Kinh tế chính trị - Toàn cấu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa 2. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.

docx16 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế chính trị - Toàn cấu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa Kinh tế Chính trị Tiểu luận: TOÀN CẤU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ NHÓM 7 LỚP BỘ MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ (sáng thứ 3 tiết 3-6) Năm học 2017-2018 DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỦA NHÓM Phạm Thị Mỹ Oanh – 16051778 Nguyễn Hương Giang - 16050043 Nguyễn Hồng Nhung – 16052324 Trần Quỳnh Hoa - 16051742 Nguyễn Thị Hoa - 16051743 Lê Thị Minh Thu – 16050150 Nguyễn Hương Giang – 16050043 Nguyễn Thị Hải Yến (18/09) - 16051812 I, Khái niệm về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi. Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tê, hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn. Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới. II, Nhận thức về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế  1. Nhận thức về toàn cầu hóa Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa thể hiện sự biến đổi tương quan giữa quan hệ sản xuất nhằm tới sự điều chỉnh thích ứng lực lượng sản xuất biến thiên liên tục trên quy mô thế giới. Toàn cầu hóa làm cho các nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào và được cấu trúc lại trên quy mô quốc tế thông qua một loạt quy trình, giao lưu, trao đổi Như vậy, toàn cầu hoá không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau, dù là phụ thuộc toàn diện giữa các nền kinh tế mà là sự hoà nhập các nền kinh tế này để xu thế hình thành nên một nền kinh tế toàn cầu thống nhất. Ngày nay toàn cầu hoá mà trước hết và về thực chất là toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế hiện đại. Hiện nay tuy có rất nhiều những quan niệm không giống nhau về toàn cầu hoá kinh tế nhưng có thể thấy nét chung nhất là thừa nhận mối quan hệ qua lại của các hoạt động kinh tế hiện nay đã bao trùm gần như tất cả các nước trên thế giới vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuất càng ngày càng tăng. Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất, sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá kinh tế là dưới sự tác động của quốc tế hoá sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, tính dựa dẫm vào nhau, bổ sung cho nhau của nền kinh tế các nước ngày càng gia tăng, yếu tố cản trở sản xuất đang ngày càng mất đi bởi sự tự do lưu thông toàn cầu. Mặc dù vậy, toàn cầu hoá kinh tế vẫn ở trong giai đoạn đầu của nó. Lĩnh vực then chốt hợp tác toàn cầu hoá kinh tế vẫn chỉ là mậu dịch, tự do lưu thông nguồn vốn và sức lao động còn là vấn đề trong tương lai. 2.  Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế: Nhận thức chung về hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay, người ta đều thấy rằng, nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là một vấn đề thời sự. Các quốc gia đều khẳng định cần xây dựng nhận thức thống nhất trong nội bộ rằng hội nhập là cần thiết, phù hợp với xu thế chung, nhất là việc nước ta đã tham gia WTO sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước: Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước. Khi đã tham gia WTO, phải tranh thủ các cơ hội kinh doanh, để có tiếng nói trong quá trình hình thành luật lệ kinh tế, thương mại quốc tế có lợi cho mình. Không thể né tránh việc hội nhập kinh tế quốc tế mà vấn đề then chốt là cần phải nhận thức trước, tính toán đầy đủ cái giá phải trả cho việc tổ chức và vận hành các hiệp định quốc tế, phải đề ra được những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế trả giá ở mức thấp nhất và tranh thủ cao nhất những cơ hội để phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trong thị trường nội địa. Để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, phải ra sức tăng cường nội lực, cải cách và điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong nước để phù với "luật chơi chung" của quốc tế. Điều này không có nghĩa là các nước bị ép phải cải cách, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng thực ra cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế là vì sự phát triển của mình. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế phải dựa và gắn chặt với chiến lược phát triển của đất nước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn chặt với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cải cách trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế là "Con đường hai chiều". Cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cần phải nhận thức rằng dù có hội nhập kinh tế quốc tế hay không thì vẫn tiếp tục cải cách, cải cách mạnh hơn, nhanh hơn vì sự phát triển của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Hiện nay, tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi, đang diễn biến phức tạp, khó lường. Bên cạnh thời cơ, thuận lợi, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội, khả năng bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị-xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hội nhập kinh tế quốc tế không phải để được hưởng ưu đãi, nhân nhượng đặc biệt. Hội nhập kinh tế quốc tế là mở rộng các cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, có môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thể chế hội nhập kinh tế quốc tế, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính tị hay những lý do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Từ ổn định về thị trường, các nước sẽ có điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thể chế hội nhập kinh tế quốc tế, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị hay những lý do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Ngoài ra, các nước có thể sử dụng những luật lệ, quy định, cơ chế giải quyết tranh chấp của các thể chế hội nhập kinh tế quốc tế để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Cần tăng cường công tác thông tin truyên truyền, nhằm giải thích cho các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân về hội nhập kinh tế quốc tế để chúng ta có thể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ Công Thương đã xây dựng “Đề án tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế”, với mục tiêu triển khai sâu rộng, với sự tham gia phối hợp của tất cả các bộ, ngành và các cơ quan liên quan, nhằm tạo sự lan toả trong xã hội; quán triệt những nhiệm vụ của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mới, quán triệt quan điểm về tuyên truyền trong giai đoạn mới, với nhiều nội dung mới. III, Thời cơ và thách thức  Xu hướng chủ đạo của toàn cầu hóa Xu hướng thứ nhất là sự thay đổi về khoa học công nghệ, đây là xu hướng có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của các quốc gia. Xu hướng thứ hai là việc ngày càng có nhiều Chính phủ theo đuổi chính sách tự do hóa, mở cửa thị trường và loại bỏ những luật lệ cản trở các hoạt động kinh tế. Xu hướng thứ ba là sự kết hợp của những công nghệ mới và những thị trường tự do hơn, tạo điều kiệ cho các khu vực kinh doanh ở nhiều nước có thể quốc tế hóa các hoạt động cảu mình Cả ba xu hướng này làm cho các quốc gia phụ thuộc nhau hơn về mặt kinh tế, tạo ra những cơ hội và thách thức lớn về kinh tế, chính trị xã hội cho các quốc gia. Thời cơ Toàn cầu hóa mang lại những cơ hội to lớn cho nền kinh tế thế giới và cho mỗi quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập: Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế từ đó phát huy cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia. Tự do hóa luân chuyển hàng hóa dịch vụ và vốn với việc hạ thấp hàng rào thuế quan, đơn giản hóa trong khâu thủ tục , cắt giảm kiểm soát hành chính sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, đầu tư, tăng lượng , giảm thất nghiệp, và tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng. Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạo điều kiện để đa dạng hóa các loại hình đầu tư nhờ đó vừa nâng cao hiệu quả vừa hạn chế rủi ro đầu tư. Toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ,chuyển giao vốn kỹ năng quản lý , qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước phát triển đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội phát triển. Thách thức Thách thức đầu tiên là sự bất ổn định của thị trường tài chính quốc tế . Thực vậy, có sự khác biệt cơ bản giữa tư bản công nghiệp và tài chính , hay nói cách khác là khác biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính . Các nhà đầu tư trực tiếp đã bỏ tiền đầu tư xây dựng nhà xưởng thì không dễ gì một sớm một chiều có thể rút lại vốn đầu tư. Trong khi đó , các nhà đầu tư tài chính có lợi thế linh hoạt hơn nhờ tính chuyển nhượng cao của chứng khoán. Mặt khác ngườn tài chính được phân bổ không đồng đều , tập chung vào một số trung tâm tài chính lớn là các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa càng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn dễ dàng hơn và tất nhiên rủi ro sẽ lớn hơn. Nguy cơ tiếp theo là tụt hậu của một số quốc gia. Một số quốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị trường tài chính quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thương mại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển, thì một số nước khác lại không có khả năng hội nhập vào quá trình phát triển thương mại, thu hút vốn đầu tư và kết cục tất yếu là sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía sau, chính sách tiền tệ - tài chính của các nước yếu bị phụ thuộc vào chính sách của các nước mạnh. Mối đe dọa của quá trình toàn cầu hóa đó chính là xu hướng hình thành thế độc quyền, tập chung quyền lực vào một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế. Xu hướng sát nhập đang diễn ra mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới cận đại. Vậy thế thì đâu là điểm dừng cuả xu thế sát nhập này? Bởi lẽ nếu xu thế sát nhập tiếp tục gia tăng chắc chắn sẽ tác động xấu đến thị trường cạnh tranh hoàn hảo - nhân tố đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trong suốt hàng thế kỷ qua. Quá trình toàn cầu phát triển phải giảm dần thuế và bỏ hàng rào phi quan thuế , nghĩa là bỏ hàng rào mậu dịch, thì các hàng hóa nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào, bóp chết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Quá trình toàn cầu hóa phát triển làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của các quốc gia. Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của quá trình này mà còn phải chịu những chấn động của hệ thống kinh tế toàn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệuCác nước càng yếu kém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phù hợp với các định chế quốc tế, tệ nạn tham nhũng quan liêu càng nặng, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu thì càng chịu tác động nặng nề hơn. Quá trình toàn cầu hóa phát triển, không chỉ có các lực lượng kinh tế tiến bộ tham gia vào quá trình này mà còn có cả các thế lực phẩn động, bọn maphia, các tổ chức khủng bố Mạng lưới toàn cầu của maphia hiện đang lan khắp toàn cầu, các đường dây buôn lậu ma túy đã len lỏi đến cả các trường học. Các thế lực phản động cũng không bỏ lỡ thời cơ xâm nhập vào nước ta phá hoại chính sách dúng đắn là phải ngăn chặn, chống lại mọi hoại. Nhưng không thể vì nó mà đóng cửa đất nước hay hạn chế sự hội nhập cả đất nước vào quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã phân phối không cân bằng các cơ hội và lợi ích giữa các khu vực, giữa các quốc gia và trong từng nhóm dân cư. Do đó TCH làm gia tăng thêm tình trạng bất công, phân hoá giàu nghèo. Với việc hội nhập kĩ thuật, công nghệ hiện đại được du nhập tạo ra khả năng, nâng cao năng suất lao động, đồng thời các dòng hàng hoá dịch vụ của các nước phát triển có lợi thế sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Từ đó nảy sinh cạnh tranh gay gắt, nảy sinh thất nghiệp, phá sản, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. Toàn cầu hóa đem đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại kèm theo hậu quả về môi trường xã hội (mất đi bản sắc dân tộc đối với các lớp trẻ sinh ngoại Vd: một số trẻ em hiện nay sống ở nước ngoài không biết nói tiếng Việt, không biết về quê cha đất tổ, cội nguồn ông, bà mình ở đâu?; Âu hoá, Mỹ hoá trên chính quê hương mình Vd: xem đồng tiền là trên hết, ăn mặc không hợp với mọi người xung quanh, ít quan tâm và giúp đỡ đến hàng xóm xung quanh, mặc dù mình có khả năng giúp ) IV. Kinh tế Việt Nam với toàn cầu hóa và hội nhập Tiến trình hội nhập của Việt Nam Chặng đường gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Những thành công đạt được có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người với nhau. Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực hàng đầu. Hội nhập quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Để không bị gạt ra khỏi ngoài dòng chảy phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, bất cừ nước nào cũng đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, điều chỉnh các chính sách, giảm dần hàng rào quan thuế, luân chuyển vốn, lao động, công nghệ và kỹ thuật trên phạm vi thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Việt Nam không phải ngoại lệ, vấn đề là phải chọn tiến trình hội nhập sao cho phù hợp với hoàn cảnh và quá trình phát triển của mình. Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Cũng chính từ đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình thành. Đảng cho rằng: “Muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế” và “ một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất”. Tiếp đến đại hội thứ VII, tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục đước Đảng ta khẳng định, đó là: “cần nhạy bén nhận thức, dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”. Tại đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: “ Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”. Tiếp theo đến Đại hội IX, tư dung về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao mới, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế quốc tế” trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế”. Đảng ta đã khẳng định, “Chủ động và hội nhập quốc tế”. Khẳng định làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/04/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập quốc tế”. Mục tiêu lớn trong Nghị quyết số 22 đưa ra đó là: Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; Giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; Góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Như vậy, việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế” cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình phát triển ngày một sâu sắc, toàn diện hơn. Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt hội nhập kinh tế phải gắn liền với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế. Với tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, vấn đề này cũng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam. Chúng ta đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác với tất cả các nước và thể chế chính trị khác nhau. Chungsta đã phá đước thế bao vây cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế; thiết lập
Luận văn liên quan