Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, có rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài cũng như du khách quốc tế đang và sẽ lựa chọn Việt Nam
là điểm đến của họ. Trong khi đó, đã có nhiều bài nghiên cứu và bài báo từ năm
năm trở lại đây cho thấy có một thực tế đáng buồn là giới trẻ Việt Nam mặc dù
được học tiếng Anh như một môn học chính thức ở nhà trường nhưng hầu như
vẫn tỏ ra rất thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Nhiều sinh viên tốt
nghiệp phổ thông trung học mà khi gặp người nước ngoài vẫn không thể nói gì
hơn những câu đơn giản như chào hỏi, giới thiệu bản thân. Điều này khiến
chúng ta đặt ra một dấu hỏi về chất lượng đào tạo ngoại ngữ của hệ thống giáo
dục Việt Nam. Việc giao tiếp ngoại ngữ kém, đặc biệt là giao tiếp tiếng Anh -ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các giao dịch thương mại và các văn
bản mang tính quốc tế, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công và kĩ năng
cạnh tranh của các bạn khi làm việc trong môi trường hội nhập, chuyên nghiệp
và đa văn hóa sau này. Tuy nhiên cũng không thể phủ định rằng có những
trường phổ thông và đại học ở Việt nam có chất lượng đào tạo Anh ngữ tốt hơn
nhiều so với mặt bằng chung vì các trường đại học do có đội ngũ giáo viên khá
hơn, sinh viên đầu vào cao hơn và có cơ sở vật chất khá hoàn thiện. Như vậy
liệu ta có thể trông đợi vào một đội ngũ những sinh viên tốt nghiệp các trường
đại học như vậy sẽ là những người có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, đủ tự tin
và năng lực để trở thành những người dẫn dắt vận mệnh của cả đất nước sau này?
Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã chọn “Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với
ngƣời nƣớc ngoài của sinh viên tiếng Anh- Đề xuất giải pháp tham gia tổ
chức phi chính phủ” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7802 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên với người nước ngoài – Đề xuất giải pháp tham gia tổ chức phi chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài tham dự cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008
Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên
với người nước ngoài – đề xuất giải pháp
tham gia tổ chức phi chính phủ
0
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................ 5
1.1. Kĩ năng giao tiếp ....................................................................................... 5
1.2. Giao tiếp (bằng) tiếng Anh ....................................................................... 6
1.3. Sơ lƣợc về việc học tiếng Anh của sinh viên đại học hiện nay .............. 6
1.4. Tổ chức phi chính phủ (NGO) ................................................................. 7
1.4.1. Giới thiệu NGOs .................................................................................. 7
1.4.2. NGOs hiện nay .................................................................................... 8
1.4.3. NGOs ở Việt Nam ................................................................................ 9
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 12
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 12
2.1.1. Phiếu điều tra .................................................................................... 12
2.1.2. Phỏng vấn .......................................................................................... 14
2.1.3. Quan sát ............................................................................................. 16
2.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 16
2.2.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của
sinh viên với người nước ngoài .................................................................. 17
2.2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của
sinh viên khi tham gia NGOs ...................................................................... 23
2.2.2.1. Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài cho sinh viên ở NGOs ... 23
2.2.2.2. Hiệu quả của việc tham gia NGOs tới kĩ năng giao tiếp tiếng Anh
của sinh viên ............................................................................................. 25
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI-ĐỀ
XUẤT THAM GIA NGOs ................................................................................ 28
1
3.1. Một số giải pháp chung .......................................................................... 28
3.1.1. Đối với bản thân sinh viên ................................................................ 28
3.1.1.1. Học ở trên lớp .............................................................................. 28
3.1.1.2. Tự học .......................................................................................... 30
3.2.2. Kiến nghị với nhà trường .................................................................. 34
3.2.2.1. Liên kết với các tổ chức giáo dục nước ngoài ............................. 34
3.2.2.2. Liên kết các câu lạc bộ trong trường với các tổ chức phi chính
phủ và các doanh nghiệp .......................................................................... 35
3.2. Giải pháp đề xuất: tham gia vào các hoạt động của NGOs ................ 36
3.2.1. Tính vượt trội của tham gia NGOs so với các biện pháp học tiếng
Anh khác ...................................................................................................... 36
