Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu
tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị .
Mối liên hệ giữa mức gia tăng sản lượng và mức gia tăng đầu tư là:
∆Y= k . ∆I
Việc gia tăng đầu tư có tác dụng khếch đại sản lượng lên số nhân lần (là k)
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6146 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế đầu tư - Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ ĐẦU TƯ Nhóm 2: Nguyễn Thanh Tùng Lương Minh Đức Lê Mạnh Toàn Nouanchay viengphachan Yommala Lachantavong ĐỀ TÀI Nhóm 2: DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ Số nhân đầu tư Lý thuyết gia tốc đầu tư Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư Lý thuyết tân cổ điển Mô hình Harrod- Domar 1. SỐ NHÂN ĐẦU TƯ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỐ NHÂN ĐẦU TƯ. 1.2. CÔNG THỨC TÍNH. 1.3. MỘT SỐ ĐIỀU RÚT RA TỪ CÔNG THỨC. 1.4. KẾT LUẬN VỀ SỐ NHÂN ĐẦU TƯ. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỐ NHÂN ĐẦU TƯ. Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị . 1.2. CÔNG THỨC TÍNH Gọi: k là số nhân đầu tư ∆Y là mức gia tăng sản lượng ∆I là mức gia tăng đầu tư Công thức tính: k= ∆Y / ∆I (1) Chú ý: Trong công thức trên k >1. 1.3.MỘT SỐ ĐIỀU RÚT RA TỪ CÔNG THỨC Mối liên hệ giữa mức gia tăng sản lượng và mức gia tăng đầu tư là: ∆Y= k . ∆I Việc gia tăng đầu tư có tác dụng khếch đại sản lượng lên số nhân lần (là k) KẾT LUẬN VỀ SỐ NHÂN ĐẦU TƯ Thực tế, gia tăng đầu tư dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phat triển, kết quả là gia tăng sản lượng của nền kinh tế. 2. LÝ THUYẾT GIA TỐC ĐẦU TƯ 2.1. Khái quát chung về lý thuyết 2.2. Công thức tính 2.3 Một số điểm rút ra từ công thức 2.4. Ưu điểm và nhược điểm của của lý thuyết 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ THUYẾT 2.1.1. Đầu tư được xem xét dưới góc độ tổng cung, nghĩa là mỗi sự thay đổi của sản lượng làm cho đầu tư thay đổi như thế nào. 2.1.2. Lý thuyết cho thấy: Để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. 2.2 CÔNG THỨC TÍNH Gọi: x là hệ số gia tốc đầu tư K là vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu Y là sản lượng tại thời kì nghiên cứu Công thức: x=K / Y (3) Vậy ta có: K= x. Y (4) 2.3 Một số điểm rút ra từcông thức (4) 2.3.1. Nếu x không đổi thì khi qui mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. 2.3.2. Theo công thức (4): Sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với kỳ trước. 2.3.3. Đầu tư tăng tỷ lệ với sản lượng ít ra là trong dài hạn. 2.4 Ưu nhược điểm của lý thuyết 2.4.1. Ưu điểm 2.4.2. Nhược điểm 2.4.1 Ưu điểm Lý thuyết phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng với đầu tư .Nếu x (hệ số gia tốc) không đổi trong kỳ kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch chính xác. Lý thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư. Khi kinh tế tăng trưởng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn, dẫn đến tiết kiệm tăng cao và đầu tư nhiều. 2.4.2. Nhược điểm (3) Lý thuyết giả định quan hệ tỉ lệ giữa sản lượng và đầu tư là cố định. Thực tế đại lượng này luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác. Thực chất lý thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần (NI) chứ không phải sự biến động của tổng đầu tư do sự tác động của thay đổi sản lượng. 2.4.2. Nhược điểm (tiếp) Theo lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kì. Thực chất điều này không đúng vì nhiều lí do, chẳng hạn do việc cung cấp các yếu tố có liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng, do cầu vượt quá cung. Kết luận chung lý thuyết gia tốc đầu tư và số nhân đầu tư Lý thuyết gia tốc đầu tư và số nhân đầu tư đều giải thích mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và sản lượng. Mỗi sự gia tăng đầu tư đều dẫn đến gia tăng sản phẩm (số nhân đầu tư). Sản lượng tăng đòi hỏi gia tăng đầu tư mới (mô hình gia tốc đầu tư). 3. Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư 3.1 Vì sao việc đi vay vốn là điều không hấp dẫn? 3.2 Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư 3.3. So sánh lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư và lý thuyết gia tốc đầu tư 3.1 Vì sao việc đi vay vốn là điều không hấp dẫn? Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi. 3.2 Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư Theo lý thuyết này, đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:I ~ f (lợi nhuận thực tế ). Do đó , dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu tư sẽ cao hơn. 3.2 Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư (tiếp) Chính vì vậy theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và các sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn. Thực chất ta có thể hiểu:Các doanh nghiệp thích sử dụng quỹ nội bộ để đầu tư hơn là đi vay vốn để đầu tư. 3.3. So sánh lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư và lý thuyết gia tốc đầu tư Theo lý thyết gia tốc đầu tư thì “chính sách tài khoá” mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu được cũng sẽ cao hơn. Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghệp không có tác dụng kích thích đầu tư. Ngược lại theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. 4. Lý thuyết tân cổ điển 4.1.Lịch sử hình thành 4.2.Nội dung mới của mô hình tân cổ điển. 4.3.Những quan điểm giống mô hình cổ điển 4.4.Hàm sản xuất Cobb-Douglas 4.1. Lịch sử hình thành Cuối thế kỷ 19 là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Sự phát triển của trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới, đứng đầu là Alfred Marshall(1842-1924) tác phẩm chính của ông là “Các nguyên lý của kinh tế học” xuất bản năm 1890, do đó thời gian này được coi là điểm mốc đánh giá sự ra đời của trường phái tân cổ điển. 4.2.Nội dung mới của mô hình tân cổ điển. Các nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về vốn và lao động: Họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. 4.2.Nội dung mới của mô hình tân cổ điển (tiếp) Các nhà kinh tế học cũng đưa ra khái niệm “Sự phát triển kinh tế theo chiều sâu”, có nghĩa là gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất, còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động được gọi là “phát triển kinh tế theo chiều rộng”. Cho rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế 4.3.Những quan điểm giống mô hình cổ điển Các nhà kinh tế tân cổ điển vẫn cho rằng nền kinh tế luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng. Vai trò của chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế. 4.4. HÀM SẢN XUẤT COBB-DOUGLAS Theo lý thuyết tân cổ điển thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng). Còn tiết kiệm S= s.y trong đó 0 ICOR= ΔK/ ΔY. Vậy ta có: g = s/ICOR ƯU ĐIỂM CỦA HỆ SỐ ICOR Ưu điểm: ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo qui mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong lai. Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. NHƯỢC ĐIỂM Nhược điểm: Mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm. Icor cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như đk tự nhiên, xã hội, chính trị… Icor không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí(tử số và mẫu số của công thức), vấn đề tái đầu tư. 5.3 KẾT LUẬN VỀ MÔ HÌNH HARROD- DOMAR Theo Harrod-Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ “g” thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tư trong GDP là “s” với hệ số ICOR không đổi.