Giới thiệu kế hoạch kinh doanh.
- Tên: Dự án kinh doanh “Rau sạch”.
- Mục đích: mang lại thu nhập để trang trải cho việc học hành, mang lại kinh nghiệm và sự giàu có cho bản thân trong tương lai. Đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.
- Động cơ kinh doanh: Hiện nay tôi đã là sinh viên năm thứ 3, tôi khao khát được đem kiến thức học tập áp dụng vào thực tế kinh doanh.
* Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh:
Để cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng có nhiều cách:
Cách 1: Trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất rau sạch, sau đó đem bán ra thị trường.
-> Phương án vượt quá khả năng bởi nó quá phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên môn và vốn lớn.
10 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 43320 | Lượt tải: 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập dự án kinh doanh rau sạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẬP DỰ ÁN KINH DOANH RAU SẠCH.
1- Giới thiệu kế hoạch kinh doanh.
- Tên: Dự án kinh doanh “Rau sạch”.
- Mục đích: mang lại thu nhập để trang trải cho việc học hành, mang lại kinh nghiệm và sự giàu có cho bản thân trong tương lai. Đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.
- Động cơ kinh doanh: Hiện nay tôi đã là sinh viên năm thứ 3, tôi khao khát được đem kiến thức học tập áp dụng vào thực tế kinh doanh.
* Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh:
Để cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng có nhiều cách:
Cách 1: Trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất rau sạch, sau đó đem bán ra thị trường.
-> Phương án vượt quá khả năng bởi nó quá phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên môn và vốn lớn.
Cách 2: Mở đại lý và trở thành cơ sở bán rau sạch cho các tổ chức bán rau sạch.
-> Không có sự tự chủ, phải chịu sự quản lý chi phối của các tổ chức sản xuất.
Cách 3: Tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh: Nhập rau sạch từ nơi sản xuất rau sạch sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
=> Phù hợp. Được tự chủ, không chịu sự kiểm soát chi phối, lệ thuộc vào nơi sản xuất rau sạch và thuận lợi cho kế hoạch phát triển trong tương lai.
2- Phân tích thị trường.
2.1- Môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô: Kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính sách. Có ảnh hưởng rất quan trọng tới dự án. Trong điều kiện hiện nay, môi trường vĩ mô rất thuận lợi cho dự án.
- Môi trường kinh tế:
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển. Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao. Người dân bắt đầu có nhiều điều kiện để quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trong đó có tiêu dùng rau sạch.
Hiện nay nhu cầu cho rau sạch là rất lớn, đối với phần lớn các gia đình tỷ lệ chỉ tiêu cho tiêu dùng rau chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thu nhập, nhu cầu có khả năng thanh toán về rau sạch là rất lớn. Đây là yếu tố thuận lợi tỏng việc tiêu thụ rau sạch của cửa hàng, đem lại cơ hội thành công lớn của dự án.
- Môi trường tự nhiên.
Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng các loại rau, củ, quả số lượng lớn, đa dạng và ổn định. Các loại rau quả có quanh năm và rất đặc trưng theo mùa. Điều này rất thuận lợi cho cửa hàng cung cấp được nhiều loại rau đa dạng và ổn định, hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và thuận lợi khi mở rộng quy mô cửa hàng.
- Môi trường công nghệ:
Ngày nay khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học rất phát triển. Sự tiến bộ của khoa học ứng dụng trong nông nghiệp sẽ cho phép tạo ra nhiều loại giống cây rau mới có chất lượng tốt, quy trình, kỹ thuật sản xuất rau tiến bộ sẽ nâng cao chất lượng các loại rau và ít phụ thuộc vào thời tiết hơn. Kỹ thuật trồng rau sạch được phổ biến rộng rãi hơn sẽ xuất hiện nhiều nơi, nhiều nhà cung ứng sản xuất rau sạch hơn. Điều này tạo thuận lợi cho dự án trong việc giảm bớt sức ép và lệ thuộc vào nhà cung ứng và có nhiều cơ hội lựa chọn nơi cung ứng hơn.