3.2.2. Những lợi ích khi tham gia NGOs ................................................... 39
3.2.3. Những khó khăn khi tham gia NGOs và cách khắc phục .............. 43
3.2.3.1. Khó khăn thường gặp phải khi tham gia NGOs ......................... 43
3.2.3.2. Đề xuất một số cách khắc phục khó khăn .................................... 45
3.2.4. Cách thức tham gia NGO hiệu quả .................................................. 46
3.2.4.1. Tìm kiếm thông tin về NGOs ........................................................ 47
3.2.4.2. Lựa chọn công việc phù hợp ........................................................ 48
3.2.4.3. Làm việc hiệu quả ở NGOs .......................................................... 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... i
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... ii
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................... xiii
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIESEC Tổ chức thanh niên quốc tế phi lợi nhuận
AmCham Phòng Thương Mại Mỹ tại Việt Nam
BC English Club Câu lạc bộ tiếng Anh của Hội Đồng Anh
CFO Quỹ Vì Trẻ Em
DED Chương trình phát triển của Đức
ECOSOC Hội đồng Kinh tế-Xã hội của Liên Hợp Quốc
Enda Việt Nam Tổ chức về phát triển môi trường
HYEC Ha Noi Young English club
IDP Tổ chức Giáo dục Quốc tế của Australia tại Việt Nam
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
INDIGO Câu lạc bộ tiếng Anh và văn hóa thuộc tổ chức VPV
ITI Tổ chức phòng chống bệnh mắt hột quốc tế
LHQ Liên Hợp Quốc
NGOs Các tổ chức phi chính phủ
ODA Nguồn viện trợ chính thức không hoàn lại
Oxfam Great
Britain
Tổ Chức Chống Nạn Đói Và Nghèo Khổ của Vương
Quốc Anh
PanNature Trung Tâm Con Người và Thiên Nhiên
PR Quan hệ công chúng
SJ Solidariés Jeunesses
SNV Chương trình phát triển của Hà Lan
UNAIDS Chương Trình Phối Hợp Của Liên Hiệp Quốc về
HIV/AIDS
UNICEF Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc
UNV Chương Trình Tình Nguyện Liên Hiệp Quốc
VNAH Hội Trợ giúp Người Tàn tật Việt Nam
2
VPV Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam
VSO Tổ chức Phục vụ tình nguyện Hải ngoại
VCCI Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam
VFCD Tổ chức tình nguyện vì phát triển cộng đồng
VUFO Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
WB Ngân Hàng Thế Giới
WVV ức Tầm Nhìn Thế Giới Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số 1: Danh sách các đối tượng được phỏng vấn ....................................... 15
Bảng số 2: Giới thiệu một số công việc ở NGOs phù hợp với từng đối tượng sinh
viên. ..................................................................................................................... 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Khó khăn sinh viên gặp phải khi giao tiếp với người nước ngoài. ... 17
Biểu đồ 2: Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài của sinh viên đại học. ......... 19
Biểu đồ 3: So sánh vai trò việc học trên lớp và thực hành trong nâng cao kĩ
năng giao tiếp tiếng Anh ..................................................................................... 21
Biểu đồ 4: Các phương pháp sinh viên sử dụng để nâng cao kĩ năng giao tiếp
tiếng Anh .............................................................................................................. 22
Biểu đồ 5: Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài cho sinh viên ở NGOs. ........ 23
Biểu đồ 6: Công việc của sinh viên ở NGOs ....................................................... 25
Biểu đồ 7: Hiệu quả tham gia NGOs trong việc nâng cao khả năng giao tiếp
tiếng Anh với người nước ngoài .......................................................................... 26
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, có rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài cũng như du khách quốc tế đang và sẽ lựa chọn Việt Nam
là điểm đến của họ. Trong khi đó, đã có nhiều bài nghiên cứu và bài báo từ năm
năm trở lại đây cho thấy có một thực tế đáng buồn là giới trẻ Việt Nam mặc dù
được học tiếng Anh như một môn học chính thức ở nhà trường nhưng hầu như
vẫn tỏ ra rất thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Nhiều sinh viên tốt
nghiệp phổ thông trung học mà khi gặp người nước ngoài vẫn không thể nói gì
hơn những câu đơn giản như chào hỏi, giới thiệu bản thân. Điều này khiến
chúng ta đặt ra một dấu hỏi về chất lượng đào tạo ngoại ngữ của hệ thống giáo
dục Việt Nam. Việc giao tiếp ngoại ngữ kém, đặc biệt là giao tiếp tiếng Anh -
ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các giao dịch thương mại và các văn
bản mang tính quốc tế, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công và kĩ năng
cạnh tranh của các bạn khi làm việc trong môi trường hội nhập, chuyên nghiệp
và đa văn hóa sau này. Tuy nhiên cũng không thể phủ định rằng có những
trường phổ thông và đại học ở Việt nam có chất lượng đào tạo Anh ngữ tốt hơn
nhiều so với mặt bằng chung vì các trường đại học do có đội ngũ giáo viên khá
hơn, sinh viên đầu vào cao hơn và có cơ sở vật chất khá hoàn thiện. Như vậy
liệu ta có thể trông đợi vào một đội ngũ những sinh viên tốt nghiệp các trường
đại học như vậy sẽ là những người có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, đủ tự tin
và năng lực để trở thành những người dẫn dắt vận mệnh của cả đất nước sau này?
Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã chọn “Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với
ngƣời nƣớc ngoài của sinh viên tiếng Anh- Đề xuất giải pháp tham gia tổ
chức phi chính phủ” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ những suy nghĩ đó, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này nhằm mục
tiêu chính là tìm hiểu thực trạng về kĩ năng giao tiếp với người nước ngoài của
các sinh viên nằm trong đối tượng nghiên cứu, từ đó đề xuất giải pháp để nâng
cao kĩ năng đó. Cụ thể hơn, chúng tôi tập trung nghiên cứu về hiệu quả của việc
tham gia hoạt động tại các tổ chức phi chính phủ (NGOs) với hy vọng đây sẽ là
một giải pháp mới mẻ giúp sinh viên không những cải thiện tốt kĩ năng giao tiếp
tiếng Anh của mình mà còn nâng cao lòng tự tin khi làm việc trong môi trường
quốc tế sau này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu của bài nghiên cứu, đối tượng mà chúng
tôi chọn để nghiên cứu chỉ là một phân lớp của sinh viên Việt Nam: đó là các
sinh viên có nền tảng tiếng Anh khá1 và đang tiếp tục phấn đấu trong môi trường
đào tạo ngoại ngữ khá tốt; những sinh viên này cũng đều có mong muốn nâng
cao kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình.
Sau khi tìm hiểu về các khóa học đào tạo tại các trường đại học cũng như
trình độ tiếng Anh chung của sinh viên trong trường, dựa trên mục đích nghiên
cứu, chúng tôi đã quyết định chọn những sinh viên sau đây làm đối tượng điển
hình cho bài nghiên cứu của mình:
- Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại
học Hà Nội, từ năm thứ hai trở lên.
Sinh viên Việt Nam thi đầu vào khối D của trường Đại học Ngoại
thương và Đại học Bách khoa Hà Nội, từ năm thứ hai trở lên.
Sinh viên Việt Nam thi đầu vào khối A của trường Đại học Ngoại
thương, từ năm thứ ba trở lên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội.
1
Xem thêm phụ lục, phần chú thích thuật ngữ số 1 – Sinh viên tiếng Anh
3
Để thực hiện bài nghiên cứu, chúng tôi chọn ra sinh viên chuyên ngành
tiếng Anh ở bốn trường đại học tiêu biểu ở Hà Nội: Đại học Ngoại Ngữ - Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại Thương Hà Nội và Đại
học Bách Khoa Hà Nội.
Người nước ngoài được nhắc tới trong bài nghiên cứu1 là những người có
trình độ và kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, hầu hết là những người đến từ châu
Âu, châu Úc và Bắc Mỹ sử dụng thành thạo tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ của
mình
Các tổ chức phi chính phủ trong phạm vi nghiên cứu2 của chúng tôi là
những tổ chức sử dụng tiếng Anh trong hoạt động giao tiếp và quản lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt kết quả cao nhất, chúng tôi đã tận dụng hai nguồn thông tin: thông tin
thứ cấp- chúng tôi thu thập từ các bài báo và thông tin sơ cấp- chúng tôi thu thập từ
các các phương pháp điều tra, phỏng vấn và quan sát. Trên cơ sở hai nguồn thông
tin này, chúng tôi đã tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra những nhận định về
thực trạng kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên học ngoại ngữ. Từ đó,
chúng tôi đề xuất giải pháp cho bản thân sinh viên và kiến nghị đối với nhà trường
nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên.
