nên mối đe doạ bị khách hàng tẩy chay đối với người bán lừa đảo được coi là động lực để họ trung thực và duy trì bán hàng có chất lượng tốt. Mặc dù khả năng uy tín của người bán là để sửa chữa sự thoái hoá về đạo đức trong vấn đề chất lượng sản phẩm, nhưng ở các nước đang phát triển thì vẫn tồn tại những thị trường không chính thức mà chất lượng hàng hoá thường xuyên rất thấp. Rashid(1988 đã đưa ra những ví dụ rất lý thú về một vài trường hợp như vậy, chẳng hạn như sản phẩm sữa bị pha loãng ở Băng la đét và gạo bị trộn sỏi ở ấn Độ. Một đặc điểm nổi bật phổ biến trong những trường hợp mà Rashid kiểm tra là tất cả các thị trường đó đều là những thị trường có một số lượng rất lớn những người sản xuất nhỏ và được tự do gia nhập vào thị trường. Quan sát này còn gây nhiều thắc mắc vì những đặc tính trên thường có mối liên hệ với cạnh tranh hoàn hảo mà trong đó người mua được lợi nhiều nhất.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề chất lượng sản phẩm trên thị trường không chính thức ở các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan