Kỹ thuật trồng 1 số cây lâm nghiệp chủ yếu

Măng mới mọc lên trong vòng ít tháng là hoàn thành sinh trưởng và có khả năng thu hoạch. - Tre có khả năng sinh sản năm này qua năm khác theo con đường vô tính, cho sản lượng cao hàng năm và sau khi chặt không phải trồng mới. - Các loại măng của tre là thực phẩm có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu cho thu nhập lớn. - Tre là 1 trong các nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp giấy, tre còn là nguyên liệu để sản xuất sợi vải và làm đồ dùng thủ công mỹ nghệ. - Trồng tre thành rào luỹ có tác dụng phòng hộ rất tốt, rễ tre bám chặt vào đất có khả năng giữ đất, trống xói lở. Vì vậy tre được trồng ở chân đê, chân đập, ven khe, ven dòng nước chảy. Ở vùng đồi, trung du tre còn được dùng làm hàng rào để bảo vệ sản xuất. II. Một số loại tre lấy măng. II.1. Cây sặt gai ( Còn gọi là tre đanh) – Chimonobambusa: Loại này sống ở vùng cao độ dốc lớn, ưa lạnh, sống thành bụi hoặc đơn lẻ. Đường kính trung bình thân cây 2- 4 cm ở 1/3 đốt, phần gốc có gai, cây cao 5-7m. Cây này rất dễ trồng, phát triển tốt ở nhiệt độ 10-15o C, độ ẩm cao trên 85%. Năng xuất măng trung bình ( ở dừng tự nhiên) là 3tấn/ha/vụ. Măng sặt gai ăn rất ngon, được thế giới ưa chuộng.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3011 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng 1 số cây lâm nghiệp chủ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG TRE LẤY MĂNG I. Trồng tre có một số ưu điểm sau: - Măng mới mọc lên trong vòng ít tháng là hoàn thành sinh trưởng và có khả năng thu hoạch. - Tre có khả năng sinh sản năm này qua năm khác theo con đường vô tính, cho sản lượng cao hàng năm và sau khi chặt không phải trồng mới. - Các loại măng của tre là thực phẩm có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu cho thu nhập lớn. - Tre là 1 trong các nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp giấy, tre còn là nguyên liệu để sản xuất sợi vải và làm đồ dùng thủ công mỹ nghệ... - Trồng tre thành rào luỹ có tác dụng phòng hộ rất tốt, rễ tre bám chặt vào đất có khả năng giữ đất, trống xói lở. Vì vậy tre được trồng ở chân đê, chân đập, ven khe, ven dòng nước chảy... Ở vùng đồi, trung du tre còn được dùng làm hàng rào để bảo vệ sản xuất. II. Một số loại tre lấy măng. II.1. Cây sặt gai ( Còn gọi là tre đanh) – Chimonobambusa: Loại này sống ở vùng cao độ dốc lớn, ưa lạnh, sống thành bụi hoặc đơn lẻ. Đường kính trung bình thân cây 2- 4 cm ở 1/3 đốt, phần gốc có gai, cây cao 5-7m. Cây này rất dễ trồng, phát triển tốt ở nhiệt độ 10-15o C, độ ẩm cao trên 85%. Năng xuất măng trung bình ( ở dừng tự nhiên) là 3tấn/ha/vụ. Măng sặt gai ăn rất ngon, được thế giới ưa chuộng. II.2. Cây sặt trơn ( còn gọi là trúc cần câu) – Phyllstachys nigravar-henonisstafex rendie: Là loại sống ở núi cao ( trên 1000m so với mặt biển), cây mọc lẻ cụm nhỏ, đường kính cây từ 2- 4 cm, cây cao từ 6-10m đầu cong như cần câu, mỗi mắt mang hai cành, phía gióng mang cành có rãnh. Mo hẹp có lông mặt ngoài, lá hình ngọn giáo đầu nhọn, đuôi nhọn sống nơi có tầng đất dầy, màu mỡ. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt là từ 15-18oC, độ ẩm cao 85%. Năng suất măng trung bình trên 3tấn/ha/một năm. Sặt trơn dễ nhân giống bằng hom thân 2-3 gióng, tốt nhất là trồng mùa mưa trên đất sét có độ phì cao. II.3. Tre Mạnh Tông: Loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan. Trước đây ở miền nam đã nhập và trồng ở Đồng Nai, Bình Dương- Bình Phước. Tre Mạnh Tông phát triển nhanh mọc thành bụi lớn hàng trăm cây, bộ rễ to, lá bản rộng, chịu hạn. Có tác dụng trống xói lở sườn đồi. Tre Mạnh Tông thường trồng để bao đồi chống xói mòn và trồng các mô hình nông lâm kết hợp. Loại này cho sản lượng măng 10 tấn/năm, măng ăn ngon, có giá trị xuất khẩu. II.4. Tre Lục Trúc, Bát Độ và Tạp Giao: Những năm gần đây các giống tre này đã được nhập vào Việt Nam. Riêng tre Lục Trúc, Điềm Trúc và Bát Độ phát triển rộng vì có một số ưu điểm hơn hẳn các giống tre khác, đặc biệt là năng xuất. Sau đây là kỹ thuật trồng chăm sóc 3 loại tre: Lục Trúc, Điềm Trúc và Bát Độ III. Kỹ thuật trồng tre Lục Trúc, Trúc Điềm và Bát Độ III.1. Đối với tre Lục Trúc ( Còn gọi là tre Đài Loan) Là loại có thân lá màu xanh lục, ưa khí hậu nhiệt đới,đất ẩm, tốc độ phát triển nhanh, cho sản lượng 10 tấn măng/ha. Dễ nhân giống bằng hom thân 2-3 gióng, thời điểm trồng tốt nhất là trong mùa mưa trên đất sét có độ phì cao. Loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ được trồng rộng rãi trên đảo Đài Loan nên có tên thường gọi là tre Đài Loan. Măng có màu xanh đặc sắc, chất lượng ngon, được thị trường thế giới ưa chuộng. Hiện nay Lục Trúc được nhập từ Đài Loan và trồng thử nghiệm thành công ở Lộc Ninh, Tân Yên – Bắc Giang. *) Chuẩn bị đất và trồng cây: Hố đào với kích thước 60cm x 60cm x 60cm, cự ly trồng 4m x 5m tương đương với mật độ 500 - 600 cây/ha. Bón lót khoảng 15kg phân truồng hoai cho một hố, sau đó phủ trên phân 1 lớp đất bột và đặt hom giống theo chiều nước chảy để trồng. Sau đó tưới nước vào gốc và phủ kín gốc để giữ ẩm chống khô kiệt, hạn chế cỏ dại. *) Thời vụ trồng, chăm sóc: Trồng vào tháng 2-3 và 4 dương lịch hàng năm, thời điểm bón phân vào tháng 5,6 tháng 7,8 khi cây ra chồi măng chỉ để 2-4 chồi ở mỗi hốc. Sang năm thứ 2 chỉ để không quá 8 chồi măng ở mỗi hốc. Lịch trồng và chăm sóc, thu hoạch và chế biến tre Lục Trúc lấy măng xuất khẩu. Cải tạo đất các tháng 11.12.1  Đào hố trồng các tháng 2.3  Làm cỏ bón phân các tháng 5 và 6   Thu hoach đại trà, chế biến, xuất khẩu  Làm cỏ bón phân các tháng 9.10.11.12 và các tháng 1.2 năm sau  Ra chồi bói các tháng 7.8   Tuần tự thu hoạc hàng năm, mỗi năm 3 tháng: 7.8.9 đồng thời đánh tỉa, nhân giống vào các tháng 10.11.12  Diện tích từ năm thứ 3 trở đi tăng gấp 2 lần so với năm trước đó   III.2. Trồng tre Bát Độ và Điềm Trúc lấy măng: Bát Độ là tên một ông nông dân ở Trung Quốc đã trồng giống tre có măng to và ngon để tiến Vua cách đây 400 năm, giống tre này mang tên Bát Độ đến ngày nay. Tre Điềm Trúc được nhập từ Trung Quốc và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. III.2.1. Đặc điểm sinh thái: Tre Bát Độ và Điềm Trúc có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, sinh trưởng ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18-26oC, nhưng có thể chịu lạnh ở nhiệt độ 6-8 oC và chịu nóng ở 34-36oC. Lượng mưa trung bình 1400mm trở lên, số giờ nắng từ 1300-1600 giờ/năm. Những nơi có nhiệt độ, lượng mưa và giờ nắng cao hơn cũng có thể trồng được tre Bát Độ. III.2.2. Chọn đất trồng tre Tre Bát Độ và Điềm Trúc không đòi hỏi cao về đất trồng: Thích hợp nhất là đất đồng bằng, đất sung quanh hồ ao, ven sông suối, tầng đất dầy, xốp. Tre Bát Độ và Điềm Trúc chịu được hạn, nên đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ 300 – 400m, thậm chí 500m cũng có thể trồng được, tuy nhiên không nên trồng tre Bát Độ và Điềm Trúc ở nơi qúa cao và qúa dốc. III.2.3 Cây giống: Cây giống tre Bát Độ và Điềm Trúc được lấy từ vườn nhân giống riêng. Mỗi mống (gốc) đem trồng để lấy măng có độ dài từ 20 – 30cm, đường kính thân 3- 6cm, ở gốc có một ít rễ. III.2.4. Thời vụ trồng: Từ tháng 1 đến tháng 3, tốt nhất là trồng ở tháng 1 (trước tết âm lịch) là thời kỳ cây đang ở trạng thái ngủ. III.2.5. Mật đột trồng: Khoảng 1.110 cây/ha, cách cây 3m, cách hàng 3m. III.2.6. Kích thước hố: Đào hố theo kích thước: Dài 70cm x rộng 70cm x sâu 30cm. Hố được đào trước khi trồng ít nhất là 1 tháng. Muốn cây bén rễ, đâm trồi và ra măng nhanh, cần lót hố trồng bằng bùn ao, đất phù sa hoặc phân chuồng hoai trước khi đặt cây giống. Tốt nhất là bón lót bằng phân chuồng hoai ( 15 – 25kg/hố), đảo đều với đất bột cho vào hố trước khi trồng. III.2.7. Cách trồng: Đặt cây thẳng đứng, nếu bón lót phân chuồng thì phải lấp đất bùn tơi xốp lên trên lớp phân dày khoảng 5 – 10cm, sau đó mới đặt cây giống. Dùng lớp đất mặt đã loại bỏ sỏi đá lấp cách mặt hố 10 – 15cm (trên cổ gốc tre 1 ít), phải dậm chặt dần từ ngoài vào trong. Sau đó phủ cỏ, rác lên trên và tưới nước. III.2.8. Chăm sóc bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh: - Trừ cỏ và xới đất: 1 năm trừ cỏ và xới đất 2 lần. Lần thứ nhất làm trong tháng 5 – 6, lần thứ 2 làm trong tháng 8 – 9 là tốt nhất. - Bón phân: Đối với rừng tre Bát Độ và Điềm Trúc mới trồng, bón phân chuồng, đất bùn ao vào vụ Thu - Đông là tốt nhất. Lượng phân chuồng bón khoảng 22,5 – 37,5 tấn/ha, đất bùn ao 37,5 – 60 tấn/ha. Đối với những loại phân khoáng như phân tổng hợp, lân, đạm... nên bón vào vụ Xuân – Hè. Mỗi khóm bón 0,25 – 0,5 kg. - Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh: + Không được thả trâu, bò, lợn vào rừng tre mới trồng. + Sâu bệnh chủ yếu là: Sâu Voi và bệnh thối măng. Phòng trừ: Sâu Voi thường hoạt động và đẻ trứng vào lúc 9 – 12 giờ và từ 15 đến tối, trong thời gian này nên bắt sâu để diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng thuốc Dipterex 90% pha loãng 1/500 để phun. Bệnh thối măng: Phải dùng thuốc Promidi pha loãng 1/500 phun định kỳ 7 ngày 1 lần để phòng bệnh. III.2.9. Năng xuất và thời gian thu hoạch: Tre Bát Độ có năng xuất măng rất cao. Năm thứ 3 trở đi sau khi trồng, mỗi cây măng Bát Độ lúc còn ở giai đoạn chìm ( Trong đất) có đường kính từ 10-30 cm, nặng 3-8kg. Ở Trung Quốc, mỗi khóm cho từ 15-20 cái măng, trung bình thu được khoảng 80-150kg/năm trở lên. Năng suất cao nhất 1 năm thu 135 tấn/ha. Năng xuất trung bình đạt từ 85-90 tấn/ha/năm. Thu hoạch măng tiến hành từ năm thứ 3 trở đi sau khi trồng. Thời gian khai thác măng dài khoảng 15-20 năm, mỗi năm thu hoạch nhiều lần, từ tháng 3 đến tháng 11-12. Khi măng mới nhú lên ( đất nứt hơi bị đội lên) thì tiến hành thu hoạch. Nếu để măng lên khỏi mặt đất thì măng sẽ biến thành màu xanh lục, thịt măng sẽ bị xơ hoá, chất lượng sẽ bị giảm nhiều. Vì vậy, phải lấp đất và che phủ cho măng, không để ánh sáng mặt trời chiếu vào măng. Các tháng vụ hè thu ( tháng 5-10) nhiệt độ cao, mưa nhiều, măng mọc rộ thì cứ 3-5 ngày thu một lần; còn các tháng khác cứ 5-7 ngày thu măng 1 lần, tốt nhất cắt măng vào buổi sáng. Dùng cuốc cán ngắn, bới chỗ đất nứt, củ măng sẽ lộ dần ra, rồi cùng dao sắc cắt tách măng ra khỏi gốc cây mẹ. ( Chú ý không làm tổn thương đến gốc cây măng vì ở đó có rất nhiều mắt sinh trưởng để ra măng mới). Để nâng cao chất lượng của măng, trong thời gian thu hái măng phải dùng đất tơi xốp + mùn hữu cơ phủ gốc cho khóm măng thành một lớp đất dày 16-30 cm hoặc hơn nữa. III.2.10. Cách để cây con thay thế cây mẹ: Tre Bát Độ, Điềm Trúc từ năm thứ 4 – 6 sinh trưởng rất mạnh. Thông thường từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 chỉ lấy măng, không để măng mọc thành cây. Đến năm thứ 6 thì để 3 – 4 cây con mọc lên thay thế các cây mẹ, bỏ các cây tre mẹ già vào mùa đông. Sau đó, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9 lại tiếp tục lấy măng. Đến năm thứ 10 lại để 3 – 4 cây con mới mọc thay thế các cây mẹ. Mỗi khóm tre Bát Độ, Điềm Trúc chỉ nên để từ 8 – 10 cây mẹ và cứ cách 3- 4 năm lại chặt bỏ đi 3 – 4 cây già, để 3 – 4 cây mới. KỸ THUẬT TRỒNG TRÚC SÀO I. Giá trị kinh tế: - Cây trúc sào thuộc họ tre, trúc có thân ngầm, mọc tản. Từ thân ngầm phát triển các cây đơn lẻ, có khoảng cách xa nhau. - Cây trúc sào có đường kính khá lớn (8 – 12cm), cao tới 15 – 20m, là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất mành xuất khẩu. Rừng trúc phát triển rất nhanh, 1ha rừng trúc sào 8 năm có thể cho thu nhập 1.200 – 1.500 cây/ha/năm. Trị giá 24 – 30 triệu đồng. Ngoài ra, trúc sào còn là nguyên liệu để sản xuất bàn ghế và các dụng cụ trong gia đình. II. Các đặc tính sinh học: Cây trúc sào thích hợp với khí hậu á nhiệt đới, có nhiệt độ bình quân năm 16 – 18oC. Lượng mưa 1.500 – 2.000 mm/năm, có mùa đông dài. Cây trúc chịu được sương giá, là loại cây ưa ẩm, đất tốt giàu mùn, đạm và kali. Độ ẩm không khí cao, nhiều mây mù thích hợp với sinh trưởng cây trúc sào. Trúc sào có thâm ngầm mọc tản đơn, phân bố ở độ sâu 30 – 40cm. III. Kỹ thuật trồng trúc sào: III.1. Đất trồng Trúc Sào: Cần độ ẩm, tầng dày, ít đá lẫn, giàu mùn (>4%), giàu đạm (>0,3%), giàu K2O dễ tiêu. Đất thịt trung bình đến thịt nặng, thoát nước tốt. Không trồng trúc trên các loại đất: Cát pha, cát, trảng cỏ, đất có tầng canh tác quá mỏng và nghèo kiệt. III.2. Cây giống: Giống trúc trồng bằng gốc cây hoặc bằng thân ngầm của cây trúc bánh tẻ 1 đến 2 tuổi. Lấy đoạn thân ngầm dài 40 – 60 cm có từ 3 – 4 mắt mầm. Hom giống bảo quản không quá 5 ngày. III.3. Cách trồng: Chuẩn bị đất cần phát cây cỏ, bụi rậm, dọn hết gốc cây, cành nhánh xếp theo đường đồng mức. Cuốc hố trồng dài 60cm x rộng 30cm x sâu 30cm. Mật độ trồng 400 cây/ha ( 5m x 5m). Đào hố trước khi trồng 1 – 2 tháng và lấp hố trước khi trồng một tuần. III.4. Thời vụ trồng: Vụ Đông – Xuân từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Vụ thu từ tháng 8 – tháng 10. III.5. Phương thức trồng: Trúc Sào được trồng thuần theo phương thức nông lâm kết hợp xen với cây ngắn ngày: Lúa nương, ngô, đậu, sắn... Có thể trồng hỗn hợp với các cây lấy gỗ như Trám, Hồi... tạo cấu trúc 2 tầng nhằm bảo vệ cho măng trúc khỏi bị gẫy khi có gió mạnh, giữ độ ẩm không khí, tăng thêm tác dụng phòng hộ của rừng trúc, giảm được sâu bệnh và tăng thêm thu nhập cho người dân. III.6. Chú ý: Từ năm thứ 5 trở đi, rừng Trúc Sào mới cho sản lượng cao và ổn định. Do vậy: Chỉ chặt các cây từ 3 tuổi trở lên. Số lượng chặt không quá 1.200 – 1.500 cây/ha/năm. Phải chặt sát gốc và vệ sinh rừng sau khi khai thác. Không chặt trúc trong mùa mọc măng (tháng 3 – 4), tốt nhất là chặt vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô. KỸ THUẬT TRỒNG LUỒNG I. Yêu cầu ngoại cảnh: - Cây Luồng ưa khí hậu nóng ẩm và ánh sáng có mùa khô rõ rệt, nhiệt độ bình quân năm 23 - 24oC, lượng mưa 1.600 - 2.000 mm/năm. Độ ẩm không khí > 80%. Luồng đòi hỏi đất tốt, sinh trưởng mạnh trên đất sét pha, tầng đất sâu, đủ ẩm và thoát nước, độ pH của đất từ 3,8 - 7, thảm thực vật là cây bụi, cây gỗ. Không nên trồng Luồng ở nơi đất ngập úng, đất mặn, đất phèn, đất bị đá ong hoá. Luồng có thể mọc thuần hoặc mọc chung với các cây gỗ trong rừng thứ sinh. II. Nhân giống Luồng: II.1. Nhân giống bằng cành: Trước đây Luồng trồng bằng giống gốc, giống chiết. Hiện nay còn được trồng bằng hom, cành có chồi ngủ... Hom cành ra rễ tốt ở những tháng có nhiệt độ không khí từ 22- 25 oC (vào khoảng tháng 4 – tháng 8). Để cành giống sinh trưởng tốt, cần chọn những cành có đường kính lớn hơn 1cm, khi chặt cành cần phải dùng dao sắc, tránh làm dập phần cuối của cành tiếp với thân cây có hình dáng giống đùi gà. Lấy cành dài từ 35 - 40cm ( 2 – 3 lóng) kể từ gốc cành làm cành giống, sau khi chặt về cần xử lý ngay bằng các chất kích thích sinh trưởng như: 2,4D, 2,45T, Muối Natri, Kali của 2,4D. Các chất kích thích khó tan trực tiếp trong nước nên trước đó cần hoà tan vào cồn với tỷ lệ là: 1g thuốc/8 - 10 cm3 (cồn 90o) hoặc 1g thuốc/20 - 23 cm3 (rượu trắng). Chất kích thích sinh trưởng, sau khi đã được hoà tan với dung dịch cồn hoặc rượu tiếp tục được pha loãng trong nước lã theo tỷ lệ sau đây: - 2,4D: Hoà tan trong 50 lít nước. - 2, 45T: Hoà tan trong 55 lít nước. - Muối Kali, Natri của 2,4D: Hoà tan trong 40 lít nước. Xử lý cành Luồng giống như sau: Ngâm ngập phần gốc cành giống trong dung dịch chất kích thích từ 10 – 13 cm. Nếu nhiệt độ không khí >29oC thời gian ngâm 9 – 11 giờ, ở nhiệt độ từ 20 – 28oC thì ngâm từ 12 – 15 giờ. Cành giống sau khi đã xử lý, đem ủ trong mùn cưa, cứ 1 lớp cành xếp nghiêng 600, rải lớp mùn dày 20cm ủ trong 3 – 4 tuần đã xuất hiện rễ cám. Chú ý luôn giữ độ ẩm mùn cưa để cành giống mau ra rễ. Đất vườn ươm là đất thịt nhẹ được làm kỹ và trang cho phẳng, bón lót 3 – 4 kg phân chuồng hoại mục/m2. Vườn ươm không được ngập úng. Do đó, tốt nhất ươm cành giống trên luống hoặc phải có rãnh thoát nước quanh vườn ươm. Cần phải làm giàn che cho vườn ươm để hạn chế 40 – 50% ánh sáng. Sau 45 – 60 ngày dỡ dần giàn che. II.2. Nhân giống bằng hom: Để có giống tốt, người ta ươm Luồng bằng hom thân. Chọn những khóm Luồng cao, to, sung sức để lựa cây bánh tẻ, 1 - 2 tuổi làm giống. Khi cắt từng hom giống có 1 – 2 đốt phải dùng cưa hoặc dao sắc để không bị tổn thương đến hom giống. Hom chuẩn bị xong được ngâm vào dung dịch hoá chất IBA hoặc NAA (Indol Buty ric acid và Nap thylacetine acid) là một loại auxin để kích thích ra rễ. Hoà tan chất kích thích với cồn, sau đó lại hoà tan với nước theo tỷ lệ 1g/10 – 20 lít nước. Đưa hom vào ngâm trong khoảng thời gian 6- 10 giờ. Xử lý hom xong đưa vào ươm trong vườn đã chuẩn bị kỹ. Vườn ươm cần có mái tre, hàng ngày cần phải tưới nhẹ nước, đất đủ ẩm, hom mau ra rễ. Sau 2 tháng, có thể bón thúc bằng phân chuồng hoai mục. III. Tiến hành trồng: Trồng Luồng nên trồng vào cuối mùa Đông hoặc đầu mùa Xuân. Mật độ trồng vào khoảng 500 cây/ha, khoảng cách 5m x 4m. Sau khi trồng cần tưới nước đảm bảo đất có ẩm để cây sinh trưởng được tốt. Khi cây Luồng được 3 năm tuổi cần đốn tỉa, để lại mỗi khóm từ 10 – 12 cây. Luồng mọc thành khóm, khi Luồng đã trưởng thành sau 2 – 3 năm đào bỏ phần gốc già 1 lần kết hợp bón phân chuồng ủ hoai mục, vun gốc để Luồng sinh trưởng tốt, tránh được hiện tượng già cỗi và ra hoa. Trồng Luồng kết hợp vừa lấy cây vừa lấy măng, cần bón phân vào các tháng 3, 6, 8. Mỗi khóm bón từ 25 – 30 kg phân chuồng ủ hoai mục, ngoài ra có thể bón thêm bùn ao phơi khô đập vụn. Muốn có sản lượng cao, bón thêm phân hoá học NPK với tỷ lệ 5:1:2 với lượng phân bón hỗn hợp bón 1kg/1khóm. Chia làm 2 lần để bón. IV. Phòng trừ sâu bệnh: Cây Luồng thường xuất hiện sâu bệnh chính như sau: - Bệnh chổi xể: Để phòng trừ, cần chặt bỏ những cây bị bệnh đem ra khỏi vườn rừng để đốt, huỷ, phun thuốc Boocđô 1% vào gốc với lượng từ 2 – 3 lít/20 m2. - Sâu Vòi Voi hại măng: Khi phát hiện thấy sâu thì phun Dipterex 90% pha nồng độ 1/500 hoặc dùng Bi58 nồng độ 1/120 phun khoảng 10 ml cho 1 măng. Mặt khác phải diệt tận gốc sâu trưởng thành và nhộng bằng cách cuốc xới xung quanh gốc Luồng rộng 1m, sâu 15 – 20cm để bắt sâu, nhộng. Rừng Luồng sau khi trồng 5 – 6 năm có thể khai thác. Nên khai thác vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau và chỉ khai thác cây già trên 3 năm tuổi, chừa lại những cây 1 -2 năm tuổi. Số lượng cây khai thác bằng khoảng 25 – 30% so với tổng số cây cả vườn, rừng. Chú ý: Chặt hoặc cưa cắt mặt gốc khoảng 7 – 20cm và không làm ảnh hưởng đến các cây bên cạnh. Sau khai thác cần vệ sinh vườn rừng sạch sẽ, đưa các cành tạp, cành nhánh ra khỏi vườn rừng. Xới xáo đất, phát quang dây leo, cây bụi xung quanh gốc Luồng. KỸ THUẬT TRỒNG GIẺ LẤY HẠT Tên khoa học (Castanopsis boisii Hicket et A. Camus – Yên Thế) thuộc bộ quả đầu Fagales. Tên thường gọi: Giẻ Yên Thế (Giẻ gai). Thuộc họ Sồi Giẻ Fagaceae. I. Đặc điểm hình thái: Cây Giẻ ăn quả là loại cây thân gỗ, cao từ 7 – 15 m, đường kính trung bình từ 25 – 30cm, có khi đạt tới 30 – 40cm, lá hình trái xoan hoặc ngọn giáo, hoa đơn tính cùng gốc mọc đầu cành. Quả kiên được bọc kín trong đấu, hạt trong có phôi trắng nhiều bột và thơm. Cây có hệ rễ phát triển rất mạnh, có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Ở tuổi 4 – 5, cây Giẻ đã ra hoa kết quả, cho quả ổn định từ năm thứ 10. Sản lượng đạt cao nhất từ tuổi 20 – 35 năm, sau đó giảm dần đến 40 – 50 tuổi. II. Đặc điểm sinh thái – lâm sinh: Giẻ là cây thường xanh, ưa sáng nhưng dưới 1 tuổi ưa bóng nhẹ, chịu được khô hạn, có thể mọc được trên đất xấu, phân bố ở nơi có độ cao 50 – 700 m so với mặt biển, nhưng hầu hết chỉ ra hoa ở độ cao từ 70 – 200m. Vùng trồng Giẻ cần đáp ứng các điều kiện sau: Độ cao tuyệt đối từ 70 – 200m so mặt biển, nhiệt độ bình quân năm từ 22 – 24oC, có mùa đông lạnh, lượng mưa bình quân năm từ 1.500 – 2.000mm/năm, tập trung chủ yếu trong các tháng mưa từ tháng 5 – 10, khô hạn mùa đông. Đất phù hợp để trồng Giẻ là đất cát pha, thịt nhẹ, phát triển trên đất phiến thạch sét, sa thạch, phấn sa. Cây giẻ có thể trồng ở rừng thứ sinh tàn kiệt, đất sau nương rẫy hoặc trên đất trồng nhưng còn thảm thực bì tự nhiên như lau, sậy, sim, mua, thành ngạnh, cỏ lác, độ dày tầng đất còn >40cm, độ pH từ 4,5 trở lên, ẩm nhưng phải thoát nước. Dưới tán rừng thưa, khả năng tái sinh chồi rất mạnh (chồi gốc, chồi rễ). Mùa ra hoa tháng 11 – 12, quả chín vào tháng 9 – 10 năm sau, chu kỳ sai quả 2 năm. Không trồng trên đất trống đồi núi trọc, tầng đất quá mỏng, đá ong hóa. III. Giá trị kinh tế – năng suất hạt: Gỗ Giẻ thuộc nhóm V, chịu lực tốt, ít bị mối mọt, ít cong vênh, có thể dùng làm nhà, đóng đồ dùng thông thường, làm gỗ trụ mỏ, làm gỗ củi rất tốt, làm giá thể nuôi cấy nấm hương... Hạt giẻ có nhiều tinh bột, hạt có thể luộc, rang ăn rất thơm, bùi, ngọt. Hạt Giẻ có thể chế biến thành bánh kẹo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hoa Giẻ là nguồn cung cấp phấn hoa nuôi ong rất tốt. Lá cây Giẻ còn dùng để chăn nuôi Trâu, bò, Dê, Thỏ. Lá rụng xuống mặt đất rừng tạo thành lớp thảm mục khá dày để phân huỷ, có tác dụng tạo mùn, giữ ẩm, bảo vệ đất trống xói mòn. Năng suất hạt: Những cây Giẻ tốt ở tuổi 4 – 5 đã cho quả, sản lượng đáng kể từ năm thứ 10 và có thể cho thu hoạch kéo dài đến 40 – 50 năm, nhưng cao nhất ở tuổi 20 – 35. Một cây Giẻ năm sai quả cho 150kg, năm ít nhất cũng được 50kg hạt. Rừng Giẻ ở tuổi từ 12 – 20, mật độ từ 500 – 550 cây/ha, bình quân mỗi năm thu hoạch được từ 2.500 – 5.000kg hạt/ha, trị giá từ 10 – 20 triệu đồng (chưa kể đến các giá trị về gỗ, củi, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái...). IV. Kỹ thuật trồng: IV.1. Hạt giống: Thu hái quả vào cuối tháng 9 đến 25/10 (tức trong tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch). Hạt Giẻ thu hoạch xong thường phải đem gieo ngay (không quá 15 ngày sau thu hoạch). 1kg hạt có khoảng 320- 350
Luận văn liên quan