6. Hạn chế của đề tài
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài, nhóm nghiên cứu không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, điển hình là việc còn thiếu kinh nghiệm nghiên cứu, nguồn dữ liệu thứ cấp
chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở thành phố Hà Nội, mẫu điều tra
nhỏ, thời gian tiến hành điều tra là vào dịp hè khi sinh viên được nghỉ buộc
nhóm phải chuyển từ mẫu điều tra qua giấy sang mẫu điều tra điện tử, dẫn đến
việc hạn chế quy mô điều tra và tầm kiểm soát của nhóm nghiên cứu đối với đối
tượng điều tra… Từ những hạn chế đó, chúng tôi lấy làm kinh nghiệm và bài
1
Xem thêm phụ lục, phần giải thích thuật ngữ số 3 – Người nước ngoài
2
Xem thêm phụ lục, phần giải thích thuật ngữ số 4 – Tổ chức phi chính phủ
4
học cho những bài nghiên cứu tiếp theo của mình. Rất mong độc giả thông cảm
góp ý cho những thiếu sót của chúng tôi.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở bài và Kết luận, đề tài nghiên cứu được trình bày với bố
cục như sau:
Chương 1: Các khái niệm và cơ sở lý luận.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với
người nước ngoài của sinh viên - Đề xuất giải pháp tham gia NGOs.
5
CHƢƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này, chúng tôi xin đưa ra các khái niệm có liên quan tới đề
tài được nghiên cứu, gồm có “kĩ năng giao tiếp”, “giao tiếp tiếng Anh”, “sinh
viên”, “người nước ngoài” và “tổ chức phi chính phủ- NGO”. Các khái niệm đó
đều được giới hạn về nội dung trong phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi xin
được cung cấp thêm một số khái niệm và thông tin cơ bản có liên quan tới các tổ
chức phi chính phủ ở Việt Nam với hy vọng độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện hơn
về đề tài này.
1.1. Kĩ năng giao tiếp
kĩ 1
“kĩ khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Ví dụ: “Anh A có kĩ năng chơi bóng bàn điêu
luyện”.
2
trao đổi, phạm vi
bằng ngôn ngữ nói và cử chỉ
kĩ trong bối cảnh
nghiên cứu này n khả năng vận dụng những kinh nghiệm
của bản thân và của người khác sao cho người khác
1
2
Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997. Hoàng Phê chủ
biên
6
1.2. Giao tiếp (bằng) tiếng Anh
1.1
1.3. Sơ lƣợc về việc học tiếng Anh của sinh viên đại học hiện nay
Từ khi còn học tiểu học, học sinh Việt Nam đã được tiếp cận với tiếng
Anh như một bộ môn chính và bắt buộc của nhà trường trong chương trình đào
tạo. Bắt đầu với những từ, những câu giao tiếp rất căn bản như “hello”,
“goodbye”, “how are you”, “what’s your name?”…, dần dần khi học nâng cao
lên phổ thông, học sinh được tiếp xúc với những tình huống với cấu trúc ngữ
pháp phức tạp hơn và vốn từ vựng đòi hỏi phải tăng lên rất nhiều. Lên đại học,
đặc biệt đối với những sinh viên tiếp tục học môn tiếng Anh như một môn học
chính trên lớp thì tổng thời lượng tiếp xúc với tiếng Anh kể từ khi bắt đầu học ở
tiểu học là tương đối dài (khoảng từ trên 3 năm tới 10 năm). Thế nhưng, theo
thực trạng điều tra của các năm về trước1 cho thấy vẫn có rất nhiều sinh viên sau
khi tốt nghiệp đại học không thể nói nhiều hơn những câu chào hỏi căn bản khi
tiếp xúc với người nước ngoài. Thực trạng này có thể được giải thích bởi chất
1
Xem bài báo của Đặng Ngọc Trâm đăng trên tờ Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 172, tháng
6/2005; bài tham luận của Lê Thái Hưng với đề tài “Một số suy nghĩ về việc giảng dạy tiếng
Anh chuyên ngành hiện nay”, Hội thảo Anh văn chuyên ngành, An Giang 18/01/2008
7
lượng giáo dục chưa đồng bộ từ các cấp dưới đại học về bộ môn tiếng Anh,
khiến cho nhiều sinh viên khi vào đại học, đặc biệt là các trường đại học khối kỹ
thuật, có nền tảng ngoại ngữ còn yếu và bị hổng kiến thức ngoại ngữ từ trước đó.
Vì thế khi họ tiếp tục được giảng dạy tiếng Anh ở đại học, phần lớn trong số họ
không thể theo kịp tốc độ và vì thế mà hiệu quả tiếp thu giờ học trên lớp rất thấp,
dẫn tới kiến thức ngày càng hổng nặng hơn. Hơn nữa, do thời lượng giảng dạy
môn tiếng Anh ở Đại học là có hạn, ví dụ một số trường đại học chỉ đưa môn
tiếng Anh vào chương trình giảng dạy trong 1 – 2 năm đầu tiên. Và đặc biệt đối
với các trường đại học ở xa trung tâm thành phố hay ở các khu vực kinh tế kém
phát triển, chất lượng giảng dạy và trang thiết bị phục vụ cho môn học này còn
kém hoặc chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy mà không tạo ra được sức bật
hoặc gây hứng thú đối với môn học cho sinh viên nên sinh viên càng ít quan tâm
tới bộ môn này.
Trên đây là thực trạng về kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên các
ngành đại học nói chung. Tuy nhiên đối với các trường đại học chuyên về ngoại
ngữ, hoặc một số trường đại học ở Hà Nội như trường Đại học Ngoại thương,
trường Đại học Ngoại ngữ, trường Đại học Hà Nội, trường Đại học Bách Khoa
(khoa tiếng Anh chuyên ngành kĩ thuật) … vốn là các trường coi bộ môn tiếng
Anh như một bộ môn quan trọng không thể thiếu, được giảng dạy trong cả quá
trình đào tạo ở Đại học (4 – 5 năm), với đội ngũ giảng viên khá tốt đến rất tốt, và
đặc biệt là sinh viên thi đầu vào đã có một nền tảng tiếng Anh khá (đối với các
sinh viên thi đầu vào khối D), thì thực trạng trên đã thay đổi như thế nào? Đó
chính là câu hỏi mà chúng tôi sẽ hi vọng tìm thấy câu trả lời ở phần kết quả
nghiên cứu trong bài nghiên cứu này.
1.4. Tổ chức phi chính phủ (NGO)
1.4.1. Giới thiệu NGOs
Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations, gọi tắt là
NGOs) đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới dưới nhiều dạng khác nhau.
Nguồn gốc xa xưa của NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí
8
hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh,
thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính kiến và địa dư. Cho tới nay trên
thế giới, các nước có quan điểm khác nhau về phân loại và định nghĩa về NGOs.
Tuy nhiên những quan điểm đó đều có một số điểm chung nhất định. Bài nghiên
cứu xin giới thiệu một vài quan điểm chủ yếu đại diện.
Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, “theo luật pháp một số nước, các tổ chức
NGOs bao gồm các chủ thể có tư cách pháp nhân, là những tổ chức không thuộc
chính phủ như các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hoặc các Quỹ... Các
NGOs đó là những tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách
pháp nhân theo pháp luật của nước đó và theo pháp luật của nước cho đặt trụ
sở chính”1
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, “các NGOs là bất kỳ tổ chức quốc
tế nào được lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng
NGOs đó có thể bao gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều
kiện thành viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ
chức đó”2
Nhìn chung, các khái niệm trên đều cho thấy NGOs là những tổ chức
được thành lập một cách hợp pháp và tự nguyện. Các tổ chức này không thuộc
bộ máy hành chính nhà nước và hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận
thương mại.
1.4.2. NGOs hiện nay
Tiếng nói của NGOs đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của
cộng đồng quốc tế ngày càng