Người xưa quan niệm 7 là con số linh nhất. Vì thế chỉ có 7 kỳ quan cổ đại, nếu có thêm kỳ quan nào nữa thì họ không xếp vào hàng kế tiếp. Theo thứ tự về mức độ kỳ vĩ, 7 kỳ quan được xếp như sau:
Kim Tự Tháp Giza
Đền thờ nữ thần Artemis
Lăng mộ vua Maussollos
Vườn treo Babylon
Tượng thần Zeus
Tượng khổng lồ của thần Mặt Trời Helios
Ngọn hải đăng Alexandria
Danh sách 7 kỳ quan thế giới cổ đại được lập vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên. Nhưng, những ý tưởng đầu tiên đã xuất hiện từ trước đó, trong tác phẩm "History" của Herodotus vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên. Hàng thập kỷ sau, nhiều sử gia Hy Lạp cũng đã viết các tác phẩm mô tả những đền đại, công trình vĩ đại bấy giờ. Còn tại Ai Cập, Callimachus (305-240 trước Công Nguyên), người quản lý thư viện Alexandria đã viết "Bộ sưu tập những kỳ quan thế giới". Nhưng, những gì chúng ta biết về bộ sưu tập này chỉ còn chính tựa đề, bởi vì nó đã bị thiêu hủy cùng với thư viện Alexandria nổi tiếng.
Bản danh sách cuối cùng được lập vào thời Trung Cổ. Ngày nay, những bằng chứng khảo cổ học đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn xung quanh lịch sử của chúng qua hàng thế kỷ.
88 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5429 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử văn minh thế giới - Bảy kì quan thế giới cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI”
Đề Tài:
Lời Nói Đầu
Người xưa quan niệm 7 là con số linh nhất. Vì thế chỉ có 7 kỳ quan cổ đại, nếu có thêm kỳ quan nào nữa thì họ không xếp vào hàng kế tiếp. Theo thứ tự về mức độ kỳ vĩ, 7 kỳ quan được xếp như sau:
Kim Tự Tháp Giza
Đền thờ nữ thần Artemis
Lăng mộ vua Maussollos
Vườn treo Babylon
Tượng thần Zeus
Tượng khổng lồ của thần Mặt Trời Helios
Ngọn hải đăng Alexandria
Danh sách 7 kỳ quan thế giới cổ đại được lập vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên. Nhưng, những ý tưởng đầu tiên đã xuất hiện từ trước đó, trong tác phẩm "History" của Herodotus vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên. Hàng thập kỷ sau, nhiều sử gia Hy Lạp cũng đã viết các tác phẩm mô tả những đền đại, công trình vĩ đại bấy giờ. Còn tại Ai Cập, Callimachus (305-240 trước Công Nguyên), người quản lý thư viện Alexandria đã viết "Bộ sưu tập những kỳ quan thế giới". Nhưng, những gì chúng ta biết về bộ sưu tập này chỉ còn chính tựa đề, bởi vì nó đã bị thiêu hủy cùng với thư viện Alexandria nổi tiếng.
Bản danh sách cuối cùng được lập vào thời Trung Cổ. Ngày nay, những bằng chứng khảo cổ học đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn xung quanh lịch sử của chúng qua hàng thế kỷ.
Kỳ quan được xếp đầu tiên trong danh sách 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, kỳ quan lâu đời nhất, vĩ đại nhất và cũng chính là kỳ quan duy nhất còn tồn tại (trong 7 kỳ quan cổ đại kể trên) lại tiếp tục đứng đầu trong danh sách các kỳ quan thế giới ngày nay.
Mục Lục
Lời Nói Đầu …………………………………………………………………1
Khu hải lăng Giza …………………………………………………..3
I.1 Kim tự tháp Khufu (Đại kim tự tháp Cheops)………4
I.2. Kim tự tháp Khafre ("Chephren") ……………………20
I.3. Kim tự tháp Menkaure (""Mycerinus") …………….24
I.4. Đại Nhân sư …………………………………………………27
I.5. Con tàu khufu ……………………………………………...20
Vườn treo Babylon …………………………………………………33
Tượng thần Zeus ở Olympia …………………………………….38
Đền Artemis …………………………………………………………..42
Lăng mộ của Mausolus ……………………………………………51
Tượng thần mặt trời ở Rhodes …………………………………59
Hải đăng Alexandria ………………………………………………66
Tổng Kết ……..………………………………………………………………….72
Phụ lục ………………………………………………………………….73
Tài liệu tham khảo ………………………………………………….86
Khu hải lăng Giza
Khu lăng mộ Giza hay Giza Necropolis nằm tại cao nguyên Giza, ngoại ô Cairo, Ai Cập. Khu lăng mộ cổ này nằm khoảng tám km bên trong sa mạc từ thị trấn Giza cổ trên bờ sông Nin, cách 20 km phía tây nam trung tâm thành phố Cairo.
Khu lăng mộ Ai Cập cổ đại này bao gồm các kim tự tháp. Kim tự tháp Khufu (cũng được gọi là Đại kim tự tháp hay Kim tự tháp Cheops, tọa độ 29°58′31.3″B, 31°07′52.7″Đ), kim tự tháp hơi nhỏ hơn - Kim tự tháp Khafre (hay Chephren tọa độ 29°58′42.6″B, 31°08′05.0″Đ) và kim tự tháp nhỏ nhất - Kim tự tháp Menkaure (hay Mykerinus tọa độ 29°58′19.8″B, 31°07′43.4″Đ), cùng với một số công trình vệ tinh nhỏ khác, được gọi là các kim tự tháp "nữ hoàng", các con đường và các thung lũng kim tự tháp, và đáng chú ý nhất là Đại Nhân sư. Cùng với các lăng mộ hoàng gia đó là các ngôi mộ của các quan chức cao cấp cũng như công trình và lăng mộ khác đời sau này (từ thời Vương triều mới trở về sau) và các đền đài bày tỏ sự sùng kính tới những người được chôn cất tại đó.
Trong số ba kim tự tháp đó, chỉ kim tự tháp Khafre còn giữ được một phần lớp đá bóng ốp ngoài, ở trên đỉnh. Cần lưu ý rằng kim tự tháp này trông có vẻ lớn hơn kim tự tháp Khufu ở bên cạnh vì thế đất cao nơi nó được xây dựng, và góc nghiêng xây dựng lớn hơn – trên thực tế, nó nhỏ hơn cả về trọng lượng và khối lượng.
Giai đoạn xây dựng nhộn nhịp nhất ở đây diễn ra khoảng thế kỷ thứ 25 TCN.
Những di tích cổ còn lại của khu lăng mộ Giza đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ thời cổ đại, khi các công trình thời Cổ vương quốc đó đã có hơn 2.000 năm tuổi. Nó đã trở nên nổi tiếng trong đại chúng từ thời Hy Lạp cổ đại khi Đại kim tự tháp được Antipater xứ Sidon liệt vào danh sách Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Ngày nay đây là Kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Phần lớn vì các hình ảnh ở thế kỷ 19, các kim tự tháp Giza được người nước ngoài cho là nằm ở một nơi xa xôi trong sa mạc, dù chúng hiện thuộc một trong những thành phố đông đúc nhất ở Châu Phi.
Đại kim tự tháp Giza là công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kì quan thế giới. Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN.
Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho Pharaoh Khufu (Cheops) thuộc Triều Đại thứ 4 thời Ai Cập cổ đại, vì thế thỉnh thoảng nó được gọi là Kim tự tháp Khufu Vị tể tướng của Khufu là Hemiunu được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp
Đại Kim Tự Tháp là phần chính cũa một cấu trúc phức tạp các công trình bao gồm cả hai ngôi đền nhà xác để thờ Khufu (một gần kim tự tháp và một gần sông Nile). Ba kim tự tháp nhỏ hơn cho các bà vợ của Khufu, và một kim tự tháp "vệ tinh" nhỏ hơn, một đường đắp cao nối hai ngôi đền, và một nhà mồ nhỏ bao quanh kim tự tháp cho các quý tộc. Một trong các kim tự tháp nhỏ chứa mộ của hoàng hậu Hetepheres (khám phá năm 1925), em gái và vợ của Sneferu và mẹ của Khufu
Trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, chỉ có các Kim tự tháp Giza là còn tồn tại. Mặc dù đã bị mất đi rất nhiều lớp vỏ bọc bằng đá vôi trắng, cùng các đền thờ bao quanh đã bị đổ nát, nhưng chính kích thước của những công trình hùng vĩ này vẫn khiến du khách phải sửng sốt. Công trình vươn lên như một trong số những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử, nhưng thậm chí ngay cả hiện nay các phương pháp được những thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn ề nhiều tranh cãi.
I.1 Kim tự tháp Khufu (Đại kim tự tháp Cheops)
► Cuộc đời vua Khufu
Ông là con trai của vua Sneferu, người sáng lập ra Vương triều thứ 4 và hoàng hậu Hetepheres I. Khác với cha mình, Khufu được đề cập như một pharaong tàn bạo và nhẫn tâm trong văn hóa dân gian thời kỳ sau. Bản thân cha ông, Sneferu cũng là một chủ nhân của những kim tự tháp lớn (Kim tự tháp Bent và Kim tự tháp Đỏ ở Dahshur). Ông đã cưới Henutsen, Meritates và hai hoàng hậu khác. Ông có chín người con trai và một trong số đó,Djedefre được chỉ định làm thừa kế trực tiếp. Ông cũng có 15 người con gái, một trong số đó về sau là vợ của Djedefre, nữ hoàng Hetepheres II.
Năm sinh của Khufu không rõ; chỉ biết ông lên ngôi pharaong khi ông khoảng 20 tuổi, năm 2589 TCN, sau khi Sneferu băng hà và cai trị được 23 năm theo danh sách các vị vua Turin. Ông cai trị vào một thời đại hoàng kim của Ai Cập, người ta còn bàn cãi nhiều về thời gian cai trị của ông.
Có một số người như nhà sử học Manetho cho là ông đã cai trị lâu hơn: Khufu làm vua khoảng 65 năm Herodotus cho là 50 năm.
Vua Khufu đã lệnh cho Tể tướng Hemon, vị quan đầu triều bấy giờ cho 300.000 công nhân xây Đại kim tự tháp ở Giza, kim tự tháp lớn nhất Ai Cập. Ông cũng cho đúc con tàu Khufu, một di sản văn hoá được phát hiện ở Giza năm 1954.
Theo truyền thuyết con tàu này để vị hoàng đế đầy quyền lực thực hiện chuyến đi cuối cùng trên Trái Đất trước khi ông bị chôn vùi mãi mãi trong kim tự tháp. Ông băng hà vào năm 2566 TCN.
Ông được coi là một pharaoh huyền thoại. Trong số chín người con trai của ông có hai người sau này trở thành pharaong là Djedefre và Khafre. Khufu là một vị vua đã mất những pho tượng còn nguyên vẹn thân hình ông, chỉ còn duy nhất một pho tượng nguyên vẹn ở Bảo tàng Ai Cập tại Cairo. Người ta vẫn chưa rõ về cuộc đời Khufu.
► Dấu tích của vua Khufu
Xác ướp Khufu không được tìm thấy trong bất cứ một phòng nào kim tự tháp Khufu. Không rõ xác ướp của ông được chôn ở đâu.
Gần đây, một nhóm nhà khảo cổ người Nhật Bản đã phát hiện ra một hầm đá được xây dựng vào Vương triều thứ 26 (664-625 TCN), thời kì Ai Cập đã sắp dưới ách đô hộ của người Ba Tư. Ở trong đó có một tượng nhân sư rất lớn được đặt trên bệ đá giữa hai chân nó.
Đây là dấu tích quan trọng nhất về Khufu được phát hiện, cho thấy vị hoàng đế huyền thoại này đã được tôn làm thánh vào thời Vương triều thứ 26. Trên đầu tượng nhân sư có ghi: Khufu, vị hoàng đế thứ nhì của Vương triều thứ 4.
Xung quanh còn có 14 pho tượng khác tượng trưng những người lính hộ vệ của Khufu. Nhân sư là con vật huyền thoại Ai Cập tượng trưng cho quyền năng của thần linh.
Vì vậy, nhà Ai Cập học Nozonu Kawai giải thích: Nhân sư mang tên của Cheops là một bằng chứng quan trọng, chứng tỏ ông đã được chính thức phong làm thánh ở Vương triều thứ 26 của Ai Cập.
► Vài số liệu về kim tự tháp Cheops
Đáy hình vuông, mỗi cạnh dài 230,38 m.
Chiều cao ban đầu 146,5 m (nay còn 137,5 m).
Khối lượng 6,5 triệu tấn, tương đương với 2,5 triệu phiến đá ghép lại.
Toàn bộ diện tích khu mộ: 5,3 ha.
Bốn góc của kim tự tháp chỉ đúng theo các hướng: đông, tây, nam, bắc.
Kim tự tháp Kheops hay kim tự tháp Kê ốp, kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp Giza ( 29°58′41″B, 31°07′53″Đ), là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho pharaon Kheops thuộc Triều đại thứ tư thời Ai Cập cổ đại, vì thế nó đã được gọi là Kim tự tháp Kheops. Vị tể tướng của Kheops là Hemiunu được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp này.
► Bối cảnh lịch sử
Quá trình xây dựng được các nhà Ai Cập học tin là trong khoảng 20 năm, đánh giá được chấp nhận rộng rãi nhất cho năm hoàn thành là khoảng 2560 TCN (Thời Cựu Vương Quốc). Năm hoàn thành này được ủng hộ một cách không chắc chắn bởi những khám phá khảo cổ tới bây giờ vẫn chưa tiết lộ một nền văn minh nào (hay một dân số đủ lớn hay đủ khả năng kỹ thuật) xưa hơn Triều đại thứ tư trong khu vực này.
Đại Kim Tự Tháp này là mới nhất và lớn nhất trong ba kim tự tháp trong vùng Giza Necropolis giáp với Cairo, Ai Cập ở châu Phi. Nó là phần chính cũa một cấu trúc phức tạp các công trình bao gồm cả hai ngôi đền nhà xác để thờ Kheops (một gần kim tự tháp và một gần sông Nil), ba kim tự tháp nhỏ hơn cho các bà vợ của Kheops, và một kim tự tháp "vệ tinh" nhỏ hơn, một đường đắp cao nối hai ngôi đền, và một nhà mồ nhỏ bao quanh kim tự tháp cho các quý tộc.
Một trong các kim tự tháp nhỏ chứa mộ của hoàng hậu Hetepheres (khám phá năm 1925), em gái và vợ của Sneferu và mẹ của Kheops. Cũng có thành phố cho công nhân, bao gồm một nghĩa trang, các tiệm bánh, một xưởng làm bia và một khu để luyện (nấu chảy) Đồng (nguyên tố)đồng. Nhiều tòa nhà và các khu cấu trúc khác đang được khám phá bởi Dự án vẽ bản đồ Giza.
Cách vài trăm mét về phía tây nam Kim tự tháp Kheops là một kim tự tháp hơi nhỏ hơn khác, Kim tự tháp Khafre, một trong những người kế vị Kheops và được tin rằng là người đã xây dựng Đại Sphinx Giza Đại Nhân sư.
Thêm vài trăm mét nữa ở phía tây nam là Kim tự tháp Menkaure, người kế vị Khafre, với chiều cao khoảng một nửa Đại kim tự tháp. Hiện nay, kim tự tháp Khafre là kim tự tháp cao nhất trong nhóm bởi Đại kim tự tháp đã mất khoảng 30 feet chiều cao vật liệu trên đỉnh.
Thời cổ đại, Kim tự tháp Kheops quả thực là cao nhất, nhưng trên thực tế khi ấy kim tự tháp Khafre nhìn vẫn có vẻ cao hơn vì các cạnh của nó có góc đứng hơn so với Kim tự tháp Kheops và nó được xây dựng trên thế đất cao hơn.
► Các vật liệu và nhân lực
Nhiều ước tính khác nhau đã được đưa ra về số lượng nhân lực cần thiết xây dựng Đại kim tự tháp. Herodotus, nhà sử học Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đã ước lượng việc xây dựng có thể cần tới 100.000 người trong 20 năm.
Những bằng chứng gần đây đã cho thấy khả năng trên thực tế số nhân công xây dựng được trả tiền cho sức lao động của mình, vì thế đòi hỏi phải có một hệ thống quan lại và kế toán được tổ chức ở mức khá chặt chẽ.
Kiến trúc sư người Ba Lan Wieslaw Kozinski tin rằng cần phải có 25 người mới mang được một khối đá nặng 1,5 tấn. Dựa vào đó, ông ước tính số nhân công là 300.000 người trên công trường, với khoảng 60.000 ở những nơi khác.
Nhà Ai Cập học thế kỷ 19 William Flinders Petrie đã đề xuất rằng đa số nhân công không phải là nô lệ mà là dân cư ở những vùng nông nghiệp tại Ai Cập, lao động vào những thời kỳ có lũ ở sông Nil và các hoạt động nông nghiệp đang tạm ngưng.
Nhà Ai Cập học Miroslav Verner thừa nhận rằng số lao động được tổ chức thành một hệ thống cấp bậc, gồm hai toán 1.000 người, được tổ chức thành năm zaa hayphyle với 200 người, có thể họ lại tiếp tục được phân chia nhỏ nữa theo trình độ tay nghề.
Một số nghiên cứu đưa ra các ước tính khác về số nhân công xây dựng. Ví dụ, nhà toán học Kurt Mendelssohn đã tính rằng lượng nhân lực cao nhất có thể lên tới 50.000 người, trong khi Ludwig Borchardt và Louis Croon cho rằng con số đó là 36.000. Theo Verner, việc xây dựng Đại kim tự tháp không đòi hỏi quá 30.000 nhân công.
Một cuộc nghiên cứu quản lý xây dựng do công ty Daniel, Mann, Johnson, & Mendenhall hợp tác cùng Mark Lehner và các nhà Ai Cập học khác tiến hành đã ước tính rằng toàn bộ dự án này cần lượng nhân công trung bình là 13.200 người và ở đỉnh điểm là 40.000. Không sử dụng ròng rọc, bánh xe, hay các công cụ sắt, họ giả định rằng Đại kim tự tháp từ khi khởi công tới khi hoàn thành mất khoảng 10 năm.
Cuộc nghiên cứu ước tính số khối đá được sử dụng trong xây dựng ở trong khoảng 2-2,8 triệu (trung bình 2,4 triệu), nhưng lấy con số chính xác giảm còn 2 triệu sau khi trừ bớt diện tích ước tính của các khoảng không phòng bên trong. Đa số các nguồn đồng ý với con số khoảng trên 2 triệu khối đá này.
Những tính toán của các nhà Ai Cập học cho rằng số nhân công phải đạt được mức 180 khối trên giờ (3 khối/phút) với mười giờ lao động mỗi ngày để đặt mỗi khối đá riêng biệt vào vị trí của chúng. Họ đưa ra được những ước tính này sau khi thử nghiệm xây dựng không sử dụng máy móc hiện đại.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu này không đưa ra được công nhận, đặc biệt khi đem so sánh với các dự án xây dựng tại các nước thuộc thế giới thứ ba, hậu cần và tay nghề người thợ góp phần quan trọng vào việc xây dựng một công trình có tầm cỡ không tương đương với sự chính xác như vậy, hay trong số những điều khác, việc sử dụng tới 60-80 tấn đá lấy từ mỏ và vận chuyển qua một khoảng cách hơn 500 dặm.
Trái lại, một nghiên cứu khả thi Đại kim tự tháp liên quan tới việc khai thác đá từ mỏ đã được Giám đốc kỹ thuật Viện Đá vôi Idiana Châu Mỹ Merle Booker tiến hành năm 1978. Với 33 mỏ đá, Viện được nhiều kiến trúc sư coi là một trong những cơ quan nghiên cứu đá vôi hàng đầu thế giới. Sử dụng thiết bị hiện đại, cuộc nghiên cứu đưa ra kết luận:
“Sử dụng toàn bộ cơ sở ngành công nghiệp đá vôi Indiana như hiện tại [33 mỏ], và lấy con số sản xuất gấp ba mức trung bình hiện nay, cần phải có 27 năm để khai thác đá, chế tạo và chuyên chở đủ số cần thiết.”
Booker chỉ ra số thời gian cuộc nghiên cứu cho là đủ để các toa tàu chở hàng được sử dụng liên tục, không bị trễ hay có thời gian chết của máy móc trong suốt quãng 27 năm đó và cũng không tính tới khả năng tăng giá chi phí trong thời gian để hoàn thành công việc.
Những giá trị được các nhà Ai Cập học chấp nhận xác nhận kết quả sau:
2.400.000 khối đá được sử dụng ÷ 20 năm ÷ 365 ngày mỗi năm ÷ 10 giờ làm việc mỗi ngày ÷ 60 một giờ = 0,55 được hoàn thành trên mỗi phút
Vì thế dù có bao nhiêu công nhân được sử dụng hay bất kỳ hình thức nào, thì 1,1 khối phải được xếp vào đúng chỗ mỗi 2 phút, mười giờ một ngày, 365 ngày một năm trong 24 năm để hoàn thành Đại kim tự tháp trong khuôn khổ thời gian đó. Để sử dụng phương trình tương tự, nhưng thay thời gian thành 100 năm chứ không phải 20, thì cứ mười phút phải hoàn thành 1,1 khối đá.
Tuy nhiên, phương trình không bao gồm khoảng thời gian và nhân công cần thiết cho việc thiết kế, lập kế hoạch, khảo sát và chuẩn bị mặt bằng diện tích 13 mẫu Anh của Đại kim tự tháp. Nó cũng không bao gồm thời gian xây dựng hai kim tự tháp chính khác trên cùng công trường, con Nhân Sư (Sphinx), các đền, các hệ thống đường đắp cao, nhiều dặm vuông mặt bằng được lát đá, chuẩn bị mặt bằng toàn bộ thung lũng Giza, 35 bến thuyền được đục vào trong đá nền cứng, hay nhiều thứ đòi hỏi nhiều nhân công khác.
Toàn bộ thung lũng Giza đã được xây dựng trong thời cai trị của nhiều pharaoh trong chưa tới một trăm năm. Bắt đầu với vua Djoser cầm quyền từ 2687-2667 TCN, ba kim tự tháp lớn khác cũng đã được xây dựng - Kim tự tháp bậc Saqqara (được cho là kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập), Kim tự tháp Bent và Kim tự tháp đỏ của vua Sneferu.
Cũng trong giai đoạn này (từ 2686 đến 2498 TCN) đập Wadi Al-Garawi sử dụng theo ước tính tới 100.000 mét khối đá và gạch cũng đã được xây dựng. Bắt đầu từ Saqqara, nhà Ai Cập học Barbara Mertz đã ước tính gần 700 kim tự tháp đã được xây dựng ở Ai Cập trong khoảng thời gian gần 500 năm.
► Các lý thuyết về phương pháp xây dựng
Sơ đồ bố trí của kim tự tháp
Herodotus đã cho rằng các khối đá sử dụng xây dựng Đại kim tự tháp được đặt vào vị trí bằng cách đưa chúng lên dần từng giàn giáo gỗ ngắn liên tiếp. Một khả năng khác được học giả cổ đại Diodorus Siculus đề xuất là các khối đá lớn được kéo lê dọc một hệ thống các đường dốc để tới độ cao cần thiết.
Gần đây hơn, Mark Lehner cho rằng một đường dốc hình xoắn ốc, bắt đầu từ mỏ đá dẫn tới phía đông nam và tiếp tục chạy quanh bên ngoài kim tự tháp, có lẽ đã được áp dụng. Các khối đá có thể đã được đặt trên các xe trượt chạy trên đường được bôi trơn bằng nước hoặc sữa. Một số người tin rằng các khối đá được di chuyển nhờ con lăn, súc gỗ tròn đặt liên tục bên dưới các khối đá
Nếu một đường dốc được sử đụng để đưa các khối đá cao nhất vào vị trí thì nó phải ngày càng thu hẹp lại bởi vì đỉnh kim tự tháp nhỏ dần lên phía trên. Tuy nhiên, việc xây dựng con đường dốc đó cũng đòi hỏi rất nhiều nhân lực, quá nửa số nhân công cần thiết để xây dựng chính kim tự tháp.
Việc khai quật vùng phía nam Đại kim tự tháp đã cho thấy bằng chứng sót lại của một con đường dốc gồm hai bức tường được xây bằng gạch vụn được trộn với Tafla hai bên. Ở giữa được nhồi cát và thạch cao tạo nên thân đường. Chúng đã được phát hiện trong khi tái bố trí các hệ thống âm thanh và ánh sáng tại Giza.
Theo kích cỡ lý thuyết về con đường dốc tầm cỡ lớn đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng Đại kim tự tháp, chúng ta sẽ không hiểu con đường dốc cỡ nhỏ mới được khám phá đó được dùng vào việc gì.
Cũng có ý kiến cho rằng người Ai Cập có thể đã di chuyển các khối đá bằng sức gió, nhờ vào các cánh diều và các ròng rọc chứ không phải nhờ số lượng nô lệ đông đảo. Ngày 23 tháng 6 năm 2001, giáo sư hàng không Caltech Mory Gharib và một nhóm nhỏ sinh viên chưa tốt nghiệp đã nâng một cột tháp 6900 lb (3,1 tấn), cao 3 mét vào vị trí thẳng đứng nhờ sức gió 22 dặm/giờ (35 km/giờ) tại sa mạc California trong vòng 25.
Họ sử dụng một cánh diều, hệ thống ròng rọc, và các khung đỡ để chứng minh rằng sức gió có thể được khai thác để tạo ra các lực nâng lớn. Maureen Clemmons lần đầu tiên nghĩ tới ý tường này khi xem một hình ảnh vài người đàn ông đang dựng một cột tháp trong tạp chí Smithsonian. Clemmons cũng tìm ra một mảnh vải len (frieze) thể hiện một mô hình cánh không thể xác định bên trên vài người đàn ông và có thể là một số dây chão.
Nhà khoa học vật liệu Joseph Davidovits đã thừa nhận rằng các khối đá kim tự tháp không phải là đá đục, mà đa số là một hình thức bê tông đá vôi: tức là chúng đã được 'đổ khuôn' như với xi măng hiện đại.
Theo lý thuyết này đá vôi mềm chứa nhiều kaolinit được khai thác ở con suối cạn phía nam cao nguyên Giza. Chúng được ngâm trong những bể lớn gần sông Nil cho tới khi rữa trở thành sền sệt như hồ. Vôi (được tìm thấy trong tro bếp) và natri (cũng được người Ai Cập sử dụng trong ướp xác) được trộn vào. Sau đó các bể này được để bốc hơi tự do, còn lại một hỗn hợp như đất sét ướt. Thứ "bê tông" ướt này sẽ được mang tới công trình và được đóng vào trong các khuôn gỗ có thể tái sử dụng trong vài ngày để trải qua một quá trình phản ứng hóa học tương tự như sự 'đông cứng' của xi măng.
Ông cho rằng, các khối đá mới sẽ được đổ khuôn ngay tại chỗ, bên trên khối cũ. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm sử dụng hỗn hợp tương tự do viện địa cao phân tử (geopolymer) ở bắc Pháp tiến hành thấy rằng một đội mười người, sử dụng các