- Môi trường chính sách:
Nhà nước đang rất khuyến khích và có nhiều hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thành lập và phát triển.
=> Tôi mở cửa hàng rau sạch với hình thức Hộ kinh doanh cá thể chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của xã hội, hoạt động kinh doanh sẽ được tiến hành thuận lợi.
2.2- Phân tích cung và cầu của thị trường.
a, Phân tích cầu thị trường.
- Để nắm rõ nhu cầu của khách hàng về rau sạch, tôi đã tiến hành điều tra nhu cầu của khách hàng bằng phiếu điều tra.
- Đối tượng: Cá nhân- Những người nội trợ chính trong các gia đình.
Đợt I: Điều tra 100 người nhằm mục đích, thăm dò, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung câu hỏi cho lần điều tra chính thức.
=> Qua đợt điều tra này nhận thấy nhu cầu về rau sạch là rất lớn song người tiêu dùng chưa tin rau bán ở các cửa hàng rau sạch là rau sạch.
Đợt II: Ngày , đợt điều tra chính thức được tiến hành trên các xã: Dân Tiến, Hồng Tiến, Đồng Tiến, An Vĩ, An Bình.
Tổng số phiếu phát ra: 300 phiếu.
Số phiếu hai thác được: 273 phiếu.
Số phiếu không khai thác được: 27 phiếu.
=> Tuyệt địa bộ phận chỉ tin là rau sạch nếu có tối thiểu các thông tin sau:
+ Sản phẩm có đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, cơ quan đảm bảo về chất lượng rau.
+ Thông tin về quy trình sản xuất, thời hạn sử dụng rau.
+ Sản phẩm được dán tem bảo đảm chất lượng và có bảo hiểm.
+ Sản phẩm có uy tín về chất lượng.
+ Thường xuyên được cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra trực tiếp tại cửa hàng bán rau.
Nhận xét đánh giá:
Như vậy qua phân tích nhu cầu thị trường. Tôi nhận thấy được một số điều hết sức quan trọng như sau:
Thứ nhất, Người dân rất quan tâm tới sức khỏe trong đó có việc dùng rau trong bữa ăn hằng ngày. Họ rất lo lứng về rau không sạch được bán nhiều trên thị trường nhưng lại khó nhận biết, phân biệt với rau sạch.
Thứ hai, Nhu cầu về rau sạch là rất lớn, chỉ tiêu cho mua rau chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thu nhập, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra chi phí gấp 1,5-2 lần để mua rau sạch.
Thứ ba, Hình thức trình bày, bao gói về sản phẩm rất quan trọng.
Thứ tư, Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của cửa hàng rau sạch là làm thế nào để người tiêu dùng tin tưởng rau họ mua là rau sạch.
b, Phân tích cung thị trường.
* Phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Cửa hàng Vina Mart: Cách cửa hàng “Rau bà già” khoảng 500m.
Cửa hàng có 1 số ít các loại rau được bày bán nhằm giới thiệu sản phẩm với khối lượng rau được bày bán chỉ khoảng 8-10kg.
-> Sức cạnh tranh của cửa hàng là không đáng kể.
- Rau bán ở chợ: Cách cửa hàng khoảng 500m.
Rau ở chợ đa dạng, phong phú các loại rau, củ, quả hơn. Người dân vẫn có thói quen và xu hướng mua ở chợ hơn.
- Cửa hàng rau củ quả nhập khẩu Q mart: Cách cửa hàng 1km.
Cửa hàng này cũng cùng kinh doanh các loại mặt hàng như cửa hàng của mình. Giá TB các loại mặt hàng thường cao, chủ yếu nhằm vào đối tượng có thu nhập khá trở lên.
BẢNG: PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
Điểm mạnh
Điểm yếu
1. Cửa hàng Vina Mart
- Bao gói rõ ràng.
