Kỹ thuật viễn thông - Tổng quan về công nghệ

Trong thời gian gần đây nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông của con người đặc biệt phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Trong hoàn cảnh đó mạng viễn thông thế hệ sau (NGN) đã ra đời. Mạng NGN là một mạng có tính kiến trúc đồng nhất dựa trên nền chuyển mạch gói. Được xây dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện, NGN đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng: doanh nghiệp, văn phòng, kết nối giữa các mạng máy tính v.v. Với tính thông minh, mạng NGN cũng tạo tiền đề cho các bước phát triển của công nghệ mạng, các dịch vụ mới trong tương lai và là chìa khoá giải mã cho công nghệ truyền thông tương lai, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kinh doanh. Hệ thống chuyển mạch thế hệ sau ra đời với công nghệ dựa trên chuyển mạch mềm ( Softswitch ) sẽ dần thay thế hệ thống chuyển mạch hiện tại. Chuyển mạch mềm là hệ thống mở hiện đại, nó sử dụng giao thức mới thích hợp. Quá trình thực hiện chuyển mạch mềm gặp một thách thức lớn đó là việc có rất nhiều giao thức khác nhau được đưa ra cho hệ thống. Vì thế việc lựa chọn các giao thức thích hợp để triển khai là một vấn đề rất quan trọng. Chuyên đề này bao gồm 4 chương: - Chương I :Tìm hiểu về công nghệ chuyển mạch mềm. - Chương II: Các ưu điểm của chuyển mạch mềm. - Chương III: Các vấn đề bảo mật cho chuyển mạch mềm. - Chương IV: Kết luận.

doc29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật viễn thông - Tổng quan về công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIÊN THÔNG I --------------------------------- Bài tập lớn môn: Kỹ thuật Viễn thông. Chuyên đề: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH MỀM Nhóm 6: - Vũ Tam Hanh - Nguyễn Đăng Nin - Nguyễn Duy Chính - Lương Thị Thu Thuỷ Lớp: HCD06CNTT Hà nội tháng 5 năm 2007 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời gian gần đây nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông của con người đặc biệt phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Trong hoàn cảnh đó mạng viễn thông thế hệ sau (NGN) đã ra đời. Mạng NGN là một mạng có tính kiến trúc đồng nhất dựa trên nền chuyển mạch gói. Được xây dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện, NGN đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng: doanh nghiệp, văn phòng, kết nối giữa các mạng máy tính v.v... Với tính thông minh, mạng NGN cũng tạo tiền đề cho các bước phát triển của công nghệ mạng, các dịch vụ mới trong tương lai và là chìa khoá giải mã cho công nghệ truyền thông tương lai, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kinh doanh. Hệ thống chuyển mạch thế hệ sau ra đời với công nghệ dựa trên chuyển mạch mềm ( Softswitch ) sẽ dần thay thế hệ thống chuyển mạch hiện tại. Chuyển mạch mềm là hệ thống mở hiện đại, nó sử dụng giao thức mới thích hợp. Quá trình thực hiện chuyển mạch mềm gặp một thách thức lớn đó là việc có rất nhiều giao thức khác nhau được đưa ra cho hệ thống. Vì thế việc lựa chọn các giao thức thích hợp để triển khai là một vấn đề rất quan trọng. Chuyên đề này bao gồm 4 chương: - Chương I :Tìm hiểu về công nghệ chuyển mạch mềm. - Chương II: Các ưu điểm của chuyển mạch mềm. - Chương III: Các vấn đề bảo mật cho chuyển mạch mềm. - Chương IV: Kết luận. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ - Hình 1.1: Vị trí của chuyển mạch mềm trong mô hình phân lớp NGN 12 - Hình 1.2: Kết nối MGC với các thành phần khác của mạng NGN….. 12 - Hình 1.3: Chức năng của MGC ……………………………………… 12 - Hình 1.4: Giao thức sử dụng giữa các thành phần……………………. 15 - Hình 2.1: Sơ đồ chức năng hệ thống chuyển mạch mềm……………... 