TÌNH HUỐNG: Dự án xây dựng tổ hợp thép điện tại vịnh nước sâu Vân Phong do tập đoàn Posco - Vinashin đề xuất.
Đây là dự án đầu tư do tập đoàn thép posco ( posco (Hàn Quốc) là tập đoàn thép lớn thứ ba của thế giới), đơn vị đã đầu tư 1,2 tỉ USD để xây dựng nhà máy cán thép ở Bà Rịa – Vũng Tàu, và tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam ( Vinashin) đã tiến hành khảo sát và xin thuê 720ha tại Vân phong để xây dựng dự án Nhà máy thép liên hợp có công suất dự kiến giai đoạn một khoảng 4 triệu tấn/năm với vốn đầu tư 4 tỉ USD và giai đoạn hai là 8 triệu tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 7,2 tỉ USD.
Tuy còn một số tranh luận về xây dựng cảng biển nước sâu phục vụ chiên lược lâu dài, đưa Vân phong trở thành cảng container quốc tế (sau 2020). Hay xây dựng nhà máy thép giải quyết vấn đề lợi ích trước mắt là xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất thép – điện.
Vậy UBNT Khánh hòa và các cấp, ban ngành có trách nhiệm giải quyết vấn đề này như thế nào? Dưới góc độ hiểu biết của cá nhân em xin trình bầy vấn đề này như sau.
I. Những tác động của dự án đối với xã hội :
1.1. Tác động tích cực:
Theo quy mô tính toán của dự án mà posco đã đưa ra thì khi nhà máy thép này đi vào hoạt động, mỗi năm ngân sách của chúng ta sẽ có nguồn thu cỡ 4000 tỉ đồng, trong đó ngân sách của tỉnh có cỡ 50%. Đồng thời nhà máy thép posco sẽ tạo ra khoảng100.000 việc làm và sẽ có các cơ sở cùng phát triển để cung cấp cho nhu cầu hoạt động của posco va tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra Việt Nam còn được hưởng giá thép thấp hơn giá thép và phôi thép nhập khẩu. Trong dài hạn, liên hợp luyện kim Posco - Vinashin là cần thiết để đáp ứng nhu cầu về thép trong nước và tham gia xuất khẩu theo mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nếu xây dựng nhà máy luyện thép, trước mắt chúng ta thu hút được hơn 10 tỉ USD, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đóng tàu phát triển.
1.2.Tác động tiêu cực:
Định hướng phát triển kinh tế, du lịch, dich vụ và hàng hải của tỉnh khánh hòa đã được phê chuẩn nay phải thay đổi. . Mất cơ hội vàng để phát triển cảng trung chuyển quốc tế, xây dựng và phát triển trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại lớn trong tương lai. Nếu thực hiện cả hai dự án thì chắc chắn cảng trung chuyển mất diện tích phát triển và khu du lịch, dịch vụ cũng không thể phát triển tốt được. Hàng chục doanh nghiệp du lịch đã đổ tiền của đầu tư vào đây. Họ sẽ làm gì nếu một nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường và tàn phá cảnh quan thiên nhiên được xây dựng? Và việc xây dựng nhà máy thép chính là phá hủy bức tường chắn tự nhiên
Cồn cát là hệ thống phòng vệ bờ biển. Hệ thống cồn cát của Đầm Môn rất bền vững như một bức tường ngăn cản sự ảnh hưởng của biển tạo vịnh Vân Phong và Đầm Môn phía sau. Nếu xây nhà máy thép sẽ phải san lấp những cồn cát xuống biển . Cồn cát bị san lấp vịnh Vân Phong sẽ không được bảo vệ trước tác động của sóng biển ngày càng mạnh do biến đổi của khí hậu.
Dự án nhà máy thép, theo đề nghị của Posco, sẽ lấn vùng nước thuộc một phần khu vực tiềm năng của cảng trung chuyển container và khoảng 150ha khu chức năng dịch vụ hậu cần cảng; trung tâm dịch vụ thương mại tài chính (khoảng 260ha) và khu dịch . Theo tính toán, lượng xỉ thải phát sinh ước khoảng 1,2 triệu tấn/năm, nhà đầu tư dự định phần lớn lượng xỉ này sẽ được cung cấp cho nhà máy ximăng. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên - môi trường lưu ý phương án tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp trong báo cáo của nhà đầu tư cần phải xem xét tính khả thi trong điều kiện ở VN khi mà các nhà máy ximăng "chưa từng dùng loại xỉ này để làm chất phụ gia cho ximăng", trong khi lượng chất thải phát sinh rất lớn. Ngoài ra, xỉ của lò thổi oxy, bùn đặc, các loại bụi. mỗi loại phát sinh hàng trăm ngàn tấn/năm.
7 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lấy một tình huống và phân tích tình huống về thẩm định dự án FDI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI : Lấy một tình huống và phân tích tình huống về thẩm định dự án FDI
BÀI LÀM
TÌNH HUỐNG: Dự án xây dựng tổ hợp thép điện tại vịnh nước sâu Vân Phong do tập đoàn Posco - Vinashin đề xuất.
Đây là dự án đầu tư do tập đoàn thép posco ( posco (Hàn Quốc) là tập đoàn thép lớn thứ ba của thế giới), đơn vị đã đầu tư 1,2 tỉ USD để xây dựng nhà máy cán thép ở Bà Rịa – Vũng Tàu, và tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam ( Vinashin) đã tiến hành khảo sát và xin thuê 720ha tại Vân phong để xây dựng dự án Nhà máy thép liên hợp có công suất dự kiến giai đoạn một khoảng 4 triệu tấn/năm với vốn đầu tư 4 tỉ USD và giai đoạn hai là 8 triệu tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 7,2 tỉ USD.
Tuy còn một số tranh luận về xây dựng cảng biển nước sâu phục vụ chiên lược lâu dài, đưa Vân phong trở thành cảng container quốc tế (sau 2020). Hay xây dựng nhà máy thép giải quyết vấn đề lợi ích trước mắt là xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất thép – điện.
Vậy UBNT Khánh hòa và các cấp, ban ngành có trách nhiệm giải quyết vấn đề này như thế nào? Dưới góc độ hiểu biết của cá nhân em xin trình bầy vấn đề này như sau.
I. Những tác động của dự án đối với xã hội :
1.1. Tác động tích cực:
Theo quy mô tính toán của dự án mà posco đã đưa ra thì khi nhà máy thép này đi vào hoạt động, mỗi năm ngân sách của chúng ta sẽ có nguồn thu cỡ 4000 tỉ đồng, trong đó ngân sách của tỉnh có cỡ 50%. Đồng thời nhà máy thép posco sẽ tạo ra khoảng100.000 việc làm và sẽ có các cơ sở cùng phát triển để cung cấp cho nhu cầu hoạt động của posco va tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra Việt Nam còn được hưởng giá thép thấp hơn giá thép và phôi thép nhập khẩu. Trong dài hạn, liên hợp luyện kim Posco - Vinashin là cần thiết để đáp ứng nhu cầu về thép trong nước và tham gia xuất khẩu theo mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nếu xây dựng nhà máy luyện thép, trước mắt chúng ta thu hút được hơn 10 tỉ USD, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đóng tàu phát triển.
1.2.Tác động tiêu cực:
Định hướng phát triển kinh tế, du lịch, dich vụ và hàng hải của tỉnh khánh hòa đã được phê chuẩn nay phải thay đổi. . Mất cơ hội vàng để phát triển cảng trung chuyển quốc tế, xây dựng và phát triển trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại lớn trong tương lai. Nếu thực hiện cả hai dự án thì chắc chắn cảng trung chuyển mất diện tích phát triển và khu du lịch, dịch vụ cũng không thể phát triển tốt được. Hàng chục doanh nghiệp du lịch đã đổ tiền của đầu tư vào đây. Họ sẽ làm gì nếu một nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường và tàn phá cảnh quan thiên nhiên được xây dựng? Và việc xây dựng nhà máy thép chính là phá hủy bức tường chắn tự nhiên
Cồn cát là hệ thống phòng vệ bờ biển. Hệ thống cồn cát của Đầm Môn rất bền vững như một bức tường ngăn cản sự ảnh hưởng của biển tạo vịnh Vân Phong và Đầm Môn phía sau. Nếu xây nhà máy thép sẽ phải san lấp những cồn cát xuống biển . Cồn cát bị san lấp vịnh Vân Phong sẽ không được bảo vệ trước tác động của sóng biển ngày càng mạnh do biến đổi của khí hậu.
Dự án nhà máy thép, theo đề nghị của Posco, sẽ lấn vùng nước thuộc một phần khu vực tiềm năng của cảng trung chuyển container và khoảng 150ha khu chức năng dịch vụ hậu cần cảng; trung tâm dịch vụ thương mại tài chính (khoảng 260ha) và khu dịch . Theo tính toán, lượng xỉ thải phát sinh ước khoảng 1,2 triệu tấn/năm, nhà đầu tư dự định phần lớn lượng xỉ này sẽ được cung cấp cho nhà máy ximăng. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên - môi trường lưu ý phương án tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp trong báo cáo của nhà đầu tư cần phải xem xét tính khả thi trong điều kiện ở VN khi mà các nhà máy ximăng "chưa từng dùng loại xỉ này để làm chất phụ gia cho ximăng", trong khi lượng chất thải phát sinh rất lớn. Ngoài ra, xỉ của lò thổi oxy, bùn đặc, các loại bụi... mỗi loại phát sinh hàng trăm ngàn tấn/năm.
II. Dự án được phê chuẩn dựa vào căn cứ nào:
Về phía nhà đầu tư:
Như chúng ta đã biết ,để được cấp giấy phép đầu tư thì phải trình lên các cơ quan có thẩm quyên bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1.Đơn xin cấp giấy phép đầu tư (theo mẫu).
2.Hợp đồng và điều lệ doanh nghiệp.
3.Giải trình kinh tế kỹ thuật (hay dự án khả thi).
4.Báo cáo tài chính của nhà đầu tư.
5.Các tài liệu liên quan đến vấn đề công nghệ sản xuất, sở hữu công nghiệp
6.Hồ sơ xin thuê đất ở Việt Nam theo quy định của tổng cục địa chính.
7.Chứng chỉ quy hoạch thiết kế sơ bộ thể hiện phương án kiến trúc.
8.Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Ở đây nhà đầu tư không những đã hoàn thiện đầy đủ yêu cầu của một bộ hồ sơ mà đã trình bầy một lộ trình xây dựng nhà máy thép trong hai giai đoạn và vốn của từng giai đoạn. Mặt khác nhà đầu tư chỉ rõ lợi ích về việc xây dựng nhà máy, như giải quyêt công ăn việc làm, nộp ngân sách tỉnh. Tập đoàn Posco - Vinashin khẳng định, việc áp dụng công nghệ luyện kim mới sẽ giảm thiểu đáng kể tác động xấu đối với môi trường, đặc biệt là giảm đáng kể chất thải khí và lỏng so với công nghệ lò cao truyền thống. Không chỉ đưa ra đầy đủ hồ sơ,mà nhà đầu tư còn có nhã ý khi dự án nhà máy thép posco được triển khai, nhà đầu tư sẽ đầu tư xây dựng đồng bộ ngay một khu đô thị đi theo, góp phần tạo cho khu kinh tế Vân Phong phát triển nhanh một khu kinh tế tại vùng vịnh này.
2.2 Về phía Chính Phủ và tỉnh Khánh Hòa :
Sau khi nghiên cứu phân tích thấy rằng phát triển nhà máy thép sẽ có thời hạn, còn xây dựng cảng trung chuyển là vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc phát huy tối đa tiềm năng của cảng có nhanh cũng phải mất 50 năm (như cảng Singapore hơn 50 năm mới phát triển toàn diện, cảng Rosterdam - Hà Lan phải mất đến gần 300 năm…). Đó là chưa nói đến việc cạnh tranh, giành thị phần, giành quyền trung chuyển như thế nào để hàng tập kết về khu kinh tế Vân Phong. Trong khi đó, công suất giai đoạn khởi động của cảng trung chuyển Vân Phong vẫn phải dè chừng 5 cảng container (tuy không phải là cảng trung chuyển) có công suất 6.000 TEU/cảng đang xây dựng tại Bà Rịa - Vũng Tàu… Đối với nhà máy thép đã có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, trong giai đoạn I, mỗi năm, nhà máy sẽ nộp ngân sách 4.000 tỷ đồng. Vả lại, dự án nằm trong khu vực tiềm năng của cảng. Hết thời hạn hoạt động của nhà máy thép (theo đề nghị của Tập đoàn Posco là hoạt động 50 năm), cảng trung chuyển mới phát triển hoàn chỉnh (nếu nhanh). Lúc đó, khu vực này có thể sẽ trở lại với cảng trung chuyển quốc tế.