- Hoạt động khá lâu, có nhiều khách hàng quen thuộc.
- Chủng loại ít.
- Chưa thực sự làm người tiêu dùng tin rằng đây là nguồn gốc rau sạch.
2. Chợ
- Khối lượng lớn.
- Sản phẩm đa dạng
- Rau tươi.
- Giá rẻ
- Rau không được kiểm tra, kiểm duyệt.
- Chất lượng không đảm bảo.
3. Cửa hàng rau củ quả nhập khẩu Q Mart
- Có hệ thống bảo quản tốt.
- Chủng loại rau phong phú, đa dạng.
- Giá quá cao.
- Mất nhiều thời gian lấy xe, thanh toán tiền.
=> Qua phân tích thị trừng, tôi nhận thấy rằng: cầu rau sạch là lớn, trong khí đó các đối thủ cạnh tranh chưa thực sự tạo dựng được hình ảnh, niềm tin đối với khách hàng. Cung chưa đáp ứng được cầu, đấy là lỗ hổng của thị trường cho phép dự án thâm nhập và hoạt động thành công.
3- Kế hoạch Marketing.
3.1- Thị trường mục tiêu.
- Các hộ gia đình ở các khu vực lân cận cửa hàng. Các xã như: Dân tiến, Đồng Tiến, Hồng Tiến,
3.2- Marketing và quảng cáo.
Bước đầu để khách hàng biết đến cửa hàng “Rau bà già” tôi sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo, truyền tin.
+ Đê thu hút, làm cho người tiêu dùng biết đến cửa hàng, tôi sẽ phát tờ rơi quảng cáo.
+ Đối với khách hàng mới làn đầu tiên tới cửa hàng, tôi sẽ phát Card Visit giới thiệu về cửa hàng và địa chỉ liên hệ.
+ Truyền tin về rau sạch của cửa hàng “Rau bà già” trên loa phát thanh của xã trng mục “đời sống, vệ sinh an toàn thực phẩm”.
+ Phía bên trong cửa hàng tận dụng những khoảng trống trên tường, cửa hàng sẽ treo những bức tranh giới thiệu về nơi sản xuất rau, quy trình sản xuất rau sạch, đặc điểm của các loại rau.
3.3- Khuyến mại, giảm giá.
+ Nhân dịp khai trương cửa hàng sẽ giảm giá 30% trong 2 tuần đầu cho người mua rau.
+ Tặng 1 gói muối Iot, sách nấu ăn cho khách hàng thường xuyên mua rau và nhiều nhất trong tháng.
+ Tặng những gói lá thơm dùng để tắm, gội đầu cho những khách hàng mua nhiều rau, thường xuyên của cửa hàng.
3.4- Dịch vụ kèm theo.
+ Khách hàng đến mua rau tại cửa hàng không chỉ được giới thiệu về các loại rau mà sẽ được nhân viên của cửa hàng giới thiệu, tư vấn cho các bài thuốc dân gian về rau.
+ Giới thiệu cho khách hàng cách nấu các món rau, thành phần dinh dưỡng các loại rau, cách bảo quản rau lâu và tươi.
+ Cửa hàng sẽ nhặt rau miễn phí cho khách hàng nếu được yêu cầu.
+ Các khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng bố trí việc giao hàng tận nơi.
4- Địa điểm, phương án thiết kế đầu tư.
4.1- Mô hình doanh nghiệp sẽ thành lập.
Có nhiều loại hình doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh dịch vụ bán rau sạch như Công ty TNHH, DNTN, Nhưng tôi quyết định chọn mô hình Hộ Kinh Doanh Cá Thể với hình thức cửa hàng chuyên bán các loại rau sạch với tên gọi là cửa hàng “Rau bà già”.
Đây là mô hình phù hợp điều kiện của tôi hiện nay vì những lí do sau:
- Thủ tục đăng ký, thành lập đơn giản dễ dàng.
- Tổ chức, quản lý đơn giản.