21 - Hình 2.2: Sơ đồ chức năng hệ thống chuyển mạch kênh……………… 22 - Hình 3.1: Nguy cơ đối với server và các thành phần mạng. ………… 24 - Hình 3.2: Mô hình bảo mật. …………………………………………… 27 DANH MỤC BẢNG BIỂU - Bảng 1: Đặc tính của chuyển mạch. …………………………….. 21 TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TĂT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIấT A AS Application Server mỏy chủ ứng dụng B C D E FS Feature Server Mỏy chủ đa năng G H IW I IDFT Inverse Discrete Fourier Transform Biến đổi ngược Fourier rời rạc IP Internet Protocol Giao thức Internet L LAN Local Area Network Mạng vựng cục bộ M MG Media Gateway Cổng phương tiện MGC Media Gateway Controller Cổng điều khiển phương tiện N NGN Next Generation Network Mạng tương lai P PSTN Public Switch Telephone Network Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng Q QoS Qualities of Service Chất lượng dịch vụ S SIP Session Initiation Protocol giao thức khởi tạo phiờn T TDM U V VoIP Voice Over IP Thoại qua IP W X I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH MỀM. 1 Mạng NGN và công nghệ chuyển mạch mềm. Các khái niệm chuyển mạch và phần mềm đều đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Phải chăng bất cứ phần mềm nào thực hiện một số chức năng chuyển mạch đều được gọi là chuyển mạch mềm? Mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy, thậm chí ý nghĩa thực của khái niệm này lại là vấn đề gây tranh cãi đối với các nhà nghiên cứu về tương lai của mạng viễn thông, một phần cũng chính bởi sự mơ hồ của nó. Mới được nhắc tới nhiều kể từ năm 1999, chuyển mạch mềm là một khái niệm mang tính marketing nhiều hơn, những tranh luận nhằm đạt tới một định nghĩa kỹ thuật thống nhất, chính xác về chuyển mạch mềm vẫn chưa đến hồi kết. Nhưng nói vậy không có nghĩa là không thể định nghĩa được chuyển mạch mềm. Sau đây là định nghĩa của một số nhà phát triển khác nhau: Theo Nortel, chuyển mạch mềm là một thành tố quan trọng nhất của mạng tương lai (NGN – Next Generation Network). Nortel định nghĩa: chuyển mạch mềm là một phần mềm theo mô hình mở có thể thực hiện được những chức năng thông tin phân tán trên một môi trường máy tính mở và có những tính năng của mạng chuyển mạch thoại TDM truyền thống. Chuyển mạch mềm có thể tích hợp thông tin thoại, số liệu và video, nó có thể phiên dịch giao thức giữa các mạng khác nhau ví dụ như giữa mạng vô tuyến và mạng cáp. Chuyển mạch mềm cũng cho phép triển khai các dịch vụ VOIP mang lại lợi nhuận. Một chuyển mạch mềm kết hợp tính năng của các chuyển mạch thoại cấp 4 và cấp 5 với các cổng VOIP, trong khi vẫn hoạt động trên môi trường máy tính mở chuẩn. Các hệ thống máy tính kiến trúc mở sử dụng các thành phần đã được chuẩn hoá và sử dụng rộng rãi của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Hệ thống máy tính có thể là một máy tính cỡ nhỏ cho tới những server cỡ lớn như Netra của Sun Microsystem. Theo MobileIN, chuyển mạch mềm là ý tưởng về việc tách phần cứng mạng ra khỏi phần mềm mạng. Trong mạng chuyển mạch kênh truyền thống, phần cứng và phần mềm không độc lập với nhau. Mạng chuyển mạch kênh dựa trên những thiết bị chuyên dụng cho việc kết nối và được thiết kế với mục đích phục vụ thông tin thoại. Những mạng dựa trên chuyển mạch gói hiệu quả hơn thì sử dụng giao thức Internet (IP) để định tuyến thông tin thoại và số liệu qua các con đường khác nhau và qua các thiết bị được chia sẻ. Còn theo CopperCom, chuyển mạch mềm là tên gọi dùng cho một phương pháp tiếp cận mới trong chuyển mạch thoại có thể giúp giải quyết được các thiếu sót của các chuyển mạch trong tổng đài nội hạt truyền thống. Công nghệ chuyển mạch mềm có thể làm giảm giá thành của các chuyển mạch nội hạt, và cho ta một công cụ hữu hiệu để tạo ra sự khác biệt về dịch vụ giữa các nhà cung cấp dịch vụ và đơn giản hoá quá trình dịch chuyển từ mạng truyền thống sang mạng hỗ trợ thoại gói từ đầu cuối đến đầu cuối (end - to - end) trong tương lai. Có thể nói rằng, mỗi nhà phát triển nhìn chuyển mạch mềm theo quan điểm khác nhau. Các nhà cung cấp nhỏ thường chỉ nhắc tới vai trò của chuyển mạch mềm trong việc thay thế tổng đài nội hạt. Đúng là chuyển mạch mềm thể hiện rất rõ ưu điểm của mình trong ứng dụng làm tổng đài nội hạt như chúng ta sẽ nói đến dưới đây, nhưng không chỉ có vậy. Các nhà cung cấp lớn hơn (như Nortel, Alcatel, Cisco ...) đã đưa ra các giải pháp chuyển mạch mềm hoàn chỉnh cho cả tổng đài nội hạt và tổng đài chuyển tiếp. Trong tài liệu về các thế hệ thiết bị chuyển mạch mềm mới nhất của mình, hầu hết các nhà sản xuất hiện nay đều công bố khả năng của chúng trong việc làm tổng đài chuyển tiếp. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích vai trò của chuyển mạch mềm trong của hai lĩnh vực ứng dụng này. Trước hết ta xét tới chuyển mạch mềm trong vai trò thay thế tổng đài nội hạt. Cho tới nay, phần phức tạp nhất của một tổng đài nội hạt chính là phần mềm điều khiển quá trình xử lý cuộc gọi. Phần mềm này phải đưa ra các quyết định về tuyến và thực thi các chức năng xử lý cuộc gọi cho hàng trăm loại dịch vụ khác nhau. Hiện tại, các tổng đài chạy các phần mềm này trên các bộ xử lý được thiết kế có quan hệ chặt chẽ với cơ cấu chuyển mạch. Trong tương lai chúng ta muốn triển khai điện thoại nội hạt trên nền mạng thuần tuý chuyển mạch gói, mặc dù quá trình chuyển đổi đòi hỏi chúng ta phải làm việc với một mạng lai xử lý cả thông tin thoại kênh và gói trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, việc các tổng đài nội hạt không thể làm việc trực tiếp với thông tin dạng gói là trở ngại chính trong quá trình chuyển đổi. Một giải pháp cho vấn đề này, mà chúng ta có thể hình dung ra, là các thiết bị lai có thể chuyển mạch được cả thông tin dạng kênh và dạng gói, cùng với những phần mềm cần thiết để xử lý cuộc gọi được cài đặt trong nó. Trong khi phương pháp tiếp cận này có thể giúp ta giải quyết vấn đề trong thời kỳ chuyển đổi, nó vẫn không giúp được ta giảm giá thành cũng như không mang lại khả năng tạo sự khác biệt về dịch vụ. Trong thuật ngữ của chuyển mạch mềm, chức năng chuyển mạch ở phần vật lý do MG (Media Gateway) đảm nhiệm, còn phần điều khiển cuộc gọi thuộc về bộ MGC (Media Gateway Controller). Có một số lý do chính mà dựa vào đó người ta tin rằng phân chia hai chức năng là giải pháp tốt nhất: Tạo cơ hội cho một số công ty nhỏ và linh hoạt vốn vẫn chỉ tập trung vào các phần mềm xử lý cuộc gọi, phần mềm chuyển mạch gói gây được ảnh hưởng trong ngành công nghiệp viễn thông giống như các nhà cung cấp lớn từ trước tới nay vẫn kiểm soát thị trường. Cho phép có một giải pháp phần mềm chung cho xử lý cuộc gọi cài đặt trên rất nhiều loại mạng khác nhau, bao gồm cả mạng chuyển mạch kênh và mạng gói sử dụng các khuôn dạng gói và phương thức truyền dẫn khác nhau. Là động lực cho các hệ điều hành, các môi trường máy tính chuẩn, tiết kiệm đáng kể trong việc phát triển phát triển và ứng dụng các phần mềm xử lý cuộc gọi. Cho phép các phần mềm thông minh của các nhà cung cấp dịch vụ điều khiển từ xa các thiết bị chuyển mạch đặt tại trụ sở của khách hàng, một yếu tố quan trọng trong việc khai thác hết tiềm năng của mạng trong tương lai. Ngoài ứng dụng trong tổng đài nội hạt, chuyển mạch mềm còn hướng vào các tổng đài chuyển mạch kênh cấp cao hơn (Tandem/Transit). Giải pháp chuyển mạch TDM hiện nay đang bộc lộ dần nhược điểm trước nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ dữ liệu. Mô hình thường thấy hiện nay là: một mạng tổng đài TDM cấp thấp nhất (cấp 5, tổng đài nội hạt, MSC của mạng di động ...) được nối với nhau bằng một mạng lưới trung kế điểm-điểm khá phức tạp và nối tới tổng đài chuyển tiếp cấp cao hơn . Khi một cuộc gọi diễn ra giữa hai tổng đài cấp thấp, thông tin sẽ đi trên trung kế nối trực tiếp giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử dụng hết, cuộc gọi có thể được định tuyến thông qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc gọi (ví dụ như truy nhập hộp thư thoại hay quay số bằng giọng nói...) lại được định tuyến trực tiếp tới tổng đài chuyển tiếp để sử dụng các tài nguyên tập trung phục vụ cho các dịch vụ cao cấp. Kiến trúc này đã được sử dụng nhiều năm nay, và cũng đã được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứng dụng thoại, tuy nhiên vẫn có một số giới hạn: Chi phí điều hành và bảo dưỡng cao, mất thời gian, việc định lại cấu hình và nâng cấp mạng lưới phải tiến hành liên tục nhằm để tránh bị nghẽn mạng, hơn nữa luôn phải thiết lập mạng lớn hơn nhu cầu thực tế cho các tổng đài chuyển tiếp. Ví dụ, khi một tổng đài nội hạt được thêm vào mạng lưới, phải xây dựng các nhóm trung kế từ tổng đài đó tới tổng đài chuyển tiếp và tới một số tổng đài nội hạt khác. Các trung kế điểm-điểm hoạt động với hiệu suất không cao vì chúng được thiết kế để hoạt động được trong những giờ cao điểm, và những giờ cao điểm này lại khác nhau trong các vùng của mạng (ví dụ ở thành phố là ban ngày còn ở ngoại ô lại là buổi đêm). Nếu có nhiều tổng đài chuyển tiếp trong mạng, mỗi tổng đài đó lại nối với một nhóm các tổng đài nội hạt, cuộc gọi có thể phải chuyển qua nhiều tổng đài chuyển tiếp để đến được nơi lưu giữ tài nguyên mạng (như trong trường hợp dịch vụ hộp thư thoại) 2 Vị trí của chuyển mạch mềm trong mạng NGN. Do có chức năng là xử lý cuộc gọi (Call control ) nên vị trí tương ứng của chuyển mạch mềm trong mô hình phân lớp chức năng của NGN là lớp Điều khiển cuộc gọi và báo hiệu (Call Control and Signaling Layer). Và các thực thể chức năng của chuyển mạch mềm là MGC-F, CA-F, IW-F, R-F, và A-F. Hình 1.1: Vị trí của chuyển mạch mềm trong mô hình phân lớp NGN 3. Thành phần chính của chuyển mạch mềm. Thành phần chính của chuyển mạch mềm là bộ điều khiển cổng thiết bị Media Gateway Controller (MGC). Bên cạnh đó còn có các thành phần khác hỗ trợ hoạt động như : Signaling Gateway (SG), Media Gateway (MG), Media Server (MS), Application Server(AS)/Feature Server(FS). Trong đó Media Gateway là thành phần nằm trên lớp Media Layer, Signaling Gateway là thành phần ở trên cùng lớp với MGC, Media Server và Application Server/ Feature Server nằm trên lớp Application and Service Layer. Kết nối các thành phần trên được thể hiện trên hình sau: Hình 1.2: Kết nối MGC với các thành phần khác của mạng NGN Một MGC có thể quản lý nhiều MG. Hình 1.4 chỉ minh hoạ MGC quản lý MG, MG có thể nối đến nhiều loại mạng khác nhau. Media Gateway Controller. MGC thường được gọi là chuyển mạch mềm hay Call Agent. Các chức năng chính của MGC được thể hiện trong hình 1.5: CA-F và IW-F là 2 chức năng con của MGC-F, CA-F được kích hoạt khi MGC-F thực hiện việc điều khiển cuộc gọi. Và IW-F được kích hoạt khi MGC-F thực hiện báo hiệu giữa các mạng báo hiệu khác nhau. Riêng thực thể chức năng Inter-operator Manager có nhiệm vụ liên lạc, trao đổi thông tin giữa các MGC với nhau. Hình 1.3: Chức năng của MGC MGC có nhiệm vụ tạo cầu nối giữa các mạng có đặc tính khác nhau bao gồm PSTN, SS7, IP. Các chức năng chính của MGC: Điều khiển cuộc gọi, duy trì trạng thái của mỗi cuộc gọi trên một MG. Điều khiển và hỗ trợ hoạt động của MG, SG. Trao đổi các bản tin cơ bản giữa 2 MG-F. Xử lý bản tin liên quan QoS. Phát hoặc nhận bản tin báo hiệu. Định tuyến ( bao gồm bảng định tuyến, phân tích số và dịch số ). Tương tác với AS-F để cung cấp dịch vụ hay đặc tính cho người sử dụng. Có thể quản lý các tài nguyên mạng (port, băng tần,…) Các giao thức MGC có thể sử dụng : H.323, SIP (Session Initiation Protocol): giao thức khởi tạo phiên. MGCP, Megaco/H.248. (Media Gateway Controller Protocol): giao thức điều khiển cổng phương tiện. SIGTRAN (Signalling Transport Protocol): giao thức truyền tảI báo hiệu. RTP (Real Time Transport Protocol): giao thức truyền tải thời gian thực. RTCP (Real Time Transport Control Protocol): giao thức điều khiển truyền tải thời gian thực. Các thành phần mạng của NGN liên lạc với nhau qua các giao thức được thể hiện trong hình 1.6: Hình 1.4: Giao thức sử dụng giữa các thành phần Trong đó: SIGTRAN: giao thức truyền tải báo hiệu. SIP: giao thức khởi tạo phiên. MGCP, MEGACO: giao thức điều khiển cổng phương tiện. ENUM: E.164 Number (IETF). TRIP (Telephony Routing over IP): định tuyến cuộc gọi trên mạng gói II. ƯU ĐIỂM CỦA CHUYỂN MẠCH MỀM. 1 Lợi ích của chuyển mạch mềm. Những cơ hội mới về doanh thu. Công nghệ mạng và công nghệ chuyển mạch thế hệ mới cho ra đời những dịch vụ giá trị gia tăng hoàn toàn mới, hội tụ ứng dụng thoại, số liệu và video. Các dịch vụ mới này hứa hẹn sẽ đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn nhiều so với các dịch vụ thoại truyền thống. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có thể sử dụng Chuyển mạch mềm để cung cấp nhiều dịch vụ có tính năng thoại. Cấu trúc phân tán vốn thuộc về bản chất của chuyển mạch mềm sẽ vẫn cho phép mạng thoại phát triển vì các nhà cung cấp vẫn có thể thêm các dịch vụ khi nào và tại đâu họ muốn. Thời gian tiếp cận thị trường ngắn. Không chỉ có việc triển khai dịch vụ mới được nhanh chóng hơn, mà cả việc cung cấp các dịch vụ sau đó hay nâng cấp dịch vụ cũng trở nên nhanh chóng không kém, do các dịch vụ được cung cấp thông qua các phần mềm mở. Ngày nay là thời kỳ của việc nâng cấp chỉ với một thao tác bấm nút. Trong thế giới của điện thoại truyền thống, thời gian tiếp cận thị trường là rất quan trọng. Những công ty mới gia nhập thị trường chỉ có thể trông mong chiếm được 30% thị phần. Trong mạng NGN, các nhà khai thác mới vẫn có cơ hội chiếm giữ tới 80% thị phần, tất nhiên nếu họ đủ khả năng. Khả năng thu hút khách hàng. Công việc kinh doanh cũng như cuộc sống của các khách hàng sẽ được trợ giúp rất nhiều bởi mạng thế hệ sau, chính vì vậy các khách hàng đó sẽ lệ thuộc nhiều hơn vào các nhà cung cấp dịch vụ, điều đó làm giảm bớt nguy cơ biến động trong kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp có thể sử dụng công nghệ chuyển mạch mềm để cho phép các khách hàng tự lựa chọn và kiểm soát các dịch vụ thông tin mình sử dụng. Viễn cảnh hấp dẫn này sẽ làm khách hàng trở nên “ trung thành ” với nhà cung cấp dịch vụ. Giảm chi phí xây dựng mạng. Các hệ thống chuyển mạch mềm sẽ thay thế cho các tổng đài trong mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Vì giải pháp mới này về căn bản ít tốn kém hơn nhiều nên trở ngại đối với các nhà khai thác mới muốn gia nhập thị trường không còn lớn như trước nữa. Chi phí cho các hệ thống chuyển mạch mềm sẽ theo dạng chi phí cho phần mềm chứ không còn theo kiểu chi phí cho các cơ cấu chuyển mạch kênh như trước nữa, và do đó đầu tư vào chuyển mạch mềm sẽ tăng gần như tuyến tính theo số lượng khách hàng mà không phải là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn như trước đây. Các nhà khai thác mới chỉ cần mua các tính năng mà họ thấy cần thiết, khởi đầu với vài trăm khách hàng và thêm dần tính năng khi qui mô khách hàng được mở rộng. Mặc dù chỉ khởi đầu với số lượng khách hàng nhỏ, các nhà khai thác này vẫn có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng thông qua như các nhà khai thác lớn hơn. Đây là điểm khác biệt vì chuyển mạch truyền thống luôn được thiết kế với tập tính năng và qui mô lớn hơn nhiều số lượng khách hàng và nhu cầu dịch vụ thực tế. Giảm chi phí điều hành mạng và chi phí vận hành trung bình. Như đã nói ở trên, chuyển mạch mềm cho phép khách hàng tự lựa chọn và kiểm soát quá trình sử dụng dịch vụ của mình, điều đó giúp giảm thiểu công việc cho các nhà điều hành mạng. Giảm chi phí vận hành trong thời gian dài cũng là điều hiển nhiên vì với chuyển mạch mềm sẽ không còn các tổng đài lớn tập trung, tiêu tốn năng lượng và nhân lực điều hành, chuyển mạch giờ đây sẽ là các máy chủ đặt phân tán trong mạng, được điều khiển bởi các giao diện thân thiện người sử dụng (GUI). Sử dụng băng thông một cách hiệu quả. Trong mô hình hiện nay, hệ thống điện thoại thiết lập một kênh dành riêng giữa người gọi và người được gọi trong một cuộc gọi bình thường. Đường truyền này sẽ không sử dụng được cho bất kỳ một mục đích nào khác trong suốt quá trình đàm thoại. Kỹ thuật TDM cho phép hệ thống truyền nhiều cuộc gọi trên một đường trung kế, tuy nhiên kênh dành riêng vẫn sử dụng tài nguyên mạng nhiều hơn mức thực tế yêu cầu, đặc biệt tại những khoảng lặng trong quá trình đàm thoại của bất kỳ một cuộc hội thoại trên mạng. Quản lý mạng hiệu quả hơn. Chuyển mạch mềm cũng cho phép các công ty quản lý mạng của mình một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh việc có thể giám sát và điều chỉnh hoạt động của mạng theo thời gian thực, khả năng truy nhập từ xa giúp cho việc nâng cấp cũng như thay đổi cấu hình mạng được thực hiện từ một trạm trung tâm, không nhất thiết phải đến tận nơi đặt thiết bị chuyển mạch. Cải thiện dịch vụ. Khả năng nâng cấp một cách dễ dàng là một trong những nguyên nhân làm cho chuyển mạch mềm sẽ được nhanh chóng chấp nhận trong thị trường viễn thông. Bằng cách thêm những dịch vụ mới thông qua một máy chủ ứng dụng riêng biệt mới (nâng cấp chuyển mạch mềm ), hay bằng cách triển khai thêm một module của nhà cung cấp thứ 3 ( third-party vendors) các nhà khai thác có thể cung cấp những dịch vụ mới nhanh chóng hơn và với giá thành thấp hơn nhiều so với chuyển mạch truyền thống. Các dịch vụ giá trị gia tăng hay các dịch vụ tích hợp giúp các nhà khai thác tạo sự khác biệt với nhau cũng như chứng tỏ tính vượt trội của mình trong thị trường cạnh tranh. Chuyển mạch mềm hỗ trợ nhiều tính năng giúp cho các công ty viễn thông có một cấu hình nền tảng mạnh cho phép họ phân biệt dịch vụ cho từng khách hàng đơn lẻ. Tiết kiệm không gian đặt thiết bị. Chuyển mạch mềm cho phép các ứng dụng được chạy tại bất cứ khu vực nào trong mạng. Các ứng dụng và tài nguyên có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và tính năng mới không nhất thiết phải đặt tại cùng một nơi trong mạng. Các nhà khai thác có thể sử dụng diện tích của mình một cách hiệu quả hơn vì NGN vốn bản chất là mạng phân tán, hơn nữa các thành phần cấu thành nên mạng thế hệ sau cũng có kích thước nhỏ hơn so với các chuyển mạch truyền thống. Đặt các máy chủ ở nhiều nơi trong mạng, đồng nghĩa với việc sẽ không còn những điểm “ nút ” lưu lượng mạng, cũng sẽ làm mạng trở nên đáng tin cậy hơn. Môi trường tạo lập dịch vụ mềm dẻo. Môi trường tạo lập dịch vụ linh hoạt hơn cho phép các nhà khai thác triển khai các dịch vụ mới mà khôn