Ngày 21-1-2008, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi họp Thường trực Chính phủ. Sau khi nghe Bộ Kế hoạch - Đầu tư báo cáo về những vấn đề liên quan đến 2 dự án: Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong, dự án Nhà máy thép liên hợp Posco, nghe ý kiến của các bộ ngành và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế biển nước ta Bên cạnh việc đầu tư, khai thác cảng trung chuyển container quốc tế, cần tính toán kết hợp đầu tư dự án khác để phát huy tối đa các lợi ích về kinh tế.Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương cho lập dự án Nhà máy thép liên hợp Posco tại vị trí tiềm năng Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong.
Rõ ràng, dự án cảng và dự án Nhà máy thép liên hợp đều có giá trị kinh tế - xã hội rất lớn; việc kết hợp được 2 dự án trong cùng một khu vực sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao hơn so với từng dự án riêng lẻ. Việc kết hợp hài hòa 2 dự án này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế biển quốc gia nói chung và kinh tế địa phương nói riêng cũng như tác động đến việc sớm hình thành các khu.
Về phía địa phương, gần đây, UBND tỉnh đã cử đoàn công tác do Giám đốc Sở Xây dựng làm trưởng đoàn đi Hàn Quốc (từ ngày 17-12 đến 22-12-2007) để khảo sát tình hình thực tế về nhà máy thép liên hợp, nhiệt điện và công tác bảo vệ môi trường. Sau đó, đoàn công tác đã báo cáo: Năm 2006, Tập đoàn Posco đã nghiên cứu thành công và áp dụng công nghệ mới Finex trong sản xuất thép với công suất cho ra lò 1,5 triệu tấn/năm. Công nghệ này làm giảm thiểu đáng kể các chất gây ô nhiễm môi trường như: bụi, xỉ thải, các chất khí thải SO, NO, CO và các chất gây ô nhiễm nước. Hàn Quốc là nền kinh tế đứng thứ 8 thế giới. Các mặt quản lý xã hội rất đồng bộ với sự phát triển. Tiêu chuẩn môi trường của Hàn Quốc khắt khe hơn so với Việt Nam; trong đó, tiêu chuẩn mà Tập đoàn Posco đặt ra cao hơn tiêu chuẩn quốc gia nước này. Đây là mục tiêu để đảm bảo môi trường trong lành cho dân cư khu đô thị bên cạnh nhà máy (nhà máy thép Pohang của Tập đoàn Posco chỉ cách khu đô thị khoảng 400m). Điều này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ Hàn Quốc khi phát triển công nghiệp nặng thân thiện với môi trường.
III. KẾT LUẬN.
Thẩm định dự án FDI là đánh giá tính hợp lý, mức độ hiệu quả và tính khả thi của dự án trước khi quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép đối với dự án FDI.
Thẩm định dự án FDI là xem xét lại dự án dưới giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn bộ xã hội, cộng đồng quốc gia mà nơi dự án đó hoạt động.
Việc thẩm định dự án phải tiến hành nhiều lần. Thẩm định dự án FDI khả thi là bước thẩm định quan trọng nhất, vì thẩm định cấp giấy phép đầu tư là lần sàng lọc cuối cùng để quyết định cho phép dự án FDI đi vào hoạt động trong nền kinh tế nước sở tại hay không? Và kết quả của việc thẩm định này là ra quyết định cấp giấy phép đầu tư cho dự án FDI hay bác bỏ.
Việc cấp giấy phép dự án FDI xây dựng tổ hợp thép điện tại Vân Phong là cả một quá trình thẩm đinh của UBND tỉnh Khánh Hòa và Trung ương một cách kỹ lưỡng cả nghiên cứu các vấn đề cần tháo mắc, và phải đi thực tế Hàn Quốc xem posco sử lý các chất thải ra sao. Tuy nhiên những đánh giá trên vẫn chưa thể chính xác được vì vậy vẫn cần các ban ngành kiểm tra giám sát. Đây cũng là một bài học cho các tỉnh xem xét các dự án FDI đầu tư vao tỉnh. Phải đánh giá nó trên góc độ tổng thể, toàn diên, phải phân tích nó có phù hợp với chiến lược phat triển kinh tế lâu dài của tỉnh không.
Qua đây ta có thể thây tỉnh Khánh Hòa đã làm khá tốt công tác thẩm định dự án FDI xây tổ hợp nhà má thép –thủy điện . Khi nhà máy hoàn thành cùng với sụ quy hoạch quản lý hợp lý của đảng, nhà nước, chính quyền địa chắc chắn nó sẽ tạo cú hích cho công cuôc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.