- Vốn đầu tư bỏ ra ít, thu hồi vốn nhanh.
- Được hưởng các điều kiện ưu đãi của nhà nước: về điều kiện kinh doanh, về các loại thuế.
- Dễ dàng chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp khác về lâu dài trong tương lai.
4.2- Địa điểm bố trí dự án.
Thị trường của dự án “Rau bà già” là ở khu vực địa lý và dân cư của các xã lân cận: Dân Tiến- Hồng Tiến- Đồng Tiến- An Vĩ-
- Địa điểm cửa hàng là: Số nhà 13- Khu tập thể trường Đại học SPKT HY- Thông Yên lịch- Xã Dân Tiến- Huyện Khoái Châu- Tỉnh Hưng Yên.
-> Địa điểm cửa hàng rất thuật lợi. Vì gần giao điểm của 3 trục đường chính: + + Đường đi Văn Giang- EcoPark.
+ Đường rẽ vào huyện Khoái Châu ( Để ra các xã: An vĩ, Tân Châu,..)
+ Đường 39A ( Đi các nơi lân cận: Yên mỹ, Bô Thời, Hồng Tiến, Đồng Tiến,..)
=> Đây là vị trí trung tâm của thị trường, nơi xa nhất cách thị trường 5km. Hơn nữa cửa hàng khá gần chợ bán thực phẩm, vì vậy thuận lợi cho người đi chợ cho việc mua sắm cho bữa ăn hàng ngày. Lợi thế từ vị trí đem lại sẽ giúp cho cửa hàng được nhiều khách hàng biết đến và tiện lợi cho việc mua rau.
- Tổng diện tích cửa hàng: 22m2 (4x5,5m), không mất giá thuê mặt bằng do là lán riêng của gia đình, khung cảnh cửa hàng rất thông thoáng và rộng rãi.
6. Tổng hợp vốn và đầu tư tài chính.
6.1- Dự án hoạt động trong điều kiện bình thường.
6.1.1- Xác định chi phí.
a, Chi phí ban đầu của dự án.
Dựa vào thông tin thu thập trên thị trường tôi có bảng dự toán chi phí đầu tư ban đầu như sau:
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU.
Đơn vị: 1000đ
Hạng mục chi phí
Đơn vị
Số lượng
Giá
Tổng
Tủ lạnh bảo quản rau
Chiếc
1
4000
4000
Dàn sắt đựng rau
Chiếc
3
1000
3000
Rổ nhựa
Chiếc
30
10
300
Lắp đặt điện thoại
Chiếc
1
1500
1500
Bình cứu hỏa
Chiếc
2
160
320
Bình phun nước
Chiếc
1
20
20
Chi mua đồng phục
Bộ
6
50
300
Cân
Chiếc
2
75
150
Bàn ghế
Bộ
1
150
150
Lệ phí đăng ký kinh doanh
30
Quạt
Chiếc
2
120
240
Chi quảng cáo
1000
Thuê làm biển hiệu
1000
Chi khác
1000
TỔNG
13010
6.2- Dự án hoạt động trong điều kiện thuận lợi.
Tổng nguồn vốn: 50.000.000 VNĐ
Biểu hiện của trường hợp này là mức doanh thu cũng như tỷ lệ tăng doanh thu đạt cao hơn dự kiến. Trong trường hợp này xảy ra khi các hoạt động của cửa hàng đạt được hiểu quả cao và chiến lược lòng tin của khách hàng.
Theo dự tính của tôi trong trường hợp này, doanh thu của dự án trong năm thứ 2 sẽ gấp 2 lần doanh thu năm thứ 1 và doanh thu năm thứ 3 gấp 1,5 lần doanh thu năm thứ 2.
BẢNG: DỰ BÁO DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG 3 NĂM.
Đơn vị: 1000đ.
Năm
Chi phí
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận tháng.
1
266134
314408
32553
22136
1845
2
470499
628816
126876
91351
7613
3
674856
943224
221198
159263
13272
Tổng chi phí= Chi phí biến đổi hàng năm + Chi phí cố định hàng năm.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế- Thuế thu nhập.
Lợi nhuận TB 1 tháng= Lợi nhuận Sau thuế/12 tháng.
Doanh thu và chi phí mua hàng của dự án được xuất phát từ thực tế doanh thu và chi phí mua hàng của 1 cửa hàng bán rau sạch. Doanh thu mỗi ngày của cửa hàng là 200.000đ/ngày, chi phí mua hàng trung bình tương ứng là 130.000đ/ngày chiếm 65% doanh thu.
* Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return on Total Asset)
ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản x 100% = 159.263.00072.140.000 x 100 = 220,77%
=> Chỉ số ROA rất cao, điều này cho thấy cửa hàng kiếm được lượng tiền rất cao so với vốn đầu tư.
* Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE – Return on Equity)
ROE = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu x 100% = 159.263.00050.000.000 x 100 = 318,526%
=> Ta thấy chỉ số ROE rất cao điều này cho thấy cửa hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn, lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn cao.
Nếu trường hợp này xảy ra thì tôi sẽ dự tính sẽ mở rộng quy mô cửa hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời chuẩn bị phương án tích lũy để chuẩn bị cho phương án kinh doanh trong tương lai.
6.3- Dự án hoạt động trong điều kiện không thuận lợi.
Biểu hiện của trường hợp này là mức doanh thu và tỷ lệ tăng doanh thu không đạt được như dự kiến. Trong trường hợp này xảy ra khi dự án hoạt động trong điều kiện cạnh tranh quá mạnh hoặc các hoạt động của dự án không đạt như hiệu quả mong muốn.
Cụ thể trong trường hợp khó khăn, doanh thu trung bình năm thứ 2 và năm thứ 3 có thẻ giảm 10% mỗi năm. Ta có bảng kết quả dự báo như sau:
BẢNG: DỰ BÁO DOANH THU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY
Đơn vị: 1000đ.
Năm
Chi phí
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận tháng.
1
260133
314404
38551
26215
2185
2
239696
282964
29119
19801
1650
3
221304
254667
20630
14029
1169
Trong trường hợp này cửa hàng sẽ cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp. Trong trường hợp xấu nhất là các hoạt động đã được điều chỉnh vẫn không mang lại hiệu quả thì có thể tính đến phương án chuyển giao cửa hàng cho người khác, rút lui khỏi thị trường chuyển sang công việc khác.
=> Tóm lại việc phân tích các vấn đề về tài chính của dự án bao gồm:
Tính khả thi của dự án về mặt tài chính.
Bảng giá 1 số mặt hàng rau chính:
BẢNG BÁO GIÁ 1 SỐ MẶT HÀNG RAU CHÍNH
(Đã tính cả chi phí vận chuyển)
TT
Mặt hàng
Đơn vị tính
Đơn giá mua (đ)
Đơn giá bán (đ)
1
Cải xanh
Kg
15.000
15.000
2
Cải ngọt
Kg
10.000
15.000
3
Cải chíp
Kg
9.000
15.000
4
Giá
Kg
10.000
10.000
5
Rau muống
Kg
5.000
7.000
6
Rau ngót
Kg
6.000
20.000
7
Mùng tơi
Kg
5.000
9.000
8
Bí ngọn
Kg
9.000
10.000
9
Bắp cải
Kg
3.000
18.000
10
Cà chua
Kg
7.000
9.000
11
Cà bát
Kg
2800
4.000
12
Mướp
Kg
2300
16.000
13
Rau đay
Kg
1800
5.000
14
Bầu
Kg
1800
4.000
15
Bí
Kg
1800
18.000
16
Rau dền
Kg
2200
18.000
17
Rau lang
Kg
2300
14.000
18
Dọc mùng
Kg
2300
5.000
19
Ngót nhật
Kg
2500
5.000
20
Xà lách
Kg
3000
30.000